Phim Chuyện chức phán sự đền Tản Viên

Công ty Cổ phần Viễn Thông FPT - Người đại diện: Ông Hoàng Việt Anh

Trụ sở: Tầng 8, tòa nhà FPT Tower, số 10 Phạm Văn Bạch, Cầu Giấy, Hà Nội

Điện thoại: 19006600. Email:

Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0101778163 do Sở Kế Hoạch Đầu Tư Thành Phố Hà Nội cấp vào ngày 28/07/2005

Giấy phép Cung cấp Dịch vụ Phát thanh, Truyền hình trên mạng Internet số 568/GP-BTTTT cấp ngày 7/12/2020.

CHUYỆN CHỨC PHÁN SỰ ĐỀN TẢN VIÊN

(tríchTruyền kì mạn lục)

Nguyễn Dữ



I. KIẾN THỨC CẦN NHỚ:

1.Nguyễn Dữsống vào khoảng thế kỉ XVI, người xã Đỗ Tùng, Trường Tân nay là huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương. Cha ông là tiến sĩ đời Lê Thánh Tông, bản thân cũng đã từng đi thi và làm quan nhưng không bao lâu ông từ quan về ở ẩn. Trước tác của ông có tác phẩm nỗi tiếngTruyền kì mạn lục, một tác phẩm thể hiện quan niệm sống và tấm lòng của ông trước cuộc đời.


2.Truyền kì là một thể loại văn xuôi thời trung đại phản ánh hiện thực qua các yếu tố kì lạ, hoang đường. Trong truyện Truyền kì, thế giới con người với thế giới cõi âm với những thần linh, ma quỷ có sự tương giao làm nên sự hấp dẫn đặc biệt cho thể loại. Tuy nhiên, đằng sau những chi tiết phi

hiện thực là những vấn đề cốt lõi của đời sống xã hội cũng như những quan niệm và thái độ của tác giả đối với nhân sinh.


3.Truyền kìmạn lụcviết bằng chữ Hán, gồm 20 truyện, ra đời vào thế kỉ XVI. Các truyện hầu hết gắn với thời Lí, Trần, Hồ, Lê sơ và đều mang yếu tố hoang đường. Nhưng đằng sau những yếu tố hoang đường đó chính là hiện thực xã hội phong kiến đương thời với đầy rẫy những xấu xa mà tác giả muốn vạch trần, phê phán. Qua mỗi tác phẩm, người đọc thấy được số phận bi thảm của những con người nhỏ bé trong xã hội, những bi kịch tình yêu mà thiệt thòi thường rơi vào người phụ nữ. Tập truyện của Nguyễn Dữ thể hiện tinh thần dân tộc, bộc lộ niềm tự hào về nhân tài, văn hóa nước Việt, đề cao đạo đức, nhân hậu, thủy chung, đồng thời khẳng định quan điểm sống “lánh đục về trong” của các trí thức ẩn dật đương thời.

Phim Chuyện chức phán sự đền Tản Viên


Truyền kì mạn lụckhông chỉ có giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc mà còn có giá trị nghệ thuật cao. Nó là một tuyệt tác của thể loại truyện truyền kì, từng được khen tặng là “thiên cổ kì bút” (Vũ Khâm Lân).




4.Chuyện chức phán sự đền Tản Viênlà một trong những truyện ngắn hay trong tậpTruyền kì mạn lục. Câu chuyện ngợi ca phẩm chất dũng cảm, kiên cường của nhân vật chính Ngô Tử Văn - đại biểu cho chính nghĩa chống lại các thế lục gian tà. Qua tác phẩm, nhà văn đã cũng cố lòng tin yêu của con người vào chính nghĩa và niềm tự hào về người trí thức ViệtNam


II. ĐỌC–HIỂU VĂN BẢN:


  • Bố cục: 3 phần
  • Tóm tắt:Ngô Tử Văn, một kẻ sĩ nổi tiếng khẳng khái, chính trực vốn không chịu được sự tác yêu quái của hồn một tên tướng bại trận nên đã đốt đền của hắn, trừ hại cho dân. Tên hung thần đe dọa Tử Văn và kiện chàng ở âm phủ. Tử Văn được thổ thần mách bảo về tung tích và tội ác của tên tướng giặc, đồng thời bày cho chàng cách đối phó với hắn. Tử Văn bị bắt giải xuống âm phủ. Đứng trước Diêm Vương, chàng đã không hề run sợ mà dũng cảm vạch trần mọi tội ác của tên hung thần. Có bằng chứng của thổ thần, mọi lời nói của Tử Văn được minh xác là sự thật. Cuối cùng công lý được thực thi: tên tướng giặc và bọn phán sự vô trách nhiệm bị trừng trị, thổ thần được phục chức, Tử Văn được sống lại. Tiếp sau đó nhờ thổ thần tiến cử Tử Văn được nhận chức phán sự đền Tản Viên chuyên trông coi việc xử án.


Phim Chuyện chức phán sự đền Tản Viên



1. Những sự kiện nào xảy ra gắn với nhân vật Tử Văn?

+Tử Văn đốt đền.

+Hồn ma Bách hộ họ Thôi giả làm cư­ sĩ đến đòi Tử Văn dựng trả ngôi đền và doạ sẽ

kiện đến Diêm Vương.

+Thổ công nói cho Tử Văn biết sự thật về viên Bách hộ họ Thôi và dặn chàng nói sự

thực tr­ước Diêm Vương.

+Tử Văn đấu tranh giành sự công bằng.

+Tử Văn được làm phán sự đền Tản Viên.


=> Các sự việc xảy ra đều chủ yếu nhằm thể hiện tính cách nhân vật Ngô Tử Văn, đối lập với tính cách viên Bách hộ họ Thôi.


