Quy trình điều dưỡng Y HỌC CỔ truyền

Những hạn chế về công cụ chẩn đoán trong y học cổ truyền hay tình trạng lạm dụng thuốc trong y học hiện đại sẽ được khắc phục tối đa với sự kế thừa và chắt lọc tinh hoa từ hai nền y học. Đông – Tây y phối kết hợp chính là xu thế phát triển tự nhiên và tất yếu của các nền y học trên thế giới.

PGS. TS Chu Quốc Trường

“Đông y – Tây y  như hai bàn tay người thầy thuốc”

Không chỉ châu Á, nhiều nước Âu, Mỹ đã bắt đầu xu hướng “trở về với tự nhiên” qua việc sử dụng ngày càng nhiều các loại thuốc có nguồn gốc cây cỏ hay các phương pháp điều trị của y học cổ truyền để dự phòng, chữa trị và nâng cao sức khỏe. Chỉ tính riêng ở Mỹ đã có khoảng 15 triệu người thường xuyên sử dụng các thuốc cây cỏ ở các mức độ khác nhau,với chi phí hàng năm lên tới 30 tỷ đô la.

Việt Nam có thể tự hào là một trong những quốc gia đi tiên phong xây dựng định hướng phát triển y học, y tế khoa học, đại chúng, kết hợp  cổ truyền và hiện đại. Y học cổ truyền Việt Nam là một bộ phận quan trọng trong nền văn hóa cộng đồng các dân tộc, gắn liền với kinh nghiệm phòng chữa bệnh có lịch sử lâu đời, có nguồn dược liệu phong phú, phù hợp với điều kiện khí hậu, bệnh tật con người Việt Nam.

Từ cách đây hơn nửa thế kỷ [1955], Chủ tịch Hồ Chí Minh đã định hướng phát triển ngành y tế Việt Nam hiện đại, khoa học, dân tộc, đại chúng, kết hợp chặt chẽ giữa hiện đại và cổ truyền. Chủ tịch nhấn mạnh, ông cha ta có nhiều kinh nghiệm quí báu về cách chữa bệnh bằng thuốc ta không kém gì thuốc tây. Ví dụ, thuốc ta có Sa nhân, Phụ tử chữa được nhiều bệnh, thuốc tây có aspirin, penixilin cũng chữa được nhiều bệnh. Bên nào cũng có ưu điểm, hai ưu điểm cộng lại thì chữa bệnh tốt cho đồng bào, nhân dân.

Do đó, thầy thuốc Tây phải học đông y, thầy thuốc ta cũng phải học thuốc tây. Thầy thuốc ta, thầy thuốc tây đều phải phục vụ nhân dân, như người có hai bàn tay cùng làm việc thì việc làm mới tốt.

Phát huy tinh hoa của hai nền y học

Ưu điểm  của nền “y học thuốc ta” là vận dụng sáng tạo triết học cổ phương đông vào chẩn trị. Vì thế, các thầy thuốc đông y luôn có cách nhìn người bệnh  toàn diện, từ đó có sự điều chỉnh, nâng cao sức đề kháng của cơ thể nhằm khắc phục bệnh tật; rất phù hợp với yêu cầu phòng trị nhiều bệnh lý mạn tính hiện nay.

Đặc biệt, thuốc và các biện pháp không dùng thuốc [dưỡng sinh, châm cứu xoa bóp, ẩm thực trị liệu…] đều có nguồn gốc tự nhiên, vốn quen thuộc, thân thiện với con người và luôn có sẵn ở mọi lúc mọi nơi, phần lớn ít độc, ít tác dụng phụ.

Dĩ nhiên, y học cổ truyền cũng có những hạn chế, đó là phần lớn các công cụ chẩn đoán, điều trị còn thô sơ, chưa được tiêu chuẩn hóa; phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm cá nhân và biến đổi của điều kiện thiên nhiên. Đó cũng là lý do vì sao cho đến nay y học cổ truyền vẫn chưa đáp ứng được những yêu cầu ứng dụng rộng rãi, hiệu quả và kịp thời trong phòng trị các bệnh lý cấp tính,cấp cứu, lây nhiễm rộng và nhanh.

Y học hiện đại nhờ ứng dụng những thành quả công nghệ khoa tiên tiến của nhân loại  với các trang thiết bị hiện đại, các hóa dược mạnh, có thể chẩn đoán, can thiệp, điều trị kịp thời, có hiệu quả cao các bệnh lý cấp cứu, ngoại khoa, cấp tính, truyền nhiễm… thậm chí nếu cần thiết có thể cấy ghép, thay thế các bộ phận bệnh lý.

