Phương diện trong văn học là gì

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠKHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂNBỘ MÔN NGỮ VĂN……………..TRẦN KHẢI ĐĂNGMSSV: 6116176MỘT SỐ PHƯƠNG DIỆN CỦA NGHỆTHUẬT TỰ SỰ TRONG TRUYỆNNGẮN THẠCH LAMLuận văn tốt nghiệp Đại họcNgành Ngữ VănCBHD: Th.S LÊ THỊ NHIÊNCần thơ, 2014Một số phương diện của nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Thạch LamĐỀ CƯƠNG TỔNG QUÁTPHẦN MỞ ĐẦU1. Lý do chọn đề tài2. Lịch sử vấn đề3. Mục đích nghiên cứu4. Phạm vi nghiên cứu5. Phương pháp nghiên cứuPHẦN NỘI DUNGCHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ KHÁI QUÁT1.1. Một số vấn đề lý luận về nghệ thuật tự sự1.1.1. Khái niệm tự sự1.1.2 .Kết cấu tự sự1.1.3. Điểm nhìn trần thuật1.1.4 . Giọng điệu trần thuật1.1.5. Ngôn ngữ trần thuật1.2. Thể loại truyện ngắn1.2.1. Khái niệm truyện ngắn1.2.2. Đặc điểm thể loại truyện ngắn1.3. Đôi nét về tác giả1.3.1. Cuộc đời1.3.2. Sự nghiêp sáng tác1.3.3. Quan niệm sáng tácMột số phương diện của nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Thạch LamCHƯƠNG 2. CẤU TRÚC TRẦN THUẬT TRONG TRUYỆNNGẮN THẠCH LAM2.1. Cốt truyện2.1.1. Tự sự phi cốt truyện2.1.2.Tình huống truyện tâm trạng2.1.3. Chi tiết nghệ thuật trong truyện ngắn Thạch Lam2.2. Kết cấu tác phẩm2.2.1. Kiểu kết cấu đơn giản2.2.2. Kiểu kết cấu tâm lýCHƯƠNG 3. ĐIỂM NHÌN, GIỌNG ĐIỆU TRẦN THUẬTTRONG TRUYỆN NGẮN THẠCH LAM3.1. Điểm nhìn trần thuật3.1.1. Điểm nhìn khách quan3.1.2. Điểm nhìn chủ quan3.2. Giọng điệu trần thuật3.2.1. Giọng điệu trầm lắng3.2.2. Giọng điệu đồng cảm, xót xaPHẦN KẾT LUẬNTài liệu tham khảoMục lụcPhụ lụcMột số phương diện của nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Thạch LamPHẦN MỞ ĐẦU1. Lý do chọn đề tàiTự sự học là ngành nghiên cứu còn non trẻ, được định hình từ những năm1960 – 1970 ở Pháp và đã nhanh chóng trở thành một lĩnh vực học thuật tại ViệtNam. Khi bàn về tự sự học, người nghiên cứu cần quan tâm nhiều hơn đến nghệthuật tự sự. Việc đi sâu vào tìm hiểu nghệ thuật sẽ có cái nhìn khách quan về giá trịtác phẩm và sự đóng góp của nhà văn đối với sự phát triển của văn học.Dồn nén lịch sử đau thương trong 15 năm, giai đoạn 1930 – 1945 chứng kiếnnhiều sự thay đổi của văn học Việt Nam. Bước sang thời kỳ hiện đại, lịch sử vănhọc đã bước vào thời kỳ “Phục hưng” với sự xuất hiện của phong trào Thơ mới vàvăn xuôi Tự lực văn đoàn, tiếp sau đó là trào lưu hiện thực phê phán. Cho đến nay,dù đã trải qua hơn nửa thế kỷ, với sự sàng lọc nghiệt ngã của thời gian, vẫn còn mộtsố tác giả và tác phẩm tiêu biểu làm nên giá trị văn chương nước nhà. Trong đó phảikể đến Thạch Lam.Khi nhắc đến Tự lực văn đoàn không thể không nhắc đến Thạch Lam. ThạchLam là một cây bút lãng mạn nhưng đa phần các tác phẩm của ông tái hiện sâu sắchiện thực xã hội đương thời. Trong một chừng mực nào đó, các truyện ngắn của ôngđã đi sâu vào đời sống của những con người cùng khổ bằng tình yêu thương nhânloại. Các tập truyện ngắn lần lượt được xuất bản đã gây ảnh hưởng rất lớn đếnngười đọc và giới nghiên cứu, phê bình như: Gió đầu mùa, [1937]; Nắng trongvườn, [1938]; Sợi tóc, [1942]. Trong từng truyện ngắn, người đọc luôn thấy mộtThạch Lam tinh tế, tỉ mĩ, len lõi sâu vào trong từng ngóc ngách tâm hồn mỗi conngười, nơi mà ông có thể làm cho người đọc nhận ra và quay về với những gì mộcmạc, thuần túy và nguyên sơ nhất. Với nghiệp văn ngắn ngủi, số lượng sáng táckhông nhiều, nhưng các tác phẩm mà ông để lại cho nền văn học nước nhà vẫn cònnguyên vẹn giá trị và khiến người ta nhớ đến mãi.Trong suốt chiều dài phát triển của lịch sử nghiên cứu và phê bình văn học.Do sự gò bó của chế độ chính trị, hạn hẹp về hoàn cảnh sáng tác, cũng như kiếnthức nghiên cứu, lý luận văn học còn hạn chế, những điều đó ít nhiều đã tác độngrất lớn đến công việc nghiên cứu về các nhà văn giai đoạn 1930 – 1945, trong đó cónghiệp văn của Thạch Lam. Tuy nhiên những luận án cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ gần1Một số phương diện của nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Thạch Lamđây luôn phát hiện ra những phẩm chất thẩm mỹ của văn chương Thạch Lam. Chínhđiều đó đã góp phần tôn vinh thêm nét đẹp một nhân cách lớn của một nhà văn vốndĩ không phụ thuộc vào số lượng tác phẩm.Tìm hiểu Thạch Lam trong tiến trình văn học giai đoạn 1930 -1945 với xuấtphát điểm là một cây bút văn xuôi lãng mạn của văn đoàn. Từ góc nhìn tự sự học,chúng tôi mong muốn góp phần nhỏ để làm phong phú hơn cho nguồn tư liệu, đồngthời tạo điều kiện để nhận định tài năng của Thạch Lam và những đóng góp củaThạch Lam cho sự phát triển của văn học nghệ thuật Việt Nam. Đây cũng chính làlý do để người viết chọn đề tài Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Thạch Lam.2. Lịch sử vấn đềHơn 70 năm qua, hiện tượng Tự lực văn đoàn và văn nghiệp Thạch Lam đãđược dư luận và giới nghiên cứu thẩm định qua các chặng đường lịch sử. Từ nhữngbài nghiên cứu ở góc độ thân thế, sự nghiệp, phong cách sáng tác cho đến góc nhìnthi pháp học. Tuy nhiên, những bài nghiên cứu bàn về nghệ thuật tự sự trong truyệnngắn của Thạch Lam còn ít được đề cập. Vì thế, vấn đề này cần được đi sâu hơnnữa ở nhiều khía cạnh. Trong phạm vi đề tài, xin được đề cập một số công trìnhnghiên cứu có liên quan:Bàn về Thạch Lam, Vương Trí Nhàn nhận định: “ Hướng đi vào tâm lý củaThạch Lam là một hướng đi rất hiện đại” [12, tr. 54]. Đây là lời nhận xét rất ngắngọn nhưng có sức bao quát lớn đối với phong cách sáng tác của Thạch Lam, giúpnhận ra được nét riêng trong quá trình sáng tác của nhà văn. Có thể từ đó tạo nênsức hấp dẫn cho các sáng tác của ông.Trong công trình Thi pháp truyện ngắn Thạch Lam, Phạm Phú Phong nhậnthấy: “tâm hồn Thạch Lam là đối tượng cho nhà văn khám phá miêu tả” [13, tr.112]. Bên cạnh đó, Phan Diễm Hương cũng cho rằng: “chú trọng vào đời sống tâmlinh, xem cái đời sống cần là đời sống bên trong, đời sống tâm hồn, từ đó lấy việcdiễn tả đúng và thấu đáo cái tâm lý uyển chuyển của con người làm công việc hàngđầu – điều này nếu chưa đến mức được xem là đặc trưng tất yếu thì cũng đã trởthành đặc trưng chất lượng của truyện, theo như quan niệm của Thạch Lam” [14,tr. 131]. Với quan niệm về con người trong sáng tác của Thạch Lam, Lê Dục Túnhấn mạnh: “trong khi miêu tả thế giới tinh thần của con người, Thạch Lam chỉ2Một số phương diện của nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Thạch Lamquan tâm miêu tả những phần đẹp đẽ, trong sáng, lành mạnh…Đó là nét đặc trưngtrong bút pháp của Thạch Lam khi ông miêu tả con người” [20, tr. 121]. Có thểthấy, đó là cách nhìn nhận cuộc sống từ những góc độ riêng “hơi lạ” so với mọingười.Ngoài ra, liên quan đến vấn đề nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn ThạchLam, một số tác giả đã đề cập đến cốt truyện, kết cấu, giọng điệu và ngôn ngữ trầnthuật trong truyện ngắn Thạch Lam.