Quyền sở hữu nhà ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài

Theo Nghị định số 71/2010/NĐ-CP ngày 23.06.2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở [phần liên quan đến quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam của người Việt Nam định cư ở nước ngoài]

* Những nội dung cơ bản:

Nghị định số 71/2010/NĐ-CP quy định cụ thể các đối tượng, điều kiện, giấy tờ để người Việt Nam định cư ở nước ngoài được mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam như sau:

a. Về đối tượng:

- Đối tượng người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở như người Việt Nam trong nước [không hạn chế về số lượng] bao gồm:

+ Người có quốc tịch Việt Nam [bao gồm người mang hộ chiếu Việt Nam và người mang hộ chiếu nước ngoài nhưng có giấy tờ chứng minh có quốc tịch Việt Nam]

+ Người gốc Việt Nam thuộc các diện: người về đầu tư trực tiếp tại Việt Nam theo pháp luật về đầu tư, người có công đóng góp cho đất nước, nhà khoa học, nhà văn hoá, người có kỹ năng đặc biệt mà cơ quan, tổ chức của Việt Nam có nhu cầu và đang làm việc tại Việt Nam, người có vợ hoặc chồng là công dân Việt Nam sinh sống ở trong nước.

- Đối tượng chỉ được sở hữu một nhà ở riêng lẻ hoặc một căn hộ chung cư tại Việt Nam là người có gốc Việt Nam nhưng không thuộc các diện nêu trên và có Giấy miễn thị thực do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp.

b. Về giấy tờ chứng minh đối tượng và điều kiện khi làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở như sau:

- Đối với người mang hộ chiếu Việt Nam thì hộ chiếu Việt Nam phải còn giá trị kèm theo sổ tạm trú hoặc xác nhận đăng ký tạm trú của công an phường, xã nơi người đó cư trú.

- Đối với công dân Việt Nam mang hộ chiếu nước ngoài thì hộ chiếu nước ngoài phải còn hạn kèm theo giấy tờ chứng minh có quốc tịch Việt Nam và thẻ tạm trú hoặc dấu đóng vào hộ chiếu chứng nhận được tạm trú tại Việt Nam từ 3 tháng trở lên của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh của Việt Nam.

- Đối với người gốc Việt Nam thuộc diện được sở hữu nhiều nhà ở tại Việt Nam thì hộ chiếu nước ngoài còn hạn kèm theo giấy xác nhận là người gốc Việt Nam, giấy tờ chứng minh thuộc diện được sở hữu nhiều nhà ở [như giấy chứng nhận đầu tư, người có công, nhà văn hoá – khoa học, người có kỹ năng đặc biệt, người kết hôn với công dân Việt Nam ở trong nước] và có thẻ tạm trú hoặc dấu đóng vào hộ chiếu chứng nhận được tạm trú tại Việt Nam từ 3 tháng trở lên của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh của Việt Nam.

- Đối với người gốc Việt Nam thuộc diện chỉ được sở hữu một nhà ở riêng lẻ hoặc một căn hộ chung cư tại Việt Nam thì hộ chiếu nước ngoài còn hạn kèm theo giấy xác nhận là người gốc Việt Nam, giấy miễn thị thực và thẻ tạm trú hoặc dấu đóng vào hộ chiếu chứng nhận được tạm trú tại Việt Nam từ 3 tháng trở lên của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh của Việt Nam.

- Điểm mới của Nghị định số 71/2010/NĐ-CP là đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam như người Việt Nam ở trong nước [nhiều nhà ở] đã được mở rộng hơn so với quy định trước đây [Nghị định 81/2001/NĐ-CP, Luật Nhà ở năm 2005 và Nghị định 90/2006/NĐ-CP]. Các đối tượng mới được mở rộng là: người có quốc tịch Việt Nam, người có kỹ năng đặc biệt, người kết hôn với công dân Việt Nam ở trong nước. Đối tượng người có gốc Việt Nam thuộc diện nhà văn hoá – khoa học cũng có thuận lợi hơn trong việc xác nhận giấy tờ [chỉ cần Thủ trưởng cấp trường đại học, cao đẳng, học viện, viện nghiên cứu mời, trước đây là cấp bộ, UBND tỉnh].

- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài khi sở hữu nhà ở tại Việt Nam có hầu hết các quyền như người Việt Nam ở trong nước [kể cả cho thuê và uỷ quyền quản lý nhà ở, được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở trong dự án phát triển nhà ở thương mại đối với những khu vực được phép bán nền], nhưng không có quyền bảo lãnh và góp vốn bằng nhà ở.

