Quả thủy lôi là gì

Mặc dù các tàu ngầm, tàu chiến trên mặt nước và máy bay thường thu hút sự chú ý của giới báo chí trong các trận hải chiến trên biển, thế nhưng trên thực tế những quả thủy lôi mới là mối nguy hiểm lớn nhất đối với bất cứ con tàu nào trên biển, trong thời chiến lẫn thời bình.

So với các loại vũ khí trên biển khác, thủy lôi có chi phí triển khai ít tốn kém nhất, chúng có thể hoạt động trong nhiều tháng, thậm chí nhiều năm liền và kiểm soát được một vùng nước nhất định trong khi không cần tới bất cứ người lính hay tàu chiến nào để canh gác.

Những cái tên đầu tiên

Một điều đáng ngạc nhiên là thủy lôi đã có lịch sử khá lâu đời trước những cuộc hải chiến hiện đại. Các thiết bị gây nổ nổi được người Trung Hoa sử dụng từ thế kỷ 14 và tới thế kỷ 16, người Hà Lan tạo ra một kiểu mìn bằng cách nhồi đầy thuốc nổ vào các con tàu không người lái rồi thả trôi "tàu bom" này theo dòng hải lưu vào các tuyến cảng biển của đối phương. Tuy nhiên, quả thủy lôi theo đúng nghĩa đầu tiên lại được phát minh trong cuộc Chiến tranh giành độc lập của Mỹ bởi kỹ sư quân sự người Mỹ David Bushnell.

Quả thủy lôi đời đầu của Bushnell bao gồm các thùng thuốc súng kín nước, gắn cơ chế điểm hỏa đá lửa để kích hoạt bằng va đập. Những quả mìn nổi này lần đầu tiên được triển khai trong hải chiến sông Delaware vào năm 1777. Mặc dù rất sáng tạo và mang tính bất ngờ, những quả thủy lôi này lại không hiệu quả cho lắm.

Tiếp đến là Robert Fulton, cũng là một người Mỹ yêu nước. Cuối năm 1790, ông đã tạo ra mìn nổi có thể kích nổ bằng cách hẹn giờ. Loại mìn này không ứng dụng được trong thực tế, vậy nên ông tiếp tục thiết kế loại mìn đôi được nối với nhau bằng dây cáp. Ý tưởng của ông đó là khi tàu của đối phương đi vào giữa hai quả mìn sẽ mắc vào cáp, kéo hai quả mìn lại gần và va đập vào thân tàu sau đó phát nổ.

Thủy lôi đời đầu còn được gọi là mìn nước, mìn nổi. Nguồn ảnh: Naval.

Sau vài cuộc thử nghiệm, Fulton cũng đã làm mìn hạ ngầm được để đảm bảo chúng sẽ nổ tốt hơn bên dưới mớm nước tàu. Vào các năm 1805 và 1807, Fulton thử nghiệm thành công loại vũ khí này với các loại tàu chiến lớn, chứng tỏ được vai trò của thứ vũ khí mới mẻ này.

Kích nổ bằng va chạm

Mặc dù vậy, phải tới tận thế kỷ 19, thời đại của chiến tranh sử dụng thủy lôi mới thực sự bắt đầu. Trong suốt nửa đầu thế kỷ 19, Mỹ và Nga đã liên tục cải tiến các loại thủy lôi của họ, thậm chí các phiên bản thủy lôi kích nổ bằng điện từ theo kiểu hiện đại ngày nay cũng đã từng được chế tạo.

Trong chiến tranh Crimia [1854-1856], Moritz Jacobi, một người Phổ sống tại Nga đã chế tạo thành công loại thủy lôi tiếp xúc, thủy lôi sẽ được kích nổ khi một con tàu đụng phải ngòi nổ hóa học của nó. Một quả thủy lôi như thế đã gây ra thiệt hại đáng kể cho tàu chiến HMS Merlin của Anh.

Một quả ngư lôi "xịt" bị dạt vào bờ. Nguồn ảnh: Histclo.

Đến những năm 1860, thủy lôi đã chiếm một số lượng đáng kể trong kho vũ khí của hải quân hiện đại. Các loại thường được sử dụng là thủy lôi kích nổ bằng tiếp xúc hoặc kích nổ bằng điệm. Loại thứ nhất có thể được triển khai từ ngoài biển, thả trôi tự do hoặc neo lại, trong khi loại thứ hai được đặt ven bờ để bảo vệ các bến cảng, nơi đậu tàu bằng cách nối một sợi dây cáp dẫn điện từ các quả thủy lôi này tới một đồn ở trên bờ.

