Vì sao giá cao su tăng đột biến

Hiệp hội các nước sản xuất cao su tự nhiên [ANRPC] trong báo cáo quý III/2021 cho biết, tương lai của thị trường cao su thiên nhiên phụ thuộc vào việc Trung Quốc giải quyết vấn đề khủng hoảng điện như thế nào. Hay nói cách khác, tốc độ tăng trưởng của thị trường cao su toàn cầu trong ngắn hạn sẽ được quyết định bởi thời gian mà Trung Quốc khôi phục nguồn cung cấp điện trở về trạng thái bình thường.

Cuộc khủng hoảng điện ở Trung Quốc được kỳ vọng có thể sẽ giảm bớt vào quý IV [tháng 10-tháng 12] do chính phủ nước này đã bắt đầu thực hiện nhiều động thái mạnh mẽ. Tuy nhiên, nếu thời gian khủng hoảng kéo dài hơn thì sẽ gây bất lợi đáng kể đến tiêu thụ cao su thiên nhiên ở Trung Quốc – nước nhập khẩu và tiêu thụ cao su thiên nhiên hàng đầu thế giới.

Thống kê cho thấy, Trung Quốc đã tiêu thụ 507.000 tấn cao su tự nhiên trong tháng 8 và 50.000 tấn trong tháng 9. Để đáp ứng nhu cầu từ khu vực sản xuất, dự kiến Trung Quốc sẽ nhập khẩu 1,267 triệu tấn trong quý IV, đưa tổng lượng nhập khẩu trong năm 2021 lên 4,920 triệu tấn.

ANRPC kỳ vọng hoạt động sản xuất gia tăng ở Nhật Bản khi các hạn chế chống Covid-19 được dỡ bỏ sẽ đẩy nhu cầu cao su thiên nhiên – bị dồn nén bấy lâu nay – tăng mạnh trong ngắn hạn, bù đắp cho ảnh hưởng từ việc thiếu điện ở Trung Quốc.

Cuộc khủng hoảng ngành sản xuất ô tô toàn cầu gây ra bởi sự thiếu hụt chip có thể cũng sẽ giảm bớt trong quý IV. Nguồn cung cấp chip bán dẫn dự kiến sẽ tăng lên khi năng lực sản xuất mặt hàng này đã mở rộng trên toàn cầu. Việc Nhật Bản dỡ bỏ các hạn chế chống Covid-19 cũng góp phần vào kết quả này.

Thực tế là giá cao su thế giới đã đi xuống kể từ tháng Sáu. Nguyên nhân chủ yếu do nhu cầu chậm chạp từ Trung Quốc, nước tiêu thụ cao su lớn nhất thế giới.

Tuy nhiên, giá cao su thiên nhiên đã đảo chiều tăng trở lại kể từ cuối tháng 9, do hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ của Trung Quốc tăng trở lại khi số ca nhiễm Covid-19 ở một số tỉnh thành giảm đi, và kỳ vọng Thủ tướng mới của Nhật Bản sẽ tăng cường các chương trình kích thích kinh tế.

Cho đến lúc này, những tác động từ cuộc khủng hoảng thiếu điện và những quy định hạn chế sản xuất liên quan đến môi trường và khả năng cung cấp tín dụng ở Trung Quốc vẫn chưa được đánh giá đầy đủ. Tuy nhiên, dự báo lĩnh vực sản xuất của Trung Quốc sẽ tiến sát mưcs bình thường từ cuối tháng 10. Một khi điều đó xảy ra, giá cao su quốc tế chắc chắn sẽ tiếp tục đi lên.

Một yếu tố nữa cũng sẽ góp phần đẩy tăng giá cao su thiên nhiên, đó là sự hồi phục mạnh mẽ của thị trường dầu thô. Giá dầu đắt đỏ khiến giá cao su tổng hợp cũng đắt theo, khiến các nhà sản xuất chuyển một phần nguyên liệu thay thế sang cao su thiên nhiên. Bên cạnh đó, các mặt hàng thường tăng giá trong thời gian giá dầu thô tăng do tỷ trọng của dầu thô trong chi phí hàng hóa là khá cao.

