Public sector auditor là gì kiểm toán viên quốc doanh năm 2024

Công ty TNHH Kiểm toán AGS thành lập năm 2015. Khách hàng là doanh nghiệp Nhật Bản tại Hà Nội, Vinh, Đà Nẵng, TP. HCM.

About us

Công ty TNHH Kiểm toán AGS thành lập năm 2015. Giới thiệu về Công ty https://www.ags-vina.com/intro/audit Lịch sử phát triển: 2016: Hội viên chính thức của VACPA - Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam.(VACPAの公式ページはコチラ) 2016 Tham gia LỄ TRAO GIẤY CHỨNG NHẬN HỘI VIÊN TỔ CHỨC KHU VỰC PHÍA NAM *** Thực hiện hơn 30 dự án M&A, các nghiệp vụ thẩm định tài chính - thuế và định giá doanh nghiệp liên quan. Cụ thể: 2019: Doanh nghiệp bất động sản Nhật Bản => Doanh nghiệp quản lý bất động sản Việt Nam 2019: Doanh nghiệp sản xuất gas công nghiệp Nhật Bản => Doanh nghiệp mua bán, sản xuất gas công nghiệp Việt Nam 2021: Doanh nghiệp sản xuất phụ tùng xe hai bánh Nhật Bản => Doanh nghiệp sản xuất Việt Nam 2021: Doanh nghiệp điện lực Nhật Bản => Doanh nghiệp phát điện Việt Nam 2021: Doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm sức khỏe OEM Nhật Bản => Doanh nghiệp dịch vụ ăn uống Việt Nam ==== (*) Văn phòng làm việc của chúng tôi: >> TP. Hà Nội: - Tòa nhà Hoàng Sâm, số 260-262 Bà Triệu, P. Lê Đại Hành, Q. Hai Bà Trưng. >> TP. Vinh - Tầng 3, tòa nhà An Phát Complex, đại lộ 72, xã Nghi Phú, TP. Vinh, Nghệ An >> TP.Đà Nẵng: - Tầng 4, Tòa nhà Sunrise, số 52 Đường 2/9, phường Hòa Cường Nam, Quận Hải Châu >> TP. HCM: - Tòa nhà Harbour View, số 35 Nguyễn Huệ, P. Bến Nghé, quận 1. - Tòa nhà IBC, số 1A Công Trường Mê Linh, P. Bến Nghé, quận 1. Công ty Kiểm toán AGS hiện nay là một trong những công ty cung cấp dịch vụ Kiểm toán, Tư Vấn Thuế, Tư vấn tài chính có chất lượng dịch vụ tốt và là nhà cung cấp dịch vụ lớn uy tín ở Việt Nam. Cho đến nay thì 99% khách hàng của công ty là các doanh nghiệp có vốn đầu tư Nhật Bản đang hoạt động tại Việt Nam. (*) Liên hệ với chúng tôi: Ứng tuyển tại: https://www.ags-vina.com/recruit/ApplyAudit