Đa phần các ý kiến của các nhà nghiên cứu cho rằng cốt truyện của ThạchLam rất đơn giản, không có gì đáng kể. Trần Ngọc Dung cho rằng: “nhiều truyệnngắn của Thạch Lam là loại truyện ngắn không có truyện” [19, tr. 126]. Đồng nhậnđịnh, Bích Thu cho rằng cốt truyện của Thạch Lam thường : “ít hành động và kịchtính mà giàu những chi tiết, những “sự kiện” của tâm trạng, của lòng người” [1, tr.74]Cũng như vậy, kết cấu truyện ngắn Thạch Lam tuân theo lối kết cấu tâm lýnhư lời nhận xét của Nguyễn Hoành Khung: “Ông đặc biệt tinh tế khi diễn tả, phântích những rung động bên trong, những cảm giác mong manh thoáng qua, nhữngbiến thái tinh vi của tâm hồn trước ngoại cảnh” [9, tr. 205]. Tuy nhiên, cần phải cócái nhìn đầy đủ hơn về cốt truyện và kết cấu truyện ngắn Thạch Lam dưới góc nhìnlý thuyết tự sự học.Về giọng điệu, các nhà nghiên cứu đồng nhận định rằng truyện ngắn ThạchLam mang giọng điệu trữ tình sâu lắng. Trong công trình Phong cách truyện ngắnThạch Lam, Trần Ngọc Dung viết: “mỗi truyện ngắn Thạch Lam có cấu tứ vàgiọng điệu như một bài thơ trữ tình” [3, tr. 129]. Nhất trí với nhận xét đó, Lê DụcTú cho rằng: “lối văn nhẹ nhàng đậm chất trữ tình man mác, giàu cảm xúc và nhạcđiệu” [20, tr. 23] chính là đặc trưng văn xuôi Thạch Lam. Tuy nhiên, đó chỉ lànhững lời kiến giải đề cập tới giọng điệu trữ tình trong truyện ngắn Thạch Lam nhưmột thủ pháp nghệ thuật.Trên đây là những nhận định, đánh giá của các nhà nghiên cứu, phê bình vănhọc về truyện ngắn của Thạch Lam. Đa phần những nhận định này tập trung vào sựnổi bật trong phong cách viết của Thạch Lam, nhưng vẫn chưa có bài viết nào tiêu3Một số phương diện của nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Thạch Lambiểu tập trung làm rõ và đi sâu vào phân tích nghệ thuật tự sự của truyện ngắnThạch Lam.Vì thế, trong phạm vi đề tài, người viết xin được trích lọc ý kiến và nhữngnhận xét đánh giá của các tài liệu tham khảo, đồng thời trên cơ sở kiến thức lýthuyết và sự hiểu biết về phương diện nghệ thuật như: kết cấu tự sự, cốt truyện tựsự, điểm nhìn trần thuật, giọng điệu trần thuật sẽ được sử dụng làm đối tượngnghiên cứu, khảo sát truyện ngắn Thạch Lam. Tất cả nhằm mang đến sự khám pháthêm truyện ngắn Thạch Lam ở một phương diện mới mẻ hơn về nghệ thuật tự sự3. Mục đích nghiên cứuTrong phạm vi đề tài này, mục đích nghiên cứu cần đạt được như sau:Thứ nhất là tìm hiểu để thấy rõ hơn về nghệ thuật tự sự trong truyện ngắncủa Thạch Lam, đồng thời rút ra phong cách tự sự độc đáo của Thạch Lam.Thứ hai là từ quan điểm văn chương nghệ thuật đến phương diện sáng táccủa nhà văn, từ việc khảo sát truyện ngắn của Thạch Lam cũng như vận dụng lýthuyết tự sự học để tìm hiểu nghệ thuật tự sự ở nhiều khía cạnh khác nhau như: Kếtcấu, cốt truyện, điểm nhìn trần thuật và giọng điệu trần thuật.Thứ ba là từ các công trình nghiên cứu trước đó, cũng như bản thân đề tài, tấtcả được tổng hợp lại dựa trên nền tảng kiến thức về lý thuyết văn học, mục đíchchính nhằm cung cấp, khái quát lại cho người viết và người đọc cái nhìn về phươngdiện lý luận văn học nói chung và phương diện nghệ thuật tự sự nói riêng4. Phạm vi nghiên cứuTrong phạm vị nghiên cứu đề tài này, chúng tôi sẽ đi sâu nghiên cứu, tìmhiểu nghệ thuật tự sự của truyện ngắn Thạch Lam trên các phương diện về cách tiếpcận chi tiết các nghệ thuật: cốt truyện, kết cấu, điểm nhìn trần thuật, giọng điệu trầnthuật. Do số lượng các sáng tác của Thạch Lam không nhiều, chủ yếu các truyệnngắn tiêu biểu được tuyển tập lại trong cuốn: Thạch Lam – tác phẩm và lời bình,Cho nên, để vận dụng nguồn tư liệu triệt để nhằm mục đích khảo sát cho bài viết,người viết sử dụng hầu hết các truyện ngắn nằm trong tuyển tập truyện ngắn trên.Bên cạnh đó, khảo sát thêm một số truyện ngắn nằm ngoài tuyển tập. Từ đó đưa đếncái nhìn khái quát hơn trên nhiều phương diện của nghệ thuật tự sự, hơn hết là4Một số phương diện của nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Thạch Lamkhẳng định lại thành công của truyện ngắn Thạch Lam, góp phần khẳng định vị trícủa Thạch Lam trong tiến trình phát triển của văn học Việt Nam hiện đại.5. Phương pháp nghiên cứuĐể hoàn thành đề tài này, người viết sử dụng phối hợp các phương pháp:- Phương pháp sưu tầm tổng hợp: Người viết tìm đọc những truyện ngắn vànhững tài liệu có liên quan đến đề tài để vận dụng tổng hợp nhiều nguồn ý kiến- Phương pháp so sánh: Đọc truyện ngắn Thạch Lam, người viết tiến hành sosánh với một số nhà văn cùng thời như Nam Cao, Nguyễn Công Hoan, NguyễnTuân để thấy cái hay, cái hấp dẫn.- Phương pháp hệ thống: hệ thống lại các chi tiết, sự kiện, tình huống xảy ravới nhân vật được đặt trong cốt truyện để làm nổi bật lên nhân vật thông qua đó làmnổi bật vấn đề tự sự trong truyện ngắn.- Phương pháp thống kê: Người viết tiến hành khảo sát và thống kê các đốitượng được đề cập nhằm đưa ra kết luận có sức bao quát vấn đề dựa trên số liệu[%]5Một số phương diện của nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Thạch LamPHẦN NỘI DUNGCHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ KHÁI QUÁT1.1. Một số lý luận về vấn đề nghệ thuật tự sự1.1.1. Tự sự họcTheo Trần Đình Sử “Tự sự học [Nartology] là một lĩnh vực nghiên cứu đặcthù của lý luận văn học, lấy nghệ thuật tự sự làm đối tượng, phần nào đó tương ứngvới “thi học” nghĩa hẹp, là lĩnh vực lấy nghệ thuật thi ca làm đối tượng nghiên cứu.Thi học của Arixtote xuất hiện đã hơn 2300 năm, mà “tự sự học” mãi đến đầunhững năm 70 của thế kỷ XX mới chính thức xuất hiện. Điều đó chứng tỏ sự lĩnh hộinghệ thuật tự sự muộn màng biết chừng nào [16, tr. 7]Tự sự học hiện đại manh nha từ cuối thế kỷ XIX và có thể chia sự phát triểncủa nó làm ba thời kỳ chính:- Thời kỳ trước Chủ nghĩa cấu trúc: nghiên cứu các thành phần và chức năngcủa tự sự [ngôn từ trần thuật, tính đối thoại, điểm nhìn…]- Thời kỳ của Chủ nghĩa cấu trúc: nghiên cứu bản chất ngôn ngữ và ngữpháp của tự sự nhằm tìm một cách đọc mà không cần đến sự đối chiếu giữa tácphẩm tự sự và hiện thực khách quan.