Quản đốc xưởng ô tô là gì

Trong một trung tâm dịch vụ từ cỡ vừa và lớn trở lên thì thường sẽ phải có một quản đốc. Quản đốc là người đứng đầu quản lý các công việc trong bộ phận xưởng của một trung tâm dịch vụ ô tô.

Để trở thành một quản đốc bắt buộc phải trải qua một khoảng thời gian nhiều năm kinh nghiệm làm kỹ thuật viên. Trường hợp mới tốt nghiệp một trường đại học hoặc trung tâm đào tạo nào đó mà trở thành quản đốc ngay thì hầu như không có.

Thu nhập:

  • Bình quân : 10~15 triệu VNĐ/tháng
  • Xuất sắc: 20~25 triệu VNĐ/tháng

Đây chỉ là các con số ước lượng theo kinh nghiệm của Admin quan sát không đúng với tất cả trường hợp

Áp lực công việc: Áp lực vừa phải

Quản đốc cũng giống như KTV không phải chịu áp lực về doanh số, tuy nhiên quản đốc là người cuối cùng chịu toàn bộ trách nhiệm về chất lượng công việc sửa chữa, bảo dưỡng thực hiện bởi các kỹ thuật viên. Hơn nữa quản đốc phải là người có kiến thức và kinh nghiệm lâu năm để có thể hỗ trợ, hướng dẫn và nhiều trường hợp tham gia sửa chữa trực tiếp cùng với KTV. Ngoài ra quản đốc phải đảm bảo tiến độ hoàn thiện các xe sửa chữa nặng, nâng cao năng suất, hiệu suất làm việc của bộ phận xưởng

Công việc hàng ngày:

  • Nhận lệnh sửa chữa từ CVDV
  • Phân công công việc cho từng KTV
  • Lên kế hoạch xưởng, kết nối xưởng với CVDV
  • Di chuyển, điều phối xe trong xưởng
  • Theo dõi tiến độ sửa chữa
  • Báo cáo nếu có phát sinh cho CVDV
  • Kiểm soát thông tin trên lệnh sửa chữa trước và sau phân công
  • Kiểm soát chất lượng và tiến độ sửa chữa
  • Chịu trách nhiệm về các vấn đề kỹ thuật
  • Thực hiện kiểm tra, sửa chữa trong một số trường hợp đặc biệt
  • Hướng dẫn hỗ trợ KTV hoàn thành công việc
  • Thực hiện kiểm tra xe sau khi KTV hoàn tất sửa chữa
  • Đảm bảo sửa chữa đúng ngay lần đầu (Chạy thử nếu cần thiết)
  • Đánh giá trình độ và năng lực của KTV, hỗ trợ KTV nâng cao tay nghề
  • Hỗ trợ CVDV giải thích cho khách hàng trong một số trường hợp cần thiết

Bằng cấp yêu cầu:

Trung cấp nghề/Cao đẳng/ Đại học

Các kiến thức và kỹ năng cần thiết :

Ấn vào tên công việc để lựa chọn hoặc dùng các mũi tên để di chuyển trái/phải ở biểu đồ để so sánh

Ảnh cover oto.edu.vn

Nguyen Khac Hao – Suaxedao.vn

Facebook

邮箱或手机号 密码

忘记帐户?

新建帐户

无法处理你的请求

此请求遇到了问题。我们会尽快将它修复。

  • 返回首页

  • 中文(简体)
  • English (US)
  • 日本語
  • 한국어
  • Français (France)
  • Bahasa Indonesia
  • Polski
  • Español
  • Português (Brasil)
  • Deutsch
  • Italiano

  • 注册
  • 登录
  • Messenger
  • Facebook Lite
  • Watch
  • 地点
  • 游戏
  • Marketplace
  • Facebook Pay
  • Oculus
  • Portal
  • Instagram
  • Bulletin
  • 本地
  • 筹款活动
  • 服务
  • 选民信息中心
  • 小组
  • 关于
  • 创建广告
  • 创建公共主页
  • 开发者
  • 招聘信息
  • 隐私权政策
  • Cookie
  • Ad Choices
  • 条款
  • 帮助中心
  • 联系人上传和非用户
  • 设置
  • 动态记录

Meta © 2022

Trong một doanh nghiệp thường không thể thiếu vị trí quản đốc. Bởi họ được xem là cầu nối giữa bộ phận xưởng sản xuất với ban lãnh đạo. Vậy chức vụ quản đốc là gì? Để trở thành quản đốc thì cần đáp ứng các yêu cầu gì? Hãy cùng timviecquantri.net tìm hiểu công việc này qua bài viết này ngay nhé!

  • Phó quản đốc là gì? Mô tả công việc phó quản đốc đầy đủ nhất
  • Ban quản lý dự án là gì? Điều kiện để thành lập ban quản lý dự án

Chức vụ quản đốc là gì?

Trong bất cứ bộ phận sản xuất nào, quản đốc là người đứng đầu về quản lý nhân viên và các công việc. Họ chỉ đạo các bộ phận làm việc theo yêu cầu mà cấp trên đưa ra. Bạn sẽ có thể bắt gặp vị trí quản đốc ở các nhà máy hoặc các xưởng sản xuất.

Quản đốc xưởng ô tô là gì
Chức vụ quản đốc là gì?

Quản đốc sẽ quản lý toàn bộ các công việc có liên quan tới con người, thiết bị máy móc, môi trường làm việc, chất lượng sản phẩm làm ra, các vấn đề xoay quanh đơn hàng khi có lỗi phát sinh … Tóm lại, người quản đốc cần phải có kế hoạch sản xuất và đảm bảo khối lượng công việc được diễn ra thuận lợi và mang lại kết quả tốt nhất có thể.

