Phương pháp chọn lọc hàng loạt điều kiện như thế nào

1. Chọn lọc hàng loạt

- Là phương pháp dựa vào những tiêu chuẩn đã định trước để lựa chọn những cá thể tốt nhất làm giống.

2. Kiểm tra năng suất

- Các vật nuôi tham gia chọn lọc được nuôi dưỡng trong cùng một điều kiện, thời gian, rồi dựa vào kết quả đạt được so sánh với những tiêu chuẩn đã định trước để lựa chọn những con tốt nhất giữ lại làm giống.

- Trong thực tiễn sản xuất đòi hỏi giống có năng suất, chất lượng và khả năng chống chịu cao, phù hợp với nhu cầu nhiều mặt và luôn thay đổi của người tiêu dùng.

- Tuy nhiên, có nhiều giống tốt qua một số vụ gieo trồng đã có biểu hiện thoái hóa rõ rệt do sự xuất hiện đột biến và lai giống tự nhiên.

- C​ần chọn lọc giống trong sản xuất để:

+ Phục hồi giống đã có biểu hiện thoái hóa.

+ Tạo ra giống mới, cải tiến giống cũ, đáp ứng được nhu cầu luôn thay đổi của con người.

- Tùy thuộc vào mục tiêu chọn lọc và hình thức sinh sản của đối tượng chọn lọc, người ta lựa chọn phương pháp chọn lọc phù hợp.

- Trong thực tế chọn giống người ta thưởng sử dụng 2 phương pháp cơ bản là chọn lọc hàng loạt và chọn lọc cá thể.

@70981@@10298@@40982@

- Chọn lọc hàng loạt có 2 cách lựa chọn là chọn lọc hàng loạt 1 lần và chọn lọc hàng loạt nhiều lần (2, 3, 4, … lần).

- Chọn lọc hàng loạt 1 lần:

Phương pháp chọn lọc hàng loạt điều kiện như thế nào

+ Nếu giống chọn lọc hàng loạt đã đạt yêu cầu đặt ra (hơn hẳn giống ban đầu hoặc bằng giống đối chứng) thì dừng lại, không cần chọn lọc lần 2.

+ Nếu giống chọn lọc hàng loạt chưa đạt yêu cầu đặt ra, có chất lượng thấp hay thoái hóa nghiêm trọng thì tiếp tục chọn lọc lần 2, 3, 4, …

- Chọn lọc hàng loạt 2 lần:

+ Sau khi chọn lọc lần 1 chưa thu được giống đạt yêu cầu. Lấy giống hàng loạt đã chọn lọc ở lần 1 tiến hành chọn lọc lần 2.

+ Chọn lọc lần 2 cũng thực hiện chọn lọc như lần 1, chỉ khác là trên ruộng chọn giống của năm II người ta gieo trồng giống chọn lọc hàng loạt để thu cây ưu tú. Hạt của những cây này được thu để làm giống cho năm III. Năm III, cũng đem so sánh hạt của cây đã chọn với giống khởi đầu và đối chứng.

+ Đến khi thu được giống đạt yêu cầu thì dừng lại.

* Điểm giống và khác nhau giữa chọn lọc hàng loạt 1 lần và 2 lần.

Phương pháp chọn lọc hàng loạt điều kiện như thế nào

+ Giống nhau: đều dựa trên kiểu hình để chọn lọc.

+ Khác nhau:

- Chọn lọc hàng loạt 1 lần: chỉ chọn 1 lần trên đối tượng ban đầu.

- Chọn lọc hàng loạt 2 lần: chọn tiếp lần 2 trên đối tượng đã qua chọn lọc lần 1.

* Kết luận

- Cách tiến hành chọn lọc hàng loạt: từ giống ban đầu \(\rightarrow\) chọn những cá thể tốt nhất \(\rightarrow\) thu hoạch chung làm giống cho vụ sau \(\rightarrow\) so sánh với giống ban đầu và giống đối chứng. Nếu:

+ Giống thu được đạt yêu cầu thì dừng lại.

+ Giống thu được chưa đạt yêu cầu thì tiến hành chọn lọc lần 2, 3, 4, ….

- Ưu điểm:

+ Đơn giản, dễ thực hiện.

+ Ít tốn kém, có thể áp dụng rộng rãi.

- Nhược điểm: Không kết hợp được chọn lọc dựa trên kiểu hình với đánh giá kiểm tra kiểu gen.

- Phạm vi ững dụng: cây tự thụ phấn, cây giao phấn và vật nuôi.

* Lưu ý: Chọn lọc hàng loạt thường đem lại kết quả nhanh ở thời gian đầu, nâng sức sản xuất đến một mức độ nào đó rồi dừng lại.