- Thời kỳ hậu Chủ nghĩa cấu trúc: tự sự học gắn liền với ký hiệu học và siêuký hiệu học, hình thức tự sự được coi là phương diện biểu đạt ý nghĩa tác phẩm.Vậy tự sự học là gì?Tự sự học là khoa học nghiên cứu về tự sự. Được xác lập dựa trên cấu trúctruyện kể: “Để xem xét một cấu trúc hay trình bày một sự mô tả mang tính cấu trúc,nhà tự sự học phải phân tích từng chi tiết truyện kể thành nhiều thành phần hợpthành và sau đó tìm ra chức năng và mối quan hệ giữa chúng” [11, tr. 29]. Như vậy,đối tượng của tự sự học chính là nghiên cứu cấu trúc sự kiện và cấu trúc lời văn củatác phẩm.Với những lý luận trên, có thể xem quan niệm sau đây của GS. Trần Đình Sửlà tương đối xác đáng về “Tự sự học”: “Tự sự học vốn là một nhánh của thi pháphọc hiện đại nghiên cứu cấu trúc văn bản tự sự và các vấn đề có liên quan” [16, tr.6Một số phương diện của nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Thạch Lam11]. Thông qua đối tượng nghiên cứu chính là cấu trúc sự kiện và cấu trúc lời vănđể phân biệt rõ giữa “kể cái gì” và “kể như thế nào”, từ đó làm nổi bật lên vai tròcủa chủ thể trần thuật. Như vậy, bản chất chung của tự sự là hướng đến cách tiếpcận của độc giả là chủ yếu. Nghiên cứu tự sự học là một đặc điểm của hình thứcmang tính nội dung thông qua việc khảo sát sự di chuyển của các điểm nhìn, ngôntừ, giọng điệu…1.1.2 Khái niệm tự sựTại Việt Nam, loại hình tự sự theo Lại Nguyên Ân được hiểu là loại “tái hiệnhành động diễn ra trong thời gian và không gian, tái hiện các biến cố trong cuộcđời các nhân vật. Nét đặc thù của trần thuật là vai trò tổ chức của trần thuật: nóthông báo các biến cố, các tình tiết như thông báo một cái gì đó đã xảy ra và đượcnhớ lại, đồng thời mô tả hoàn cảnh hành động và đường nét các nhân vật, nhiều khicòn thêm cả những lời bình luận” [1, tr. 1903]. Bên cạnh đó, các nhà biên soạn côngtrình Lý luận văn học gần như đã nêu trọn vẹn thuộc tính khái niệm tự sự là “táihiện lại những cảm xúc, tâm trạng, ý nghĩa của con người, được thể hiện trực tiếpqua những lời lẽ bộc bạch, thổ lộ, tác phẩm tự sự phản ánh đời sống trong tínhkhách quan của nó –qua con người, hành vi, sự kiện được kể lại hoặc người kểchuyện nào đó” [10, tr.375]Trong suốt chiều dài tiến trình phát triển văn học, tự sự về sau xuất hiện vớitư cách là một trong ba loại hình văn học cơ bản. Đặc trưng nổi bật, quan trọng nhấtcủa loại hình tự sự là tính khách quan.Về cơ bản, phương thức tự sự là việc nhà văn kể lại sự việc của đời sống. Ởđây, dường như nhà văn đứng bên ngoài để kể lại. Cho nên tất cả những sự việctrong đời sống mà nhà văn kể lại đều ở bên ngoài mình. Chính vì điều đó, tác phẩmtự sự mang tính khách quan. Bản thân tác phẩm tự sự tâp trung phản ánh đời sốngqua các sự kiện, hệ thống sự kiện. Vì vậy, tính sự kiện có ý nghĩa quan trọng và làđặc điểm hàng đầu của tác phẩm tự sự. Các sự kiện, hệ thống sự kiện là sản phẩmcủa mối quan hệ giữa con người và con người, giữa con người với môi trường xungquanh, do đó phạm vi miêu tả hiện thực khách quan trong tác phẩm tự sự rất lớn.Một mặt khác, yếu tố tư tưởng, tình cảm hay tâm trạng và cảm xúc tồn tại trong tácphẩm tự sự không được thể hiện trực tiếp. Bởi các đặc điểm trên nên tác phẩm tự sự7Một số phương diện của nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Thạch Lamnhất thiết phải có cốt truyện gắn liền với hệ thống các nhân vật. Bên cạnh đó, ngườitrần thuật cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hướng dẫn, gợi ý người đọc đếnvới nhân vật, hoàn cảnh trong tác phẩm. Các yếu tố nghệ thuật khác như điểm nhìn,giọng điệu cũng có vai trò quan trọng trong việc xác định đặc trưng cơ bản của thểloại tự sự.So với trữ tình và kịch, tự sự mang trong mình những đặc điểm có khả năngphản ánh hiện thực một cách rộng lớn. Tự sự ngày càng trở nên là một loại hình vănhọc phổ biến và được sử dụng rộng rãi trong đời sống văn học hiện đại. Để đạt đượcthành công đó, bản thân loại hình tự sự không thể thiếu được các phương thức nghệthuật đi cùng như: cốt truyện, kết cấu, điểm nhìn, giọng điệu…1.1.3 Kết cấu tự sựDù đặt trên bình diện nghiên cứu nào [thi pháp học, tự sự học…] thì kết cấuvẫn là phạm trù trung tâm của sự nghiên cứu. Trước hết, tác phẩm văn học luônđược coi là một văn bản. Xét về nguyên tắc, mọi tác phẩm văn học dù có dunglượng lớn hay nhỏ đều là những chỉnh thể nghệ thuật ngôn từ. Mỗi tác phẩm vănhọc tồn tại trong một cấu trúc nghệ thuật nhất định bao gồm nhiều yếu tố, nhiều bộphận và có mối liên hệ nội tại với nhau. Các yếu tố, bộ phận nội tại này luôn đượctổ chức hợp lý, nghệ thuật trong một hệ thống, một chỉnh thể nhằm biểu đạt nhữngtư tưởng, tình cảm mà nghệ sĩ muốn hướng đến. Yếu tố kết cấu đóng vai trò quantrọng trong việc hình thành một tác phẩm văn học nói chung hay tác phẩm tự sự nóiriêng. Với tầm quan trọng như vậy, kết cấu là một phạm trù cần phải được tính đếnkhi nghiên cứu tác phẩm văn học.Khi phân tích các tác phẩm tự sự, những khái niệm như kết cấu, cốt truyện,tình huống, chi tiết… vẫn luôn được nhắc đến như là những yếu tố quan trọng nhấtđối với các tác phẩm tự sự. Tác phẩm văn học là một chỉnh thể nghệ thuật ngôn từ,vì thế kết cấu được xem là cách tổ chức, sắp xếp các yếu tố để tạo thành một chỉnhthể nghệ thuật. Trong Từ điển thuật ngữ văn học, các tác giả nhận định rằng: “Kếtcấu là toàn bộ tổ chức sinh động và phức tạp của tác phẩm. Thuật ngữ kết cấu thểhiện nội dung rộng rãi phức tạp hơn. Tổ chức tác phẩm không chỉ giới hạn ở sự tiếpnối bề mặt, ở những tương quan bên ngoài giữa các bộ phận, chương đoạn mà cònbao hàm sự liên kết bên trong, nghệ thuật kiến trúc nội dung cụ thể của tác phẩm.8Một số phương diện của nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Thạch LamKết cấu là phương tiện cơ bản và tất yếu của khái quát nghệ thuật, kết cấu phảiđảm nhiệm chức năng đa dạng bộc lộ tốt chủ đề tư tưởng của tác phẩm; triển khaitrình bày hấp dẫn cốt truyện, tổ chức điểm nhìn trần thuật của tác giả tạo nên tínhtoàn vẹn của tác phẩm như là một hiện tượng mỹ thuật” [6, tr. 156].Có thể thấy, kết cấu là yếu tố tất yếu của mọi tác phẩm. Tuy nhiên cần có sựphân biệt giữa kết cấu và bố cục. Bố cục là sự sắp xếp các chương, các đoạn, cáckhổ. Đây chỉ là sự tổ chức hình thành bên ngoài, là kết cấu bề mặt của tác phẩm.Trong khi đó, khái niệm kết cấu rộng và phức tạp hơn. Bên cạnh việc tổ chức sắpxếp các yếu tố của tác phẩm, kết cấu còn bao hàm sự liên kết bên trong, những mốiliên hệ qua lại giữa các yếu tố thuộc về nội dung và hình thức của tác phẩm, trongđó có yếu tố bố cục. Vì thế, bố cục chỉ được xem là phương diện của kết cấu chứkhông phải là kết cấu.