Mô tả công việc một quản đốc thường làm

Nhiệm vụ

Thông thường một quản đốc sẽ đảm nhiệm các công việc khác nhau dựa theo chỉ thị mà cấp trên đưa ra như:

  • Chịu trách nhiệm với công việc diễn ra trong xưởng về mặt quản lý, điều hành trước ban giám đốc và các phòng ban có liên quan
  • Chỉ đạo thực hiện sản xuất theo kế hoạch nhằm đạt được kết quả cao nhất theo mục tiêu đề ra
  • Triển khai công việc đúng quy trình và quy định của doanh nghiệp về vấn đề quản lý nhân sự, và tài sản
  • Quan sát bao quát toàn bộ quá trình thực hiện công việc, đốc thúc nhân viên làm việc đúng mục tiêu và kế hoạch mà cấp trên giao xuống
  • Đưa ra các kế hoạch, mục tiêu sản xuất cho các bộ phận sao cho hợp lý sau khi nhận chỉ đạo từ cấp trên
  • Hướng dẫn, quan sát nhân công làm việc trong phạm vi cho phép
  • Quản lý các máy móc, thiết bị, vật tư thuộc phạm vi quản lý
  • Lập báo cáo theo dõi công việc theo các mốc thời gian để gửi cho cấp trên
  • Tổ chức các cuộc họp thường xuyên để đánh giá tiến độ công việc, các kế hoạch mục tiêu, vấn đề còn tồn đọng chưa được giải quyết
  • Phối hợp các phòng ban khác để xử lý công việc tốt nhất
  • Xây dựng một tập thể, văn hóa doanh nghiệp tốt đẹp

Quyền hạn

Quản đốc xưởng ô tô là gì
Quyền hạn của quản đốc

Bên cạnh nhiệm vụ thì quản đốc còn có một số quyền hạn cụ thể như:

  • Đề xuất, bãi bỏ hoặc bổ nhiệm những nhân sự dưới quyền trong bộ phận mình quản lý
  • Giám sát, phân công, luân chuyển nhân sự dưới quyền theo kế hoạch công việc
  • Phê duyệt vấn đề chuyên cần của nhân viên
  • Điều phối, phân bổ, mua mới các máy móc cần thiết phục vụ quá trình sản xuất

Chức năng

Một quản đốc xưởng sẽ nắm các chức năng gồm:

  • Chịu trách nhiệm trong vấn đề đảm bảo kế hoạch sản xuất đúng tiến độ, quy trình thông qua việc điều hành sản xuất
  • Tiếp nhận chỉ đạo từ cấp trên và phân bổ công việc cho các phòng ban, nhân viên
  • Trong các ca làm việc, quản đốc cần kiểm tra và xử lý các sự cố liên quan tới máy móc, nhân lực

Trở thành một quản đốc cần đáp ứng các yêu cầu nào?

Ngoài việc nắm rõ khái niệm quản đốc thì muốn theo đuổi công việc này trước tiên bạn cần nắm được các yêu cầu cơ bản mà các doanh nghiệp đưa ra khi tuyển dụng quản đốc

Năng lực lãnh đạo

Như bạn đã biết, quản đốc là người đứng đầu trong các phân xưởng, nhà máy. Do vậy mà kỹ năng lãnh đạo và giải quyết công việc là yếu tố trước tiên không thể bỏ qua. Các vấn đề về quy định, quy trình xử lý đơn hàng giao – nhận, quản lý nhân công làm việc cần được kiểm soát chặt chẽ để có thể đánh giá và phát hiện các ưu điểm, nhược điểm sản xuất hay năng lực nhân công.

Biết tận dụng nguồn lực hợp lý

Quản đốc xưởng ô tô là gì
Quản đốc biết tận dụng nguồn lực hợp lý

Để doanh nghiệp hoạt động trơn tru thì yếu tố nguồn lực được xem là quan trọng nhất. Quản đốc cần biết tận dụng các nguồn lực, nắm rõ nhiệm vụ từng cá nhân. Điều này tuy cần khá nhiều thời gian theo dõi nhưng sẽ đánh giá chuẩn năng lực nhân sự và có sự phân bố công việc hợp lý.

Xử lý vấn đề linh hoạt

Trong sản xuất thì khó tránh được các vấn đề ngoài ý muốn xảy đến. Quản đốc sẽ cần phải có kinh nghiệm để có thể bình tĩnh, nhanh chóng nắm bắt để tìm phương án xử lý nó để tránh làm ảnh hưởng tới các hoạt động chung trong xưởng.

Giao tiếp tốt

Công việc của quản đốc thường xuyên phải tiếp xúc với nhân viên để truyền đạt các công việc mà cấp trên giao và phân chia cho nhân sự thực hiện. Quản đốc biết cách giao tiếp tốt sẽ giúp nhân viên nắm bắt vấn đề và thực hiện đúng quy chuẩn. Khi báo cáo công việc với cấp trên, quản đốc cũng cần kỹ năng giao tiếp tốt để làm tròn trách nhiệm.

Qua toàn bộ thông tin trên, chúng ta có thể thấy trở thành quản đốc quả thực là rất khó. Mong rằng những chia sẻ mà Tìm Việc Quản Trị đưa ra ở trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về chức vụ quản đốc là gì để có thể đặt mục tiêu cho bản thân một cách hiệu quả trong tương lai.