Quy trình xây dựng kế hoạch dạy học môn học theo trình tự nào

Bước 1. Xác định căn cứ để xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường

Để xác định căn cứ xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường, nhà trường nghiên cứu kỹ và quán triệt sâu sắc các văn bản liên quan như Luật Giáo dục 2019, Nghị định số 24/2021/NĐ-CP ngày 23/3/2021 của Chính phủ về Quy định việc quản lý trong cơ sở giáo dục mầm non và cơ sở giáo dục phổ thông công lập; Thông tư số 28/2020/TT-BGDĐT ngày04/9/2020 của Bộ trưởng Bộ GDĐT ban hành điều lệ trường tiểu học; Công văn số 2345/BGDĐT-GDTH ngày 07/6/2021 của Bộ GDĐT về việc hướng dẫn xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường cấp tiểu học; Chỉ thị thực hiện nhiệm vụ năm học; hướng dẫn nhiệm vụ năm học cấp tiểu học; Kế hoạch thời gian năm học do UBND Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định và ban hành và các văn bản chỉ đạo của cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục trong năm học,…]. Việc nghiên cứu các văn bản chỉ đạo hướng dẫn giúp cho quá trình xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường đảm bảo cơ sở pháp lý; đồng thời phù hợp với chỉ đạo của ngành và địa phương.

Bước 2. Đánh giá tình hình và các điều kiện thực hiện chương trình trong năm học

Giáo dục trong một nhà trường tiểu học là một hoạt động liên quan đến nhiều chủ thể và đối tượng, có tính nhạy cảm xã hội cao, diễn ra hàng ngày, trong từng gia đình và được cả xã hội quan tâm, từ việc cùng tham gia quá trình giáo dục đến việc đánh giá các hoạt động và hưởng thụ kết quả của quá trình giáo dục. Để đánh giá đúng thực trạng giáo dục, cần có một cách nhìn khách quan và toàn diện trong mối quan hệ với cả hệ thống xã hội.

a. Đánh giá đặc điểm tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương

Tập trung phân tích, đánh giá đặc điểm tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội địa phương tác động đến các hoạt động giáo dục của nhà trường trong năm học; đánh giá những thuận lợi, khó khăn và những yếu tố tác động từ đặc điểm địa phương đến việc tổ chức thực hiện chương trình cấp tiểu học

Việc đánh giá tình hình địa phương nhấn mạnh vào quá trình thu thập và phân tích các thông tin cần thiết để hình thành một báo cao đánh giá rõ ràng về môi trường kinh tế, văn hoá và xã hội có tác động đến hoạt động giáo dục của nhà trường. Trong đó tập trung trả lời các câu hỏi:

– Đâu là cơ hội thuận lợi từ bên ngoài nhà trường trong năm học?

– Các khó khăn, thách thức từ bên ngoài tác động đến các hoạt động của nhà trường là gì?

– Những cơ hội, thách thức đó có ảnh hưởng như thế nào tới hoạt động của nhà trường?

b. Đánh giá đặc điểm tình hình của nhà trường trong năm học

[i] Đặc điểm học sinh của trường

Thống kê và phân tích khái quát về tình hình học sinh của nhà trường, trong đó có số liệu đối với mỗi khối lớp như: số lớp; tổng số học sinh; số lượng về học sinh nữ; học sinh dân tộc; học sinh được học 2 buổi/ngày; học sinh khuyết tật; học sinh có hoàn cảnh khó khăn; học sinh bán trú; tỉ lệ học sinh/lớp; …

[ii] Tình hình đội ngũ giáo viên, nhân viên, cán bộ quản lý

Thống kê và phân tích khái quát về tình hình đội ngũ giáo viên, nhân viên, cán bộ quản lý, trong đó có số liệu về tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên; tỉ lệ nữ; tỉ lệ giáo viên/lớp; số lượng theo trình độ đào tạo [tiến sĩ, thạc sĩ, đại học, cao đẳng, dưới cao đẳng].

[iii] Tình hình cơ sở vật chất, thiết bị dạy học; điểm trường, lớp ghép; cơ sở vật chất thực hiện bán trú, nội trú

Thống kê và phân tích khái quát về tình hình cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, điểm trường, lớp ghép, trong đó có số liệu về số phòng học; số phòng chức năng; tên điểm trường, số lớp ghép, trình độ lớp ghép, số học sinh [nếu trường có điểm trường]; cơ sở vật chất thực hiện bán trú, nội trú [nếu thực hiện].