Đối với các cấp độ kết cấu cơ bản của tác phẩm, các nhà lý luận đã xác địnhkết cấu tồn tại ở hai cấp độ cơ bản: kết cấu hình tượng và kết cấu trần thuật. Ở cấpđộ kết cấu hình tượng bao gồm hệ thống các nhân vật, hệ thống các sự kiện đượcnhà văn sắp xếp theo một trình tự hợp lý nhằm tạo nên bức tranh sinh động về cuộcsống, về thế giới hiện thực nhằm thể hiện rõ nét ý đồ nghệ thuật của tác giả trongviệc khắc họa tính cách nhân vật. Đây chính là cấp độ bề sâu của tác phẩm. Còn kếtcấu trần thuật là sự liên tục của các biện pháp trần thuật, sự sắp xếp, tổ chức cáccâu, các đoạn, hay sự vận dụng các biện pháp tu từ. Trong các tác phẩm tự sự, kếtcấu trần thuật thường được biểu hiện thông qua sự tổ chức các tuyến sự kiện, ở cáchsắp xếp hệ thống nhân vật hay cách dẫn chuyện. Chính vì thế, cấp độ kết cấu trầnthuật đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên giá trị tư tưởng nghệ thuật của tácphẩm.Sự vận động không ngừng của quá trình phát triển lịch sử văn học đã ảnhhưởng mạnh mẽ đến các yếu tố nghệ thuật khác. Kết cấu trong các tác phẩm vănhọc vì thế cũng chịu sự chi phối của quá trình vận động đó. Tồn tại trong các tácphẩm truyền thống thường là kiểu kết cấu theo trật tự thời gian trần thuật, truyện cómở đầu và kết thúc rõ ràng. Theo tiến trình phát triển văn học, các tác phẩm hiện đạimang trong mình lối kết cấu mở và phức tạp hơn: Kết cấu tương phản – đối lập, kếtcấu đảo tuyến, kết cấu đơn tuyến, kết cấu đa tuyến, kết cấu đơn giản, kết cấu tâm9Một số phương diện của nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Thạch Lamlý… Các hình thức kết cấu này phần nhiều gặp trong các truyện ngắn của ThạchLam, Nam Cao, Nguyễn Minh Châu…Một điều dễ nhận thấy là kết cấu nghệ thuậtcủa tác phẩm văn học thường chịu sự chi phối quy định của thể loại [kết cấu trongcác tác phẩm tự sự và kịch; kết cấu trong các tác phẩm trữ tình]. Phần lớn trong cáctác phẩm tự sự, kết cấu thường bộc lộ trong việc tổ chức các tuyến sự kiện, ở cáchsắp xếp và xây dựng hệ thống nhân vật.Một trong những yếu tố cơ bản tìm ra cấu trúc đích thực của một tác phẩmvăn xuôi chính là cốt truyện. Có thể thấy, cấu trúc chỉnh thể của một tác phẩm baogồm hai yếu tố: Ngôn từ và cốt truyện. Chính vì thế, ngoài yếu tố ngôn từ, cốttruyện cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên kết cấu của tác phẩm vănhọc nói chung cũng như tự sự nói riêng.J.H. Miller nhà giải cấu trúc người Mỹ cho rằng: “Tự sự là cách để ta đưamột sự việc vào trật tự và trật tự ấy mà chúng có được ý nghĩa” [16, tr. 12]. Tự sự làtạo nghĩa cho sự kiện, biến cố. Trong trường hợp không có sự kiến, biến cố thìkhông thể tồn tại hành vi tự sự. Trong loại hình tự sự, cốt truyện chi phối đến nhiềuyếu tố khác như: điểm nhìn trần thuật, ngôi kể, yếu tố không gian và thời gian… vàngược lại, hình thức tự sự cũng quy định việc chọn sự kiện và biến cố một cách phùhợp. Vì thế, trong các tác phẩm tự sự và kịch, cốt truyện đóng vai trò quan trọng vàthứ yếu tạo nên chỉnh thể chung của tác phẩm.Về phương diện lý luận văn học, cốt truyện được hiểu theo quan niệm truyềnthống là: “hệ thống sự kiện cụ thể được tổ chức theo yêu cầu tư tưởng và nghệ thuậtnhất định, tạo thành bộ phận cơ bản quan trọng nhất trong hình thức động của tácphẩm văn học thuộc các loại tự sự và kịch” [15, tr. 70-72]. Trong Một số vấn đề thipháp học hiện đại, Trần Đình Sử cũng nhất quán cho rằng: “cốt truyện là yếu tốcủa tác phẩm tự sự. Theo định nghĩa truyền thống là tất cả các hành động, biến cốđược phát triển trong tiến trình kể chuyện” [15, tr. 99]. Như vậy, có thể thấy, sựkiện, biến cố là chất liệu chính để tổ chức cốt truyện ở tác phẩm tự sự truyền thống.Trong các tác phẩm tự sự, cốt truyện đóng vai trò quan trọng trong việc giúpnhà văn nắm bắt hiện thực đời sống. Bản thân cốt truyện được hình thành từ mốiquan hệ chồng chéo giữa nhân vật và hoàn cảnh, giữa nhân vật và nhân vật. Cơ sởkhách quan trong việc hình thành nên cốt truyện trước hết phải xét đến xung đột xã10Một số phương diện của nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Thạch Lamhội. Qua sự xung đột đó, tư tưởng và chủ đề của tác phẩm được làm sáng tỏ. Vềphương diện chủ quan, xung đột chỉ là cơ sở khách quan của cốt truyện vì vậykhông thể đồng nhất cốt truyện với xung đột xã hội.Dù trên bình diện chủ quan hay khách quan của cốt truyện, thì cơ sở sâu xacủa cốt truyện vẫn là sự vận động của xung đột. Vì thế, sự hình thành và phát triểncủa cốt truyện cũng gần như tương quan với sự hình thành và phát triển của xungđột. Chính vì thế, việc khai thác cốt truyện là bước căn bản cho việc tìm hiểu chiềusâu của tác phẩm.Tác phẩm văn học là một chỉnh thể ngôn từ hoàn chỉnh. Trong các tác phẩmvăn học, ngôn từ được sử dụng một cách nghệ thuật nhằm tạo nên các chi tiết. Chitiết đó được gọi là chi tiết nghệ thuật. Chính vì thế, bất kỳ một tác phẩm văn họcnào cũng cần đến các chi tiết. Thông thường một tác phẩm thành công không thểthiếu những chi tiết hay là những chi tiết có tác dụng rất lớn trong việc xây dựngnhân vật, biểu hiện tư tưởng và cảm xúc của tác giả.Chi tiết nghệ thuật đóng vai trò quan trọng, là vật liệu xây dựng, làm cơ sởcho cốt truyện phát triển. Các chi tiết liên kết gắn nối cốt truyện, các sự kiện, tâmlý, mâu thuẫn trong truyện. Một truyện ngắn hấp dẫn không thể nghèo nàn chi tiết,nhưng cũng không thể thừa thãi chi tiết, điều đó làm nên sự rườm rà, thiếu cô đọng,mất đi bản chất vốn có của dòng truyện ngắn. Chính vì thế, khi cho ra đời một tácphẩm hoàn chỉnh, nhà văn bằng vốn sống và kinh nghiệm của mình chọn lọc, gọtgiũa các chi tiết thành những chi tiết nghệ thuật có tác dụng làm nổi bật, ý nghĩa tưtưởng của truyện. Bản chất chi tiết nghệ thuật cũng là thước đo đánh giá tầm nhìn,cách đánh giá của nhà văn về đời sống và con người. Chính vì thế, chi tiết cần cómột sự