ANRPC đã điều chỉnh dự báo về triển vọng nhu cầu cao su tự nhiên trong năm 2021 tăng thêm 9,3% lên 14,166 triệu tấn, so với 13,680 triệu tấn dự báo hồi tháng 5. Theo đó, tiêu thụ dự kiến sẽ tăng ở Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan và Việt Nam, những nơi dự đoán nhu cầu hồi phục nhanh khi các hoạt động sản xuất gia tăng trở lại sau giai đoạn đại dịch Covid-19 đỉnh điểm.

Hiệp hội cũng điều chỉnh nhẹ triển vọng sản lượng cao su thiên nhiên năm 2021 lên 13,860 triệu tấn, tăng so với mức 13,782 triệu tấn dự báo trước đó. Con số dự báo mới nhất này cao hơn 2,0% so với 13,594 triệu tấn sản lượng của năm 2020.

Theo ANRPC, các hoạt động sản xuất đang "dần hồi phục" khi số ca nhiễm Covid-19 đang giảm dần ở một số quốc gia sản xuất cao su lớn như Thái Lan, Indonesia, Malaysia …

Sản lượng cao su của Ấn Độ dự báo sẽ chỉ tăng nhẹ so với 715.000 tấn của niên vụ trước. Năm 2013, sản lượng của nước này đạt trên 900.000 tấn, sau đó giảm xuống chỉ khoảng 600.000 – 700.000 tấn mỗi năm.

Xuất khẩu cao su của Việt Nam đang được hưởng lợi nhờ nhu cầu cao su hồi phục trên toàn cầu. Theo đó, xuất khẩu cao su thiên nhiên trong tháng 9/2021 ước đạt 195.000 tấn, trị giá 321 triệu USD tăng 2,8% về lượng và tăng 3,1% về trị giá so với tháng 8/2021; so với tháng 9/2020 giảm 5,1% về lượng, nhưng tăng 21,2% về trị giá.

Trong 9 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu cao su ước đạt 1,3 triệu tấn, trị giá 2,17 tỷ USD, tăng 17,1% về lượng và tăng 52,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. Giá xuất khẩu cao su của Việt Nam bình quân trong tháng 9 ở mức 1.646 USD/tấn, tăng 0,3% so với tháng 8/2021 và tăng 22,7% so với tháng 9/2020.

Trong nước, giá mủ cao su nguyên liệu trong nước không có nhiều biến động. Tại Bình Phước giá thu mua mủ nước dao động ở mức 303-310 đồng/độ TSC. Tại Đắk Lắk, giá mủ chén đầu ghi nhận mức 16.000-18.000 đồng/kg tùy loại. Tại Bình Dương, giá thu mua mủ cao su nguyên liệu dao động khoảng 323-325 đồng/độ TSC. Tại Đồng Nai, giá thu mua mủ cao su nguyên liệu dao động ở mức 308-315 đồng/độ TSC.

Trung Quốc cũng là thị trường xuất khẩu chủ lực của cao su Việt Nam. Trong tháng 8/2021, Trung Quốc vẫn là thị trường đứng đầu về tiêu thụ cao su của Việt Nam, chiếm 72% tổng lượng cao su xuất khẩu của cả nước. Lũy kế 8 tháng đầu năm nay, Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc 778,93 nghìn tấn cao su, trị giá 1,26 tỷ USD, tăng 12,4% về lượng và tăng 45,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.

Việt Nam hiện đứng thứ năm trên thế giới về diện tích cao su, chiếm khoảng 5,6% tổng diện tích toàn cầu. Sản lượng cao su của Việt Nam xếp thứ ba thế giới, chiếm khoảng 7,7% tổng lượng cao su tự nhiên thế giới, sau Thái Lan và Indonesia.

Tham khảo: Thehindubusinessline, European-rubber-journal

Người trồng cao su kỳ vọng được hưởng lợi từ giá bán cao su tăng theo giá dầu.

Giá cao su tăng nhờ giá dầu

Ngày 6/10/2021, giá dầu Brent [được xem là tiêu chuẩn cho giá dầu thế giới] đạt hơn 82 USD/thùng, tăng khoảng 25% sau 7 tuần và tăng khoảng 60% so với đầu năm. Tập đoàn tài chính Bank of America dự báo, giá dầu có thể cán mốc 100 USD/thùng ngay đầu mùa Đông năm nay.