Việc đánh giá những thuận lợi, khó khăn và những yếu tố đặc điểm của địa phương tác động đến việc thực hiện chương trình giáo dục cấp tiểu học tại nhà trường; điều kiện đảm bảo thực hiện chương trình của nhà trường; xác định các nội dung giáo dục, hình thức tổ chức phù hợp với môn học, hoạt động giáo dục vừa để làm cơ sở xây dựng phân phối thời lượng các môn học và hoạt động giáo dục và các hoạt động giáo dục tập thể và theo nhu cầu người học, vừa để liên hệ với tổ chức, đơn vị, cá nhân, gia đình học sinh cùng phối hợp tổ chức các hoạt động giáo dục và tạo môi trường cho học sinh được trải nghiệm, vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn ;

Bước 3. Xác định mục tiêu giáo dục của nhà trường

Mục tiêu của kế hoạch giáo dục là dự kiến trước kết quả thực hiện kế hoạch giáo dục; xác định mức độ học sinh cần đạt được về phẩm chất và năng lực; số lượng, chất lượng và hiệu quả hoạt động giáo dục của nhà trường…. Các mục tiêu kế hoạch giáo dục cần phải được xác định rõ ràng, cụ thể và phù hợp; phản ánh được các mức độ cao thấp của yêu cầu cần đạt về tri thức, kĩ năng, thái độ và định hướng giá trị. Mục tiêu cụ thể chú trọng tới kết quả cuối cùng, cụ thể cần đạt, có thể đo lường được thông qua các chỉ tiêu cụ thể.

Cùng với việc xác định mục tiêu chung, kế hoạch giáo dục của nhà trường cần xác định các chỉ tiêu phấn đấu cụ thể như: Chỉ tiêu về phẩm chất, năng lực học sinh sẽ đạt được sau khi kết thúc một năm học đối với từng khối lớp; Số lượng, chất lượng các môn học và hoạt động giáo dục nhà trường cam kết thực hiện trong năm học.

Bước 4. Xây dựng kế hoạch tổ chức dạy học các môn học và hoạt động giáo dục

a. Xây dựng và ban hành kế hoạch thời gian tổ chức thực hiện các môn học và hoạt động giáo dục được quy định trong chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học [Phân phối thời lượng các môn học và hoạt động giáo dục]

Trên cơ sở chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học; căn cứ kế hoạch thời gian năm học do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định và ban hành; căn cứ vào điều kiện thực tế thời gian trong năm học [các ngày nghỉ lễ theo quy định trùng vào các ngày học, các ngày nghỉ khác vì lý do bất khả kháng nếu có…], nhà trường tổ chức họp các thành phần liên quan thảo luận xây dựng và ban hành kế hoạch thời gian tổ chức thực hiện các môn học và hoạt động giáo dục được quy định trong chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học [Tham khảo mục IV.4 phần B về “Khung thời gian thực hiện chương trình năm học” tại Phụ lục 1.]; xây dựng phân phối thời lượng các môn học và hoạt động giáo dục [Tham khảo mục IV.1 phần B về “Phân phối thời lượng các môn học và hoạt động giáo dục” tại Phụ lục 1] và các hoạt động giáo dục tập thể và theo nhu cầu người học[Tham khảo mục IV.2 phần B về “Các hoạt động giáo dục tập thể và theo nhu cầu người học” tại Phụ lục 1].

b. Xây dựng kế hoạch dạy học các môn học và hoạt động giáo dục được quy định trong chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học

Căn cứ vào kế hoạch thời gian tổ chức thực hiện các môn học và hoạt động giáo dục được quy định trong chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học, tổ chuyên môn tổ chức xây dựng kế hoạch dạy học các môn học, hoạt động giáo dục; đảm bảo giáo viên nắm vững mạch nội dung, yêu cầu cần đạt của chương trình môn học, hoạt động giáo dục và nội dung bài học, chủ đề học tập được thiết kế trong sách giáo khoa; đặc điểm địa phương, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của nhà trường và đặc điểm đối tượng học sinh. Trên cơ sở đó, giáo viên chủ động đề xuất những nội dung cần điều chỉnh hoặc bổ sung, tích hợp; điều chỉnh thời lượng thực hiện; nguồn học liệu và thiết bị dạy học; hình thức tổ chức và phương pháp dạy học; hình thức tổ chức và phương pháp đánh giá; xây dựng phân phối chương trình dạy học phù hợp với tình hình thực tế

c. Tổng hợp kế hoạch dạy học các môn học, hoạt động giáo dục từ các tổ bộ môn [theo khối lớp]; xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường

Sau khi các tổ chuyên môn hoàn thành việc xây dựng kế hoạch dạy học các môn học, hoạt động giáo dục, nhà trường tổng hợp kế hoạch dạy học các môn học, hoạt động giáo dục từ các tổ bộ môn [theo khối lớp]; xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường, tổ chức lấy ý kiến các thành phần liên quan, hoàn thiện văn bản báo cáo Hội đồng trường theo quy định; ký ban hành kế hoạch giáo dục của nhà trường trước ngày 31 tháng 8 hàng năm để tổ chuyên môn, giáo viên và các tổ chức cá nhân có liên quan làm căn cứ tổ chức thực hiện.

Báo cáo các cấp có thẩm quyền theo quy định, tổ chức tuyên truyền rộng rãi, hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên thực hiện các hoạt động giáo dục theo kế hoạch; giám sát, kiểm tra, đánh giá và bổ sung điều chỉnh kế hoạch giáo dục của nhà trường trong quá trình thực hiện.

Hãy trình bày tóm tắt quy trình xây dựng kế hoạch giáo dục của giáo viên trong năm học.

Trả lời:

Từ những căn cứ về pháp lý bao gồm các văn bản liên quan như Chương trình tổng thể, Chương trình môn học, Thông tư về Điều lệ trường THCS, THPT và trường phổ thông nhiều cấp học; KHGD của nhà trường; kết luận về việc phân công nhiệm vụ năm học mới của GV;…, GV tiến hành xây dựng KHGD của cá nhân theo qui trình sau:

Bước 1. Xác định nhiệm vụ/ nội dung công việc

Nhiệm vụ/Nội dung công việc của GV trong nhà trường phổ thông được phân làm 3 nhóm chính: [1] Dạy học/ tổ chức hoạt động giáo dục; [2] Chủ nhiệm lớp; [3] Công việc/nhiệm vụ khác như bồi dưỡng học sinh giỏi, hướng dẫn HS nghiên cứu sáng tạo khoa học kỹ thuật…; Bên cạnh đó, một số nhiệm vụ/nội dung công việc khác của GV cũng cần được xác định, như: [4] Tự học, tự bồi dưỡng; [5] Công tác Đảng, Đoàn, Đội, Công đoàn kiêm nhiệm khác….

Khi xác định nhiệm vụ/công việc cần làm, GV cần xác định đối tượng, thời gian, địa điểm thực hiện, nguồn hỗ trợ… Đồng thời, GV cần xác định rõ cái nào nên làm trước, cái nào làm sau, sắp xếp các công việc một cách hợp lí theo thứ tự cấp bách, mức độ quan trọng hoặc theo trình tự thời gian… là một yếu tố quan trọng khi lập kế hoạch hiệu quả. Việc này giúp GV loại bỏ những công việc không cần thiết, tiết kiệm thời gian và nguồn lực.

Bước 2. Xây dựng kế hoạch giáo dục của giáo viên

★Xây dựng kế hoạch dạy học các bài học và các chuyên đề lựa chọn: Ở giai đoạn này, GV căn cứ vào căn cứ vào nội dung dạy học của khối lớp được phân công đảm nhận, căn cứ vào phân phối chương trình chung đã được tổ chuyên môn thống nhất để xác định bài học, số tiết, thời điểm dạy học, thiết bị dạy học, địa điểm dạy học.

[1] Đối với tên gọi, số tiết các bài học và các chuyên đề lựa chọn cũng như trình tự sắp xếp của nó GV xác định dựa trên kế hoạch dạy học của tổ chuyên môn.