chân thực vừa phải. Chính nhờ các chi tiết hay mà cảnh huống, nhân vật,tâm lý được bọc lộ trọn vẹn nhất trong tác phẩm.Các chi tiết nghệ thuật trong truyện có thể to lớn, có thể vặt vãnh, nhưng bảnthân các chi tiết khi được nhà văn xây dựng cần được cô đọng, giàu hàm xúc chứađựng một dung lượng lớn nội dung. Từ đó, bằng chính lối hành văn đầy ý nghĩa củamình, nhà văn góp phần làm cho chủ đề, tư tưởng của tác phẩm thêm phần ý nghĩa.Một truyện ngắn có thể có một cốt truyện hay, đặc sắc cũng có thể có truyệnngắn cốt truyện mờ nhạt hẳn đi, tuy nhiên nó vẫn tạo ra sự hấp dẫn cần có đối với11Một số phương diện của nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Thạch Lamngười đọc bằng những chi tiết đột phá. Như theo Trần Đình Sử trong Thi pháp họchiện đại đã nhận định: “chi tiết là những bộ phận nhỏ, tự nó không có ý nghĩa độclập, nhưng lại biểu hiện được ý nghĩa của các chỉnh thể mà chúng thuộc vào” [15,tr. 82]. Có thể khẳng định chi tiết nghệ thuật là một bộ phận nhỏ nhất trong một tácphẩm hoàn chỉnh, nhưng ý nghĩa của tác phẩm chi được phơi bày trọn vẹn và đầysinh động khi thông qua những chi tiết đầy dụng ý nghệ thuật. Các chi tiết sẽ đượckết nối và tương tác hỗ trợ lẫn nhau trong một chỉnh thể thống nhất. Chính vì thế,khi nghiên cứu nghệ thuật tự sự không thể bỏ qua việc khám phá các chi tiết nghệthuật và những yếu tố liên kết mạch truyện trong tác phẩm.Có thể thấy, kết cấu tự sự đóng vai trò quan trọng trong việc tạo thành chỉnhthể tác phẩm văn học. Kết cấu tự sự trước hết góp phần thể hiện tư tưởng, chủ đềcủa tác phẩm, là phương tiện truyền tải nội dung. Bên cạnh đó, kết cấu tự sự còn cónhiệm vụ tổ chức hệ thống các tính cách nhân vật, sự kiện, chi tiết…làm cho cácyếu tố này quan hệ gắn bó mật thiết, góp phần làm cho chỉnh thể nghệ thuật trọnvẹn. Như vậy, kết cấu tự sự của tác phẩm bao giờ cũng tăng cường sức mạnh nghệthuật của tác phẩm văn học, tạo nên sức hấp dẫn cho người đọc.1.1.4 Điểm nhìn trần thuậtĐiểm nhìn trần thuật là một yếu tố quan trọng trong văn bản trần thuật, luônlà xuất phát điểm được các nhà nghiên cứu đề cập khi khảo sát một văn bản tự sự.Trong Lý luận văn học, các nhà lý luận cho rằng: “Nghệ sĩ không thể miêu tả, trầnthuật các sự kiện về đời sống được nếu không xác định cho mình một điểm nhìn đốivới sự vật, hiện tượng: nhìn từ góc độ nào, xa hay gần, cao hay thấp, từ bên trongra hay từ bên ngoài vào…Do vậy, điểm nhìn trần thuật là một trong những yếu tốhàng đầu của sáng tạo nghệ thuật” [10, tr. 310]. Vì thế, việc tổ chức kết cấu tácphẩm phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố điểm nhìn trần thuật. Dù ở góc độ của ngườinghiên cứu hay người đọc, thật khó để hiểu sâu sắc tác phẩm nếu không đi sâu vàoviệc tìm hiểu điểm nhìn trần thuật.Điểm nhìn nghệ thuật được biểu hiện qua các phương tiện nghệ thuật, ngôikể, lời văn, giọng điệu, cách gọi tên sự vật… Nó giúp người đọc có cái nhìn sâu sắcvề cấu tạo nghệ thuật của tác phẩm cũng như đặc trưng phong cách sáng tác của nhà12Một số phương diện của nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Thạch Lamvăn. Trong tác phẩm tự sự, điểm nhìn của người kể chuyện thường có hai loạichính, căn cứ vào ngôi kể:Điểm nhìn trần thuật bên trong là điểm nhìn chủ quan, người kể chuyện xưng“tôi”. Người kể chuyện xưng “tôi”, xuất hiện với vai trò là một nhân vật chính trongcâu chuyện, kể lại câu chuyện của mình. Loại điểm nhìn này thường được sử dụngnhiều trong các truyện kể hiện đại.Điểm nhìn trần thuật bên ngoài là điểm nhìn khách quan ở ngôi thứ ba củangười kể chuyện. Ở loại điểm nhìn này, người kể chuyện là người đứng bên ngoàicâu chuyện, đưa tầm mắt quan sát câu chuyện và tường thuật lại những gì mìnhthấy. Loại điểm nhìn này thường xuất hiện trong các truyện kể truyền thống.Trong các tác phẩm văn học, chọn kiểu điểm nhìn nào, xuất phát từ điểmnhìn nào để người kể chuyện kể lại “chuyện” chính là do dụng ý của nhà văn. Trongnghệ thuật kể chuyện có những tác phẩm chỉ có một kiểu điểm nhìn từ đầu đến cuối,có những tác phẩm phối ghép nhiều kiểu điểm nhìn hoặc luân phiên điểm nhìn. Sựluân phiên các điểm nhìn nhằm tạo nên tính đa thanh, phức điệu cho tác phẩm.Chính vì thế, ngôi kể của nhà văn được khai thác một cách tối đa, vị trí người kểchuyện cũng vì thế mà thay đổi. Việc luân phiên điểm nhìn thường gặp nhiều trongsáng tác thực tế, đặc biệt là sáng tác hậu hiện đại. Với việc luân phiên điểm nhìnnhư vậy buộc nhà văn phải sử dụng cùng lúc nhiều ngôi kể.Có thể thấy, trong tác phẩm tự sự, tương quan giữa nhà văn và chủ đề trầnthuật hay giữa điểm nhìn của người trần thuật với những gì được kể là điều đặc biệtquan trọng. Chính vì điều đó, điểm nhìn trần thuật có vai trò quan trọng trong nghệthuật tự sự, là cơ sở đánh giá, là thước đo cảm thụ của nhà văn đối với cuộc sốngxung quanh.1.1.5 Giọng điệu trần thuậtTrong nghệ thuật tự sự nói chung và nghệ thuật trần thuật nói riêng, giọngđiệu là một yếu tố quan trọng trong tác phẩm. Mỗi một tác phẩm, tác giả đều cónhững giọng điệu riêng đặc trưng, nếu thiếu giọng điệu thì tác phẩm trở nên thiếubản sắc.Giọng điệu trong đời sống là lời ăn tiếng nói hằng ngày, trong văn học giọngđiệu là: “thái độ, tình cảm, lập trường, tư tưởng, đạo đức của nhà văn đối với hiện13Một số phương diện của nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Thạch Lamtượng được miêu tả thể hiện trong lời văn quy định cách xưng hô, gọi tên, dùng từ,sắc điệu tình cảm, cách cảm thụ xa gần, thân sơ, thành kính hay suồng sã, ngợi cahay châm biến […] [6, tr. 134], bên cạnh đó, giọng điệu còn “có vai trò rất lớntrong việc tạo nên phong cách nhà văn và tác dụng truyền cảm cho người đọc.Thiếu một giọng điệu nhất định nhà văn chưa thể viết ra được tác phẩm, mặc dù đãcó đủ tài liệu và sắp xếp xong hệ thống nhân vật” [6, tr. 134].Nguyễn Thái Hòa trong Những vấn đề thi pháp của truyện đã khẳng định:“Giọng điệu chính là mối quan hệ giữa chủ thể hiện thực khách quan thể hiện bằnghành vi ngôn ngữ trong đó bao hàm cả việc định hướng, đánh giá và thói quen cánhân sử dụng ngôn từ trong những tình huống cụ thể” [8, tr. 154].Giọng điệu nghệ thuật chính là một trong những chìa khóa quan trọng để tiếpcận đến cánh cửa thẩm mĩ của nhà văn. Đây là một yếu tố nghệ thuật quan trọng thểhiện nội dung, tư tưởng tác phẩm. Vì thế khi xác định giọng điệu