Sinopharm bao lâu có kháng thể

Gánh nặng bệnh tật ở người lớn tuổi, người mắc bệnh lý nền cao hơn gấp nhiều lần người trẻ. Nếu mắc Covid-19, họ sẽ rất dễ tổn thương, bệnh trở nặng nhanh...

30/09/2021

7117 Lượt xem

6 Phút đọc

BSCKI Vũ Thanh Tuấn- Chuyên khoa Hô Hấp- BVĐK Medlatec   -   Thứ ba, 14/09/2021 18:00 (GMT+7)

Sinopharm bao lâu có kháng thể
Xét nghiệm kháng thể COVID-19 để biết cơ thể sản sinh kháng thể ra sao sau tiêm vaccine COVID-19. Ảnh: BVCC

Yêu cầu về chỉ số kháng thể sau tiêm vaccine COVID-19

Theo nhiều nghiên cứu của các bệnh viện, kháng thể sau khi tiêm vaccine có thể giúp một người có được hệ miễn dịch với virus tốt hơn nhiều lần so với một người bình thường không tiêm.

Tuy nhiên, khả năng này phụ thuộc vào nồng độ kháng thể có được sau khi tiêm ở từng người. Theo đó, nồng độ kháng thể này được tính như sau: 

Nồng độ kháng thể ≥ 15 (AU/mL): đáp ứng miễn dịch với virus SARS-CoV-2.

Nồng độ kháng thể <12 (AU/mL): chưa đáp ứng miễn dịch.

Mỗi người có khả năng đáp ứng với vaccine ngừa COVID-19 khác nhau. Do vậy, nồng độ kháng thể được sản sinh cũng không giống nhau. Kháng thể này chỉ có được sau 2-3 tuần sau khi tiêm vaccine. Với những người đã từng mắc COVID-19 cũng có loại kháng thể này. 

Mối liên hệ mật thiết giữa vaccine ngừa và kháng thể

Có thể các bạn chưa biết, trong cơ thể một người khỏe mạnh vẫn có một lượng kháng thể nhất định. Chúng giúp phòng ngừa sự tấn công của các loại vi khuẩn, virus tấn công vào cơ thể bất cứ lúc nào.

Tuy nhiên, lượng kháng thể này rất thấp (chỉ khoảng 5,86 AU/mL) hoàn toàn chưa đáp ứng miễn dịch. Do vậy, tiêm vaccine là một cách tạo ra kháng thể chủ động với lượng lớn gấp nhiều lần. Điều này giúp cơ thể có rào cản bảo vệ tốt hơn.

Trong khi đó, theo nghiên cứu những người đã tiêm 1 mũi vaccine ngừa COVID-19 có kháng thể với virus SARS-CoV-2 với định lượng trung bình là 67,53 (AU/mL), gấp khoảng 4,5 lần so với ngưỡng đáp ứng miễn dịch.

Còn với những người đã tiêm đủ 2 mũi vaccine COVID-19 có định lượng kháng thể này là 278.81 (AU/mL) trong vòng sau 1 tuần, cao gấp khoảng hơn 18 lần so với ngưỡng đáp ứng miễn dịch. Định lượng này tiếp tục tăng lên hơn 21 lần trong 2 tuần tiếp theo. 

Những điều cần hiểu rõ về kháng thể COVID-19

Nhiều người có ý định tìm hiểu xét nghiệm kháng thể COVID-19 ở đâu để biết chắc chắn rằng trong cơ thể mình đã có kháng thể ngừa virus hay chưa. Nhưng vẫn cần hiểu rõ các vấn đề liên quan đến kháng thể này:

Lượng kháng thể COVID-19 tồn tại trong máu, tuy nhiên sẽ giảm dần theo thời gian. 

Kháng thể giúp bảo vệ một người trước sự lây nhiễm của COVID-19 tuy nhiên không hoàn toàn giúp chúng ta miễn dịch hẳn với virus này. 

Bản chất của kháng thể là chẩn đoán một người đã từng nhiễm bệnh, đang mắc COVID-19 và có nguy cơ nhiễm bệnh. 

Kháng thể giúp những người từng mắc COVID-19 nhiễm bệnh thêm một lần nữa hoặc nếu bị nhiễm lại cũng sẽ ít triệu chứng hơn. 