[2] Để xác định thời điểm dạy học các bài học và chuyên đề lựa chọn, GV cần căn cứ vào: Khung thời gian thực hiện chương trình môn học [số tiết/tuần] và quy định về thời lượng dành cho môn học do nhà trường quy định; Thời lượng [số tiết] để dạy bài học/chuyên đề lựa chọn đã được xác định trong kế hoạch dạy học của tổ chuyên môn. Khi xác định thời điểm dạy học các bài học và các chuyên đề lựa chọn cần chú ý tránh thời gian tiến hành các bài kiểm tra đánh giá định kì mà đã được xác định trong kế hoạch dạy học của tổ chuyên môn. Bên cạnh đó, thời điểm dạy học đối với các chuyên đề lựa chọn cần được sắp xếp phù hợp với logic nội dung các bài học để thuận lợi cho việc tiếp nhận tri thức của học sinh.

[3] Để xác định thiết bị dạy học, GV căn cứ vào tình hình thiết bị dạy học được mô tả ở phần đặc điểm tình hình trong kế hoạch dạy học của tổ chuyên môn, căn cứ đặc điểm nội dung bài học, chuyên đề lựa chọn và khả năng của bản thân trong việc thu thập, xây dựng phương tiện dạy học để xác định và liệt kê các phương tiện dạy học phù hợp.

[4] Đối với địa điểm dạy học, GV căn cứ trên đặc điểm nội dung bài học và các ý tưởng dạy học của cá nhân, căn cứ trên đặc điểm phòng học bộ môn/phòng thí nghiệm/phòng đa năng/sân chơi, bãi tập được mô tả trong kế hoạch của tổ chuyên môn để xác định và liệt kê địa điểm dạy học.

★Xây dựng kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ khác [nếu có]: Ngoài các nội dung trên, nếu GV được phân công hoặc có dự kiến các nhiệm vụ khác như bồi dưỡng HS giỏi, phụ đạo HS yếu và tổ chức các hoạt động giáo dục… thì cũng cần xây dựng kế hoạch cho các nội dung này. Không có khuôn mẫu trình bày cho các nhiệm vụ này, tuy nhiên GV cần chú ý đối với kế hoạch cho mỗi nhiệm vụ cần thể hiện được mục tiêu, nội dung, thời gian, địa điểm, các phương tiện và lực lượng hỗ trợ, phối hợp [nếu có]. Bên cạnh đó, GV có thể dự kiến và thể hiện rõ bằng các số liệu cụ thể về một số nhiệm vụ liên quan khác như: số tiết dự giờ, số tiết thao giảng, báo cáo chuyên đề…

Ví dụ minh họa:

★Rà soát, chỉnh sửa và trình tổ trưởng chuyên môn kí duyệt: Sau khi hoàn thiện kế hoạch, GV cần rà soát lại để đảm bảo các nội dung trong kế hoạch là chính xác. Kế hoạch sau đó được trình để tổ trưởng chuyên môn xem xét phê duyệt, nếu kế hoạch phù hợp và được phê duyệt, GV sẽ sử dụng để triển khai trong năm học.

Bước 3. Tổ chức thực hiện

Để đáp ứng mục tiêu đề ra, sự tập trung là yếu tố cần thiết nhằm giúp GV làm việc hiệu quả và tiết kiệm thời gian. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là trong 1 khoảng thời gian, GV chỉ làm 1 công việc/thực hiện 1 nhiệm vụ nhất định, nếu có thể hãy kết hợp làm nhiều việc trong một khoảng thời gian một cách hợp lí. Ví dụ: Vừa giảng dạy trên lớp theo thời khóa biểu, vừa thực hiện công tác chủ nhiệm lớp và hỗ trợ HS còn yếu kém, bồi dưỡng HS giỏi,…

Bên cạnh việc tập trung làm việc, GV hãy dành khoảng thời gian hợp lí cho những sự cố phát sinh. Vì vậy, khi lên kế hoạch cá nhân, GV cố gắng dự trù, dự đoán một số tình huống phát sinh, những khó khăn, thách thức có thể gặp phải, từ đó đưa ra các phương án dự phòng.

Bước 4. Đánh giá và hoàn thiện kế hoạch

Để biết bản thân đã làm đươc đến đâu và liệu có hoàn thành được kế hoạch hay không, GV cần phải liên tục theo dõi, kiểm tra và đối chiếu lộ trình và kết quả đạt được với kế hoạch đã đề ra. Một kế hoạch được chuẩn bị kĩ lưỡng, cập nhật và chỉnh sửa qua các giai đoạn thực hiện sẽ giúp GV đánh giá chính xác được chất lượng của công việc. Đồng thời, việc kiểm tra, đánh giá mức độ đạt được của công việc sẽ giúp GV định hướng những việc làm tiếp theo, biện pháp khắc phục khó khăn, tìm kiếm nguồn hỗ trợ khác và thực hiện các phương án dự phòng nhằm đảm bảo hiệu quả công việc đã đề ra.