của một nhà văn,chúng ta phải căn cứ vào đối tượng thể hiện bởi hiệu quả cảm xúc của lối kể chuyệnkhông chỉ phụ thuộc vào đề tài, tư tưởng mà trước hết thể hiện ở giọng điệu, ngôntừ chủ yếu vốn là đặc trưng của tác phẩm văn học với tư cách là một chỉnh thể hoànchỉnh nhất.Có thể thấy, giọng điệu giữ một vai trò quan trọng trong quá trình sáng tạocủa nhà văn. Bên cạnh điểm nhìn, giọng điệu là một yếu tố quan trọng mà nhà văncần phải cân nhắc trước khi viết ra một tác phẩm. Chính vì điều đó, khi thực hiệncông việc nghiên cứu tác phẩm tự sự không thể không nghiên cứu giọng điệu,không thể không chú ý khai thác hiệu quả thẩm mỹ mà giọng điệu đem đến chongười đọc, cũng như đem đến sự thành công cho tác phẩm.1.2. Thể loại truyện ngắn1.2.1. Khái niệm truyện ngắnTruyện ngắn là một khái niệm quen thuộc, tuy nhiên việc nhận diện thể loạitruyện ngắn là điều không đơn giản. Từ Nguyễn Xuân Nam, Lê Bá Hán, Trần ĐìnhSử đến Nguyễn Khắc Phi, Lại Nguyên Ân… mỗi người một nhận định. Dù hiểutruyện ngắn trên phương diện nào đi nửa, người ta dể dàng đồng tình thừa nhậntruyện ngắn ở hai điều cốt lõi như sau: Truyện ngắn là hình thức tự sự cỡ nhỏ và nội14Một số phương diện của nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Thạch Lamdung phản ánh của truyện ngắn rất rộng: đời tư, thế sự hay sử thi, nhưng cái độc đáoở đây là ngắnVề truyện ngắn, Lại nguyên Ân xác định rằng đây là “Một thể loại tự sự cỡnhỏ, thường được viết bằng văn xuôi, đề cập hầu hết các phương diện của đời sốngcon người và xã hội. Nét nổi bật của truyện ngắn là dung lượng: tác phẩm truyệnngắn thích hợp với việc người tiếp nhận [độc giả] đọc nó liền một mạch khôngnghỉ” [4, tr. 1846 – 1847].Đều có chung tính tự sự, vì thế, ranh giới nhận định giữa truyện ngắn và tiểuthuyết rất mong manh, ít nhiều truyện ngắn cũng mang hơi hướng của tư duy tiểuthuyết, là một bộ phận của tiểu thuyết. Tuy nhiên truyện ngắn không phải là tiểuthuyết ngắn mà là một thể loại khác hẳn. Truyện ngắn khác biệt với tiểu thuyết – thểloại chiếm lĩnh toàn bộ đời sống một cách đầy đặn, toàn vẹn, truyện ngắn thườngnhằm khắc họa một hiện tượng, phát hiện một đặc tính trong quan hệ con người haytrong đời sống tâm hồn con người.1.2.2 Đặc trưng của thể loại truyện ngắnĐặc trưng cơ bản đầu tiên dễ nhận thấy của truyện ngắn chính là dung lượng:“nếu tiểu thuyết là một hình thức tự sự cỡ lớn, miêu tả cuộc sống trong quá trìnhphát triển, với một cấu trúc phức tạp [nhiều cốt truyện – chủ đề - nhân vật] vớinhiều tính cách đan xen thì truyện ngắn là một hình thức tự sự cỡ nhỏ, chỉ thể hiệnmột bước ngoặc, một trường hợp hay một tâm trạng nhân vật” [17, tr. 73].Cốt truyện cũng là một yếu tố hết sức quan trọng của thể loại tự sự nói chungvà truyện ngắn nói riêng. Nếu như tiểu thuyết dõi bước theo cả một hay nhiều sốphận nhân vật, và tái hiện một bức tranh xã hội rộng lớn thì truyện ngắn lại tậptrung vào khoảnh khắc, trong đó xây dựng nên một “hệ thống các sự kiện phản ánhnhững diễn biến của cuộc sống và nhất là các xung đột xã hội một cách nghệ thuật,qua đó các tính cách hình thành và phát triển trong những mối quan hệ qua lại củachúng nhằm làm sáng tỏ chủ đề, tư tưởng tác phẩm” [17, tr. 81]. Thông qua việcxây dựng hệ thống các sự kiện phản ánh đó, tình huống truyện cũng dần được xâydựng. Qua đó, chức năng nhận ra của cốt truyện được phát huy. Có thể coi, tìnhhuống truyện là điểm giao cắt của nhiều yếu tố cùng một lúc, cùng lúc tính cáchnhân vật tức thì hiện ra và vấn đề cũng được phơi bày. Về mặt tính chất, cốt truyện15Một số phương diện của nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Thạch Lamtruyện ngắn nhiều khi rất rõ nét, nhiều khi mờ nhạt. Điều này thể hiện phần lớntrong các tác phẩm của Thạch Lam với kiểu “truyện mà không có truyện”.Là một thể loại tự sự đòi hỏi kết cấu chặc chẽ, kết cấu truyện ngắn cũng cónhững nét đặc thù riêng: “Nhiệm vụ quan trọng nhất của kết cấu là phải tổ chức tácphẩm sao cho chủ đề tập trung, tư tưởng thống nhất và thấm sâu vào toàn bộ cácbộ phận của tác phẩm, kể cả những chi tiết nhỏ nhất” [17, tr. 102]Nhân vật là một phương diện rất quan trọng của truyện ngắn. Tiểu thuyết vàtruyện ngắn tuy cùng chung một nhiệm vụ xây dựng nhân vật nhưng khác nhau vềmặt tính chất. Nếu như tiểu thuyết theo dõi, mô tả tỉ mỉ sự thăng trầm của số phậncon người thì truyện ngắn lại tập trung một khoảnh khắc của đời người. Có lẽ dotính ngắn, gọn nên truyện ngắn thường không có mấy nhân vật. Là một hình thức tựsự cỡ nhỏ, truyện ngắn thường hướng đến việc thể hiện một bước ngoặt. Có nghĩa làvào lúc cần thiết thì bắt nó hiện lên rõ ràng.1.3. Đôi nét về tác giả1.3.1. Cuộc đờiThạch Lam [1910 – 1942] tên thật là Nguyễn Tường Vinh, sau đó đổi tênthành Nguyễn Tường Lân. Ông sinh ra tại Hà Nội, trong một gia đình quê gốc ởQuảng Nam.Thạch Lam sinh trưởng trong một gia đình yêu thích văn chương nghệ thuật.Ông đã trải qua những năm tháng tuổi thơ êm đềm bên cạnh những người thân yêutrong gia đình của mình, nơi đã vun đắp nên tài năng trong ông. Khi còn nhỏ,Nguyễn Tường Vinh [Thạch Lam] chịu sự ảnh hưởng rất lớn từ hai người anh traicủa mình là Nguyễn Tường Tam [Nhất Linh] và Nguyễn Tường Long [Hoàng Đạo].Khi cậu bé Nguyễn Tường Lân lên bảy phải chịu cảnh mất cha, cậu sống trong sựyêu thường và che chở của mẹ và bà nội. Hình ảnh của những người phụ nữ hiền từ,đảm đang đã khắc sâu vào trong trái tim của nhà văn.Là một người trí thức, cuộc đời của Thạch Lam là chứng nhân cho một thờiđại với những sự kiện lịch sử lớn, với biết bao sự đổi thay của vận mệnh dân tộc.Sinh ra và lớn lên trong cái sự “đã rồi” của đất nước. Trong bối cảnh thực dân Pháptiến hành khai thác thuộc địa, xã hội Việt Nam phải chịu cảnh “giao thời” của chếđộ thực dân. Từ kinh tế, xã hội, đến tư tưởng, văn hóa phương Tây đều chi phối sâu16Một số phương diện của nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Thạch Lamsắc đến bao tầng lớp người dân Việt Nam. Trong bối cảnh ấy, biết bao phòng tràođấu tranh nổ ra, tuy có thất bại nhưng những ngọn lửa đấu tranh vẫn đang ầm ĩ vàchờ ngày nhen nhóm. Trước bầu không khí tù đọng đó, Thạch Lam chọn cho mìnhcuộc sống trọn vẹn với kiếp nghệ sĩ chân chính, ông dường như không tham gia vàobất cứ hoạt động chính trị nào.Sau khi đỗ tú tài I, năm 21 tuổi, Thạch Lam thôi học, bắt đầu công việc viếtbáo và