Industry

Accounting

Company size

11-50 employees

Headquarters

Hà Nội

Founded

2015

Specialties

Auditing, Tax, Accounting, Japan, Vietnam, and Law

Updates

  • 1. Hồ sơ kiểm toán là gì? Theo Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 230, hồ sơ kiểm toán là các tài liệu do kiểm toán viên lập, phân loại, sử dụng và lưu trữ trong một cuộc kiểm toán. Hồ sơ kiểm toán bao gồm mọi thông tin cần thiết liên quan đến cuộc kiểm toán đủ làm cơ sở cho việc hình thành ý kiến của kiểm toán viên và chứng minh rằng cuộc kiểm toán đã được thực hiện theo đúng các Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam hoặc Chuẩn mực quốc tế được chấp nhận 2. Giấy tờ cần có trong hồ sơ kiểm toán Hồ sơ kiểm toán cần có các loại giấy tờ sau: 🔆 Quyết định về hoạt động kiểm toán; 🔆 Báo cáo quyết toán ngân sách và báo cáo tài chính được kiểm toán; 🔆 Bản kế hoạch kiểm toán tổng quan/chi tiết; 🔆 Bản giải trình của nơi được kiểm toán; 🔆 Nhật ký làm việc của kiểm toán viên/tổ chức kiểm toán 🔆 Biên bản xác nhận về hoạt động kiểm toán; 🔆 Biên bản xác nhận về số liệu cũng như tình hình kiểm toán của kiểm toán viên; 🔆 Báo cáo kiểm toán; 🔆 Các hồ sơ tài liệu khác liên quan về hoạt động kiểm toán. 3. Phân loại hồ sơ kiểm toán Hồ sơ kiểm toán thường được phân làm 2 loại chính: Hồ sơ kiểm toán chung (permanent file) và hồ sơ kiểm toán năm (current file). 4. Quy định thời gian lưu trữ hồ sơ kiểm toán Thời hạn lưu hồ sơ kiểm toán tối thiểu là 10 năm. Nguồn: https://lnkd.in/gQE2p3CX
  • Quyền và nghĩa vụ của đơn vị được kiểm toán 🌿Quyền của đơn vị được kiểm toán Luật kiểm toán độc lập 2011 quy định về quyền của đơn vị được kiểm toán như sau: 🔆 Chọn lựa doanh nghiệp, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam và các kiểm toán viên đủ điều kiện hành nghề theo quy định pháp luật để giao kết hợp đồng kiểm toán, trừ một số trường hợp theo quy định. 🔆 Yêu cầu doanh nghiệp kiểm toán cung cấp thông tin trong hồ sơ đăng ký hành nghề kiểm toán và thông tin về kiểm toán viên hành nghề, doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam. 🔆 Có thể từ chối cung cấp thông tin không liên quan đến nội dung kiểm toán. 🔆 Được đề nghị thay thành viên tham gia kiểm toán khi có bằng chứng chứng minh thành viên đó vi phạm nguyên tắc hoạt động kiểm toán độc lập. 🔆 Thảo luận và giải trình bằng văn bản với những vấn đề chưa phù hợp. 🔆 Khiếu nại về hành vi trái pháp luật của các thành viên tham gia cuộc kiểm toán. 🔆 Yêu cầu bồi thường khi doanh nghiệp kiểm toán gây thiệt hại. 🔆 Các quyền khác theo quy định của pháp luật. 🌿Nghĩa vụ của đơn vị được kiểm toán Luật kiểm toán độc lập 2011 quy định nghĩa vụ của đơn vị kiểm toán như sau: 🔆 Phải cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời thông tin theo yêu cầu của kiểm toán viên và chịu trách nhiệm hoàn toàn trước pháp luật về các thông tin, tài liệu đã cung cấp. 🔆 Thực hiện các yêu cầu của kiểm toán viên về việc thu nhập bằng chứng kiểm toán theo yêu cầu của chuẩn mực kiểm toán, điều chỉnh các sai sót để báo cáo kiểm toán không có các ý kiến ngoại trừ. Trong trường hợp không điều chỉnh các sai sót theo ý kiến của đơn vị kiểm toán, cần giải trình bằng văn bản 🔆 Phối hợp, tạo điều kiện cho kiểm toán viên hành nghề kiểm toán. 🔆 Không được có những hành vi hạn chế phạm vi các vấn đề cần kiểm toán. 🔆 Nghiên cứu đề nghị của doanh nghiệp kiểm toán về những vấn đề sai sót trong báo cáo tài chính để có biện pháp khắc phục kịp thời. 🔆 Thông báo kịp thời, đầy đủ vi phạm trong hoạt động kiểm toán cho Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. 🔆 Thanh toán toàn bộ chi phí cho dịch vụ kiểm toán như đã ký trong hợp đồng. 🔆 Trường hợp ký hợp đồng với doanh nghiệp kiểm toán từ 3 năm liên tục trở lên, yêu cầu doanh nghiệp kiểm toán phải thay đổi kiểm toán viên ký báo cáo kiểm toán. 🔆 Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. Nguồn: https://lnkd.in/gsHE3fuF
