Panalganeffer la thuoc gi

Thuốc panalganeffer là thuốc gì, thuốc panalganeffer có tác dụng gì, giá thuốc panalganeffer…. Hãy cùng Ds.Hoàng Thị Mai đi tìm hiểu các thông tin về thuốc panalganeffer qua bài viết sau đây:

Mục lục

1. Thuốc panalganeffer 500mg là thuốc gì? Thuốc panalganeffer 500mg có tác dụng gì?

Thuốc panalganeffer thuộc nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt, Nhóm chống viêm không Steroid, thuốc điều trị Gút và các bệnh xương khớp

Tác dụng của thuốc panalganeffer:

Giảm đau, hạ sốt, cảm cúm, đau cơ, đau răng, cảm sốt

2. Thuốc Panalganeffer 500mg có giá bao nhiêu?

Thuốc Panalganeffer có giá: 30.000đ/hộp 2 vỉ x 4 viên.

3. Thành phần của thuốc panalganeffer 500mg:

  • Paracetamol 500mg

Tá dược vừa đủ 1 viên

Dạng bào chế thuốc panalganeffer: Viên nén sủi bọt

Quy cách đóng gói thuốc panalganeffer:  Hộp 2 vỉ, 4 vỉ x 4 viên. Hộp 2 tuýp x 10 viên

4. Đối tượng sử dụng thuốc panalganeffer 500mg:

  • Điều trị các triệu chứng đau trong các trường hợp: đau đầu, đau nửa đầu, đau răng, đau nhức do cảm cúm, đau họng, đau nhức cơ xương, đau do viêm khớp, đau sau khi tiêm ngừa hay nhổ răng.
  • Hạ sốt ở bệnh nhân bị cảm hay những bệnh có liên quan đến sốt.
Panalganeffer la thuoc gi
Thuốc panalganeffer 500mg là thuốc gì

5. Cách dùng và liều dùng thuốc panalganeffer 500mg:

Cách dùng: hòa 1 viên thuốc vào 200ml nước đến khi sủi hết bọt.

Liều dùng đối với người lớn và trẻ em lớn hơn 12 tuổi: 1 viên/ lần uống. Nếu dùng lại thì cần dùng cách nhau 4-6h. Tuy nhiên có thể dùng 2 viên/ lần uống nhưng tuyệt đối không quá 6 viên/ ngày.

Liều dùng đối với trẻ em: 1 viên/ lần uống

Căn chỉnh liều ở bệnh nhân suy thận

6. Đối tượng không nên dùng thuốc panalganeffer 500mg:

Không được sử dụng thuốc cho bất kì bệnh nhân nào quá mẫn với bất kì thành phần nào của thuốc kể cả tá dược.

Không sử dụng cho bệnh nhân bị suy gan nặng, người bị bệnh thận nặng.

Người bệnh thiếu hụt glucose-6-phosphat dehydrogenase (G6PD).

7. Thận trọng khi sử dụng thuốc panalganeffer 500mg:

Phụ nữ mang thai và cho con bú cần thận trọng khi sử dụng, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

8. Tác dụng phụ của thuốc panalganeffer 500mg:

Các tác dụng phụ khi sử dụng thuốc panalganeffer có thể xảy ra như: Ban đỏ, mày đay, nếu thấy hiện tượng sốt và xuất hiện các bọng nước cần nghĩ ngay đến hội chứng Stevens-Johnson và dừng sử dụng thuốc.

Ngủ gà, an thần, khô miệng, rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, nôn, loạn tạo máu (giảm bạch cầu trung tính, giảm toàn thể huyết cầu, giảm bạch cầu), thiếu máu, chóng mặt.

9. Tương tác thuốc panalganeffer 500mg :

  • Rượu và thuốc ức chế hệ thần kinh trung ương.
  • Thuốc chống co giật (phenytoin, barbiturat, carbamazepin) và isoniazid làm tăng độc tính gan.
Panalganeffer la thuoc gi
Thuốc panalganeffer

10. Dược lực học:

Paracetamol (acetaminophen hay N – acetyl – p – aminophenol) là chất chuyển hóa có hoạt tính của phenacetin, là thuốc giảm đau – hạ sốt. Paracetamol làm giảm thân nhiệt ở người bệnh sốt, nhưng hiếm khi làm giảm thân nhiệt ở người bình thường. Thuốc tác động lên vùng dưới đồi gây hạ nhiệt, tỏa nhiệt tăng do giãn mạch và tăng lưu lượng máu ngoại biên.