làm văn. Thạch Lam cùng hai người anh của mình [Nhất Linh, Hoàng Đạo]và một số thành viên khác xây dựng nên Tự Lực văn đoàn. Ngay sau đó ông nhanhchóng trở thành cây bút chủ lực của hai tờ báo Phong hóa và Ngày nay. Là thànhviên của văn đoàn nhưng Thạch Lam lại chọn cho mình phương hướng sáng táckhác. Có lẽ sự khác biệt đó đã khiến cho sách ông không được ưa chuộng vào thờiđiểm lên ngôi của chủ nghĩa lãng mạn. Nhưng càng về sau, thời gian đã trả lại chovăn Thạch Lam môt sự công bằng nhất định. Những truyện ngắn của Thạch Lam vềsau như một thứ rượu nhẹ, lâng lâng lòng người. Đến năm 1940, Thạch Lam đónnhận căn bệnh lao phổi quái ác. Ngay từ đó, ông đối mặt với căn bệnh nghiệt ngã vàsống trọn những năm tháng cuối cuộc đời nghệ sĩ của mình.Cuộc đời của Thạch Lam gắn liền với những chuyến đi. Ông đã nhiều lần dichuyển khắp các địa phương trong cả nước: Từ Hà Nội về đến Cẩm Giàng [HảiDương], Tân Đệ [Thái Bình]. Khi quay trở về Hà Nội, ông sống ở phố Hàng Bún,phố Cầu Gỗ, rồi lại chuyển đến Hàng Bè…. Thạch Lam cũng có lần theo người anhHoàng Đạo của mình vào Sài Gòn vài năm sau đó. Có lẽ, trong suốt cuộc “vi hành”của mình, Thạch Lam đã tích lũy vốn sống phong phú về con người và cuộc sống.Chính vì thế, trang văn của Thạch Lam mới nhẹ nhàng và gần gũi đến vậy.1.3.2 Sự nghiệp sáng tácVăn nghiệp Thạch Lam có thể tính từ năm 1931 khi ông bắt đầu viết báo,viết truyện. Tuy nhiên, với tư cách là một thành viên quan trọng cùng hai người anhtrai là Nguyễn Tường Tam [Nhất Linh] và Nguyễn Tường Long [Hoàng Đạo] vàcác thành viên khác đã sáng lập ra Tự Lực văn đoàn, sự nghiệp của Nguyễn TườngLân [Thạch Lam] đánh dấu ở năm 1933. Truyện ngắn đầu tay của Thạch Lam cóthể nói đến Cái hoa chanh được in trên báo Phong Hóa, tuy nhiên, bút danh lúc đólà Việt Sinh, chứ không phải là Thạch Lam. Cái tên Thạch Lam chính thức xuất17Một số phương diện của nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Thạch Lamhiện trên văn đàn và đi vào sâu vào lòng người độc đến bây giờ có lẽ là từ truyệnngắn Cô Thúy, sau đó là một loạt các truyện ngắn khác Sóng Lam, Hi vọng... đượcin trên báo Phong Hóa năm 1934 – 1935.Những năm 1936 – 1937, văn đàn đánh dấu sự tỏa sáng của Thạch Lam bằnghàng loạt các truyện ngắn xuất hiện trên báo Ngày nay. Các tác phẩm đó chính làNhững ngày mới, Duyên Số, Một đời người, Đứa con đầu lòng, Một cơn giận,Nhà mẹ Lê, Người lính cũ, Cái chân què, Gió lạnh đầu mùa, Hai lần chết, Ngườibạn trẻ, Người đầm, Nắng trong vườn, Đói, Người bạn cũ, Trở về, Trong bóng tốibuổi chiều, Cô áo lụa hồng.Tờ báo Ngày nay những năm 1938 -1940 tiếp tục in những truyện ngắn kháccủa Thạch Lam như: Đứa con, Bông hoa rừng, Bóng người xưa, Bên kia sông,Cuốn sách bỏ quên, Một bức thư, Hai đứa trẻ, Buổi sớm, Đêm sáng trăng, Côhàng xén, Tiếng sáo, Tình xưa, Tối ba mươi, Dưới bóng hoàng lan, Sợi tóc…Như vậy, từ năm 1938 đến 1940, số truyện ngắn được Thạch Lam sáng tác ítnhất cũng hơn 30 truyện ngắn. Đa phần các truyện ngắn tiêu biểu đã được tác giảtuyển chọn và được NXB Đời Nay xuất bản ra ba tập truyện ngắn: Gió đầu mùa[1937], Nắng trong vường [1938], Sợi tóc [1942].1.3.3. Quan niệm nghệ thuậtVăn chương là hình thái ý thức xã hội, phản ánh tồn tại xã hội, rõ ràng đây làluận điểm tiến bộ, rõ nét nhất của mĩ học Mác-Lenin, có ý nghĩa cực kỳ quan trongtrong xác định giá trị, chức năng của văn chương nghệ thuật. Từ luận điểm tiến bộđó ta có thể thấy được, điểm nhấn quan trong chính là yếu tố nhận thức. Muốn phảnánh, trước hết phải nhận thức. Chủ thề nhận thức là con người. Sự phản ánh xã hội,dù méo mó hay chính xác, dù đưa ra bất cứ nhận định nào cũng đều bắt nguồn từphản ánh hiện thực. Người cầm bút sáng tác trước tiên phải có nhận thức, có sự hiểubiết về đời sống xã hội và cả bản thân mình. Không có hiểu biết, tức là không có sựnhận thức, mà khi không có sự nhận thức thì văn chương sáng tác ra không thể gọilà văn chương nghệ thuật. Thiên chức cao cả ấy của văn chương không phải nhàvăn nào cũng nhận thức được, dẫu có xác định được thì càng không phải tác phẩmnào cũng thể hiện được.18Một số phương diện của nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Thạch LamNói đến Tự Lực văn đoàn là nói đến một tổ chức quan trọng tiêu biểu choChủ nghĩa lãng mạn văn học dân tộc trước năm 1945 và truyện ngắn của ThạchLam không nằm ngoài khuynh hướng chung đó. Trong văn đoàn ngoài cái tênThạch Lam ra thì vẫn tồn tại những cây bút có tên tuổi như Khái Hưng, Nhất Linh,Hoàng Đạo. Vì thế, Thạch Lam chưa hẳn là người tài nhất, cũng chưa hẳn là ngườiviết văn hay nhất. Tuy nhiên, với nhận thức và phương thức sáng tác riêng biệt, cáitên Thạch Lam có sức ảnh hưởng đối với đời sống văn học thời bấy giờ rất lớn. Đếnnỗi, ở Thạch Lam tồn tại một thứ lãng mạn có sắc diện riêng – lãng mạn kiểu ThạchLam. Nếu như Khái Hưng, Nhất Linh, Hoàng Đạo tập trung các sáng tác của mìnhvào vấn đề của thời đại, của xã hội, làm cho các tác phẩm của họ thừa đi tính miêutả tỉ mỉ bên ngoài mà thiếu hẳn đi sự chia sẻ, đồng cảm đời sống bên trong thìThạch Lam lại chọn cho mình con đường riêng len lỏi vào “ngõ ngách” của tâm hồncon người. Không phải Thạch Lam không quan tâm đến tính xã hội, giai cấp, màThạch Lam cho rằng dù có khác nhau về tầng lớp, có mâu thuẫn giai cấp đến đâu thìcốt lõi bản năng tính thiện, lương tri của con người cần được phát hiện, khai thác vàvun đắp đó mới là cái rung động tinh tế nhất.Thạch Lam cũng đã nhiều lần trình bày về thiên chức của văn chương nghệthuật: “Đối với tôi, văn chương không phải là một cách đem đến cho người đọc sựthoát li hay sự quên; trái lại, văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lựcmà chúng ta có, để vừa tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác, vừalàm cho lòng người được thêm trong sạch và phong phú hơn” [21]. Quan niệm đócủa Thạch Lam đúng với luận điểm tiến bộ của văn chương nghệ thuật và thông quaquan niệm đó cho thấy Thạch Lam rất coi trọng chức năng phản ánh, cải tạo xã hộivà thanh lọc tâm hồn con người.