Tuy nhiên, hạn chế của y học hiện đại lại chính là việc người bệnh, thậm chí cả thầy thuốc dễ bị rơi vào tình trạng lạm dụng thuốc. Các dược chất bị lạm dụng vốn chưa từng có trong tự nhiên, xa lạ với cơ thể con người, đã và đang gây nhiều tác hại cho sức khỏe nhân loại…

Ngoài ra, sự phát triển quá nhanh, quá sâu của các chuyên khoa hẹp cũng là điều kiện thuận lợi cho khuynh hướng chỉ quan tâm tới chữa bệnh đơn thuần, coi nhẹ việc chăm sóc nhằm cải thiện khả năng tự điều chỉnh, tích cực, chủ động bảo vệ sức khỏe của người bệnh.

Chính vì thế, để đạt mục tiêu nâng cao sức khỏe, an toàn, hiệu quả, hiện đại, dễ tiếp cận trong khám chữa bệnh, xu hướng của các nước là kết hợp hai nền y học một cách toàn diện, chặt chẽ. Kết hợp hai nền y học chính là một bước nâng  cao của quá trình kế thừa, trong quá trình kết hợp mỗi nền y học cần chọn lọc, giữ lại những phần tinh hoa, loại bỏ, hạn chế những phần độc hại, lạc hậu, để xây dựng một nền y học thực sự vì con người, cho con người.

Các hình thức kết hợp có thể vận dụng  trong khám chữa bệnh

1.      Khám, chẩn đoán, điều trị chủ yếu bằng y học cổ truyền, kết hợp với các xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết của y học hiện đại, giúp nâng cao tính an toàn, hiệu quả của y học cổ truyền

2.      Khám chẩn đoán bằng cả y học cổ truyền và y học hiện đại, tùy theo mức độ, giai đoạn bệnh, để chọn lựa cách điều trị phù hợp cho từng giai đoạn, chủ yếu bằng y học hiện đại hay y học cổ truyền hoặc kết hợp cả hai

3.       Điều trị căn nguyên ,theo cơ chế bệnh sinh bằng y học hiện đại, kết hợp thuốc,các biện pháp không dung thuốc y học cổ truyền [châm cứu, xoa bóp,bấm huyệt, nhằm hạn chế tác  dụng phụ,  độc hại của thuốc đặc trị, hồi phục chức năng, nâng cao chất lượng sống của người bệnh [y học cổ truyền hỗ trợ điều trị ung thư,HIV/AIDS, hồi phục chức năng sau đột quỵ….]

4.       Điều trị căn nguyên ,cơ chế bệnh sinh chủ yếu bằng y học cổ truyền, kết hợp y học hiện đại khi có kèm theo bệnh lý cấp tính ,diễn  biến phức tạp [nhiễm trùng nặng ]…

Có thể nói, việc kết hợp hài hòa hai nền y học trong khám chữa bệnh ngoài việc mang lại lợi ích cho người bệnh, còn góp phần xây dựng cơ sở thực tiễn và khoa học để xây dựng  các công nghệ cao, mới và đáp ứng nhu cầu thời đại. Việc này rất  cần sự phối hợp đồng bộ ,toàn diện giữa cộng đồng và các nhà hoạch định chính  sách, quản lý; lãnh đạo; các nhà đầu tư; các nhà thực hành y, dược cả cổ truyền và hiện đại .

Vinmec mở Khoa Y học Cổ truyền

Nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng từ tháng 8/2013, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec chính thức mở Khoa Y học Cổ truyền nhằm đem lại cho người bệnh sự lựa chọn tốt nhất.

Đối tượng khám và điều trị của Khoa Y học Cổ truyền là tất cả các bệnh nhân có vấn đề về sức khỏe, phù hợp để khám và điều trị theo phương pháp y học cổ truyền kết hợp với y học hiện đại.

Khoa Y học cổ truyền sẽ làm việc vào các ngày trong tuần [trừ chiều thứ bảy và ngày Chủ nhật]

Quý khách hàng có nhu cầu được khám và điều trị, xin vui lòng đăng ký với Tổng đài đặt hẹn theo số: 04 3974 3556

Email:

Website: www.vinmec.com

Dưới sự lãnh đạo của giám đốc bệnh viện, trưởng khoa chịu trách nhiệm giúp giám đốc tổ chức, thực hiện các hoạt động của khoa và các nhiệm vụ được giao.

