Sau sinh có được ăn bánh mì pate không

Sau sinh có được ăn bánh mì không là mối quan tâm của nhiều mẹ bỉm, bởi đây là món ăn có hương vị thơm ngon được nhiều người yêu thích. Thông tin trong bài viết sẽ giúp mẹ sau sinh giải đáp thắc mắc và có thêm kinh nghiệm khi xây dựng thực đơn ăn uống.

Sau sinh có được ăn bánh mì pate không
Sau sinh có được ăn bánh mì không là băn khoăn của nhiều mẹ bỉm

Bánh mì là loại thực phẩm quen thuộc với hàm lượng tinh bột cao và mang đến cho cơ thể nguồn năng lượng dồi dào. Nhiều người có thói quen ăn bánh mì vì vừa có tính tiện lợi vừa có hương vị thơm ngon. Tuy nhiên, không ít mẹ sau sinh băn khoăn về vấn đề “Bà đẻ có có ăn được bánh mì hay không?” – đặc biệt là với những trường hợp sinh mổ.

Bánh mì được làm từ bột mì, bột nở, đường, muối, sữa và các thành phần khác. Đây đều là những loại thực phẩm chứa nhiều năng lượng và dinh dưỡng. Vì vậy, mẹ sau sinh (sinh thường và sinh mổ) đều có ăn bánh mì nếu yêu thích món ăn này. Bánh mì có hương vị khác biệt so với các món ăn từ gạo. Do đó, mẹ có thể thay đổi vị giác bằng các món ăn từ bánh mì.

Sau sinh có được ăn bánh mì pate không
Bà đẻ (sinh thường, sinh mổ) có thể ăn bánh mì nhưng cần hạn chế do bánh mì dễ gây tăng cân, khó tiêu hóa,…

Tuy nhiên, phụ nữ sau sinh nên ăn ít bánh mì vì những lý do sau đây:

  • Bánh mì cung cấp năng lượng dồi dào không thua kém các món cơm và cháo. Tuy nhiên, hàm lượng dinh dưỡng trong bánh mì không cao nên nếu bổ sung thường xuyên sẽ gây thiếu hụt chất dinh dưỡng.
  • Đa phần các loại bánh mì đều được chế biến từ bột mì đã qua tinh chế cùng với sữa, bơ và đường. Đây đều là loại thực phẩm, gia vị dễ gây tăng cân. Do đó, mẹ sau sinh nên hạn chế dùng quá nhiều bánh mì để nhanh chóng lấy lại vóc dáng thon gọn trước đây.
  • Bánh mì chứa nhiều tinh bột, đường và chất béo nên khó tiêu hóa hơn so với cơm và cháo. Mẹ sau sinh thường có hệ tiêu hóa kém do ảnh hưởng của quá trình sinh nở. Vì vậy, việc bổ sung bánh mì có thể gây đầy hơi, chướng bụng.
  • Bánh mì tạo cảm giác no lâu, chướng bụng và gây ra tình trạng chán ăn. Điều này sẽ khiến cho mẹ sau sinh không bổ sung đầy đủ các nhóm thực phẩm cần thiết cho quá trình sản xuất sữa mẹ. Chính vì vậy, mẹ nên hạn chế ăn quá nhiều bánh mì để bổ sung thêm các nhóm thực phẩm giàu dinh dưỡng khác.
  • Bánh mì chứa nhiều đường và được làm từ bột mì đã qua tình chế nên có thể làm tăng đường huyết. Đối với mẹ sau sinh có tiền sử tiểu đường thai kỳ, bổ sung thực phẩm chứa lượng đường cao có thể gia tăng nguy cơ tiểu đường type 2. Vì lý do này, mẹ sau sinh nên hạn chế ăn bánh mì và các loại bánh ngọt.

Tóm lại, bà đẻ vẫn có thể ăn bánh mì sau khi sinh nở (bao gồm sinh thường và sinh mổ). Tuy nhiên, cần hạn chế ăn quá nhiều và nên bổ sung đầy đủ các nhóm thực phẩm khác để cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể.

Bánh mì là món ăn được nhiều người yêu thích. Phụ nữ sau sinh thường xuyên phải dùng các món ăn bồi bổ nên đôi khi muốn thay đổi vị giác bằng các món ăn từ bánh mì. Tuy nhiên khi bổ sung bánh mì vào chế độ ăn, mẹ sau sinh cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

Hạn chế ăn quá nhiều bánh mì là vấn đề đầu tiên mẹ cần lưu ý. Như đã đề cập, bánh mì chứa nhiều năng lượng nhưng hàm lượng dinh dưỡng thấp và nghèo nàn. Ăn quá nhiều bánh mì sẽ khiến mẹ no lâu, đầy hơi và chướng bụng. Từ đó khiến mẹ chán ăn và không cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể.

