Sấu để ngăn đá được bao lâu

Cách chọn sấu ngon

Chọn sấu tươi mới hái: Sấu ngon nhất phải là những quả sấu mới được hái, phần cuống phải còn nguyên nhựa. Khi mua hàng, các bạn sẽ rất dễ phải mua phải những quả sấu đã được hái lâu, độ tươi ngon sẽ bị giảm đi ít nhiều. Sấu tươi mới hái có phần nhựa còn nguyên, quả có màu xanh tươi, không bị thâm.

Chọn kỹ từng quả môt khi mua: Nên cẩn thận 1 chút để chọn được những quả sấu đảm bảo chất lượng. Chọn những quả sấu bánh tẻ [không non quá mà cũng không giòn quá], sấu bánh tẻ có thớ thịt dày, hạt nhỏ rất ngon. Chọn kỹ từng quả 1 sẽ được chất lượng đồng đều hơn, vì nếu bốc xô nhiều khi sẽ lẫn cả những quả bị dập nát, không chọn những quả bị chày xát và đã hỏng.

Cách bảo quản sấu ăn dần cả năm vẫn tươi như mới hái

Nên cạo sạch vỏ sấu [không nên gọt], rửa sạch, để thật ráo nước cho se mặt quả sấu lại. Nhiều người thường chỉ cắt cuống sấu cho hết nhựa chảy ra ngoài, để ráo nước rồi cho vào ngăn đá tủ lạnh. Cách này cũng được, tuy nhiên, nếu sấu không cạo vỏ thì khi cho thẳng vào nấu canh sẽ có vị chát của vỏ. Hơn nữa, sấu còn tươi, cạo [hoặc gọt] vỏ rất dễ. Nếu để trong ngăn đá rồi sau đem rã đông mới cạo vỏ thì sấu nhũn ra, rất khó làm.

Nên gọt vỏ sấu [không nên gọt].

Lưu ý, không nên cho tất cả sấu vào chung một túi rồi để vào tủ lạnh, vì nếu để cả túi to, thì mỗi lần mở túi lấy sấu ăn, khiến một lượng hơi ẩm lớn sẽ vào túi, cả khối sấu sẽ dính chặt vào với nhau, khó lấy ra từng quả để nấu. Vì vậy, bạn hãy chia sấu ra làm nhiều túi nhỏ, với cách này, bạn sẽ lấy sấu dễ hơn rất nhiều.

Cẩn thận hơn nữa, bạn có thể hút túi chân không để bảo quản sấu, với cách làm này khi lấy sấu ăn, bạn không phải khổ sở gỡ từng quả vì dính chặt vào nhau.

Nếu có thể bạn hãy hút chân không để bảo quản sấu.

Với sấu chín, quả sẽ không còn nhựa, nên bạn không cần cắt cuống hay cạo vỏ mà chỉ việc rửa sạch để ráo nước rồi đem bảo quản giống sấu xanh.

Chúc các bạn thành công với cách chọn và bảo quản sấu đơn giản này để cả năm có sấu tươi, ngon nấu nhé!

Đã là người dân Việt Nam thì chắc không ai là không biết đến quả sấu, một thứ quả quá đỗi phổ biến và quen thuộc đối với chúng ta. Thậm chí trong tác phẩm nổi tiếng “Xuân tóc đỏ”, tác giả Vũ Trọng Phụng cũng đã từng cho quả sấu lên văn học với hình ảnh Xuân “tóc đỏ” có thời phải “lấy đầu hè xó chợ làm nhà, lấy sấu ở các phố, lấy cá Hồ Hoàn Kiếm làm cơm” cũng đủ biết đến độ phổ biến của quả sấu là thế nào rồi ^^. Thôi không lan man nữa, tuy quả sấu phổ biến là thế, nhưng chắc gì ai cũng biết cách bảo quản sấu để được lâu và dùng quanh năm? Vì mùa sấu thường chỉ kéo dài khoảng 3 tháng từ tháng 6 đến tháng 9 hàng năm nên nếu không biết cách bảo quản sấu thì bạn không thể dùng được lâu và quanh năm. Ngày hôm nay, Emvaobep sẽ hướng dẫn cho bạn cách để chọn được những quả sấu ngon và cách bảo quản quả sấu được lâu, các bạn có thể tham khảo mẹo bảo quản sấu dưới đây nhé.