 I. NHIỆM VỤ:

1. Căn cứ kế hoạch của bệnh viện, xây dựng kế hoạch hoạt động của khoa để trình giám đốc bệnh viện phê duyệt và tổ chức thực hiện.

2. Kiểm tra đôn đốc các thành viên trong khoa thực hiện tốt quy định về y đức và làm theo lời dạy của Bác Hồ "Lương y phải như từ mẫu".

3. Tổ chức chỉ đạo các thành viên trong khoa thực hiện tốt nhiệm vụ của khoa và Quy chế bệnh viện.

4.Tham gia giảng dạy, hướng dẫn học viên đến thực tập tại khoa và các lớp học do giám đốc phân công.

5. Làm nghiên cứu khoa học; sơ kết ,tổng kết, rút kinh nghiệm công tác chuyên môn và quản lý.

6. Hướng về cộng đồng tổ chức chỉ đạo mọi thành viên trong khoa tham gia công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu và chỉ đạo tuyến dưới.

7. Kiểm tra sát sao việc thực hiện Quy chế bệnh viện, Quy định kĩ thuật bệnh viện; Quy chế quản lý và sử dụng vật tư, thiết bị y tế, các trang bị thông dụng và việc thực hiện vệ sinh và bảo hộ lao động.

8. Định kì sơ kết, tổng kết công tác báo cáo giám đốc; những diễn biến bất thường, đột xuất phải báo cáo ngay.

II. QUYỀN HẠN:

1.Chủ trì giao ban khoa hàng ngày và dự giao ban bệnh viện.

2.Chủ trì các buổi hội chẩn, các buổi kiểm thảo tử vong ở khoa hoặc liên khoa.

3. Bố trí nhân lực trong khoa cho phù hợp với công việc.

4. Chỉ định các phương pháp chẩn đoán, điều trị, sử dụng thuốc, chăm sóc người bệnh toàn diện, xử lý các trường hợp bất thường cho các người bệnh trong khoa.

5. Kí các giấy tờ cho người bệnh vào viện, chuyển khoa, ra viện, chứng nhận tình trạng sức khoẻ [chưa đến mức phải giám định] cho người bệnh, duyệt người bệnh ra viện.

6. Nhận xét các thành viên trong khoa, kể cả học viên thực tập về tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ, khả năng chuyên môn, báo cáo giám đốc bệnh viện xét đề bạt, đào tạo, nâng lương, khen thưởng, kỉ luật.

TRƯỞNG KHOA Y HỌC CỔ TRUYỀN

Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn chung của trưởng khoa trưởng khoa lâm sàng và trưởng khoa nội, trưởng khoa y học cổ truyền có nhiệm vụ, quyền hạn sau:

I. NHIỆM VỤ:

1. Tổ chức hoạt động của khoa theo quy chế công tác khoa y học cổ truyền và quy chế công tác khoa nội.

2. Thực hiện kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại để bảo đảm chất lượng khám bệnh, chữa bệnh.

3. Bào chế các dạng thuốc y học cổ truyền theo đúng quy chế sử dụng thuốc và quy định kỹ thuật bệnh viện trong bào chế thuốc, đảm bảo cung ứng thuốc cho người bệnh.

4. Thực hiện việc châm cứu, xoa bóp, day ấn huyệt và các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc.

5. Phối hợp với các khoa lâm sàng, khoa cận lâm sàng để tiến hành nghiên cứu, ứng

dụng y học cổ truyền trong khám bệnh, chữa bệnh.

6. Hướng dẫn những kiến thức cơ bản về xoa bóp, day ấn huyết, tập luyện dưỡng sinh, sử dụng thuốc nam trong chăm sóc sức khoẻ ban đầu tại cộng đồng.

II. QUYỀN HẠN:

Có quyền hạn chung của trưởng khoa.

Y TÁ [ĐIỀU DƯỠNG] TRƯỞNG KHOA.

