Ph4 là gì

  • Độ pH là gì? 
  • Công thức tính pH
  • Độ pH có ý nghĩa gì?
    • 1. Trong cơ thể
    • 2. Trong phòng thí nghiệm
    • 3. Trong nông nghiệp
    • 4. Trong đời sống sinh hoạt
  • Cách xác định độ pH
  • Độ pH của một số dung dịch phổ biến
    • 1. Độ pH của nước
    • 2. Độ pH của đất
    • 3. Độ pH của axit
    • 4. Độ pH của sữa rửa mặt
    • 5. Độ pH của nước tiểu
    • 6. Độ pH của bazơ
    • 7. Độ pH của máu
  • Các dấu hiệu của nồng độ pH thấp trong nước bể bơi? Cách điều chỉnh
    • 1. Dấu hiệu khi nồng độ pH thấp trong nước
    • 2. Cách điều chỉnh khi nồng độ pH thấp

Độ pH là gì? 

Độ pH là chỉ số để xác định tính bazo và axit của nước hay dung dịch nào đó. pH là chỉ số đo hoạt động của các ion hiđrô [H+] trong dung dịch. Nếu lượng ion H+ trong dung dịch nhiều, hoạt động mạnh thì dung dịch đó mang tính axit, ngược lại nếu lượng ion H+ thấp thì dung dịch đó có tính bazơ. Trường hợp lượng hydro [H+] cân bằng với lượng hidroxit [OH–] thì dung dịch đó trung tính.

Khái niệm độ này được S.P.L. Sørensen và Linderström-Lang đưa ra vào năm 1909 và pH là viết tắt của hai từ “pondus hydrogenii” [có nghĩa là “độ hoạt động của hiđrô trong tiếng Latinh]. Tuy nhiên, các nguồn thông tin khác thì cho rằng tên gọi này xuất phát từ thuật ngữ tiếng Pháp “pouvoir hydrogène.”

Trong tiếng Anh, pH có thể là viết tắt của từ:

  • Hydrogen Power
  • Power of Hydrogen,
  • Potential of Hydrogen

Tất cả các thuật ngữ này đều đúng về mặt kỹ thuật. [Theo Wikipedia]

Công thức tính pH

Mặc dù pH không có đơn vị đo, nhưng nó không phải là thang đo ngẫu nhiên. Số đo sinh ra từ định nghĩa dựa trên độ hoạt động của các ion hiđrô [H+] trong dung dịch.

Công thức tính:

pH = -log [H+]

Hoặc công thức mở rộng:

pH + pOH = 14

Trong đó:

  • H+ biểu thị hoạt độ của các ion H+ [ion hidronium] được đo theo đơn vị là mol/l. Trong các dung dịch loãng như nước sông, hồ, nước máy, nước bể bơi thì chỉ số sẽ có giá trị sấp xỉ bằng nồng độ của ion H+
  • OH- là biểu thị hoạt độ của ion OH- [ion hydroxit] được đo theo đơn vị là mol/l.
  • -Log là logarit cơ số 10, và pH vì thế được định nghĩa là thang đo lôgarít của tính axít

Ví dụ: dung dịch có pH=8,2 sẽ có độ hoạt động [H+] [nồng độ] là 10−8.2 mol/L, hay khoảng 6,31 × 10−9 mol/L; một dung dịch có hoạt độ của [H+] là 4,5 × 10−4 mol/L sẽ có giá trị pH là −log10[4,5 × 10−4], hay pH~3,35.

>>> Tham khảo chi tiết hơn tại: //thietbibeboi.union.com.vn/blog/cong-thuc-tinh-ph/.

Độ pH có ý nghĩa gì?

Về cơ bản, pH là số đo hoạt động của các ion Hydro, chỉ số này dùng để xác định tính Bazo [Kiềm] hay tính Axit của nước hoặc dung dịch bất kỳ. Trong quy ước thì chi số pH của nước tinh khiết chuẩn nhất có giá trị = 7. Trong các dung dịch khác:

  • pH=7 là môi trường trung tính
  • pH>7 là môi trường kiềm [bazơ]
  • pH 8.5 mà trong nước có tồn tại hợp chất hữu cơ khi tiến hành khử trùng bằng Clo sẽ tạo thành hợp chất Trihalomethane gây ung thư.

    Cách xác định độ pH

    Hiện nay, có rất nhiều phương pháp xác định chỉ số pH rất đơn giản, dễ thực hiện. Mời bạn đọc tham khảo.