Paracetamol, với liều điều trị, ít tác động đến hệ tim mạch và hô hấp, không làm thay đổi cân bằng acid – base, không gây kích ứng, xước hoặc chảy máu dạ dày như khi dùng salicylat, vì paracetamol không tác dụng trên cyclooxygenase toàn thân, chỉ tác động đến cyclooxygenase/prostaglandin của hệ thần kinh trung ương.

Paracetamol không có tác dụng trên sự kết tập tiểu cầu hoặc thời gian chảy máu.

Với liều điều trị, paracetamol chuyển hóa chủ yếu qua phản ứng liên hợp sulfat và glucuronid. Một lượng nhỏ thường chuyển thành một chất chuyển hóa độc, N-acetyl-p-benzoquinonimin (NAPQI).  NAPQI được khử độc bằng glutathion và đào thải vào nước tiểu và/hoặc mật. Khi chất chuyển hóa không được liên hợp với glutathion sẽ gây độc cho các tế bào gan và gây hoại tử tế bào.

Paracetamol thường an toàn khi dùng với liều điều trị, vì lượng NAPQI được tạo thành tương đối ít và glutathion tạo thành trong tế bào gan đủ liên hợp với NAPQI. Tuy nhiên, khi quá liều hoặc đôi khi với liều thường dùng ở một số người nhạy cảm (như suy dinh dưỡng, hoặc tương tác thuốc, nghiện rượu, cơ địa di truyền), nồng độ NAPQI có thể tích lũy gây độc cho gan.

11. Dược động học:

Paracetamol hấp thu nhanh và hoàn toàn qua đường tiêu hoá. Phân bố đồng đều trong phần lớn các mô của cơ thể, khoảng 25% paracetamol trong máu kết hợp với protein huyết tương.

Paracetamol được chuyển hóa chủ yếu ở gan và bài tiết qua nước tiểu sau khi liên hợp trong gan với acid glucuronic. Thời gian bán thải thay đổi từ 1 – 3 giờ. Sau liều điều trị, có thể tìm thấy 90 – 100% thuốc trong nước tiểu trong ngày thứ nhất, chủ yếu sau khi liên hợp trong gan với acid glucuronic (khoảng 60%), acid sulfuric (khoảng 35%), hoặc cystein (khoảng 3%); cũng phát hiện 1 lượng nhỏ những chất chuyển hóa hydroxyl – hoá và khử acetyl.

Paracetamol bị N-hydroxyl hóa bởi cytochrom P450 để tạo nên N-acetyl-benzoquinonimin,

một chất trung gian có tính phản ứng cao. Chất chuyển hóa này bình thường phản ứng với các nhóm sulfhydryl trong glutathion và bị khử hoạt tính. Nếu uống liều cao paracetamol, chất chuyển hóa này tạo thành một lượng đủ để làm cạn kiệt glutathion của gan.

Tóm tắt thông tin thuốc panalganeffer 500mg:

Tên thuốc: PANALGANEFFER
Hoạt chất – hàm lượng: Paracetamol 500mg
Dạng bào chế: viên nén sủi bọt
Quy cách đóng gói: Hộp 2 vỉ, 4 vỉ x 4 viên. Hộp 2 tuýp x 10 viên
Hạn sử dụng: 36 tháng kể từ ngày sản xuất.
Bảo quản: Nơi khô mát, không quá 30˚C, tránh ánh sáng.
Tiêu chuẩn: TCCS
Số đăng ký:  VD-31630-19
Nhà sản xuất:  Công ty cổ phần dược phẩm Cửu Long
Địa chỉ NSX: Số 150 đường 14 tháng 9, phường 5, TP. Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long – Việt Nam
Nhà đăng ký: Công ty cổ phần dược phẩm Cửu Long
Địa chỉ: Số 150 đường 14 tháng 9, phường 5, TP. Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long – Việt Nam

Thuốc kháng sinh không đưa ra các lời khuyên, chuẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

Dược Sĩ. Hoàng Thị Mai

https://thuockhangsinh.net/duoc-si-hoang-thi-mai/

Dược sĩ – Hoàng Mai có kinh nghiệm, kiến thức về các loại thuốc kháng sinh: thuốc hạ sốt, thuốc chống viêm… đang có trên thị trường. Tốt nghiệp: Trường đai học dược Hà Nội Email: [email protected] Website: https://thuockhangsinh.net/