  • Cách làm sấu ngâm mắm ớt ăn kèm bữa cơm

Để bảo quản quả sấu ăn được quanh năm, thì yêu cầu đầu tiên đó là chọn sấu, nếu các bạn không lựa sẽ gặp nhiều quả sấu sâu, hỏng hoặc thâm. Không nên lựa chọn sấu quá non hoặc đang ngả chín. Các bạn nên lựa chọn sấu bánh tẻ, vào thời điểm giữa mùa sấu mua sấu là tốt nhất. Vì khi đó, thịt sấu còn dày, hạt còn nhỏ có màu trắng trắng, thế nên chỉ cần dùng ít quả mà vẫn được nồi canh ngon. Sấu đã già, khi gọt vỏ cũng đã gần hết mất phần thịt sấu rồi.

Sau khi lựa chọn sấu xong, bạn đem cạo chứ không gọt, cạo xong quả nào nhớ ngâm ngay vào nước nhé. Rửa sạch rồi để ráo nước cho se mặt quả sấu lại.

Có rất nhiều người chỉ cắt cuống sấu cho chảy hết nhựa ra ngoài, rửa sạch để ráo nước, rồi bảo quản ngăn đá tủ lạnh. Cách bảo quản sấu như thế cũng được. Tuy nhiên, sấu không cạo vỏ, nấu thẳng như vậy thì nồi canh sẽ có vị chát của nó. Hơn nữa, sấu còn tươi cạo vỏ rất dễ, nếu để trong ngăn đá rồi sau mới cạo vỏ thì lúc đó sấu đã bị nhũn ra rất khó cạo.

Sau khi sấu đã để ráo nước, các bạn chia sấu vào những túi nhỏ, khoảng chừng 3 lạng sấu 1 túi, bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh. Vì nếu để cả túi to, mỗi lần mở túi lấy sấu ra là chúng ta đã bổ sung thêm 1 lượng hơi ẩm vào túi, điều này khiến cả khối sấu dính chặt vào với nhau, khó lấy ra từng quả.

Còn 1 cách nữa khi đã hết mùa rồi vẫn có sấu để ăn đấy là: Mua sấu bánh tẻ [là tốt nhất, không thì sấu già cũng được], cạo vỏ, rửa sạch. Cho nước vào sâm sấp mặt sấu, đun cho đến khi sấu chín thì để nguội. Tách bỏ hạt sấu, lấy phần thịt và nước luộc sấu cho tất cả vào máy xay sinh tố, xay nhuyễn ra. Đồ phần sinh tố mới thu được đấy vào từng ô của khay làm đá, rồi cho vào ngăn đá tủ lạnh. Khi các viên đã đông, gỡ các viên sấu ra cho vào hộp hoặc túi nilon buộc kín lại. Mỗi lần nấu canh chỉ cần từ 1-2 viên là được nồi canh chua rồi đấy.

Ngoài ra vào cuối mùa sấu, thường có những quả sấu chín. Với những quả sấu chín sẽ không còn nhựa, nên bạn không cần cắt cuống hay cạo vỏ, chỉ việc rửa sạch, để ráo nước rồi bảo quản giống sấu xanh là được.

Tạm kết

Với cách bảo quản quả sấu tươi được lâu nhất và có thể hạn chế được đến mức tối đa sự thất thoát của các chất dinh dưỡng trong sấu, hi vọng có thể giúp bạn lúc nào cũng có sấu ăn trong mọi mùa, không nhất thiết phải đúng mùa hè mới có sấu. Bình thường mọi gia đình, hoặc các nhà hàng có nhu cầu dự trữ sấu ăn quanh năm họ vẫn áp dụng cách này để bảo quản. Bạn cũng có thể tham khảo thêm những món ăn ngon từ sấu mà Emvaobep đã giới thiệu trước đó, để làm phong phú thêm cho thực đơn bữa cơm của gia đình nhé. Chúc các bạn thành công!

