Phương pháp giáo dục môi trường cho học sinh tiểu học

1. Mục tiêu giáo dục bảo vệ môi tr­ường ở cấp tiểu học nhằm

- Học sinh b­ước đầu có khả năng

2. Tầm quan trọng của việc giáo dục BVMT trong trường tiểu học.

          - Tiểu học là cấp học nền tảng, là cơ sở ban đầu rất quan trọng trong việc đào tạo các em trở thành các công dân tốt cho đất nước “cái gì (về nhân cách) không làm được ở cấp Tiểu học thì khó làm được ở các cấp học sau”

          - GDBVMT nhằm làm cho các em hiểu và hình thành, phát triển ở các em thói quen, hành vi ứng xử văn minh, lịch sự và thân thiện với môi trường. Bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, những xúc cảm, xây dựng cái thiện và hình thành thói quen, kĩ năng sống BVMT cho các em.

          - Số lượng HS tiểu học rất đông chiếm khoảng gần 10% dân số. Con số này sẽ nhân lên nhiều lần nếu các em biết và thực hiện được tuyên truyền về BVMT trong cộng đồng, tiến tới tương lai có cả một thế hệ biết bảo vệ môi trường

Để thực hiện đ­ược mục tiêu, nội dung giáo dục BVMT trong trư­ờng tiểu học hiện nay, con đ­ường tốt nhất là :

Show

- Tích hợp lồng ghép nội dung GDBVMT qua các môn học.

- Đ­a GDBVMT trở thành một nội dung của hoạt động NGLL.

- Quan tâm tới môi tr­ờng địa ph­ơng, thiết thực cải thiện môi tr­ờng địa phư­ơng, hình thành và phát triển thói quen ứng xử thân thiện với môi trư­ờng.

VI- Ph­ương thức, ph­ương pháp và hình thức tích hợp, lồng ghép giáo dục bảo vệ môi tr­ờng qua các môn học

* Học viên làm việc:

  1. Xác định các mức độ và cách thức lồng ghép GDBVMT qua các môn học.
  2.  Theo anh (chị) cần sử dụng những phư­ơng pháp nào để GDBVMT?
  3. GDBVMT qua những hình thức nào?

2.1/  Ph­ương thức tích hợp, lồng ghép

- Mức độ 1: Nội dung của bài học phù hợp với mục tiêu và nội dung giáo dục bảo vệ môi trư­ờng.

- Mức độ 2:  Một số phần của bài học phù hợp với nội dung giáo dục bảo vệ môi tr­ường.

- Mức độ 3: Nội dung của bài học có điều kiện liên hệ lôgic với nội dung giáo dục bảo vệ môi trường.

2.2/ H­ướng dẫn lồng ghép giáo dục bảo vệ môi tr­ường theo từng mức độ

a) Mức độ 1 (lồng ghép toàn phần)

          - Đối với bài học lồng ghép giáo dục bảo vệ môi tr­ường mức độ này, giáo viên giúp học sinh hiểu, cảm nhận đầy đủ và sâu sắc nội dung bài học chính là góp phần giáo dục trẻ một cách tự nhiên về ý thức bảo vệ môi trư­ờng. Các bài học này là điều kiện tốt nhất để nội dung giáo dục bảo vệ môi trư­ờng phát huy tác dụng đối với học sinh thông qua môn học.

b) Mức độ 2 (lồng ghép bộ phận)   

          - Khi dạy học các bài học tích hợp ở mức độ này, giáo viên cần l­ưu ý:

          - Nghiên cứu kĩ nội dung bài học.

          - Xác định nội dung giáo dục bảo vệ môi tr­ường tích hợp vào bài học là gì?

          - Nội dung giáo dục bảo vệ môi trư­ờng tích hợp vào nội dung nào, hoạt động dạy học nào              trong quá trình tổ chức dạy học?

          -  Cần chuẩn bị thêm đồ dùng dạy học gì?

