Sáng kiến cải cách thủ tục hành chính

Sáng kiến cải cách thủ tục hành chính

Thái độ phục vụ thân thiện, tiến độ xử lý các thủ tục được đẩy nhanh áp dụng hệ thống giao dịch điện tử liên thông là những đổi mới của ngành bảo hiểm xã hội tỉnh trong thời gian qua. Từ những đổi mới này đã đem lại sự hài lòng cho doanh nghiệp và người dân khi tham gia, thụ hưởng chính sách an sinh xã hội, nâng cao chất lượng phục vụ người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp.

Thời gian qua, huyện Kiến Xương triển khai đồng bộ, quyết liệt công tác cải cách hành chính (CCHC), góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính, phục vụ người dân tốt hơn, đồng thời thúc đẩy kinh tế - xã hội của huyện phát triển.

Quý I năm 2022, công tác kiểm soát thủ tục hành chính (TTHC) đã được UBND huyện Quỳnh Phụ tập trung rà soát, rút ngắn thời gian thực hiện. Nhiều lĩnh vực thực hiện rút ngắn thời gian giải quyết, nhất là lĩnh vực Tài chính, Tư pháp; lĩnh vực đất đai tiếp tục có nhiều chuyển biến khá tích cực, đã giải quyết nhanh chóng, thuận lợi hơn cho người dân.

Sáng kiến cải cách thủ tục hành chính

Cải cách hành chính là một trong những khâu đột phá được huyện Đông Hưng triển khai đồng bộ, quyết liệt, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính, phục vụ nhân dân tốt hơn, thúc đẩy kinh tế - xã hội của huyện phát triển.

Sáng kiến cải cách thủ tục hành chính

Xác định cải cách hành chính (CCHC) là khâu đột phá và là một trong những giải pháp quan trọng nhằm hoàn thiện hệ thống thể chế hành chính, xóa bỏ cơ bản các thủ tục hành chính mang tính quan liêu, rườm rà, gây phiền hà, thời gian qua, cấp ủy, chính quyền các cấp đã triển khai quyết liệt, đồng bộ, có hiệu quả công tác CCHC trên nhiều nội dung.

Sáng kiến cải cách thủ tục hành chính

Cán bộ, công chức phải phục vụ nhân dân, nếu để nhân dân phải phục vụ mình là một việc làm không hợp đạo lý, không đúng pháp luật. Bởi vậy, muốn cải cách hành chính với đầy đủ ý nghĩa "phục vụ nhân dân", trước tiên phải cải cách ngay chính những "công bộc của dân".

Sáng kiến cải cách thủ tục hành chính

Trong nhiệm kỳ vừa qua và đặc biệt là trong thời gian gần đây, ngành Y tế đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện một số nhiệm vụ then chốt, trong đó tập trung vào cải cách thủ tục hành chính, tăng cường đào tạo cán bộ và đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, hướng tới sự hài lòng của người bệnh nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày cao của nhân dân.

** Sáng kiến 1: Đề xuất một số nhiệm vụ, giải pháp nhằm đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh (tác giả: Nguyễn Thanh Hải, Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên).

Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết số 01/NQ-TU ngày 31/12/2020 về Chương trình Chuyển đổi số giai đoạn 2021 - 2030 có tính đột phá giúp thay đổi tư duy nhận thức của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, cộng đồng doanh nghiệp, người dân. Sau khi áp dụng sáng kiến, Chương trình Chuyển đổi số được các cấp, các ngành từ tỉnh đến cơ sở tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai áp dụng và đạt được nhiều kết quả tích cực. Công tác CCHC được đẩy mạnh, đáp ứng ngày càng cao hơn, đặc biệt trước diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19, nhiều ứng dụng chuyển đổi số đã mang lại hiệu quả thiết thực: Ứng dụng các nền tảng khai báo y tế điện tử và quản lý thông tin người ra vào địa điểm công cộng bằng mã QR...v.v. Phần mềm ứng dụng công dân số “C-ThaiNguyen” ngày càng hoàn thiện và mang lại hiệu quả thiết thực, được Nhân dân tích cực hưởng ứng tham gia. Kinh tế số tiếp tục có bước phát triển, đóng góp vào sự phát triển kinh tế của tỉnh; công nghệ số được đẩy mạnh ứng dụng trong các ngành công nghiệp, nông nghiệp, y tế, giáo dục và dịch vụ; xuất hiện nhiều hình thức kinh doanh, dịch vụ mới, dựa trên nền tảng công nghệ số và internet, góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập, chất lượng cuộc sống của người dân. Đã xây dựng và đưa vào sử dụng phần mềm quản lý cây xanh “Thai Nguyen SmartTree”, đến nay có gần 1 triệu cây xanh được cập nhật dữ liệu, hình ảnh và tọa độ thể hiện trên phần mềm, có thể xuất dữ liệu thông tin hoàn chỉnh về cây xanh.

** Sáng kiến 2: Triển khai hệ thống phản ánh hiện trường vào công tác tiếp nhận, xử lý phản ánh của người dân trên ứng dụng Công dân số Thái Nguyên (C-ThaiNguyen) (nhóm tác giả: Trung tâm CNTT và Truyền thông, Sở Thông tin và Truyền thông).

Đây là giải pháp sáng kiến đầu tiên áp dụng trên địa bàn tỉnh nhằm tạo cầu nối giữa người dân với nhà quản lý trên môi trường mạng, việc phản ánh, tiếp nhận phản ánh, kiến nghị được thực hiện kịp thời, công khai, minh bạch mang lại hiệu quả thiết thực cho cả người dân và nhà quản lý. Qua đó, người dân có thể giám sát, tương tác và đánh giá. Sử dụng hóa đơn điện tử giúp người dân giảm chi phí và thời gian trong giải quyết TTHC mức độ hài lòng đối với kết quả xử lý phản ánh của từng cơ quan. Đặc biệt, các thông tin phản ánh gửi đến đều được cơ quan chức năng phân tích và xử lý một cách kịp thời, chính xác nhằm hướng đến mục tiêu chất lượng cuộc sống của người dân, quản lý đô thị, đồng thời tăng cường công tác đảm bảo an ninh thông tin, an toàn xã hội và phòng chống tội phạm.

** Sáng kiến 3: Giải pháp quản lý “Tạo lập cơ chế chính sách hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Thái Nguyên” (nhóm tác giả: Sở Khoa học và Công nghệ).

Việc ban hành Quy định nội dung và mức chi thực hiện hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Thái Nguyên đến năm 2025 và tổ chức các hội thi, cuộc thi sáng tạo kỹ thuật là giải pháp mới, lần đầu tiên áp dụng nhằm thực hiện một cách có hiệu quả, giải quyết được các vấn đề tồn tại như: Chưa có cơ chế tài chính, định mức chi cho các hoạt động trong chuỗi hỗ trợ; các đơn vị lúng túng trong xây dựng nội dung và kinh phí thực hiện hỗ trợ các hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

Áp dụng sáng kiến là cơ sở pháp lý quan trọng để triển khai thực hiện các hoạt động hỗ trợ; đẩy mạnh công tác CCHC, tiết kiệm thời gian, thuận tiện trong việc xây dựng và thẩm định nội dung và dự toán kinh phí thực hiện đảm bảo phù hợp, hiệu quả, đúng quy định; tạo hành lang pháp lý quan trọng để thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, hỗ trợ quá trình hình thành và phát triển loại hình doanh nghiệp có khả năng tăng trưởng nhanh dựa trên khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới. Nhiều đơn vị đã áp dụng sáng kiến như: Đại học Thái Nguyên, Sở Khoa học và Công nghệ, Tỉnh đoàn Thái Nguyên… Có được cơ chế chính sách rõ ràng, cụ thể, công khai minh bạch là một yếu tố vô cùng thuận lợi cho các đơn vị khi hỗ trợ hay tổ chức các cuộc thi khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo.

** Sáng kiến 4: Sử dụng biên lai điện tử thực hiện việc thu phí, lệ phí trong giải quyết TTHC tại Bộ phận Một cửa thuộc UBND huyện Định Hóa. (Nhóm tác giả: UBND huyện Định Hóa).

Đây là giải pháp sáng kiến đầu tiên được áp dụng tại UBND huyện Định hoá và có khả năng áp dụng nhân rộng tại các địa phương trên địa bàn toàn tỉnh. Thực tế triển khai cho thấy, đã có 700 lượt hồ sơ TTHC được áp dụng, giúp tiết kiệm thời gian, công sức của công chức trong giải quyết TTHC cũng như việc thanh quyết toán hóa đơn hàng quý; việc sử dụng hóa đơn điện tử được sử dụng giao dịch thường xuyên trên hệ thống điện tử giảm chi phí, từ đó, tạo được niềm tin và sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp. Việc áp dụng sáng kiến góp phần xây dựng Chính quyền điện tử, đảm bảo tính công khai, minh bạch trong giải quyết TTHC, hướng tới sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp. Đây là những sáng kiến CCHC được áp dụng trong thực tiễn đem lại hiệu quả cao, là giải pháp tích cực tác động mạnh mẽ đến quá trình xây dựng nền hành chính phục vụ, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời gian tiếp theo.