2. Phân tích tính cách nhân vật Ngô Tử Văn


  • Tử Văn là người cương trực, mạnh mẽ, không khoan như­ợng với gian tà.
  • Trước hết, tính cách ấy được thể hiện qua hành động đốt đền. Tuy nhiên, ở hành động đốt đền, cần thấy rằng Tử Văn là kẻ sĩ, không thể không biết đến quan niệm của người x­a là tôn trọng thánh thần, xem việc đốt phá đền chùa, miếu mạo là động chạm đến thánh thần. Tử Văn đốt đền xuất phát từ sự bất bình tr­ước việc đền thờ tiếng là linh thiêng mà không giúp dân diệt được gian tà. Người xư­a cũng quan niệm chỉ thờ những thần có công lao giúp dân, giúp n­ước. Hơn nữa, tr­ước khi đốt đền, Tử Văn tắm gội sạch sẽ và khấn trời. Điều đó cho thấy Tử Văn ý thức rất rõ về hành động của mình và mong muốn lòng thành của mình được chứng giám.
  • Tính cương trực, can đảm của Tử Văn được thể hiện nổi bật ở những sự việc đối với viên Bách hộ họ Thôi, với Diêm Vương,…
  • Là người lễ độ: khi đã trở thành phán sự đền Tản Viên, gặp người quen vẫn “chắp tay thi lễ.


3. Nhận xét về tính cách nhân vật Bách hộ họ Thôi


Tính cách xảo trá, gian ác của nhân vật này thể hiện rõ ở những diễn biến tâm lí và hành động của y. Thoạt đầu, tr­ước Tử Văn, hắn tự xưng là cư sĩ, dùng nguyên lí của đạo Nho để buộc tội Tử Văn, lấy oai linh của quỷ thần để hăm doạ. Hắn lừa gạt cả thánh thần, ngoan cố vu tội cho Tử Văn; khi thấy tình thế bất lợi, hắn lập lờ cho qua,… Tr­ước sau, nhân vật này nhất quán: khi sống là kẻ giặc đi cướp n­ước, khi chết là kẻ cướp đền.


4. Bình luận về vai trò của yếu tố kì ảo và nội dung hiện thực của truyện


- Tác giả đã xây dựng được một cốt truyện với những xung đột giàu kịch tính, tính cách nhân vật được chú ý khắc hoạ nhờ nghệ thuật tương phản (giữa Tử Văn và hồn ma viên Bách hộ), yếu tố kì ảo kết hợp tự nhiên với yếu tố hiện thực trong diễn biến linh hoạt của câu chuyện. Những đặc điểm ấy tạo cho truyện sức hấp dẫn.


-Truyện dày đặc yếu tố kì ảo: kể chuyện thần linh (Thổ công, đức Thánh Tản Viên), ma quỷ (Diêm Vương, hồn ma tướng giặc,…); đốt đền xong, Tử Văn phát bệnh; quỷ sứ đến bắt Tử Văn đi; viên Bách hộ họ Thôi bị đày xuống Cửu u; Tử Văn về đến nhà mới biết mình đã chết được hai ngày; Tử Văn sống lại, rồi không bệnh mà mất, thành phán sự đền Tản Viên; Tử Văn c­ưỡi gió biến mất,…


-Truyện vẫn mang nội dung hiện thực:

+ Lai lịch nhân vật: Tử Văn (tên Soạn, người huyện Yên Dũng, đất Lạng Giang), viên Bách hộ họ Thôi (bộ tướng của Mộc Thạnh).

+Câu chuyện xảy ra trong không gian, thời gian cụ thể: Cuối đời nhà Hồ, quân Ngô sang xâm chiếm, vùng Yên Dũng, Lạng Giang thành chiến trường (thời gian giặc Minh sang xâm chiếm n­ước ta: 1407 – 1427).

+Tử Văn đi nhậm chức phán sự đền Tản Viên vào một buổi sáng năm Giáp Ngọ (1414).


- Tác giả sống và viết truyện này vào khoảng nửa đầu thế kỉ XVI. Cho nên, câu chuyện được kể dù có ở thời tr­ước đó thì cũng không có nghĩa là không liên hệ với bối cảnh xã hội đương thời: nhà Lê suy thoái, chính quyền chuyển sang tay nhà Mạc. Mặt khác, bản thân các nội dung khẳng định tính chính nghĩa, cái thiện, ca ngợi người cương trực, ngay thẳng, lên án gian tà,… cũng là những nội dung giàu ý nghĩa hiện thực.


5. Ý nghĩa giáo dục của truyện cũng đã được thể hiện ở đoạn bình cuối truyện


Lời bình đã nói lên lời răn về nhân cách của kẻ sĩ, con người chân chính không nên uốn mình, phải sống cương trực, ngay thẳng. Sự cứng cỏi, lòng can đảm tr­ước những cái xấu, cái ác là thái độ ứng xử tích cực cần được coi trọng.Ý nghĩa về sự ca ngợi, tôn vinh người cương trực, quyết đoán, dám đương đầu với cái ác, cái xấu cũng đã được thể hiện ở phần kết câu chuyện, khi Tử Văn chết lại được sống lại và trở thành đức Thánh ở đền Tản Viên.



III) TỔNG KẾT:


Nghệ thuật: kể chuyện lôi cuốn, nhân vật được xây dựng sắc nét, tình tiết và diễn biến truyện giàu kịch tính => để lại ấn tượng mạnh mẽ trong lòng người đọc.
Nội dung: truyện đề cao tinh thần khảng khái, cương trực, dám đấu tranh chống lại cái ác trừ hại cho dân của Ngô Tử Văn, một người trí thức nước Việt; đồng thời thể hiện niềm tin công lí, chính nghĩa nhất định sẽ chiến thắng gian tà.