    Cách xác định Kết quả Ưu điểm Nhược điểm
    Quỳ tím
    • Dung dịch tính axit: quỳ tím chuyển màu đỏ
    • Dung dịch tính kiềm: quỳ tím chuyển màu xanh
    • Có thể so sánh khoảng giá trị pH có trong bảng màu đi kèm
    • Đơn giản
    • Giá đặc biệt rẻ
    • Kết quả nhanh
    • Kết quả chỉ mang tính chất tương đối.
    • Có sai số
    Máy đo pH
    • Máy có thang đo dạng vạch kim hoặc hiển thị điện tử
    • Màn hình dừng kim tại kết quả hoặc hiện số điện tử tại giá trị pH của dung dịch
    • Dùng cho nhiều dung dịch khác nhau.
    • Kết quả chính xác, nhanh chóng
    • Thao tác đơn giản, kết quả hiển thị trên màn hình.
    • Có thể đo được nhiều chỉ số khác như TDS, Clo…
    • Giá cao
    • Đôi lúc không dùng hết chức năng của máy
    Bút đo pH
    • Màn hình hiện số điện tử chính xác giá trị pH
    • Nhỏ gọn, dễ dàng sử dụng, bảo quản, vận hành.
    • Giá cả vừa túi tiền
    • Dễ mua phải hàng kém chất lượng
    Chất chỉ thị:
    • Methyl Red
    • Bromthymol Blue
    • Phenolphthalein
    • Methyl Red: pH ≤ 4 chuyển thành màu đỏ, pH ≥ 7 chuyển màu vàng. Giữa khoảng pH 4 và 7, dung dịch chuyển các màu từ đỏ, đỏ cam, cam, vàng.
    • Bromthymol Blue: pH ≤ 6 chuyển màu vàng, pH ≥ 8 có màu xanh dương, giữa pH 6 – 8 dung dịch sẽ chuyển các màu vàng, vàng xanh, xanh lá cây, xanh dương.
    • Phenolphthalein: pH < 8 sẽ không màu, đổi màu đỏ khi pH trên 10.
    • Kiểm tra nhanh
    • Đơn giản
    • Chỉ đo được khoảng pH từ 3 – 11
    • Kết quả mang tính chất tương đối
    • Sai số do nồng độ, nhiệt độ, hoặc do các chất hữu cơ…

    Độ pH của một số dung dịch phổ biến

    Với mỗi chất đều có một mật độ pH nhất định, dưới đây Union liệt kê một số độ pH của một số dung dịch phổ biến hiện nay:

    1. Độ pH của nước

    Nước bao gồm nước ngọt, nước mặn, nước lợ, nước phèn,.. Ứng với mỗi thành phần nước thì đều có chỉ số pH riêng. Ví dụ:

    • Độ pH của nước tinh khiết: 7
    • Nước sinh hoạt 6 – 8,5
    • Nước ăn uống 6,5 – 8,5…

    2. Độ pH của đất

    Việt Nam là đất nước có nhiều địa hình khác nhau khi đó đất đai mỗi nơi đều khác, đây là một số thông tin quan trọng:

    • Đất kiềm có pH = 7, phổ biến ở miền Tây Nam Bộ, ít dinh dưỡng, không phù hợp trồng trọt cây nông nghiệp.
    • Đất trung tính có pH = 7, thích hợp cho cây trồng nhiệt đới.
    • Đất chua có pH < 7, tuy nhiên cây trồng thích hợp với pH từ 4 – 7. Nếu pH < 4 thì là đất phèn.

    3. Độ pH của axit

    Axit có pH từ 0< pH>> Tham khảo hóa chất tại: //thietbibeboi.union.com.vn/thiet-bi-be-boi/hoa-chat-be-boi/hoa-chat-ph-cong/

    b. Phương pháp thủ công

    Với các công trình nước ao, hồ hoặc các hồ bơi ngoài trời khi mưa nhiều khiến pH trong nước giảm xuống dưới 6.5. Vì vậy người ta nên rắc vôi bột để điều chỉnh pH. Còn muốn điều chỉnh nước uống có pH thấp thì dùng máy lọc nước chứa lõi lọc tạo kiềm, khả năng tạo nước điện giải và có độ thử oxy hóa cao, loại bỏ độc tố trong nước.

    Trên đây là toàn bộ thông tin về độ pH mà các chuyên gia của Union biên soạn. Hy vọng qua bài viết này, bạn đọc có thể nắm được tầm quan trọng của pH trong đời sống, từ đó mà có phương án kiểm tra và điều chỉnh cho phù hợp, đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chủ Đề