Tương tự, ông John Driscoll, chiến lược gia tại JTD Energy Services nhận định, giá dầu có khả năng tiếp tục tăng mạnh khi mùa Đông đang đến gần, đạt 100 USD/thùng, nhưng mức giá đó dự kiến không kéo dài.

Yếu tố chính thúc đẩy đà tăng của giá dầu được nhìn nhận là nhu cầu tăng cao, trong khi nhóm các nhà sản xuất OPEC+ đang “mắc kẹt” với kế hoạch tăng sản lượng đã thỏa thuận trước đây. Bên cạnh đó, giá khí đốt tự nhiên và khí đốt hóa lỏng đang lập kỷ lục tại châu Âu và châu Á.

Giá dầu và giá cao su thiên nhiên thường có mối quan hệ thuận chiều. Theo đó, giá dầu đi lên kéo theo giá cao su tổng hợp tăng, bởi dầu thô là nguyên liệu đầu vào sản xuất cao su tổng hợp, đồng thời kéo theo giá cao su thiên nhiên có diễn biến tích cực.

Tháng 9/2021, giá xuất khẩu cao su bình quân đạt 1.646 USD/tấn, trong khi mức giá bình quân năm 2020 là 1.363 USD/tấn.

Bộ Công thương cho biết, ước tính tháng 9/2021, giá xuất khẩu cao su bình quân đạt 1.646 USD/tấn, tăng 22,7% so với cùng kỳ năm 2020. Sản lượng xuất khẩu cao su trong tháng 9 đạt 195.000 tấn, trị giá 321 triệu USD, tăng 2,8% về lượng và tăng 3,1% về trị giá so với tháng 8 và tăng 21,2% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.

Lũy kế 9 tháng đầu năm 2021, ước tính xuất khẩu cao su đạt 1,3 triệu tấn, trị giá 2,17 tỷ USD, tăng 17,1% về lượng và tăng 52,7% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.

Cao su Việt Nam đang có vị trí thứ ba trên thế giới về sản lượng xuất khẩu, chiếm khoảng 7,7% tổng lượng cao su tự nhiên toàn cầu, sau Thái Lan và Indonesia. Diện tích trồng cao su của Việt Nam chiếm khoảng 5,6% tổng diện tích toàn cầu.

Kinh doanh trên đà tăng trưởng

Giá bán tăng đã giúp các doanh nghiệp ngành cao su thiên nhiên có sự cải thiện lợi nhuận rõ rệt. Công ty cổ phần Cao su Đồng Phú [DPR] cho biết, tính riêng 8 tháng đầu năm 2021, giá bán tăng 35,5%, đạt 44 triệu đồng/tấn, giúp doanh thu tiêu thụ cao su của Công ty tăng 29% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 455 tỷ đồng. Lợi nhuận gộp của mảng kinh doanh cao su tăng đột biến, hơn 580% so với cùng kỳ. Lãi gộp trong kỳ của DPR đạt gần 91 tỷ đồng, trong đó 32 tỷ đồng đến từ sản xuất - kinh doanh cao su, chiếm 34,7%.

Sự tăng trưởng tích cực của giá bán giúp những doanh nghiệp có thế mạnh như Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam [GVR] lãi lớn. Trong nửa đầu năm 2021, GVR ghi nhận doanh thu tăng 77% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 10.551 tỷ đồng và lãi gấp 2,5 lần, đạt 1.578 tỷ đồng.

Được biết, GVR có 44 nhà máy, xí nghiệp chế biến mủ cao su, chiếm hơn 36% công suất các cơ sở chế biến mủ cao su cả nước. Cùng với đó, GVR tập trung phát triển khu công nghiệp, sở hữu quỹ đất lớn, có lợi thế cạnh tranh.

Tại Công ty cổ phần Cao su Phước Hòa [PHR], doanh nghiệp này đề ra kế hoạch quý III/2021 đạt tổng doanh thu 318,5 tỷ đồng, trong đó doanh thu cao su là 301 tỷ đồng; sản lượng cao su đạt 7.377 tấn mủ quy khô, với giá bán trung bình 40,8 triệu đồng/tấn [đầu năm 2021, Công ty đề ra kế hoạch giá bán bình quân cả năm là 34,08 triệu đồng/tấn, tăng so với mức 33,35 triệu đồng/tấn năm 2020].