Hãy trình bày tóm tắt quy trình xây dựng kế hoạch giáo dục của giáo viên trong năm học. – trong quá trình tổng hợp có thể có nhiều thiếu xót các bạn để lại ý kiến đóng góp cũng như bình luận bên dưới. Trân trọng cám ơn.

Bấm vào đây: Tài liệu tập huấn Mô đun 4 [đã hoàn thành]

Đăng kí kênh youTube để ủng hộ nhóm tác giả:

Đáp án modul 4, hướng dẫn trả lời, câu hỏi, đáp án Cập nhật full 8h00 ngày 16/10/2021
Mô đun 04 GVPT – Môn Toán THCS

Mô đun 04 CBQL – QUẢN TRỊ CƠ SỞ VẬT CHẤT, THIẾT BỊ VÀ CÔNG NGHỆ TRONG DẠY HỌC, GIÁO DỤC HỌC SINH Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Mô đun 04 CBQL – QUẢN TRỊ CƠ SỞ VẬT CHẤT, THIẾT BỊ VÀ CÔNG NGHỆ TRONG DẠY HỌC, GIÁO DỤC HỌC SINH Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

Mô đun 04 CBQL – QUẢN TRỊ CƠ SỞ VẬT CHẤT, THIẾT BỊ VÀ CÔNG NGHỆ TRONG DẠY HỌC, GIÁO DỤC HỌC SINH Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC

Mô đun 04 GVPT – Môn Mĩ thuật THPT

Mô đun 04 GVPT – Môn Giáo dục kinh tế pháp luật THPT

Mô đun 04 GVPT – Môn Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp THPT

Mô đun 04 GVPT – Môn Âm nhạc THPT

Mô đun 04 GVPT – Môn Giáo dục thể chất THPT

Mô đun 04 GVPT – Môn Tin học THPT

Mô đun 04 GVPT – Môn Địa lí THPT

Mô đun 04 GVPT – Môn Lịch sử THPT

Mô đun 04 GVPT – Môn Sinh Học THPT

Mô đun 04 GVPT – Môn Công nghệ THPT

Mô đun 04 GVPT – Môn Ngữ văn THPT

Mô đun 04 GVPT – Môn Hoá Học THPT

Mô đun 04 GVPT – Môn Vật lý THPT

Mô đun 04 GVPT – Môn Toán THPT

Mô đun 04 GVPT – Môn Giáo dục công dân THCS

Mô đun 04 GVPT – Môn Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp THCS

Mô đun 04 GVPT – Môn Mĩ thuật THCS

Mô đun 04 GVPT – Môn Âm nhạc THCS

Mô đun 04 GVPT – Môn Giáo dục thể chất THCS

Mô đun 04 GVPT – Môn Tin học THCS

Mô đun 04 GVPT – Môn Lịch sử và Địa lí THCS

Mô đun 04 GVPT – Môn Khoa học Tự nhiên THCS

Mô đun 04 GVPT – Môn Công nghệ THCS

Mô đun 04 GVPT – Môn Ngữ văn THCS

Mô đun 4 GVPT – Hoạt động trải nghiệm – Tiểu học

Mô đun 4 GVPT – Môn Giáo dục thể chất – Tiểu học

Mô đun 4 GVPT – Môn Tin học – Tiểu học

Mô đun 4 GVPT – Môn Khoa học – Tiểu học

Mô đun 4 GVPT – Môn Lịch sử và Địa lí – Tiểu học

Mô đun 4 GVPT – Môn Công nghệ – Tiểu học

Mô đun 4 GVPT – Môn Tự nhiên và Xã hội – Tiểu học

Mô đun 4 GVPT – Môn Mĩ thuật – Tiểu học

Mô đun 4 GVPT- Môn Âm Nhạc – Tiểu học

Mô đun 4 GVPT – Môn Đạo đức – Tiểu học

Mô đun 4 GVPT – Môn Toán – Tiểu học

Mô đun 4 GVPT – Môn Tiếng Việt – Tiểu học

Video liên quan

Chủ Đề