@70982@@40985@

Phương pháp chọn lọc hàng loạt điều kiện như thế nào

- Cách tiến hành:

Từ giống khởi đầu \(\rightarrow\) chọn ra những cá thể ưu tú \(\rightarrow\) nhân lên thành từng dòng riêng rẽ \(\rightarrow\) so sánh với giống khởi đầu và giống đối chứng \(\rightarrow\) chọn ra dòng tốt nhất để làm giống.

- Ưu điểm: Kết hợp được chọn lọc dựa trên kiểu hình với đánh giá kiểm tra kiểu gen.

- Nhược điểm:

+ Công phu, tốn kém hơn chọn lọc hàng loạt.

+ Theo dõi chặt chẽ, khó áp dụng rộng rãi.

- Phạm vi ứng dụng:

+ Cây nhân giống vô tính, cây tự thụ phấn, cây giao phấn.

+ Vật nuôi: kiểm tra giống đực.

* So sánh chọn lọc hàng loạt và chọn lọc cá thể:

+ Giống nhau: đều là chọn lựa giống tốt, chọn lọc 1 lần hay nhiều lần

+ Khác nhau:

Chọn lọc hàng loạt

Chọn lọc cá thể

Giống chọn lọc được gieo chung

Giống chọn lọc được gieo riêng rẽ theo từng dòng

Chủ yếu dựa vào kiểu hình

Kết hợp chọn lọc kiểu hình với việc kiểm tra kiểu gen

Đơn giản, dễ làm, ít tốn kém, áp dụng rồng rãi

Công phu, theo dõi chặt chẽ, khó áp dụng rộng rãi

@70983@@70984@

Câu hỏi: Đặc điểm của chọn lọc hàng loạt là:

A. Nhanh gọn.

B. Tốn kém.

C. Khó thực hiện.

D. Sử dụng để chọn gia cầm đực sinh sản.

Lời giải:

Đáp án:A. Nhanh gọn.

Giải thích:Đặc điểm của chọn lọc hàng loạt là: Nhanh gọn

Cùng Top lời giải tìm hiểu nội dung Chọn lọc giống vật nuôi dưới đây nhé

I. Các chỉ tiêu cơ bản để đán giá chọn lọc vật nuôi

1. Ngoại hình thể chất

a) Ngoại hình là hình dáng bên ngoài của con vật mang đặc điểm đặc trưng riêng của giống, qua đó thể hiện nhận định tình trạng sức khoẻ, cấu trúc hoạt động của các bộ phận bên trong cơ thể và dự đoán khả năng sản xuất của vật nuôi.

b) Thể chất là chất lượng bên trong cơ thể vật nuôi. Được hình thành bởi tính di truyền và điều kiện phát triển cá thể vật nuôi. Thể chất có liên quan đến sức sản xuất và khả năng thích nghi với điều kiện môi trường sống của con vật nuôi.

2. Khả năng sinh trưởng, phát dục

Khả năng sinh trưởng vật nuôi thường được đánh giá dựa vào: Tốc độ tăng khối lượng cơ thể (tính bằng g/ngày hay kg/tháng) và mức tiêu tốn thức ăn (số kg thức ăn để tăng 1kg khối lượng cơ thể)

Khả năng phát dục của vật nuôi được đánh giá bằng thời gian tính dục và thuần thục tính dục ở mỗi loài

Khả năng sinh trưởng, phát dục là căn cứ quan trọng đánh giá chọn lọc. Con vật được chọn làm giống phải có khả năng sinh trưởng, phát dục tốt, lớn nhanh, mức tiêu tốn thức ăn thấp, cơ thể phát triển hoàn thiện, thành thục dục tính rõ, phù hợp độ tuổi từng giống.

3. Sức sản xuất

Sức sản xuất là mức độ sản xuất ra sản phẩm của như : khả năng làm việc, khả năng sinh con, cho thịt, cho trứng, sữa,…

Giống vật nuôi khác nhau có sức sản xuất khác nhau, tuy nhiên còn phụ thuộc vào chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng và đặc điểm cá thể.

II. Một số phương pháp chọn lọc giống vật nuôi

1. Chọn lọc hàng loạt:

Là phương pháp được áp dụng khi cần chọn lọc một số lượng nhiều vật nuôi một lúc hay trong thời gian ngắn, thường sử dụng chọn giống tiểu gia súc và gia cầm cái sinh sản.

Trước khi chọn lọc, người ta đặt ra các chỉ tiêu cụ thể và các chỉ tiêu chọn lọc đối với con vật giống. Sau đó dựa vào các số liệu theo dõi được trên đàn vật nuôi để lựa chọn. Những cá thể đạt tiêu chuẩn giữ làm giống.