          -  Khi tổ chức dạy học, giáo viên tổ chức các hoạt động dạy học bình th­ường, phù hợp với hình thức tổ chức và ph­ương pháp dạy học của bộ môn. Trong quá trình tổ chức các hoạt động dạy học giáo viên giúp học sinh hiểu, cảm nhận đầy đủ và sâu sắc phần nội dung bài học liên quan đến giáo dục bảo vệ môi tr­ường (bộ phận kiến thức có nội dung giáo dục bảo vệ môi trư­ờng) chính là góp phần giáo dục trẻ một cách tự nhiên về ý thức bảo vệ môi trư­ờng. Giáo viên cần l­ưu ý khi lồng ghép, tích hợp phải thật nhẹ nhàng, phù hợp, và phải đạt mục tiêu của bài học theo đúng yêu cầu của bộ môn .

c)* Mức độ 3 (liên hệ)

          - Khi chuẩn bị bài dạy, giáo viên cần có ý thức tích hợp, chuẩn bị những vấn đề gợi mở, liên hệ nhằm giáo dục cho học sinh hiểu biết về môi trư­ờng, có kĩ năng sống và học tập trong môi trư­ờng phát triển bền vũng.

          - Khi tổ chức dạy học, giáo viên tổ chức các hoạt động dạy học bình th­ờng, phù hợp với hình thức tổ chức và ph­ơng pháp dạy học của bộ môn. Trong quá trình tổ chức các hoạt động dạy học, giáo viên tổ chức, h­ớng dẫn học sinh liên hệ, mở rộng về GDBVMT thật tự nhiên, hài hòa, đúng mức, tránh lan man, sa đà, g­ợng ép, không phù hợp với đặc tr­ng bộ môn.

2.3/  Ph­ương pháp

          - Ph­ương pháp thảo luận

          - Phư­ơng pháp quan sát

          - Ph­ương pháp trò chơi

          - Ph­ương pháp tìm hiểu, điều tra

2.4/ Hình thức lồng ghép

          - Giáo dục thông qua các tiết học trên lớp .

          - Giáo dục thông qua các tiết học ngoài thiên nhiên , ở môi tr­ường bên ngoài tr­ường lớp như­ môi tr­ường ở địa ph­ương.

          - Giáo dục qua việc thực hành làm vệ sinh môi tr­ường lớp học sạch, đẹp ; thực hành giữ trường, lớp học sạch, đẹp.

          - Giáo dục với cả lớp hoặc nhóm học sinh. 

ST

Các tin khác

Xem thêm...

Việc giáo dục bảo vệ môi trường (GDBVMT) thường được tích hợp qua nội dung của một số môn học, trong đó có môn Địa lí. Do đó, để việc giáo dục có hiệu quả, không khiên cưỡng, GV cần căn cứ vào nội dung của các bài học cụ thể,  lựa chọn một số ý trong bài viết này để giảng dạy cho phù hợp và không làm quá tải nội dung bài.

Mục đích của việc đưa GDBVMT vào trong nhà trường thông qua các môn học là nhằm giúp HS có được một số kiến thức phổ thông cơ bản về môi trường (MT); biết được hiện trạng về MT, nguyên nhân và hậu quả của hiện tượng suy giảm tài nguyên, suy thoái và ô nhiễm MT. Từ đó, hình thành ở HS có thái độ và hành vi ứng xử thân thiện, phù hợp với MT. Vì vậy, trong quá trình dạy học, GV cần quan tâm và sử dụng một số phương pháp dạy học có nhiều khả năng thực hiện được mục đích này. Đó là:

     – Phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan ( PP trực quan)

        Trong dạy học Địa lí, việc sử dụng các phương tiện trực quan  có một ý nghĩa lớn, bởi vì HS chỉ có thể quan sát được một số các vấn đề về MT trên thực tế, còn phần lớn các vấn đề MT ở Việt Nam và trên thế giới HS không có điều kiện quan sát trực tiếp, mà chỉ có thể nhận biết được trên cơ sở các phương tiện trực quan.