  • Vì sao ngành kế toán - kiểm toán luôn hot ? Kế toán - Kiểm toán luôn là ngành nghề được rất nhiều bạn sinh viên lựa chọn trong con đường sự nghiệp của mình. Hầu hết các trường thuộc khối kinh tế đều đào tạo chương trình kế toán, từ đó có thể thấy khối lượng nhân sự thuộc chuyên ngành Kế toán - Kiểm toán không phải là con số nhỏ. Vậy, vì sao ngành Kế toán - Kiểm toán lại “hot” đến vậy? 1. Nhu cầu nguồn nhân lực ngành Kế toán - Kiểm toán không ngừng tăng lên Trong bối cảnh toàn cầu hóa cũng như cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, nhu cầu về các dịch vụ tài chính, đặc biệt là đối với kế toán - kiểm toán không ngừng tăng lên. Ở Việt Nam hiện nay có không dưới 100 công ty lớn nhỏ cung cấp các dịch vụ Kế toán - Kiểm toán, bên cạnh đó, các doanh nghiệp ở Việt Nam ngày một nhiều và mỗi doanh nghiệp thường cần 2 - 5 nhân viên kế toán. Đây là một bộ phận không thể thiếu trong bất kỳ công ty, doanh nghiệp hay tổ chức nào, do đó nguồn cầu về nhân lực của ngành Kế toán mỗi lúc một tăng lên. 2. Đặc thù tạo nên sự khác biệt Cũng như ngành Y hay ngành Luật, Kế toán - Kiểm toán luôn đòi hỏi kế toán, kiểm toán viên phải có những kiến thức đặc thù, chuyên sâu cũng như các phẩm chất cần thiết. Kế toán là “ngôn ngữ” của kinh doanh, nhiệm vụ của kế toán là có thể “số hóa” những sự kiện kinh tế phát sinh của doanh nghiệp, lập nên báo cáo tài chính để cung cấp thông tin cho nhà quản trị, cho cổ đông, cơ quan quản lý nhà nước,... Nghe tưởng chừng đơn giản nhưng nhiệm vụ và trách nhiệm của các kế toán, kiểm toán viên là rất lớn, Kế toán, Kiểm toán viên hiện đại sẽ không chỉ còn là người ghi chép sổ sách mà còn là người biết phân tích số liệu, đánh giá thông tin và hỗ trợ nhà quản trị ra quyết định phù hợp. 3. Dễ nhảy việc Là một kế toán, bạn có thể lựa chọn cho mình làm việc trong một công ty khoảng một vài năm để lấy kinh nghiệm, sau đó tìm kiếm các doanh nghiệp khác có chế độ tốt hơn để nhảy việc. Trong số các nghề thì nghề kế toán dễ nhảy việc hơn, nhu cầu tìm kiếm và tuyển dụng kế toán của các công ty cũng cao hơn. 4. Ngành Kế toán - Kiểm toán có thu nhập ổn định Theo kết quả khảo sát cho thấy, mức lương đãi ngộ cho vị trí Trưởng phòng kế toán có 5 - 7 năm kinh nghiệm dao động từ 40 - 50 triệu đồng/tháng. Đối với sinh viên mới tốt nghiệp thì sẽ dao động ở mức 3 - 8.4 triệu đồng. 5. Cơ hội học tập và rèn luyện bản thân Bạn có cơ hội trải nghiệm nhiều vị trí khác nhau trong những lĩnh vực khác nhau trong ngành công nghiệp kế toán, vì vậy bạn luôn có cơ hội học hỏi những điều mới mẻ, tiếp xúc với các khách hàng và các doanh nhân là một điểm cộng nổi bật của giới kế toán giúp bạn mở rộng mối quan hệ của mình và trau dồi bản thân. Nguồn : https://lnkd.in/gRFq-nUu