Nếu yêu thích bánh mì, mẹ chỉ nên ăn từ 1 – 2 ổ bánh mì có kích thước từ nhỏ đến vừa trong vòng 1 tuần. Tránh tình trạng ăn bánh mì hằng ngày nhằm thay thế cho các món ăn từ gạo và những loại ngũ cốc khác.

Bánh mì thường chứa nhiều đường, bơ và sữa. Nguyên liệu chính để làm bánh mì là bột mì tinh chế với hàm lượng đường cao. Nếu sử dụng bánh mì chứa nhiều đường, nồng độ đường huyết trong cơ thể sẽ tăng lên đáng kể. Do đó, mẹ nên ưu tiên các loại bánh mì ít đường để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.

Bánh mì là loại thực phẩm khó tiêu hóa do có chứa casein từ bơ, sữa và gluten từ bột mì. Nếu đang gặp phải tình trạng tiêu hóa kém, mẹ không nên bánh mì. Bánh mì có thể gây đầy hơi, chướng bụng, tiêu hóa kém và táo bón. Hơn nữa, men nở trong bánh mì cũng gây áp lực lên đường ruột khiến cho tình trạng đầy hơi kéo dài tạo cảm giác no và chán ăn.

Thay vì chọn bánh mì làm từ bột mì đã qua tinh chế, mẹ sau sinh nên ưu tiên bánh mì làm từ ngũ cốc nguyên hạt như bánh mì nguyên cám, bánh mì Ezekiel, bánh mì gạo lứt, bánh mì hạt lanh, bánh mì nâu,… Ngoài ra, có thể chọn các loại bánh mì có mè đen và các loại hạt giàu Omega 3 như hạt bí, hạnh nhân, hạt điều.

Sau sinh có được ăn bánh mì pate không
Mẹ sau sinh nên lựa chọn bánh mì làm từ ngũ cốc nguyên hạt và chứa các loại hạt tốt cho sức khỏe

Bánh mì được làm từ ngũ cốc nguyên hạt chứa hàm lượng chất xơ cao, nhiều khoáng chất và chất béo không bão hòa. Đây đều là những thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe của mẹ sau sinh, hỗ trợ phục hồi thể trạng và giảm mệt mỏi, suy nhược.

Hơn nữa, các loại bánh mì được làm từ ngũ cốc nguyên hạt có hàm lượng đường thấp nên không gây tăng cân và không làm tăng đường huyết. Vì vậy, với các loại bánh mì này mẹ có thể bổ sung thường xuyên hơn. Tốt nhất là nên ăn vào các bữa xế để giảm cảm giác đói và cung cấp thêm năng lượng, dinh dưỡng cho cơ thể.

Bánh mì là loại thực phẩm khó tiêu hóa do hàm lượng tinh bột cao. Khi ăn bánh mì, mẹ nên ăn kèm với trái cây và rau xanh để hỗ trợ quá trình tiêu hóa. Ngoài ra, kết hợp bánh mì với các loại thực phẩm này cũng giúp gia tăng hương vị, tạo cảm giác ngon miệng và kích thích cảm giác thèm ăn.

Hy vọng qua bài viết, mẹ sau sinh có thể hiểu rõ về vấn đề bà đẻ có ăn được bánh mì hay không. Qua đó có chế độ ăn uống hợp lý để cải thiện sức khỏe và đảm bảo nguồn sữa cho bé. Nếu có các vấn đề sức khỏe đặc biệt như hội chứng ruột kích thích, bệnh Celiac, cơ địa dị ứng, tiểu đường,… mẹ nên trao đổi với chuyên gia dinh dưỡng để được hỗ trợ.

Tham khảo thêm:

Bánh mì vốn dĩ là một loại bánh quen thuộc ở phương Tây nhưng đã nhanh chóng phổ biến trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam. Mặc dù vậy, sau sinh ăn bánh mì có được hay không lại vẫn là thắc mắc của đa số mẹ Việt. Chúng ta cùng tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!

  >>> Mẹ đã biết: Những tác HẠI không lường khi ăn bánh kéo sau sinh!

Sau sinh có được ăn bánh mì pate không
Sau sinh có được ăn bánh mì không?

Sau sinh có được ăn bánh mì không?

Bánh mì là một loại thực phẩm được làm từ bột mì kết hợp với một số nguyên liệu, phụ gia khác. Ở Việt Nam, loại bánh này vẫn được sử dụng thường xuyên trong các bữa ăn sáng hoặc ăn vặt. Đây cũng là một cách cung cấp năng lượng rất tiết kiệm thời gian, chi phí cho mọi người.

Mặc dù vậy, sau sinh ăn bánh mì lại là một việc làm không được ủng hộ vì theo các chuyên gia dinh dưỡng, nó không những không mang đến lợi sức khỏe mà còn có thể gây ra một số tác hại không mong muốn đến cả người mẹ và em bé.

Cụ thể thì sau sinh ăn bánh mỳ gây hại như thế nào, các mẹ hãy cùng tiếp tục theo dõi phân tích của chúng tôi.