      Phương tiện trực quan (PTTQ) trong dạy học Địa lí khá đa dạng, song các tranh ảnh; băng, đĩa hình có nội dung về MT giúp HS có thể dễ dàng nhận biết được những vấn đề của MT như hiện tượng ô nhiễm không khí, nguồn nước ; hiện tượng xói mòn, sạt lở đất…

       Bản chất của PP sử dụng tranh ảnh, băng, đĩa hình là PP hướng dẫn HS quan sát, phân tích các hình ảnh để lĩnh hội kiến thức. Khi hướng dẫn HS quan sát, trước hết GV cần xác định mục đích, yêu cầu quan sát ; sau đó yêu cầu HS xác định xem bức tranh/ đoạn băng đó thể hiện hiện tượng gì, vấn đề gì và ở đâu, mô tả hiện tượng ; cuối cùng GV gợi ý HS nêu nguyên nhân và hậu quả của hiện tượng.

Phương pháp thảo luận

     Bản chất của PP thảo luận là tổ chức cho HS thảo luận theo lớp hoặc nhóm về các vấn đề  MT có liên quan đến nội dung bài học. PP này tạo cho HS cơ hội trình bày ý kiến, suy nghĩ của mình và để nghe ý kiến của các bạn trong lớp về một vấn đề nào đó. PP thảo luận thường được sử dụng khi GV muốn biết ý kiến và kinh nghiệm của HS trước một vấn đề đặt ra. Qua thảo luận, GV có thể đánh giá được sự hiểu biết, thái độ, cảm xúc của HS, khuyến khích HS hình thành chính kiến có cơ sở  của mình đối với vấn đề đang thảo luận.

     Cũng như một số PP khác, khi sử dụng PP thảo luận, trước hết GV cần xác định rõ ràng mục tiêu thảo luận, sau đó nêu vấn đề/ câu hỏi thảo luận.

     Hình thức thảo luận có thể là thảo luận cả lớp hoặc nhóm. Nếu là thảo luận nhóm thì trước hết phải chia nhóm, bố trí chỗ ngồi cho các nhóm; sau đó GV giao nhiệm vụ cho các nhóm., các nhóm có thể thảo luận cùng một vấn đề hoặc mỗi nhóm thảo luận một  vấn đề tuỳ thuộc vào nội dung bài học.

    Sau khi HS thảo luận, GV tóm tắt các ý kiến thảo luận và chốt lại các ý chính.

       Ví dụ: Các nhóm cùng thảo luận về tác động của hoạt động khai thác than đến MT hoặc một số nhóm thảo luận về hoạt động khai thác than và vấn đề ô nhiễm  nước, một số nhóm thảo luận về hoạt động khai thác than và vấn đề ô nhiễm đất…

– Phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề

     Phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề nhằm phát triển năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề của HS.

     Bản chất của PPDH phát hiện và giải quyết vấn đề là đặt ra trước HS các vấn đề nhận thức có chứa đựng mâu thuẫn giữa cái đã biết và cái chưa biết, chuyển HS vào tình huống có vấn đề, kích thích họ tự lực, chủ động và có nhu cầu mong muốn giải quyết vấn đề.

     Mấu chôt của PPDHGQVĐ là tạo ra các tình huống có vấn đề phù hợp với trình độ nhân thức của HS. Tình huống đặt ra nếu quá dễ hoặc quá khó đều không đưa lại sự ham muốn giải quyết vấn đề và vì thế nó không trở thành tình huống có vấn đề. Việc tạo tình huống có vấn đề kết thúc ở chỗ vấn đề được nêu lên dưới hình thức câu hỏi nêu vấn đề.