Đăng nhập

Đăng nhập để trải nghiệm thêm những tính năng hữu ích

Zalo

  • Nóng

  • Mới

  • VIDEO

  • CHỦ ĐỀ

Cách bảo quản Sấu tươi đúng cách để được lâu. Mùa sấu thường kéo dài từ tháng 6 đến tháng 9 hàng năm. Sấu được bán rất nhiều ở các chợ, giá rẻ lại dễ mua. Bạn có thể dung sấu nấu canh chua, ngâm nước giải khát hay cầu kỳ hơn là làm ô mai sấu,…

CÁCH BẢO QUẢN SẤU TƯƠI ĐÚNG CÁCH GIỮ ĐƯỢC LÂU
Cách bảo quản sấu được lâu

Sấu và hạt sen đang dần đến cuối mùa, vậy làm cách nào bảo quản loại quả, hạt này được lâu để dùng cho cả năm?

Mùa sấu sắp hết nhưng bạn vẫn có thể bảo quả sấu để dùng làm gia vị cho các món ăn trong cả năm. Hãy tham khảo một số thông tin dưới đây nhé:

- Theo kinh nghiệm của nhiều người, nên chọn loại sấu bánh tẻ là tốt nhất vì lúc này thịt sấu còn dày, hạt nhỏ, nên chỉ cần dùng ít quả mà vẫn được nồi canh ngon lành, còn sấu già thì có khi chỉ gọt vỏ thôi, cũng đã gần vào đến hạt.

- Sấu đem cạo vỏ [bằng cái nạo], rửa sạch, để thật ráo nước [se mặt quả sấu lại]. Nhiều người thường chỉ cắt cuống sấu cho hết nhựa chảy ra ngoài, để ráo nước rồi cho ngăn đá tủ lạnh. Cách này cũng được, tuy nhiên, nếu sấu không cạo vỏ thì khi cho thẳng vào nấu canh sẽ có vị chát của vỏ. Hơn nữa, sấu còn tươi, cạo [hoặc gọt] vỏ rất dễ. Nếu để trong ngăn đá rồi sau mới cạo vỏ thì sấu nhũn ra, rất khó làm.

- Bạn lưu ý, không nên cho tất cả sấu vào chung một túi rồi để vào tủ lạnh, vì nếu để cả túi to, thì mỗi lần mở túi lấy sấu ăn, khiến một lượng hơi ẩm lớn sẽ vào túi, cả khối sấu sẽ dính chặt vào với nhau, khó lấy ra từng quả để nấu. Vì thế, hãy chia sấu ra làm nhiều túi nhỏ, với cách này, bạn sẽ lấy sấu dễ hơn rất nhiều.

- Với sấu chín sẽ không còn nhựa, nên chẳng cần cắt cuống, bạn chỉ việc rửa sạch để ráo nước. Bảo quản giống sấu xanh [với sấu chín bạn không cần cạo vỏ].

Cách bảo quản và chế biến quả sấu thật ngon

Nếu biết cách, bạn có thể có sấu ăn quanh năm mà không cần phải đợi đến mùa sấu về. Cùng tham khảo nhé!

Bảo quản

Sấu xanh: Sấu xanh cắt cuống cho mủ chảy hết ra ngoài, rửa sạch, để ráo nước. Xếp vào hũ giữ trong ngăn đá. Với cách bảo quản này bạn sẽ cất giữ được sấu dùng cho cả năm, mà chất lượng vẫn đảm bảo.

Sấu nấu canh chua hay dầm chấm rau muống luộc rất ngon.

Sấu chín: Sấu chín sẽ không còn mủ, nên chẳng cần cắt cuống, bạn chỉ việc rửa sạch để ráo nước. Bảo quản giống sấu xanh.

Chế biến

Sấu có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như: ngâm, dầm làm nước giải khát, nấu canh…

Sấu ngâm: Sấu xanh, gọt vỏ, rửa sạch. Ngâm sấu trong nước muối đun sôi để nguội khoảng 2 giờ, để sấu không bị thâm. Vớt sấu ra để ráo nước, cho vào lọ thủy tinh, cho thêm vài lát gừng thái sợi mỏng, thêm chút muối để tăng phần đậm đà. Nấu nước đường để nguội, rót vào lọ ngập mặt sấu. Trung bình cứ 1kg sấu thì cần 800g đường,1 nhánh gừng nhỏ.