Thành phần dinh dưỡng của bánh mì

Không dễ để xác định cụ thể thành phần dinh dưỡng của bánh mì vì nó còn phụ thuộc vào công thức làm bánh của từng cơ sở sản xuất. Tuy nhiên, chúng ta có thể tìm ra công thức chung cho tất cả các loại bánh mì, đó là bột mì, bơ, sữa, trứng gà, muối, đường, bột nở cùng một số phụ gia khác.

Sau sinh có được ăn bánh mì pate không
Bánh mì có nhiều công thức khác nhau, nhưng nhìn chung đều chứa một số thành phần nhất định

Trong đó, nếu như sau sinh ăn bánh mì, bà mẹ có thể đưa vào cơ thể một số chất như:

– 100g bột mì – nguyên liệu chính của bánh mì cung cấp 346 Kcal, 10.3g protein, 1.1g chất béo, 73.6g carb.

– 100g bơ cung cấp 756 Kcal, 0.5g protein, 83.5g chất béo, 0.5g carb.

– 100ml sữa bò tươi cung cấp 74 Kcal, 3.9g protein, 4.4g chất béo, 4.8g carb, 5.26g đường.

– 100g trứng gà cung cấp 166 Kcal, 14.8g protein, 11.6g chất béo, 0.5g carb, 0.77g đường.

Như vậy có thể kết luận: Bánh mì là loại thực phẩm giàu năng lượng, chất béo, protein. Ngoài ra nó còn chứa một lượng không nhỏ đường và muối, tuy nhiên không giống nhau ở tất cả các loại bánh mì.

Tác hại không ngờ của bánh mì đối với bà mẹ sau sinh

Dựa vào thành phần dinh dưỡng trên, chúng ta có thể chỉ ra được một số tác hại nếu mẹ sau sinh ăn bánh mì:

– Bánh mì giàu năng lượng nhưng lại không giàu dinh dưỡng, và điều đó khiến nó không phù hợp với chế độ ăn uống đòi hỏi cao về dưỡng chất của một bà mẹ sau sinh. Việc kẹp thịt hoặc các thức ăn khác vào bánh mì có thể giải quyết được vấn đề dinh dưỡng, song lại ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa của bà mẹ.

  • Xem thêm: Sau sinh ăn bánh xèo có được không?
Sau sinh có được ăn bánh mì pate không
Dinh dưỡng trong bánh mì không phù hợp với chế độ ăn uống của bà mẹ sau sinh

– Đối với một số người, bánh mì là món khoái khẩu. Tuy nhiên với đa số các bà mẹ, những chiếc bánh mì khô giòn lại thật khó nuốt!

– Bánh mì chứa nhiều chất béo, nguồn chất béo này chủ yếu đến từ bơ và sữa. Do đó nếu sau sinh ăn bánh mỳ, bà mẹ có thể bị tăng cân mất kiểm soát.

– Bánh mì được nướng khô, lại chứa nhiều đường và muối nên khi ăn sẽ cần phải uống nhiều nước, dẫn đến nhanh no và no lâu. Vì vậy sau sinh ăn bánh mì, bà mẹ có thể bị giảm cảm giác ngon miệng, không muốn ăn những món ăn khác nữa. Nếu tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng sau sinh, ảnh hưởng đến sữa mẹ, con chậm lớn.

– Bột mì dùng để làm bánh mì có chứa gluten – đây là một loại protein có thể gây đầy hơi, rối loạn tiêu hóa đối với những người có đường ruột kém như phụ nữ sau sinh. Thậm chí nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng chất gluten này có thể gây nghiện nếu sử dụng trong thời gian dài.

Sau sinh có được ăn bánh mì pate không
Sau sinh ăn bánh mì có thể làm người mẹ và em bé bị rối loạn tiêu hóa

– Axit phytic trong bánh mì, cụ thể hơn là từ bột mì có thể làm giảm sự hấp thu sắt, kẽm, canxi – những dưỡng chất hết sức cần thiết cho đứa trẻ trong những ngày tháng đầu đời.

Sau sinh ăn bánh mì cũng làm tăng cholesterol xấu trong cơ thể người mẹ, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe tim mạch.

– Ngoài ra, độ an toàn vệ sinh thực phẩm của bánh mì cũng là một vấn đề rất đáng quan tâm. Không ít bà mẹ sau khi ăn bánh mì không đảm bảo đã bị đi ngoài, làm con bú mẹ cũng gặp phải tình trạng tương tự.

Như vậy, sau sinh ăn bánh mỳ không hề tốt cho sức khỏe của cả mẹ và em bé. Vì vậy thay vì bánh mì, mẹ hãy chọn cho mình những thực phẩm lành mạnh khác, chẳng hạn như cơm, hoa quả và rau xanh nhé!

Nguồn: Mebeaz.com