Về mặt hiệu quả thực chiến, thủy lôi có tầm ảnh hưởng khá lớn trong cuộc Nội chiến Mỹ, chúng đã đánh đắm tổng cộng 50 tàu [đa phần là tàu của miền Bắc]. Trong chiến tranh Nga-Nhật [1904-1905], thủy lôi còn được sử dụng với số lượng nhiều hơn và gây ra tổn thất cực kỳ nghiêm trọng.

Một tàu nổi bị dính thủy lôi. Nguồn ảnh: Quora.

Cụ thể, Hải quân Nhật đã mất ba thiết giáp hạm và bốn tuần dương hạm vì thủy lôi, còn thiết giáp hạm Petropavlovsk của Nga đã bị thủy lôi Nhật đánh đắm kéo theo 638 thủy thủ vĩnh viễn nằm dưới lòng đại dương. Chính từ cuộc chiến tranh Nga-Nhật này mà thủy lôi đã chứng minh được tính hữu dụng của nó.

Trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất, 310.000 quả thủy lôi đã được rải trong các vùng nước tranh chấp. Đến cuộc Chiến tranh Thế giới thứ hai, các loại thủy lôi cảm ứng kích nổ thông qua từ trường, áp lực hay âm thay thay vì va chạm đã tăng tối đa hiệu quả sử dụng của loại vũ khí này. Từ năm 1939 tới năm 1945, chỉ trong vùng biển thuộc Đại Tây Dương và châu Âu đã có hơn 600.000 quả thủy lôi được rải, chúng là nguyên nhân gây ra tổn thất hàng triệu tấn hàng hóa vận chuyển bằng đường biển trên thế giới.

Một quả ngư lôi rỉ sét trôi dạt vào bờ. Nguồn ảnh: Index.

Tính đến nay, thủy lôi vẫn còn là một vấn đề an ninh quốc tế bởi chúng tinh vi, bền, rẻ và triển khai dễ dàng từ tàu hay máy bay. Từ khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, thủy lôi đã hủy hoại hoặc đánh đắm rất nhiều tàu hàng một cách vô tình và trong tương lai, chắc chắn đây vẫn sẽ là một thách thức mà hải quân các nước phải đối mặt.

Trung Bắc Tân Văn, Số 209, 2 Tháng Bảy 1944

Nội dung

Một tàu cá Anh giữa tuần trước trong lúc kéo lưới đã vô tình đưa lên mặt nước một khối kim loại lớn hình cầu ở vùng biển ngoài khơi Scotland. Nhận định đây là quả thủy lôi còn sót lại từ Thế chiến II, họ lập tức thông báo cho giới chức địa phương.

Lực lượng cứu hộ lập tức can thiệp, đưa 7 thủy thủ trên tàu cá sơ tán, còn con tàu chứa quả thủy lôi được đưa tới cạnh đảo Bute thuộc vịnh Ettrick để xử lý. Các thợ lặn của đội xử lý bom mìn thuộc hải quân Anh kiểm tra, phát hiện quả thủy lôi ít nhất 80 năm tuổi chứa khoảng 350 kg thuốc nổ này vẫn có thể bị kích hoạt.

Sau cuộc kiểm tra ngắn, đội xử lý bom mìn quyết định kích nổ có kiểm soát quả thủy lôi trên biển. Các thợ lặn hạ quả thủy lôi Đức xuống dưới nước rồi cho nổ. Video dài khoảng 40 giây được hải quân Anh đăng ngày 2/12 cho thấy một cột nước cao nhiều mét xuất hiện khi quả thủy lôi phát nổ.

Đội xử lý bom mìn hải quân Anh kích nổ thủy lôi Đức chứa 350 kg thuốc nổ tại vịnh Ettrick, đảo Bute, ngày 2/12. Video: Twitter/RNinScotland.

Các thợ lặn hải quân Anh nhận được yêu cầu hỗ trợ gần như mỗi ngày liên quan đến "các vật liệu nổ thời chiến". Bom mìn cùng các vật liệu chưa nổ sót lại từ hai cuộc thế chiến là vấn đề nhiều quốc gia châu Âu đang phải giải quyết.

Hồi tháng 10, giới chức Ba Lan phải sơ tán 750 người trong lúc hải quân nước này tìm cách vô hiệu hóa một quả "bom động đất" Tallboy nặng 5,4 tấn, trong đó chứa 2,4 tấn thuốc nổ Torpex D1 với sức công phá ngang 3,6 tấn TNT.

Các chuyên gia bom mìn chọn giải pháp đối thuốc nổ để vô hiệu hóa bom do Torpex D1 có tính ổn định cao. Tuy nhiên, quả bom bị kích hoạt và phát nổ trong quá trình này, nhưng may mắn không gây thương vong.

    Đang tải...

  • {{title}}

Nguyễn Tiến [Theo Popular Mechanics]

Video liên quan

Chủ Đề