  • 6 kinh nghiệm vượt qua mùa kiểm toán bận rộn Mùa bận kiểm toán - thuật ngữ dễ gây hoảng hốt cho nhiều thực tập sinh đang làm việc trong ngành Kiểm toán. Đến cả những kiểm toán viên lâu năm cũng có lúc muốn chùn chân trong thời kỳ này. Nhưng đừng hiểu lầm! Nghề nào muốn thành công cũng có lúc thử lửa của nó. Với mục đích giúp các thực tập sinh vượt qua được mùa bận sắp tới; hãy cùng đi qua vài gợi ý để giúp bạn vượt qua giai đoạn đầy thử thách này! 🕰 1. Chấp Nhận Làm Việc Nhiều Giờ Trong Mùa Kiểm Toán Bận Rộn Chuyện làm thêm không kể ngày nghỉ thì xảy ra như cơm bữa với nghề này nhất là về cuối năm. Bất kể bạn làm việc cho khách hàng to hay nhỏ, tư nhân hay nhà nước, các thủ tục vẫn rất cần nhiều thời gian. 💻 2. Chuẩn Bị Thật Chu Đáo Kiến thức nghề nghiệp và các kỹ năng văn phòng như Microsoft Excel, Word luôn là vũ khí tối tân. Đừng để mình gục ngã khi chống chọi lại cả thế giới hay muốn bỏ cuộc vì quá cảm thấy mình “gà”. 🏋♂️ 3. Tập Thể Dục Việc ngồi nhiều giờ trước màn hình máy tính sẽ khiến máu huyết bạn không lưu thông được. Hãy theo gương tổng thống Obama, chạy 1 vòng với Joe Biden để lấy lại tinh thần làm việc. Nếu bạn không tìm cho mình được không gian để chạy, làm vài cái squat hay hít đất cũng rất ổn. 🍽 4. Đừng Ăn Trên Bàn Làm Việc Nhiều bạn tham công tiếc việc ngồi ngay tại chỗ làm thưởng thức bữa ăn. Cả ngày chẳng muốn giao tiếp với ai vào mùa bận. Việc đó khiến cho đầu óc bạn lúc nào cũng căng như dây đàn, dễ mắc các bệnh liên quan đến dạ dày. Nên dành thời gian làm và thời gian ăn riêng biệt để tái tạo năng lượng cho cơ thể khi làm việc căng thẳng. 🎞 5. Thư Giãn Vào Cuối Tuần Về mặt bản chất thì bạn còn rất ít thời gian kể cả vào cuối tuần trong mùa bận kiểm toán. Nhưng hãy luôn đảm bảo mình có một khoảng trống dành cho gia đình, bạn bè, và sở thích cá nhân vào cuối tuần để dưỡng sức cho cuộc chiến. 🏖 6. Lên Kế Hoạch Du Lịch Sau Mùa Bận Tự thưởng cho mình một chuyến du lịch là lựa chọn no.1 của hầu hết kiểm toán viên. Không quan trọng là đi xa hay gần. Có 1 vài ngày nghỉ ngơi khỏi công việc, tinh thần của bạn sẽ trở nên vô cùng thoải mái. Trên đây là một vài gợi ý mà bạn có thể tham khảo để áp dụng cho mùa bận 2024 này nhé. Nguồn: https://lnkd.in/gK96GzFk
  • Chứng Chỉ ACCA và CPA - Chứng Chỉ Nào Phù Hợp Với Bạn? Đối với những cá nhân đang quan tâm tới ngành Kế-Kiểm, Tài chính, chắc chắn không ai còn xa lạ với chứng chỉ ACCA và CPA. Vậy CPA hay ACCA là chứng chỉ phù hợp hơn với bạn? 👉 Về đối tượng đăng ký tham gia - ACCA: sinh viên đang theo học hoặc đã tốt nghiệp đại học đều đủ điều kiện để theo học và đăng ký dự thi. - CPA: cần có bằng tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học thuộc các chuyên ngành Tài chính, Ngân hàng, Kế toán, Kiểm toán và có thời gian làm việc thực tế trong lĩnh vực tài chính, kế toán, kiểm toán ít nhất là 36 tháng tính từ tháng tốt nghiệp. 🔺 Một số điểm khác biệt - Cả ACCA và CPA đều là bằng cấp kế toán cho các kế toán viên chuyên nghiệp. - CPA có trụ sở tại Hoa Kỳ trong khi ACCA có trụ sở tại Vương quốc Anh. - Không giống như CPA, ACCA cung cấp các chương trình giáo dục mang đến các bằng cấp kế toán chuyên nghiệp. - Giấy phép CPA dành riêng cho một tiểu bang ở Hoa Kỳ, trong khi ACCA là toàn cầu. - CPA cũng biểu thị các cơ quan chuyên môn khác nhau của kế toán ở các quốc gia khác nhau. - Học ACCA hay CPA phụ thuộc vào mục tiêu và dự định của mỗi người. Mong rằng thông qua bài viết này bạn sẽ chọn lựa được chứng chỉ phù hợp cho mình. Xem toàn bộ bài viết: https://lnkd.in/g8EKzeia
  • [AGS VINA] CHÚC MỪNG NĂM MỚI 2024

    agsvina

    thuctapsinh

    ketoan

    kiemtoan

    sinhviennamba

    vieclamtiengNhat

    sinhviennamba

    JapanInternship

    Internship

    luatVietNam

    luatNhatBan

    lamviectaiNhatBan Vậy là năm 2023 đã chính thức khép lại, trên thềm năm mới, Công ty AGS xin gửi lời cảm ơn đến Quý khách hàng, Quý đối tác, toàn thể nhân viên AGS đã đồng hành cùng công ty trong 1 năm vừa qua. Kính chúc Quý khách hàng, đối tác, toàn thể nhân viên AGS và gia đình một năm mới bình an, hạnh phúc, thành công trong công việc, an khang thịnh vượng, vạn sự như ý.

  • Lộ trình thăng tiến trong sự nghiệp của Kiểm toán viên độc lập (Phần 2) Tiếp nối chủ đề về lộ trình thăng tiến trong công việc kiểm toán viên độc lập, hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu thêm về 3 vị trí cao hơn nhé. 4. Chủ nhiệm Kiểm toán (Manager) Sau 6 – 7 năm, nếu bạn vẫn còn gắn bó với Công ty và được đánh giá tốt, bạn sẽ trở thành Chủ nhiệm Kiểm toán. Manager có trách nhiệm điều hành cả một cuộc kiểm toán lớn và giám sát nhiều cuộc kiểm toán nhỏ hoặc trung bình. Ở vị trí này, bạn cần phối hợp công việc với các trưởng nhóm. Đồng thời, làm việc với khách hàng, trao đổi hay giải quyết những sự việc phát sinh. 5. Giám đốc Kiểm toán (Director) Nếu thời gian theo nghề đủ lâu, đồng thời được đánh giá cao về cả chuyên môn lẫn đạo đức nghề nghiệp, bạn sẽ trở thành Giám đốc Kiểm toán. Director có trách nhiệm giải quyết các vấn đề và mâu thuẫn giúp khách hàng và các nhân viên cấp dưới. Ở vị trí này, bạn cần có khả năng quản lý ngân sách để đảm bảo cuộc kiểm toán có lợi nhuận và liên tục đóng góp vào sự phát triển kinh doanh của Công ty thông qua việc tìm kiếm doanh thu và thị trường. 6. Chủ phần hùn Kiểm toán (Partner) Cuối cùng chính là vị trí Chủ phần hùn Kiểm toán (Partner). Đây là người thường điều hành một mảng khách hàng trong công ty kiểm toán. Công việc chính của Partner là phát triển và duy trì khách hàng. Về pháp lý, Partner có vốn góp trong công ty kiểm toán và chia sẻ lợi nhuận cũng như rủi ro của công ty. Nguồn: https://lnkd.in/gvYZfV3Y
  • Lộ trình thăng tiến trong sự nghiệp của Kiểm toán viên độc lập (Phần 1) Lộ trình thăng tiến cụ thể trong công việc luôn là tiêu chí hàng đầu trong việc lựa chọn việc làm. Một lộ trình rõ ràng sẽ giúp mỗi cá nhân đề ra mục tiêu và có động lực phấn đấu, cũng như gắn bó lâu dài với công việc. Cùng tìm hiểu về lộ trình thăng tiến rõ ràng của ngành Kiểm toán độc lập nhé. 1. Thực tập sinh (Intern) Đây là vị trí đầu tiên trong con đường theo đuổi sự nghiệp Kiểm toán độc lập của bạn. Thực tập sinh (Intern) sẽ được giao kiểm tra và so sánh những tài khoản đơn giản trên báo cáo tài chính và thường sẽ không đưa ra bất kì nhận xét hoặc ý kiến nào (analytical procedures). Những tài khoản này thường phi rủi ro hoặc có rủi ro rất thấp và có thể kiểm toán bằng những thủ tục đơn giản. 2. Trợ lý Kiểm toán (Junior/Assistant Auditor) Sau khi vượt qua được đợt tuyển dụng Fresh hoặc hoàn thành tốt kỳ thực tập của mình, các bạn chính thức nhận được offer cho vị trí Trợ lý Kiểm toán. Trợ lý Kiểm toán là người phụ trách hướng dẫn thực tập sinh hoàn thành công việc và chịu trách nhiệm trước Senior về kết quả của những phần hành được phân công trực tiếp hoặc hướng dẫn cho thực tập sinh. 3. Trưởng nhóm Kiểm toán (Senior/FW PIC) Sau 2 - 3 năm, nếu bạn có năng lực và làm việc chăm chỉ, bạn sẽ có cơ hội thăng tiến lên vị trí Trưởng nhóm Kiểm toán (Senior). Lúc này, bạn sẽ phụ trách một nhóm các trợ lý kiểm toán để thực hiện một cuộc kiểm toán nhỏ hoặc trung bình. Bên cạnh việc dẫn dắt team, trưởng nhóm còn phải hỗ trợ cho Chủ nhiệm Kiểm toán. Hãy cùng tìm hiểu về 3 vị trí cao hơn ở phần sau nhé. Nguồn: https://lnkd.in/gvYZfV3Y