- Nghị định 71/2010/NĐ-CP không quy định việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở mà chỉ quy định giấy tờ chứng minh đối tượng và điều kiện người Việt Nam ở nước ngoài được sở hữu nhà tại Việt Nam. Do vậy, người Việt Nam định cư ở nước ngoài khi mua nhà tại Việt Nam ngoài các giấy tờ quy định tại Nghị định 71 còn cần có các giấy tờ, thủ tục quy định tại Nghị định 88/2009/NĐ-CP của Chính phủ ngày 19.10.2009 [xin tham khảo tại Cổng thông tin điện tử của Chính phủ //www.chinhphu.vn].

[Nguồn: Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ]

Phòng LS&NVNONN – Sưu tầm.

Ngày: 03/06/2019

Tôi là người Việt Nam. Tôi có quốc tịch Đài loan, nay vợ chồng tôi muốn về Việt Nam sinh sống. Vậy tôi muốn mua nhà để ở.

Tôi cần phải có những điều kiện gì để được mua nhà ở Việt Nam.

Xin luật sư dành ít thời gian cho tôi thông tin chính xác là mình có được quyền sở hữu nhà ở Việt Nam không?

Theo những thông tin bạn trao đổi, Luật Việt An xin tư vấn sơ bộ cho bạn như sau:

Căn cứ pháp lý:

  • Luật Quốc tịch 2008 sửa đổi 2014;
  • Luật nhà ở 2014;
  • Luật Đất đai 2013;
  • Nghị định 99/2015/NĐ-CP về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật nhà ở;

Căn cứ vào khoản 3 Điều 3 Luật Quốc tịch quy định về người Việt Nam định cư ở nước ngoài như sau:

“Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài”.

Theo đó, bạn là người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

Về quyền sử dụng đất, Khoản 1 Điều 186 Luật Đất đai 2013 và Khoản 2 Điều 7 Luật nhà ở 2014  quy định, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc các đối tượng có quyền sở hữu nhà ở theo quy định của pháp luật về nhà ở thì có quyền sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.

Điều kiện sở hữu nhà ở đối với người nước ngoài tại Việt Nam:

  • Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì phải có giấy tờ theo quy định sau đây:
  • Trường hợp mang hộ chiếu Việt Nam thì phải còn giá trị và có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam vào hộ chiếu;
  • Trường hợp mang hộ chiếu nước ngoài thì phải còn giá trị có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam vào hộ chiếu và kèm theo giấy tờ chứng minh còn quốc tịch Việt Nam hoặc giấy tờ xác nhận là người gốc Việt Nam do Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, cơ quan quản lý về người Việt Nam ở nước ngoài cấp hoặc giấy tờ khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.Cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam;
  • Hình thức: mua, thuê mua nhà ở thương mại của doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh bất động sản [sau đây gọi chung là doanh nghiệp kinh doanh bất động sản]; mua, nhận tặng cho, nhận đổi, nhận thừa kế nhà ở của hộ gia đình, cá nhân; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại được phép bán nền để tự tổ chức xây dựng nhà ở theo quy định của pháp luật;
  • Theo Điểm b Khoản 2 Điều 119 Luật Nhà ở năm 2014, người Việt Nam định cư ở nước ngoài phải có đủ năng lực hành vi dân sự để thực hiện giao dịch về nhà ở [trong đó có giao dịch tặng cho nhà ở] theo quy định của pháp luật Việt Nam, phải thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của Luật này và không bắt buộc phải có đăng ký tạm trú hoặc đăng ký thường trú tại nơi có nhà ở được giao dịch.

Như vậy, bạn cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện trên để mua nhà ở tại Việt Nam.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Việt An, nếu khách hàng có bất kỳ thắc mắc gì xin vui lòng liên hệ Luật Việt An để được tư vấn cụ thể.

I. Điều kiện sở hữu nhà ở tại Việt Nam của người Việt Nam định cư ở nước ngoài

1. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài. Người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài là người Việt Nam đã từng có quốc tịch Việt Nam mà khi sinh ra quốc tịch của họ được xác định theo nguyên tắc huyết thống và con, cháu của họ đang cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài.

2. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì phải có giấy tờ theo quy định sau đây:

a] Trường hợp mang hộ chiếu Việt Nam thì phải còn giá trị và có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam vào hộ chiếu;

b] Trường hợp mang hộ chiếu nước ngoài thì phải còn giá trị có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam vào hộ chiếu và kèm theo giấy tờ chứng minh còn quốc tịch Việt Nam hoặc giấy tờ xác nhận là người gốc Việt Nam do Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, cơ quan quản lý về người Việt Nam ở nước ngoài cấp hoặc giấy tờ khác theo quy định của pháp luật Việt Nam. Trường hợp cá nhân nước ngoài có giấy tờ xác nhận là gốc Việt Nam thì chỉ được quyền lựa chọn một đối tượng áp dụng là người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc cá nhân nước ngoài để xác định quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam.

3. Có nhà ở hợp pháp thông qua các hình thức: mua, thuê mua nhà ở thương mại của doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh bất động sản; mua, nhận tặng cho, nhận đổi, nhận thừa kế nhà ở của hộ gia đình, cá nhân; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại được phép bán nền để tự tổ chức xây dựng nhà ở theo quy định của pháp luật.

4. Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài nếu không được nhập cảnh vào Việt Nam mà được tặng cho hoặc được thừa kế nhà ở tại Việt Nam thì không được công nhận quyền sở hữu nhà ở nhưng được trực tiếp hoặc ủy quyền cho người khác bán hoặc tặng cho nhà ở.

II. Quyền của chủ sở hữu nhà ở là người Việt Nam định cư ở nước ngoài

1. Có quyền bất khả xâm phạm về nhà ở thuộc sở hữu hợp pháp của mình.

2. Sử dụng nhà ở vào mục đích để ở và các mục đích khác mà luật không cấm.

3. Được cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở thuộc quyền sở hữu hợp pháp của mình theo quy định.

4. Bán, chuyển nhượng hợp đồng mua bán, cho thuê, cho thuê mua, tặng cho, đổi, để thừa kế, thế chấp, góp vốn, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở; trường hợp tặng cho, để thừa kế nhà ở cho các đối tượng không thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thì các đối tượng này chỉ được hưởng giá trị của nhà ở đó.

5. Sử dụng chung các công trình tiện ích công cộng trong khu nhà ở đó theo quy định

6. Bảo trì, cải tạo, phá dỡ, xây dựng lại nhà ở theo quy định.

7. Được bồi thường theo quy định của luật khi Nhà nước phá dỡ, trưng mua, trưng dụng nhà ở hoặc được Nhà nước thanh toán theo giá thị trường khi Nhà nước mua trước nhà ở thuộc sở hữu hợp pháp của mình vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng hoặc trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai.

8. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện đối với các hành vi vi phạm quyền sở hữu hợp pháp của mình và các hành vi khác vi phạm pháp luật về nhà ở.

III. Nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà ở và người sử dụng nhà ở là người Việt Nam định cư ở nước
ngoài 

1. Sử dụng nhà ở đúng mục đích quy định; lập và lưu trữ hồ sơ về nhà ở thuộc sở hữu của mình.

2. Thực hiện việc phòng cháy, chữa cháy, bảo đảm vệ sinh, môi trường, trật tự an toàn xã hội theo quy định của pháp luật.

3. Thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật khi bán, chuyển nhượng hợp đồng mua bán, cho thuê, cho thuê mua, tặng cho, đổi, để thừa kế, thế chấp, góp vốn, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở; đối với giao dịch nhà ở là tài sản chung của vợ chồng thì còn phải thực hiện theo các quy định của Luật hôn nhân và gia đình.

4. Thực hiện đúng quy định của pháp luật và không được làm ảnh hưởng hoặc gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khác khi bảo trì, cải tạo, phá dỡ, xây dựng lại nhà ở.

5. Đóng bảo hiểm cháy, nổ đối với nhà ở thuộc diện bắt buộc phải tham gia bảo hiểm cháy, nổ theo quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy và pháp luật về kinh doanh bảo hiểm.

6. Chấp hành quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã có hiệu lực pháp luật về việc xử lý vi phạm, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về nhà ở, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, phá dỡ nhà ở khi Nhà nước thu hồi đất, giải tỏa nhà ở, trưng mua, trưng dụng, mua trước nhà ở.

7. Có trách nhiệm để các bên có liên quan và người có thẩm quyền thực hiện việc kiểm tra, theo dõi, bảo trì hệ thống trang thiết bị, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, phần diện tích thuộc sở hữu chung, sử dụng chung.

8. Thực hiện nghĩa vụ tài chính cho Nhà nước khi được công nhận quyền sở hữu nhà ở, khi thực hiện các giao dịch và trong quá trình sử dụng nhà ở theo quy định của pháp luật.

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề