Sau bao lâu thì nghén

Việc thụ thai có thể diễn ra ngay sau khi bạn quan hệ, khi trứng và tinh trùng gặp nhau. Vậy làm thế nào để biết mình có mang thai hay không một cách sớm nhất? Bài viết dưới đây sẽ bật mí cho các bạn những dấu hiệu mang thai sớm nhất sau 1, 2 tuần đầu sau khi quan hệ. Hãy theo dõi và đi khám sức khỏe ngay khi xuất hiện các triệu chứng này bạn nhé.

Quan hệ sau bao nhiêu ngày thì biết có thai?

Đa số các cặp đôi đang muốn có tin vui đều quan tâm đến việc sau khi quan hệ bao lâu thì có thai. Trên thực tế, quá trình tinh trùng và trứng gặp nhau cần phải có thời gian và cần đúng thời điểm mới có thể tạo thành hợp tử. Vậy tinh trùng gặp trứng bao lâu thì thụ thai? Tinh trùng có thể sống trong tử cung lâu nhất là 5 ngày, chỉ cần bạn quan hệ trong 5 ngày đó thì khả năng mang thai rất cao. Quá trình thụ thai sẽ mất khoảng 13 – 14 ngày, vậy nên sau khi quan hệ 1-2 tuần, bạn hoàn toàn có thể biết mình mang thai hay không dựa vào các dấu hiệu mang thai sớm.

>> Xem thêm: Chưa hết hẳn hoặc vừa hết kinh nguyệt quan hệ có thai không?

Dấu hiệu mang thai sớm nhất sau 1, 2 tuần

Sau khi quan hệ bao lâu thì biết có thai? Đối với các chị em, mọi người có thể mua que thử thai sau 7 ngày quan hệ để kiểm tra xem mình đã có hay chưa. Nếu que thử hiện 2 vạch, xin chúc mừng, bạn đã có tin vui. Thế nhưng đôi lúc cách này lại chưa chính xác lắm do quá trình thụ thai cần thời gian nên bạn có thể chờ thêm 5-7 ngày nữa để thử lại và chờ đợi kết quả. Tốt nhất thì phụ nữ nên chờ khoảng 10-14 ngày sau quan hệ mới thử thai để có kết quả chính xác nhất.

>> Xem chi tiết: Trễ kinh mấy ngày thì thử que được? Dùng que thử thai khi nào mới chính xác?

Ngoài ra, bạn có thể đến bệnh viện để kiểm tra nồng độ hormone hCG [hormone thai kỳ] trong máu hoặc nước tiểu để biết mình có thai hay không. Xét nghiệm này rất chính xác, có thể phát hiện sớm ngay sau thời điểm thụ thai. 

>> Tìm hiểu: Sinh con một bề nghĩa là gì? Sinh 2 con một bề nghĩa là gì?

Thông thường sau khi quan hệ tuần đầu, nếu để ý theo dõi, bạn có thể phát hiện những dấu hiệu mang thai 1 cách dễ dàng. Theo các bác sĩ chuyên môn, nếu có những triệu chứng dưới đây thì rất có thể bạn có tin vui rồi nhé.

1. Chậm kinh

Chậm chu kỳ kinh nguyệt là dấu hiệu của việc bắt đầu thai nghén. Những phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt đều  rất dễ dàng nhận biết có thai sau khi bạn đã bị trễ 5-7 ngày. Thi thoảng, khi thụ thai ở những ngày 11-12, có thể bạn sẽ thấy 1 ít máu hồng ở quần con nhưng đây là máu báo thai chứ không phải bạn đến ngày, máu ra rất ít, trong khoảng 1-2 ngày và màu cũng khác. Bạn nên lưu ý nhé, đây cũng là trường hợp bình thường nên không cần quá hốt hoảng đâu. Vậy ra máu báo thì tức là bạn đã mang thai rồi nhé.

2. Thay đổi ở vùng ngực

Dấu hiệu xếp thứ 2 là bạn thấy thay đổi ở vùng ngực. Ở những phụ nữ mới “cấn bầu”, vùng ngực thường sưng, đau; quầng vú lớn hơn, núm vú trở nên sẫm màu và nhô ra; dễ đau khi chạm vào, có khi còn nổi những mạch máu. Nguyên nhân do nồng độ hormone hCG [hormone thai kỳ] tăng cao, khiến vùng ngực thay đổi hình dáng và kích cỡ. May mắn là sau 3 tháng hiện tượng này sẽ chấm dứt do cơ thể tự điều chỉnh nội tiết tố.

3. Buồn nôn

Một trong những dấu hiệu mang thai sớm trong 1-2 tuần đầu tiên tiếp theo dễ nhận biết nhất là buồn nôn. Đây chính là dấu hiệu ốm nghén, bạn thường cảm thấy buồn nôn vào sáng sớm, có khi cả ngày, ngay cả lúc bạn chưa hề ăn gì. Vậy ốm nghén xuất hiện khi nào, khi nào hết nghén? Đa số phụ nữ mang bầu có cảm giác buồn nôn trong ba tháng đầu thai kỳ [tam cá nguyệt đầu tiên], có người kéo dài đến 4 tháng. Sang đầu tam cá nguyệt thứ hai, triệu chứng này sẽ giảm dần và mất hẳn. 

>> Tìm hiểu: Ốm nghén nặng phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?

4. Đi tiểu nhiều lần

Nếu bạn vừa đi tiểu rồi nhưng ngay một lúc sau lại muốn vào WC lần nữa, đặc biệt là ban đêm nhé, ngoại trừ bệnh lý có sẵn thì đây là dấu hiệu bạn mang thai sớm. 

4. Mệt mỏi

Mệt mỏi là dấu hiệu thường thấy khi bạn bước vào giai đoạn mang thai tuần đầu do cơ thể phải hoạt động liên tục để cung cấp chất dinh dưỡng cho bào thai và sự thay đổi nội tiết. Tim bạn có thể đập nhanh hơn bình thường. Tuy nhiên, dấu hiệu này thường bị nhầm lẫn với việc bị ốm hay làm việc quá sức hay sắp đến kỳ kinh. 

>> Xem thêm: Nghén ngủ là gì, xuất hiện khi nào? Mẹ bầu nghén ngủ có tốt không?

5. Đầy hơi, táo bón

Khi bước vào thời kỳ mang thai sớm đã có sự thay đổi của hormone, nồng độ nội tiết tố progesterone tăng cao khiến cơ thể của bạn, kể cả tiêu hóa thay đổi, áp lực vùng xương chậu khiến bạn dễ đầy hơi, táo bón.

6. Nướu sưng và đau, tưa miệng hoặc sâu răng

Khi mang thai, bạn có thể gặp các hiện tượng như nướu bị viêm, đau, chảy máu; tưa miệng hoặc sâu răng nặng hơn, mắt và mặt sưng húp bởi cơ thể bị sung khi tập trung máu ở các mô. Bệnh này tuy không ảnh hưởng đến thai nhi nhưng bạn cần được điều trị kịp thời. 

7. Chóng mặt, ngất xỉu

Bạn có thể bị chóng mặt, hoa mắt thậm chí ngất xỉu do thay đổi nội tiết tố làm cho mạch máu giãn ra, khiến lưu thông máu tăng.

>> Xem thêm: Bà bầu khó thở khi mang thai có phải hiện tượng bất thường?

8. Cổ tử cung ẩm ướt

Âm đạo luôn ẩm ướt, ra dịch màu trắng trong nhiều ngày khiến chị em thấy lo lắng? Tuy nhiên đây chỉ là hiện tượng bình thường và rất có thể là dấu hiệu mang thai tuần đầu do sự dày lên của thành âm đạo.

9. Thay đổi khẩu vị 

Một dấu hiệu dễ nhận biết nhất khi mang thai là bạn đột nhiên thay đổi khẩu vị như thèm chua, thèm cay hoặc nhạy cảm với mùi… Bởi ảnh hưởng của hormone hCG trong thời gian mang thai sẽ khiến bạn có cảm giác thèm ăn với 1 số loại thức ăn đặc biệt.

10. Nhạy cảm với nhiệt độ

Bạn có thể thấy lạnh cóng lúc vừa thức dậy, nhưng chỉ nửa giờ sau lại khó chịu vì quá nóng. Có thể không phải do thời tiết quá thất thường mà bạn đang trải qua thời kỳ đặc biệt do thay đổi nội tiết tố khi mang thai. 

11. Tiết nhiều nước bọt, ợ nóng

Dạo gần đây bạn hay tiết nhiều nước bọt hoặc bị ợ nóng thường xuyên? Đừng quá lo lắng! Vì đây có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đã mang thai. Triệu chứng này rất phổ biến, hầu như bà bầu nào cũng trải qua.

>> Tham khảo thêm:

Trên đây là những dấu hiệu mang thai sớm nhất sau 1, 2 tuần đầu quan hệ. Nếu bạn có đa số những dấu hiệu trên đây, hãy thăm khám y tế để có những lời khuyên và được chăm sóc tốt nhất. Hy vọng những thông tin bổ ích này sẽ giúp ích cho bạn để có thể chuẩn bị và đón chào thiên thần nhỏ một cách sẵn sàng và chủ động nhất nhé.

Nếu có nhu cầu mua các loại thực phẩm chức năng dành cho bà bầu hoặc các thiết bị như máy hút sữa, đai đỡ bụng bầu..., bạn có thể truy cập vào website META.vn hoặc liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ dưới đây để được hỗ trợ nhanh nhất:

Tại Hà Nội:

56 Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy

Điện thoại: 024.3568.6969

Tại TP. HCM:

716-718 Điện Biên Phủ, Phường 10, Quận 10

Điện thoại: 028.3833.6666

303 Hùng Vương, Phường 9, Quận 5

Điện thoại: 028.3833.6666

Gửi bình luận

04:00 Ngày 20/01/2021

Rất nhiều mẹ bầu băn khoăn không biết là thai mấy tuần thì hết nghén? Theo các chuyên gia, tình trạng nôn, nghén, mệt mỏi, chán ăn sẽ bắt đầu giảm dần từ tuần thứ 12 nhưng cũng có rất nhiều chị em bị nghén đến hết thai kì. Bạn có thể tham khảo thêm nội dung bài viết dưới đây để giảm các triệu chứng ốm nghén kéo dài.

Theo các bác sĩ chuyên khoa thì nôn nghén khi mang thai hình thành do các yếu tố tác động như sau:

- Hormone tăng đột ngột: Khi mang thai, các loại hormone nội tiết như: hCG, estrogen và progesterone có thể tăng gấp 100 lần dẫn đến ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Dạ dày của bạn có thể bị dư thừa acid trong dịch vị, tăng nguy cơ nôn ói và chán ăn.

- Khứu giác nhạy cảm hơn: Khứu giác của chị em mang  thai trở nên rất nhạy cảm khi ngửi thấy các mùi đồ ăn, xăng, dầu, sơn, nước hoa… đều có thể gây buồn nôn.

- Hệ tiêu hóa kém: Hầu hết các mẹ bầu đều phải đối diện với tình trạng tiêu hóa kém hơn khi mang thai. Điều này thường xuất phát từ yếu tố hormone tác động, hoặc khi thai nhi lớn có thể chèn ép đến hệ tiêu hóa dẫn đến tình trạng ợ hơi, ợ nóng, ăn uống khó tiêu.

- Một số yếu tố khác: Những mẹ bầu có tâm lý căng thẳng, có tiền sử bị say tàu xe, bị bệnh về hệ tiêu hóa, rối loạn tiền đình… cũng dễ bị nôn nghén nặng nề hơn những người bình thường.

Thai mấy tuần thì hết nghén?

Ốm nghén là triệu chứng 90% chị em gặp phải trong thai kì. Tuy nhiên với mỗi cơ địa khác nhau sẽ có các biểu hiện ốm nghén khác nhau. Hầu hết các chị em bị ốm nghén bắt đầu từ tuần thứ 4 đến thứ 6 của thai kì và có xu hướng giảm dần khi bước sang tuần thứ 12 đến tuần 16. Sang tháng thứ 4 của thai kì mẹ bầu sẽ giảm nôn, ăn uống ngon miệng hơn. Mặc dù vậy, thống kê cũng cho thấy khoảng 10% thai phụ phải chịu cảnh nôn nghén trong suốt 9 tháng thai kì.

Tình trạng nôn nghén bình thường không gây hại cho thai nhi. Nếu bạn bị nôn nghén rất nặng, không ăn uống được gì, cơ thể sẽ bị mất nước, mệt mỏi rã rời, suy nhược thần kinh được gọi là nhiễm độc thai nghén cần phải đi thăm khám để có biện pháp điều trị sớm.

Mẹ bầu bị nôn nghén cũng ăn uống kém hơn nên có nguy cơ thai nhi bị suy dinh dưỡng, nhẹ cân khi mang thai. Vì vậy, sau 4 tháng cơ thể giảm nôn, mẹ bầu nên tăng cường ăn bổ sung các thực phẩm giàu sắt, axit folic, canxi, vitamin cần thiết để thai nhi phát triển.

Mách bạn 10 mẹo giảm ốm nghén cực hay

Muốn giảm nhanh các triệu chứng nôn nghén khi mang thai mẹ bầu cần chú ý:

1. Bổ sung nhiều nước

Uống nhiều nước giúp giảm nôn mửa

Tăng cường uống nhiều nước là biện pháp đơn giản nhưng giúp giảm nhanh triệu chứng ốm nghén. Lí do là bởi việc nôn nhiều khiến tuyến nước bọt trong khoang miệng của bạn liên tục hoạt động dẫn đến khô miệng và cảm giác buồn nôn gia tăng.

Bạn bên bổ sung ít nhất 2 lít nước mỗi ngày, tránh uống trong khi ăn và trước khi đi ngủ để có thể ngăn ngừa nôn nghén hiệu quả hơn.

2. Uống trà bạc hà

Uống trà bạc hà cũng là cách đơn giản giúp cải thiện các triệu chứng nôn mửa khó chịu. Ngoài dùng trà bạc hà, bạn có thể ăn kẹo hoặc ngửi tinh dầu bạc hà, vừa giúp cổ họng thông thoáng, vừa giúp khứu giác dễ chịu hơn để kiểm soát các cơn nôn nghén.

Xem thêm: Lưu lại ngay 5 bài thuốc dân gian trị ốm nghén

3. Ngửi mùi chanh, cam, quýt

Tương tự như vị bạc hà, nếu bạn dùng nước chanh, cam, quýt hoặc ngửi vỏ chanh, cam đều có thể tạo sự thoải mái cho khứu giác, giúp giảm nhanh các triệu chứng khó chịu.

4. Gừng giúp giảm nôn nghén

Bí quyết giảm nghén từ nước gừng và chanh

Gừng được xem là vị khắc tinh của cảm giác buồn nôn. Bạn có thể dùng trà gừng hoặc ngửi mùi gừng đều có thể giúp ngăn ngừa triệu chứng nôn. Tuy nhiên bạn không nên dùng quá nhiều gừng để tránh gây hại cho thai nhi. Bạn có thể dùng một vài lát gừng tươi hoặc ăn kẹo gừng để cổ họng thông thoáng, giảm nôn.

5. Ăn ngay sau khi thức dậy

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng sau khi thức dậy tình trạng nôn nghén thường nhẹ nhất trong ngày nên bạn hãy ăn sáng nhiều hơn để tăng cường dưỡng chất cho thai nhi. Một số thực phẩm như: bánh quy, bánh mì nướng, ngũ cốc khô... sẽ giúp giảm nhanh triệu chứng buồn nôn.

6. Ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày

Bạn có thể bỏ thói quen ăn 3 bữa chính  mà nên chia làm các bữa nhỏ trong ngày. Điều này giúp ổn định dịch vị dạ dày và bạn sẽ hấp thu được dinh dưỡng tốt hơn là là cố gắng ăn nhiều vào 3 bữa chính khiến dạ dày lúc quá no lúc lại quá đói.

Bữa phụ trong ngày bạn có thể ăn bánh quy, hoa quả khô, đậu phộng hoặc ô mai đều giúp giảm buồn nôn.

7. Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý

Tháp dinh dưỡng cho bà bầu

Bạn có thể tăng cường các loại vitamin có trong các loại rau củ, trái cây để giảm buồn nôn. Ngoài ra, bạn cũng cần bổ sung thực phẩm giàu canxi, sắt, axit folic để bổ sung dinh dưỡng cần thiết khi mang thai.

Trong 3 tháng đầu, bạn cũng nên hạn chế uống caffeine, ăn thực phẩm cay, nóng hoặc các đồ ăn có mùi tanh như cá, trứng… sẽ giúp ngừa nôn tốt hơn.

8. Dành thời gian nghỉ ngơi

Nôn nghén khiến chị em mệt mỏi, khó chịu. Vì vậy bạn cần được nghỉ ngơi nhiều hơn để tinh thần được thoải mái, cơ thể bớt mệt mỏi.

9. Vận động nhẹ

Nếu bạn không có các dấu hiệu bất thường khi mang thai thì nên vận động nhẹ nhàng để nâng cao sức khỏe. Bạn hãy tham khảo các bài tập đi bộ, Yoga cho bà bầu để hỗ trợ cải thiện thể trạng tốt hơn.

10. Bấm huyệt cổ tay

Đây là mẹo giảm nôn nghén rất dễ thực hiện. Bạn nên bấm huyệt cổ tay để não bộ minh mẫn, giảm cảm giác buồn nôn tốt hơn.

Trên đây là những thông tin mẹ bầu cần biết về nôn nghén khi mang thai. Hầu hết các chị em mang thai sau 3 tháng đầu sẽ giảm bớt triệu chứng nôn nghén. Nếu bạn gặp triệu chứng nôn ói nhiều, không ăn uống được, cơ thể suy nhược… cần phải đến gặp bác sĩ để được tư vấn kịp thời.

Video liên quan

Chủ Đề