Để biết một cử nhân Kiểm toán có thể làm những công việc gì, trước tiên phải tìm hiểu về ngành học Kiểm toán. Kiểm toán là gì? Kiểm toán là quá trình thu thập và đánh giá về những thông tin tài chính nhằm xác định và báo cáo về mức độ phù hợp giữa những thông tin đó với các chuẩn mực đã được thiết lập từ trước. Phân loại theo chủ thể, kiểm toán có 3 loại: kiểm toán độc lập, kiểm toán nhà nước và kiểm toán nội bộ. Chương trình học Kiểm toán ra sao? Nếu lựa chọn ngành Kiểm toán, sinh viên được cung cấp kiến thức về khung pháp lý của kiểm toán, hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam và quốc tế, các quy định đạo đức nghề nghiệp của kiểm toán; kiến thức về thu thập, xử lý, kiểm tra và cung cấp thông tin về tình hình tài chính, hiệu quả hoạt động kinh doanh thông qua các nghiệp vụ của kiểm toán. Bên cạnh đó, sinh viên có thể tích lũy những kỹ năng cần thiết như cách dùng phương pháp đối chiếu, logic, diễn giải thông tin, điều tra, kiểm kê, thử nghiệm để xác minh tính trung thực của tài liệu và tính pháp lý của các báo cáo tài chính,... Cử nhân ngành Kiểm toán có thể đảm nhận những vị trí công việc gì? - Kiểm toán nội bộ trong bộ phận kiểm toán trực thuộc một công ty, tổ chức, cơ quan; - Kiểm toán độc lập tại các công ty, văn phòng làm các dịch vụ, tư vấn về kiểm toán cho các công ty, doanh nghiệp cần đến hoạt động kiểm toán; - Làm việc tại cơ quan kiểm toán nhà nước với tư cách là một tổ chức cơ quan hành chính tương đương Bộ có quyền kiểm soát các Bộ khác trong các hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản, các dự án vay nợ, sử dụng ngân sách nhà nước,... - Nghiên cứu, giảng dạy về kiểm toán tại các trường đại học.