Mảng kinh doanh mủ cao su giúp PHR được hưởng lợi từ giá cao su thế giới tăng, nhưng doanh thu mảng bất động sản khu công nghiệp dự kiến suy giảm do ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19.

Tuy nhiên, Công ty Chứng khoán Vietcombank đánh giá, PHR sẽ được hưởng lợi từ mảng bất động sản công nghiệp trong dài hạn, nhờ lượng vốn FDI tiếp tục đổ vào Việt Nam. Triển vọng tích cực chung của ngành bất động sản công nghiệp và diễn biến tích cực của mảng cao su sẽ tạo động lực phát triển cho PHR.

Mảng cao su vẫn sẽ mang lại nguồn thu chính trong 5 - 10 năm tới, với kế hoạch tiêu thụ và giá bán bình quân được duy trì khả quan. Hiện PHR có hơn 15.900 ha quỹ đất tại Bình Dương và 7.664 ha trồng cao su tại Campuchia, sở hữu nhà máy với công suất 33.000 tấn/năm.

Cổ phiếu tạo sóng

Nhà đầu tư Trần Văn Thắng tại sàn Chứng khoán VPS chia sẻ, khi sóng cổ phiếu dầu khí mạnh lên trong tuần cuối tháng 9, đầu tháng 10 [ASP, CNG, PLX, GAS, POW, BSR, PVD…], anh quan tâm thêm nhóm cổ phiếu cao su, tập trung vào một số mã có yếu tố bền vững như GVR, DPR.

Giá cổ phiếu DPR sau đó lập kỷ lục mới, đạt 72.700 đồng/cổ phiếu ngày 6/10, tăng 63,5% so với đầu năm. Kết quả kinh doanh tích cực đã tiếp thêm động lực tăng giá cho cổ phiếu này.

Trong khi đó, giá cổ phiếu GVR tăng 28,5% so với đầu năm, đạt 37.850 đồng/cổ phiếu. Ngày 28/10 tới, GVR sẽ chi trả cổ tức năm 2020 bằng tiền mặt với tỷ lệ 6%.

Một số cổ phiếu khác cũng tăng giá mạnh, nhưng thanh khoản kém như BRR của Công ty cổ phần Cao su Bà Rịa [tăng 32%], CDR của Công ty cổ phần Cao su Đồng Nai [tăng 61%].

Trong khi đó, cổ phiếu PHR năm nay có các đợt trồi sụt theo hướng giảm dần, ngày 6/10 còn 53.400 đồng/cổ phiếu, giảm 16% so với đầu năm. Trong nửa đầu năm 2021, PHR ghi nhận lợi nhuận 160 tỷ đồng, giảm 70% so với cùng kỳ năm ngoái. Mục tiêu lợi nhuận quý III/2021 chỉ là 10 tỷ đồng.

Trước đó, cuối năm ngoái và đầu năm nay, giá cổ phiếu PHR tăng mạnh nhờ lợi nhuận năm 2020 tăng vọt, đạt trên 1.000 tỷ đồng, một phần do có khoản tiền bồi thường cho thuê đất từ Khu công nghiệp Nam Tân Uyên.

Giá cổ phiếu TNC của Công ty cổ phần Cao su Thống Nhất gần đây tăng, nhưng hầu như không thay đổi so với đầu năm. Còn cổ phiếu HRC của Công ty cổ phần Cao su Hòa Bình có thanh khoản nhỏ giọt và giá có diễn biến “giật cục” [tăng mạnh, giảm sâu đan xen].

Giới phân tích nhận định, kết quả kinh doanh của các công ty cao su chủ yếu đến từ hoạt động xuất khẩu và phụ thuộc vào giá cao su thế giới. Giá cao su tăng giúp nhóm cổ phiếu này thu hút được sự quan tâm của nhà đầu tư, nhưng lợi nhuận các doanh nghiệp sẽ có sự phân hóa rõ nét. Riêng các doanh nghiệp săm lốp, triển vọng hoạt động tích cực sẽ rơi vào giai đoạn đầu năm 2022, khi nhu cầu mua ô tô dự kiến phục hồi.

Hải Minh

Video liên quan

Chủ Đề