Đọc những tác phẩm của Thạch Lam, chúng ta ít thấy sự đấu tranh, phê phánkịch liệt xã hội như trong những tác phẩm của Nam Cao, Vũ Trọng Phụng hayNguyễn Công Hoan mà dưới ngòi bút điềm tĩnh của Thạch Lam, hiện thực cuộcsống trong tác phẩm vẫn hiện lên chân thực và sinh động, tiêu biểu là các tác phẩm:Hai đứa trẻ, Nhà mẹ Lê, Tối ba mươi. Bên cạnh đó, truyện ngắn Thạch Lam cònphát hiện về vẻ đẹp và nuôi dưỡng tâm hồn con người. Như trong truyện ngắn Giólạnh đầu mùa, Thạch Lam đã lặng lẽ giữ lại cho đời sự đôn hậu, tình yêu thương19Một số phương diện của nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Thạch Lambao la giữa con người với con người. Hay trong truyện ngắn Đói, Thạch Lam đã đặtnhân vật Mai vào hoàn cảnh đáng thương để từ đó khẳng định vẻ đẹp của người phụnữ, vẻ đẹp của sự hi sinh và chịu đựng. Ở truyện ngắn Sợi tóc trong tập truyện ngắncùng tên, Thạch Lam đã để nhân vật của mình đứng trên ranh giới giữa cái thiện vàcái ác, để từ đó cho thấy được tính chân – thiện – mỹ luôn tồn tại trong mỗi conngười. Đôi khi đó cũng là sự kêu gọi giúp đỡ của nhà văn cho những số phận hẩmhiu, nghèo khổ trước cuộc sống tù túng, trì trệ [Hai đứa trẻ, Tối ba mươi]. Có thểthấy, mỗi tác phẩm của Thạch Lam là một bức họa chân thực về cuộc sống và conngười. Văn Thạch Lam vì thế đã trở thành thứ “vũ khí sắc bén” thanh lọc tâm hồncon người.Cho dù thế nào đi nữa, quan điểm sáng tác của Thạch Lam cũng đã đạt đếnmột bước tiến bộ về văn chương nghệ thuật. Ông không những thấy rõ vai trò phảnánh hiện thực khách quan của văn chương, cải thiện xã hội, tức là chức năng nhậnthức của văn học, mà ông còn chỉ ra chức năng giáo dục, cải thiện, nuôi dưỡng tâmhồn con người. Để rồi đây, khi tìm kím lại Thạch Lam trong Tự lực văn đoàn, bêncạnh những người anh Nhất Linh, Hoàng Đạo, ta lại tìm thấy đâu đó sự tỉ mỉ, tinh tếnhẹ nhàng mang một phong cách riêng của một con người tài hoa Thạch Lam. Nếunói nghệ thuật chân chính hướng con người ta đến chân – thiện – mỹ thì vănchương Thạch Lam chính là minh chứng hùng hồn cho điều đó.20Một số phương diện của nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Thạch LamCHƯƠNG 2. KẾT CẤU TRẦN THUẬT TRONG TRUYỆNNGẮN THẠCH LAM2.1. Cốt truyện nghệ thuật2.1.1. Tự sự phi cốt truyệnTừ trước đến nay, các nhà nghiên cứu đa phần đều nhận xét truyện ngắnThạch Lam là một loại truyện đặc biệt. Đặc biệt bởi vì truyện không có cốt truyệnhoặc cốt truyện rất đơn giản. Có thể thấy việc giải phóng cốt truyện không nhữngdựa trên sự hiểu biết lý luận sáng tác mà còn dựa trên mối quan hệ thẩm mỹ giữanhà văn và đời sống. Thạch Lam đã khéo léo hòa trộn giữa thế giới đời sống hiệnthực và đời sống nội tâm phong phú của nhân vật vào tác phẩm bằng việc nội cảmhóa vấn đề. Thạch Lam không chú trọng đi sâu vào các tình tiết gây xung đột nhưNguyễn Công Hoan hay Nam Cao, Vũ Trọng Phụng và tất yếu cũng sẽ không cóđỉnh điểm của mâu thuẫn. Với việc xác định lấy thế giới bên trong con người làmtrung tâm thì tất yếu sẽ góp phần làm cốt truyện trở nên mờ nhạt. Từ đó cốt truyệnsẽ đóng vai trò là phương thức khơi gợi nội tâm. Chính vì thế, phần lớn truyện ngắnThạch Lam thường không có cốt truyện hoặc cốt truyện rất đơn giản nhưng vẫn gâyđược sự hấp dẫn cần có cho người đọc. Đó là những mẫu chuyện của tâm trạng,cảm xúc, của lương tri và tâm hồn.Thạch Lam sáng tác truyện không cần dựa vào những sự kiện lớn lao, nhữngbiến cố khác thường. Thạch Lam khéo léo lựa chọn những thứ rất đời thường đểlàm chất liệu xúc tác. Đó có thể là sự mát mẻ trong lành của buổi sớm mai [Buổisớm], là không khí của đêm giao thừa trong căn phòng nhỏ [Tối ba mươi] hay làcơn gió đầu mùa [Gió lạnh đầu mùa], là một chuyến tàu đêm đi qua phố huyện[Hai đứa trẻ] hay chỉ có thể là khoảnh khắc gặp nhau [Người bạn cũ]…Trước hết, Thạch Lam lựa chọn những thời khắc thiên nhiên đặc biệt để khơigợi lên một số sự việc nào đó diễn ra trong tâm hồn nhân vật để hình thành nên câuchuyện. Chẳng hạn trong truyện ngắn Buổi sớm, cốt truyện thật mờ nhạt, bản thântruyện cũng ít sự kiện. Bối cảnh của truyện chỉ là không khí của buổi sớm mai: từ21Một số phương diện của nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Thạch Lamnhững âm thanh quen thuộc của cuộc sống hằng ngày, tiếng chim hót, ánh nắngnhạt nhòa, đến thứ không khí thanh lọc tâm hồn con người. Những điều đó đã khiếnBình – đứa con trai lầm lỗi một thời với những cuộc vui thâu đêm bất chợt nhận ranhững xúc cảm tươi đẹp của cuộc sống. Bình cảm thấy thương mẹ mình, người phụnữ đã đã lo lắng vì mình quá nhiều. Sự kiện của truyện chỉ xoay quanh việc: thứcgiấc vào buổi sớm, suy tư về cuộc sống về quãng đời của mình, nghĩ về mẹ vàthương mẹ; bày hoa cúng lên bàn thờ tổ tiên. Tương tự như vây, truyện ngắn Dướibóng hoàng lan cũng cho thấy cốt truyện mờ nhạt. Từ khung cảnh bên ngoài ngôinhà đã cũ, đến con đường dẫn vào nhà, cây hoàng lan với hương thơm thoangthoảng và rợp bóng mát đến không gian ấm cung trong gian nhà nhỏ. Những điềuđó làm dấy lên những cảm xúc trong Thanh về người bà đã chăm lo cho mình từnhỏ và một tình cảm không rõ ràng giữa chàng với cô bạn gái nhà bên. Truyện chỉtập trung xoay quanh các sự kiện như: Trở về, cảm giác mát mẻ, bồi hồi; gặp lại,đầm ấm; ra đi, lưu luyến và vấn vương.Thứ hai, tính phi cốt truyện còn thể hiện ở chỗ truyện của Thạch Lam thườngđiểm qua một số nhân vật để làm nổi bật bức tranh xã hội nói chung chứ không tậptrung vào một hay một số nhân vật chính trong câu chuyện để diễn tả một số phậntrọn vẹn. Các nhân vật trong truyện xuất hiện lần lượt và tác giả chỉ điểm qua mộtvài nét cơ bản về số phận và cuộc đời của họ chứ không tập trung miêu tả kỹ tínhcách, hành động hay biến cố xảy đến với nhân vật. Điều này giúp tác gỉa hạn chếđược lời văn, rút gọn được dung lượng nhưng vẫn đảm bảo tính chân thực và sinhđộng cho nội dung của truyện. Truyện Hai đứa trẻ là một truyện ngắn “phi cốttruyện” tiêu biểu. Câu chuyện đơn giản nhưng gây ấn tượng cho người đọc bởi sự tùđọng của phố huyện và sự mòn mỏi đợi chờ của những con người nhỏ bé nơi đây.Tất cả con người ấy xuất hiện lần lượt trong truyện, mỗi người một cảnh đời, khôngai giống ai nhưng ở họ tồn tại một đặc điểm chung là tất cả đều sống trong buồnchán, bế tắc. Cốt truyện đơn giản, truyện không tồn tại biến cố xảy đến với từngnhân vật, nhưng cuộc sống bế tắc, quẩn quanh ấy có thể xem là “biến cố” với chínhhọ: Đó là hình ảnh những đứa trẻ đi nhặt rác cho đến hình ảnh của bà cụ Thi điênxuất hiện – người điên thì cuộc đời dường như vô nghĩa; là gánh hàng nước của mẹcon chi Tí với một gia tài nhỏ bé và một gánh nặng lớn về cơm áo gạo tiền trên đôi22

Video liên quan

Chủ Đề