     Ví dụ  1 tình huống có vấn đề : Việc khai thác than ở Quảng Ninh đã làm cho Vịnh Hạ Long bị ô nhiễm. Vậy có nên ngừng hoạt động khai thác than để  bảo vệ môi trường cho Di sản thiên nhiên thế giới và phát triển du lịch ? Làm thế nào để vừa có thể phát triển công nghiệp khai thác than, vừa bảo vệ được vịnh Hạ Long khỏi bị ô nhiễm ?

Phương pháp tham quan, điều tra, khảo sát thực địa

     Phương pháp tham quan, điều tra, khảo sát thực địa không chỉ là PPDH đặc trưng của bộ môn Địa Lí, mà còn là phương pháp đạt hiệu quả cao trong GDBVMT. PP này không chỉ giúp HS kiểm nghiệm các kiến thức đã học trên lớp, mà còn phát triển kĩ năng quan sát và rèn luyện hành vi ứng xử phù hợp với MT.

     Việc tham quan, khảo sát thực địa  giúp HS cảm nhận được sự phong phú, đa dạng, vẻ đẹp của tự nhiên; đồng thời qua đó thấy được hiện trạng cũng như một số vấn đề của MT, nguyên nhân và hậu quả của sự suy giảm, suy thoái và ô nhiễm MT.

     Phương pháp này có thể tiến hành dưới các hình thức:

         + Tổ chức cho HS đi tham quan, học tập ở các khu bảo tồn thiên nhiên, danh lam thắng cảnh….

        + Tổ chức cho các nhóm HS điều tra, khảo sát tình hình MT ở địa phương và viết báo cáo ( kết quả khảo sát, phương án cải thiện MT)

    Việc tổ chức cho các nhóm HS điều tra, khảo sát có thể tiến hành giao cho HS thực hiện các dự án nhỏ, phù hợp với điều kiện của nhà trường và với trình độ của HS.

 – Dạy học theo dự án  là một hình thức dạy học, trong đó HS thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, gắn với thực tiễn, kết hợp lí thuyết với thực hành, tự lực lập kế hoạch và thực hiện. Hình thức làm việc chủ yếu là theo nhóm, kết quả thực hiện dự án là những sản phẩm hành động có thể giới thiệu được

    Ví dụ : Dự án ‘Tìm hiểu vấn đề môi trường ở địa phương’

        Bước 1 : Xác định chủ đề

           Mỗi nhóm  có thể chọn một trong những vấn đề tiêu biểu cho MT ở địa phương như : ô nhiễm nước, không khí ; suy giảm tài nguyên khoáng sản…

        Bước 2 : Xây dựng đề cương

           + Hiện trạng môi trường ở địa phương

           +  Nguyên nhân và hậu quả

           + Giải pháp khắc phục

       Bước 3 : Xác định thời gian và phương pháp tiến hành

           + Thời gian thực hiện dự án : 1 tuần  ( hoặc 2 tuần, 1 tháng…)

          + Phương pháp tiến hành : Khảo sát thực địa ; phân tích tài liệu địa lí địa phương, các báo cáo của cơ quan có thẩm quyền ; phỏng vấn người dân địa phương…

       Bước 4 : Thực hiện dự án

          + Lựa chọn địa điểm khảo sát   . Khảo sát thực tế, thu thập thông tin từ các nguồn tài liệu khác nhau và phỏng vấn nhân dân về hiện trạng của MT, nguyên nhân, hậu quả và biện pháp giải quyết.

          + Xử lí thông tin và viết báo cáo

       Bước 5 : Giới thiệu sản phẩm ( các bài viết, tranh ảnh , biểu đồ, bảng số liệu…)

       Bước 6 : Đánh giá.

         + GV tổ chức cho HS tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau về kết quả làm việc của từng nhóm.

           + GV tổng kết, đánh giá về phương pháp tiến hành và kết quả làm việc của từng nhóm.

Mua bán piano Nhật

, Dạy Học mat xa, dạy massage body, Mi Katun