Ngâm từ 3 – 5 ngày là sấu đã thấm và có thể dùng được. Sấu ngâm ngon là ăn phải giòn, vị chua ngọt, thơm mùi gừng, nước có màu vàng nhẹ và hơi sánh.

Để giữ sấu không lên men và đổi màu, sau khi ngâm từ 3 - 5 ngày, cho lọ sấu vào ngăn mát tủ lạnh, dùng dần.

Sấu dầm: Sấu chín cạo vỏ [thì khi ngâm sấu mới giòn, nếu gọt vỏ sấu sẽ dai mất ngon] ngâm trong nước muối để nguội. Cách làm giống sấu ngâm. Khi ăn lấy sấu và một ít nước ra dầm nát rồi mới cho đá vào. 

Mẹo chọn và ngâm nước sấu

Làm sao chọn được những quả sấu ngon, để sấu thế nào được lâu và cách ngâm nước sấu chị em đã biết chưa?

Cách đây khoảng nửa tháng, những quả sấu đầu mùa đã được bán rải rác ở các hàng chợ nhưng phần lớn quả vẫn còn nhỏ và xanh non. Sấu chỉ thực sự vào mùa từ tháng 6 – 9 hàng năm.

Cách chọn sấu

Để biết cách chọn sấu sao cho ngon và chuẩn chị em lưu ý:

- Quả sấu được chọn là loại quả vừa đủ già tới, cùi dày, vỏ hơi sần chứ không láng bóng vì quả sấu da vẫn còn láng bóng là quả sấu non, khi làm sẽ bị ủng.

- Hoặc cũng có thể chọn loại sấu bánh tẻ vì lúc này thịt sấu còn dày, hạt nhỏ, nên chỉ cần dùng ít quả mà vẫn được nồi canh ngon lành, còn sấu đã quá già thì có khi chỉ gọt vỏ thôi, cũng đã gần vào đến hạt.

- Khi chọn, chị em chọn kỹ từng quả một để có được những quả sấu đủ tiêu chuẩn chất lượng và không thâm, dập.

Cách chọn sấu không phải chị em nào cũng biết

Bảo quản sấu

Vì mùa sấu chỉ kéo dài từ 2-3 tháng cho nên hết mùa sấu cần phải bảo quản để mặc dù trái mùa vẫn có sấu ăn. Chị em hãy tham khảo một số thông tin dưới đây để biết cách bảo quản nhé:

- Sấu đem cạo vỏ chứ không gọt, rửa sạch, để thật ráo nước cho se mặt quả sấu lại. Nhiều người thường chỉ cắt cuống sấu cho hết nhựa chảy ra ngoài, để ráo nước rồi cho vào ngăn đá tủ lạnh. Cách này cũng được, tuy nhiên, nếu sấu không cạo vỏ thì khi cho thẳng vào nấu canh sẽ có vị chát của vỏ. Hơn nữa, sấu còn tươi, cạo [hoặc gọt] vỏ rất dễ. Nếu để trong ngăn đá rồi sau đem rã đông mới cạo vỏ thì sấu nhũn ra, rất khó làm.

- Bạn lưu ý, không nên cho tất cả sấu vào chung một túi rồi để vào tủ lạnh, vì nếu để cả túi to, thì mỗi lần mở túi lấy sấu ăn, khiến một lượng hơi ẩm lớn sẽ vào túi, cả khối sấu sẽ dính chặt vào với nhau, khó lấy ra từng quả để nấu. Vì vậy, hãy chia sấu ra làm nhiều túi nhỏ, với cách này, bạn sẽ lấy sấu dễ hơn rất nhiều.

