Phân tích kết quả sinh hóa thường quy đạm máu năm 2024

Xét nghiệm sinh hóa máu là một xét nghiệm y học phổ biến, xét nghiệm để đo lường nồng độ hay hoạt độ của một số chất hóa học nhất định trong bệnh phẩm là máu, qua đó giúp đánh giá chức năng của một số bộ phận, cơ quan trong cơ thể như gan, thận,…đặc trưng cho chỉ số sinh hóa đó, do đó nó có ý nghĩa quan trọng trong phát hiện sớm bệnh lý, hỗ trợ cho việc chẩn đoán và theo dõi điều trị.

  1. Vai trò xét nghiệm Sinh hóa máu

Xét nghiệm sinh hóa máu là một xét nghiệm y học phổ biến, xét nghiệm để đo lường nồng độ hay hoạt độ của một số chất hóa học nhất định trong bệnh phẩm là máu, qua đó giúp đánh giá chức năng của một số bộ phận, cơ quan trong cơ thể như gan, thận,…đặc trưng cho chỉ số sinh hóa đó, do đó nó có ý nghĩa quan trọng trong phát hiện sớm bệnh lý, hỗ trợ cho việc chẩn đoán và theo dõi điều trị.

Có nhiều loại xét nghiệm sinh hóa máu khác nhau được thực hiện trong thực hành lâm sàng hàng ngày. Tuy nhiên, tùy vào từng trường hợp mà bác sĩ sẽ chỉ định phù hợp, tránh tình trạng dư thừa không cần thiết. Trong đó các xét nghiệm sinh hóa máu quan trọng và thông dụng thường được chỉ định là xét nghiệm đánh giá chức năng gan, chức năng thận, mỡ máu, tiểu đường, gút. Đôi khi trong những điều kiện cụ thể, bác sĩ sẽ cần đo định lượng độ các hormone, vitamin, khoáng chất, điện giải, phản ứng viêm, chất chỉ điểm ung thư,…

Các chỉ số xét nghiệm sinh hóa máu cơ bản bao gồm:

  • Nhóm đánh giá chức năng gan: AST, ALT, GGT, ALP ngoài ra còn Albumin, Bilirubin, NH3, LDH
  • Đánh giá chức năng thận: Urê, creatinin, eGFR
  • Tiểu đường: Glucose, HbA1c
  • Mỡ máu: Cholesterol, triglyceride, HDL-C, LDL-C
  • Bệnh Gút: Acid Uric
  • Các chất điện giải: Na+, K+,Cl-, bicacbonat
  • Tình trạng dinh dưỡng: Protein, albumin
  • Khác (như viêm, khoáng chất, tụy, Tim mạch…): CRP, ASO, RF, Calci, Magie, Sắt, Kẽm, Lipase, Amylase, CK, CK-MB, LDH…
  • Hormone, sàng lọc ung thư như: FT3, FT4, TSH, CA153, CA125, CEA, AFP, PIVKA II, TG, ViTD….
  • Khi nào cần xét nghiệm sinh hóa máu?

Bác sĩ sẽ tư vấn chi tiết với người bệnh về thời điểm thích hợp cần làm xét nghiệm sinh hóa máu sau khi thảo luận về tiền sử, bệnh sử cá nhân và gia đình. Tuy nhiên, nhìn chung, xét nghiệm sinh hóa máu thường được tiến hành trong những trường hợp chủ yếu sau đây:

  • Khám sức khỏe định kỳ.
  • Cơ thể xuất hiện các dấu hiệu bất thường liên quan đến bệnh lý gan, thận, tim mạch…như: mệt mỏi, đi tiểu thường xuyên hoặc quá ít, buồn nôn, nôn mửa…
  • Xuất hiện các triệu chứng bất thường nhưng không liên quan đến cơ chế gây bệnh, chẳng hạn như dấu hiệu mệt mỏi do mất máu mãn tính từ vết loét dạ dày tá tràng…
  • Chẩn đoán, theo dõi điều trị bệnh lý
  • Kết quả xét nghiệm sinh hóa máu có ý nghĩa gì?

Kết quả xét nghiệm sinh hóa máu thường được trình bày dưới dạng chữ số với đơn vị đo nồng độ tương ứng. Ngoài kết quả của bệnh nhân, giá trị tham chiếu của quần thể bình thường cũng được hiển thị để hỗ trợ đưa ra kết luận là bình thường hay bất thường. Tuy nhiên, việc kết luận kết quả còn phụ thuộc vào một số yếu tố, bao gồm giới tính, tuổi tác và tiền sử bệnh trước đó cũng như tình trạng bệnh hiện tại. Từ đó, bác sĩ sẽ có cách theo dõi tiến triển của bệnh, đánh giá phương pháp điều trị phù hợp. Trong trường hợp bác sĩ nhận được kết quả bất thường, cần phải kiểm tra lại. Nếu kết quả nhận được bất thường, bệnh nhân cần được chuyển đến đúng chuyên khoa, tìm các bệnh nghi ngờ và điều trị sớm nếu có. Ngược lại, nếu kết quả bình thường, các thông số này cũng nên được lưu trữ làm giá trị tham chiếu cho những lần khám sau.

  1. Xét nghiệm sinh hóa máu được thực hiện như thế nào?

Người bệnh có thể cần nhịn ăn hoặc nhịn ăn (tùy từng loại xét nghiệm) trong vòng 8 -12 giờ trước khi làm xét nghiệm sinh hóa máu. Một số loại thuốc cũng có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm sinh hóa máu vì vậy có thể được yêu cầu ngừng dùng một số loại thuốc trước khi làm xét nghiệm sinh hóa máu.

Máu thường được lấy từ tĩnh mạch ở cánh tay. Đầu tiên điều dưỡng lấy máu sẽ làm sạch và khử trùng vùng da lấy máu, tiếp theo dùng dây garô quấn quanh cánh tay trên giúp các tĩnh mạch dễ nhìn thấy hơn. Sau đó điều dưỡng dùng kim tiêm lấy máu từ 2-6ml máu tùy số lượng xét nghiệm và bơm máu vào ống có chất chống đông phù hợp và lắc trộn đều 5-7 lần và sẽ được dán nhãn các thông tin nhận dạng như tên, tuổi, barcode…

Ống máu sau đó sẽ được gửi đến phòng thí nghiệm và sẽ được tiến hành phân tích tại đây bằng máy móc kỹ thuật cao với thuốc thử chuyên dụng bởi bác sĩ, kỹ thuật viên có chuyên môn. Sau khi phân tích xong, ống máu sẽ được lưu ở nhiệt độ 2-80C trong 5-7 ngày, hết thời gian lưu phòng xét nghiệm sẽ tiến hành hủy mẫu theo tiêu chuẩn hủy rác thải y tế của Bộ y tế.

  1. Kết luận

Xét nghiệm sinh hóa máu là xét nghiệm để đo lường nồng độ hay hoạt độ của một số chất hóa học trong bệnh phẩm là máu, giúp đánh giá chức năng của cơ quan trong cơ thể, hỗ trợ cho việc chẩn đoán và theo dõi bệnh lý.

Có rất nhiều chỉ số sinh hóa máu khác nhau như AST (SGOT), ALT (SGPT), GGT, ALP, Creatinin, Ure, Bilirubin, Albumin, Glucose, Chất béo, Acid uric, điện giải, … và mỗi loại có một ý nghĩa khác nhau nên thường bác sỹ sẽ căn cứ vào từng bệnh cảnh để chỉ định xét nghiệm phù hợp, tránh dư thừa không cần thiết.