Ưu điểm: Nhanh, đơn giản, dễ thực hiện, không tốn kém, có thể thực hiện ngay trong điều kiện sản xuất nhưng hiệu quả chọn lọc không cao.

2. Chọn lọc cá thểđược tiến hành tại các trung tâm giống để chọn lọc vật nuôi cần đạt yêu cầu cao về chất lượng giống (đực giống), quá trình chọn lọc gồm 3 bước:

a) Chọn lọc tổ tiên là dựa vào lí lịch để xem xét các đời tổ tiên con vật tốt hay xấu và dự đoán các phẩm chất sẽ có được ở đời con. Cá thể nào có tổ tiên tốt về nhiều mặt là cá thể có triển vọng tốt.

b) Chọn lọc bản thân là các con vật tham gia chọn lọc trong điều kiện tiêu chuẩn về chuồng trại, chăm sóc nuôi dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định tuỳ loại và được theo dõi chặt chẽ về các chỉ tiêu chọn lọc (kiểm tra năng suất cá thể), những cá thể có kết quả kiểm tra tốt sẽ được chọn làm giống.

c) Kiểm tra đời sau

Xác định khả năng di truyền các tính trạng tốt của bản thân con vật cho đời sau. Khi đánh giá, người ta căn cứ vào phẩm chất của đời con để quyết định có tiếp tục sử dụng bố hoặc mẹ chúng làm giống hay không.

Hiệu quả chọn lọc cao nhưng cần nhiều thời gian, điều kiện cơ sở vật chất tốt, trình độ khoa học – kĩ thuật cao

III. Những thành tựu đạt được trong quá trình chọn lọc giống phát triển.

1. Nhiều loại giống mới được sử dụng có hiệu quả

– Giống lợn:sử dụng các giống Yorkshire, Landrace, Duroc, Pietrian, Pietrian kháng Stress và một số giống lợn ngoại có nguồn gốc khác nhau; tỷ lệ giống lợn ngoại, 2-3 máu ngoại được nghiên cứu và chăn nuôi tại các trang trại ngày càng tăng; đã lựa chọn được một số công thức lai phù hợp với các phương thức chăn nuôi khác nhau.

– Giống gia cầm:giống gia cầm đa dạng về chủng loại. Năng suất, chất lượng một số giống cũng đã cải thiện, trong đó đáng chú ý là các giống gà hướng thịt lông màu, giống vịt chuyên thịt. Trong nước đã chủ động sản xuất được một số giống gà lông màu, giống vịt. Đã chọn lọc, lai tạo được nhiều bộ giống, tổ hợp lai gà, vịt phù hợp với một số phương thức chăn nuôi khác nhau. (Vịt siêu thịt lúc 56 ngày tuổi có khối lượng 3,2-3,6 kg/con, con lai với vịt địa phương 2,8-3,2 kg/con).

Nhìn chung, chăn nuôi gia cầm đã áp dụng nhiều công thức lai nhằm khai thác ưu thế lai ở đời sau để tăng thêm giá trị khoảng 8-9 %.

– Giống bò:Các giống bò sữa cao sản nguồn gốc ôn đới như HF, bò lai HF với tỷ lệ máu khác nhau có thể nuôi tại 1 số vùng sinh thái. Bình quân, năng suất sữa đạt trên 5.000 kg/con/năm đối với bò HF thuần (đoạn 2011-2016).

Các giống bò thịt như Red unges, Drosmaster , Brarman…đã được CN phổ biến. Nhiều giống bò bản địa được chọn lọc và cải thiện…công tác cải tạo giống nâng cao, đưa CN bò thịt ngày càng phát triển. Nhiều trang trại CN hàng vạn con, tạo hình ảnh mới về CN bò thịt tại VN.

2. Các giống bản địa phát huy lợi thế

– Một số giống vật nuôi bản địa (lợn Móng Cái, bò nền, bò H’Mông, trâu và nhất là các giống gà như: gà Tiên Yên, gà Hồ, gà Mía, gà Đông Tảo…) được nghiên cứu, bảo tồn nguồn gen và phát huy nhiều lợi thế về chất lượng, sự thích nghi với điều kiện và phương thức nuôi tại Việt Nam.

– Đối với các giống gia cầm, hàng năm ước tính có khoảng trên 150 triệu con thương phẩm được sản xuất.

– Đa số các tỉnh có đàn bò lớn như Nghệ An, Thanh Hoá, Sơn La, Gia Lai, Quảng Ngãi, Bình Định…đều thực hiện tốt chương trình thụ tinh nhân tạo bò và coi đây là giải pháp quan trọng trong việc “Zebu hoá” đàn bò địa phương, kết hợp hài hoà với chăm sóc và nuôi dưỡng nhằm cải tiến cả chất lượng và số lượng bò tại địa phương.