Cách chọn sấu ngon và cách bảo quản sấu

Trong đông y, quả sấu được dùng chữa các chứng bệnh như nhiệt miệng khô khát, ngứa cổ, đau họng, ho, nôn do thai nghén, say rượu, nổi mẩn, sưng, lở ngứa. Thậm chí sấu còn chữa được bệnh ói nghén cho phụ nữ mang thai.
Muốn chọn sấu ngon, bạn nên chọn quả vừa đủ già tới, cùi dày, vỏ hơi sần chứ không láng bóng vì quả sấu da vẫn còn láng bóng là quả sấu non, khi làm sẽ bị ủng. Chọn từng quả một đủ tiêu chuẩn chất lượng và không bầm dập sẽ giúp các bà nội trợ có món ngon ưng ý nhất.

Bảo quản 
Sấu xanh: Sấu xanh cắt cuống cho mủ chảy hết ra ngoài, rửa sạch, để ráo nước. Xếp vào hũ giữ trong ngăn đá. Với cách bảo quản này bạn sẽ cất giữ được sấu dùng cho cả năm, mà chất lượng vẫn đảm bảo.
Sấu chín: Sấu chín sẽ không còn mủ, nên chẳng cần cắt cuống, bạn chỉ việc rửa sạch để ráo nước. Bảo quản giống sấu xanh.

- Với sấu chín sẽ không còn nhựa, nên không cần cắt cuống hay cạo vỏ, bạn chỉ việc rửa sạch để ráo nước rồi đem bảo quản giống sấu xanh.

Sấu ngâm

- Sấu xanh: 1kg

- Đường kính: 0,8-1kg

- Gừng tươi: 100gr

- Muối: 20gr

- Dùng dao hoặc dụng cụ nạo gọt sạch vỏ sấu. Cách làm này tuy có mất công hơn cách dùng dao cạo vỏ nhưng bù lại quả sấu sẽ không bị thâm và chát.

- Ngâm sấu với nước có pha 10gr muối khoảng 30 phút để sấu được giòn, ngâm lâu hơn sấu dễ bị nhũn. Nếu có nước vôi trong các bạn ngâm sấu từ 1-2 tiếng, vớt ra xả lại với nước đun sôi để nguội.

- Đối với sấu già, các bạn có thể cắt khoanh dạng xoáy ốc vòng quanh quả sấu sẽ dễ ăn hơn, mình làm sấu non nên ngâm nguyên quả.

- Đổ sấu ra 1 cái rổ có lỗ to để sấu mau ráo nước. Đựng sấu trong lọ thủy tinh hoặc 1 bát to, rải lần lượt 1 lớp sấu - 1 lớp đường. Đậy nắp lại, để nơi thoáng mát. Tùy vào khẩu vị thích ăn ngọt hay chua mà các bạn điều chỉnh lượng đường trong khoảng từ 0,8-1kg nhé.

- Khi đường tan hết, các bạn chắt riêng phần nước đó ra 1 cái xoong.

- Đun nước sấu với 10gr muối đến khi nước sôi thì cho gừng đập dập hoặc giã nhỏ vào để nước sấu có mùi thơm.

- Xếp sấu vào lọ thủy tinh, đợi nước sấu thật nguội mới tiến hành trút vào lọ đựng.

- Sau khi ngâm 2 ngày là các bạn có thể đem ra dùng được rồi. Sấu non ăn được cả hạt, nhai có độ giòn, vị chua ngọt, mùi thơm mát, màu ngả vàng đẹp mắt, nước đường sánh không nổi váng hay bọt là đạt yêu cầu. Pha nước sấu ngâm với đá sẽ có ngay 1 thức uống giải khát tuyệt vời. Với thời tiết nóng nực như thế này, tốt nhất các bạn nên bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh sẽ sử dụng được lâu hơn.

Độc chiêu bảo quản sấu bánh tẻ để ăn quanh năm

 Thời điểm này, miền Bắc đang là mùa sấu bánh tẻ đó các bà nội trợ ơi. Vì thế, cùng tranh thủ mùa sấu ngon nhất để dự trữ sấu bánh tẻ ăn dần quanh năm nào!


Trong tất cả các loại quả mùa hè, lúc nào mình cũng ưng và bồ kết nhất là quả sấu. Quả sấu mà vào tay mình thì mình sẽ chế biến chúng thành rất nhiều món ăn và thức uống đưa miệng. Chả thế mà hơn 1 năm nay vô Sài Gòn, ít được ăn sấu làm mình thèm nhỏ dãi.