NỮ HỘ SINH TRƯỞNG KHOA

Dưới sự chỉ đạo của trưởng khoa và trưởng phòng y tá [điều dưỡng] bệnh viện, y tá [điều dưỡng] trưởng khoa nữ hộ sinh trưởng khoa có nhiệm vụ, quyền hạn sau:

I. NHIỆM VỤ:

1. Tổ chức thực hiện công tác chăm sóc người bệnh toàn diện.

2. Hàng ngày đi thăm người bệnh. Nhận các y lệnh về điều trị và chăm sóc của trưởng khoa để tổ chức thực hiện.

3. Quản lí buồng bệnh và kiểm tra công tác vệ sinh, vô khuẩn, chống nhiễm khuẩn trong khoa,

4. Kiểm tra, đôn đốc y tá [điều dưỡng] nữ hộ sinh và hộ lí thực hiện y lệnh của bác sĩ điều trị, quy chế bệnh viện, quy định kĩ thuật bệnh viện, báo cáo kịp thời trưởng khoa các việc đột xuất, những diễn biến bất thường của người bệnh để kịp thời xử lí.

 5. Lập kế hoạch và phân công công việc cho y tá [điều dưỡng], nữ hộ sinh và hộ lí trong khoa.

6. Tham gia công tác đào tạo cho y tá [điều dưỡng], nữ hộ sinh, học viên, hộ lí và tham gia công tác chỉ đạo tuyến theo sự phân công.

7. Lập kế hoạch mua y dụng cụ, vật tư tiêu hao. Thường xuyên kiểm tra việc sử dụng, bảo dưỡng và quản lí tài sản, vật tư theo quy định hiện hành. Lập kế hoạch các yêu cầu sửa chữa dụng cụ hỏng.

8. Kiểm tra việc ghi sổ sách, phiếu theo dõi, phiếu chăm sóc, công tác hành chính, thống kê và báo cáo trong khoa.

9. Theo dõi, chấm công lao động hàng ngày và tổng hợp ngày công để báo cáo.

10. Tham gia thường trực và chăm sóc người bệnh.

11. Uỷ viên thường trực kiêm thư ký hội đồng người bệnh cấp khoa.

II. QUYỀN HẠN:

1. Phân công y tế [điều dưỡng], nữ hộ sinh và hộ lí đáp ứng yêu cầu công việc của khoa.

2. Kiểm tra y tá [điều dưỡng], nữ hộ sinh và hộ lí thực hiện các quy định về quy chế bệnh viện.

Y TÁ [ĐIỀU DƯỠNG] HÀNH CHÍNH KHOA

Dưới sự chỉ đạo của trưởng khoa và y tá [điều dưỡng] trưởng khoa, y tá [điều dưỡng] hành chính khoa có nhiệm vụ sau:

1. Thực hiện công việc thống kê theo quy định:

a. Ghi cập nhật sổ đăng kí người bệnh vào viện, chuyển khoa, chuyển viện, ra viện và tử vong.

b. Báo cáo tình hình người bệnh hàng ngày, hàng tháng 3, 6, 9 và 12 tháng theo quy định.

c. Chuyển bệnh án đã được trưởng khoa duyệt của người bệnh ra viện tử vong đến phòng lưu trữ.

d. Bảo quản bệnh án, sổ, ấn chỉ và tài liệu trong khoa.

2. Quản lí thuốc dùng hàng ngày cho người bệnh trong khoa.

a. Tổng hợp thuốc dùng hàng ngày theo y lệnh và viết phiếu lĩnh thuốc để trình trưởng khoa duyệt.

b. Lĩnh thuốc và bàn giao thuốc hàng ngày để y tá [điều dưỡng] chăm sóc thực hiện cho từng người bệnh theo y lệnh.

c. Kiểm tra sử dụng thuốc trực hàng ngày và bổ sung thuốc trực theo cơ số quy định.

d. Thu hồi thuốc thừa để trả lại khoa dược theo quy chế sử dụng thuốc.

e. Tổng hợp thuốc đã dùng cho một người bệnh trước lúc ra viện.

3. Lĩnh dụng cụ y tế, văn phòng phẩm. Lập sổ theo dõi và cấp phát để sử dụng theo kế hoạch của y tá [điều dưỡng] trưởng và trưởng khoa.

4. Tham gia thường trực và chăm sóc người bệnh khi cần.

5. Thay y tá [điều dưỡng] trưởng khoa khi được uỷ quyền.

 Y TÁ [ĐIỀU DƯỠNG ]CHĂM SÓC

Dưới sự chỉ đạo của trưởng khoa và y tá [điều dưỡng] trưởng khoa, y tá [điều dưỡng] chăm sóc có nhiệm vụ sau.

1. Nghiêm chỉnh thực hiện Quy chế bệnh viện, đặc biệt chú ý thực hiện quy chế chăm sóc người bệnh toàn diện, quy chế quản lý buồng bệnh và buồng thủ thuật.