Mới hôm qua, mẹ mình còn gọi điện bảo mình rằng, mùa sấu bánh tẻ đang ngon, có muốn mẹ gửi vào 10kg cho để tủ lạnh dự trữ mà ăn dần không. Mình tất nhiên như bắt được vàng và đồng ý luôn. Gì chứ 10kg hay 20kg mình cũng chén hết trong chỉ một năm.

Nhiều đứa bạn mình trong Sài Gòn này cứ ghen tị rằng, sao mình ở xa Hà Nội típ tắp mà vẫn có sấu ăn thế. Nào thì có nước sấu uống, sấu dầm rồi canh sấu. Chúng chẳng hề biết rằng, vào giữa mùa sấu như này, nếu biết cách bảo quản sấu thì vẫn có thể có sấu ăn quanh năm.

Trong tất cả các loại quả mùa hè, lúc nào mình cũng ưng và bồ kết nhất là quả sấu.

- Để bảo quản sấu ăn quanh năm, mẹ mình thường hay chọn loại sấu bánh tẻ. Mẹ mình bảo thời điểm giữa mùa sấu như này mua sấu là tốt nhất. Vì thịt sấu bánh tẻ lúc này còn dày, hạt nhỏ. Thế nên chỉ cần dùng ít quả mà vẫn được nồi canh ngon lành. Còn sấu già thì có khi chỉ gọt vỏ thôi cũng đã gần vào đến hạt.

- Sau khi mua sấu về, đem cạo vỏ [bằng cái nạo], rửa sạch, để thật ráo nước.

Có nhiều người có thể chỉ cắt cuống sấu cho hết nhựa chảy ra ngoài, để ráo nước rồi cho ngăn đá tủ lạnh. Cách bảo quản sấu như thế cũng được. Tuy nhiên nếu sấu không cạo vỏ thì khi cho thẳng vào nấu canh sẽ có vị chát của vỏ. Hơn nữa, sấu còn tươi, cạo [hoặc gọt] vỏ rất dễ. Nếu để trong ngăn đá rồi sau mới cạo vỏ thì sấu nhũn, cứng và rất khó làm.

- Sau khi đã cạo sấu xong và để ráo nước, bạn nên cho sấu vào những túi nhỏ để trong tủ lạnh. Việc chia sấu vào những túi nhỏ này cho phép bạn mỗi lần mở túi lấy sấu ăn sẽ khiến một lượng hơi ẩm lớn sẽ vào túi. Điều này có thể khiến cả khối sấu sẽ dính chặt vào với nhau, khó lấy ra từng quả để nấu. Do đó, việc chia nhỏ ra nhiều túi sấu sẽ giúp bạn lấy sấu dễ dàng hơn nhiều.

Năm nào cũng vậy, dù ở xa Hà Nội, em vẫn có sấu xanh và sấu chín để dành ăn quanh ăn. Sấu tươi bảo quản theo cách này có thể ăn mà không hề mất mùi vị của sấu tươi.

Ngoài ra, cuối mùa sấu thường có những quả sấu chín, mẹ mình cũng rất hay gửi cho mình ăn. Với những trái sấu chín sẽ không còn nhựa, nên chẳng cần cắt cuống. Lúc này mình chỉ việc rửa sạch để ráo nước rồi bảo quản giống sấu xanh mà chẳng cần cạo vỏ như sấu xanh.

Năm nào cũng vậy, dù ở xa Hà Nội, em vẫn có sấu xanh và sấu chín để dành ăn quanh ăn. Sấu tươi bảo quản theo cách này có thể ăn mà không hề mất mùi vị của sấu tươi. Chưa kể, em còn làm được một lọ sấu ngâm đường rất ngon và thơm nữa nhé.



Cách bảo quản quả Sấu tươi đúng cách để được lâu
Cách bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh
Cách chọn sầu riêng ngon
Bảo quản gấc tươi -
Vịt om sấu cho ngày hè vừa mát vừa không ngán
Cách bảo quản sấu và hạt sen được lâu -
Cách làm ô mai sấu bao tử ngon hảo hạng
Cách làm nước uống từ sấu ngon và tốt cho sức khỏe

Video liên quan

Chủ Đề