2. Nghiêm chỉnh thực hiện đầy đủ y lệnh của thầy thuốc.

3. Thực hiên chăm sóc người bệnh theo đúng quy định kĩ thuật bệnh viện:

a. Y tá [điều dưỡng] trung cấp, y tá [điều dưỡng] chính thực hiện được các kĩ thuật cơ bản như: lập kế hoạch chăm sóc cho người bệnh, uống thuốc, thực hiện kĩ thuật tiêm thuốc , truyền dịch thay băng, đặt thông, kĩ thuật cấp cứu theo quy định và vận hành bảo quản các thiết bị y tế trong khoa theo sự phân công.

b. Y tá [điều dưỡng] cao cấp [cử nhân điều dưỡng]: ngoài việc thực biện các công việc như y tá [điều dưỡng] chính phải thực hiện các kĩ thuật chăm sóc phức tạp khi y tá [điều dưỡng] chính không thực hiện được, tham gia đào tạo, quản lí và sử dụng thành thạo các thiết bị y tế trong khoa.

4. Đối với những người bệnh nặng nguy kịch phải chăm sóc theo y lệnh và báo cáo kịp thời những diễn biến bất thường cho bác sĩ điều bị xử lí kịp thời.

5. Ghi những thông số, dấu hiệu, triệu chứng bất thường của người bệnh và cách xử lí vào phiếu theo dõi và phiếu chăm sóc theo quy định.

6. Hàng ngày cuối giờ làm việc phải bàn giao người bệnh cho y tá [điều dưỡng] trực và ghi vào sổ những y lệnh còn lại trong ngày, những yêu cầu theo dõi, chăm sóc đối với từng người bệnh, đặc biệt là người bệnh nặng.

7. Bảo quản tài sản, thuốc, dụng cu y tế; trật tự và vệ sinh buồng bệnh, buồng thủ thuật trong phạm vi được phân công.

8. Tham gia nghiên cứu khoa học về lĩnh vực chăm sóc người bệnh và hướng dẫn thực hành về công tác chăm sóc người bệnh cho học viên khi được y tá [điều dưỡng] trưởng khoa phân công.

9. Tham gia thường trực theo sự phân công của y tá [điều dưỡng] trưởng khoa.

10. Động viên người bệnh an tâm điều trị. Bản thân phải thực hiện tốt quy định y đức.

11. Thường xuyên tự học, cập nhật kiến thức

HỘ LÝ CHUNG

[Làm việc tại các khoa lâm sàng và khoa khám bệnh]

Dưới sự chỉ đạo của trưởng khoa, y tá [điều dưỡng] trưởng khoa, hộ lí có nhiệm vụ sau:

1. Thực hiện vệ sinh sạch, đẹp, ngăn nắp, trật tự trong các buồng bệnh, buồng thủ thuật, buồng tắm, buồng vệ sinh, hành lang, cầu thang, buồng làm việc của khoa theo quy chế quản lí buồng bệnh và buồng thủ thuật và quy chế chống nhiễm khuẩn bệnh viện.

2. Phục vụ người bệnh:

a- Thay, đổi đồ vải của người bệnh theo quy định.

b- Đổ bô, chất thải của người bệnh.

c- Cọ rửa và tiệt khuẩn dụng cụ đựng chất thải của người bệnh, đảm bảo luôn khô, sạch.

3. Phụ y tá [điều dưỡng] chăm sóc người bệnh toàn diện:

a- Hỗ trợ người bệnh thực hiện vệ sinh thân thể

b- Vận chuyển người bệnh.

c- Vận chuyển phương tiện và thiết bị phục vụ người bệnh và mang sửa chữa thiết bị hỏng.

4. Thu gom, quản lí chất thải trong khoa:

a- Đặt các thùng rác tại các vị trí quy định của khoa [có lót túi nilon ở trong]

b- Tập trung, phân loại rác từ các buồng bệnh, buồng thủ thuật vào thùng rác chung của khoa.

c- Buộc túi ni lon khi rác đầy 2/3 túi và dán nhãn, ghi rõ tên khoa trên nhãn.

d- Thu gom bỏ rác vào thùng không để rác rơi vãi ra ngoài.

e. Cọ rửa thùng rác hàng ngày

5. Bảo quản tài sản trong phạm vi được phân công.

6. Thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn khác theo sự phân công của y tá [điều dưỡng] trưởng khoa.

Video liên quan

Chủ Đề