Sự tồn tại của kháng thể không thể chắc chắn khẳng định một người có đang bị nhiễm virus SARS-CoV-2 nên không được dùng để xét nghiệm khẳng định COVID-19.

02:55 PM 20/09/2021

Tại Việt Nam hiện nay có 6 loại vaccine phòng COVID-19 đã được Bộ Y tế cấp phép sử dụng bao gồm: Vaccine Moderna (Mỹ), Vaccine AstraZeneca (Anh), Vaccine Pfizer (Mỹ - Đức), Vaccine Sinopharm (Trung Quốc), Vaccine Spunik (Nga) và Vaccine Janssen (Bỉ - Hà Lan) và Vaccine Hayat-Vax (Trung Quốc).


Sinopharm bao lâu có kháng thể

Tất cả các vaccine được cấp phép và đưa về Việt Nam sử dụng đều đảm bảo an toàn và hiệu quả. Chúng có thể giúp bảo vệ bản thân người được tiêm khỏi nhiễm bệnh và chống sự lây lan của vi rút gây bệnh.

Các vaccine COVID-19 cũng giúp người được tiêm chủng không mắc COVID-19 hoặc có mắc thì bệnh không diễn biến nghiêm trọng. Do đó người được tiêm phòng không chỉ bảo vệ chính mình mà còn giúp bảo vệ những người xung quanh,đặc biệt là những người có nhiều nguy cơ mắc bệnh nặng do COVID-19.

  1. Vaccine phòng COVID-19 AstraZeneca

Vaccinenày được tiêm cho người trên 18 tuổi. Thời gian tiêm giữa 2 mũi từ 8-12 tuần.

Hiệu quả bảo vệ sau tiêm mũi 1 đạt 76% và hiệu quả cao nhất sau 21 ngày. Đồng thời loại vaccine này cũng làm giảm 48,7% nguy cơ mắc COVID-19 có triệu chứng đối với biến chủng Alpha; giảm 30% nguy cơ mắc COVID-19 có triệu chứng đối với biến chủng Delta.

Sau khi hoàn thành 2 mũi tiêm sẽ đạt 82%, đồng thời giúp giảm 74.5% nguy cơ mắc COVID-19 có triệu chứng đối với biến chủng Alpha; giảm 67% nguy cơ mắc COVID-19 có triệu chứng đối với biến chủng Delta.

Đối với người lớn tuổi (Việt Nam không ưu tiên tiêm cho người trên 65 tuổi tiêm vaccine này) thì hiệu quả đạt 60% ở người trên 70 trong việc ngăn ngừa COVID-19 kéo dài 6 tuần sau liều đầu tiên; giảm 73% nhập viện liên quan COVID-19 ở người trên 80 tuổi. Giảm 80% trong việc ngăn ngừa nhập viện ở người già từ 80 tuổi trở lên có mắc các bệnh mạn tính đi kèm.

  1. Vaccine phòng COVID-19 Pfizer

Đây là vaccine được chỉ định tiêm cho người trên 12 tuổi.Nhưng giai đoạn đầu chiến dịch tiêm chủng chỉ khuyến khích các đối tượng có bệnh nền để tạo kháng thể một cách chủ động, nên chưa tiêm rộng rãi cho người từ 12-16 tuổi, mà ưu tiên tiêm cho người trên 65 tuổi và 16 đến 18 tuổi.

Thời gian chờ giữa 2 mũi tiêm từ 3 đến 6 tuần.

Hiệu quả bảo vệ sau tiêm mũi 1 đạt 52%, đồng thời giúp giảm 47.5% nguy cơ mắc COVID-19 có triệu chứng đối với biến chủng Alpha; giảm 35.6% nguy cơ mắc COVID-19 có triệu chứng đối với biến chủng Delta.

Sau khi hoàn thành 2 mũi tiêm thì đạt 95% hiệu quả phòng bệnh, đồng thời giúp giảm 93.7% nguy cơ mắc COVID-19 có triệu chứng đối với biến chủng Alpha; giảm 88% nguy cơ mắc COVID-19 có triệu chứng đối với biến chủng Delta.

Đối với người cao tuổi, sau khi tiêm mũi 1, hiệu quả bảo vệ người trên 70 tuổi đạt 61%. Hoàn thành 2 mũi tiêm giúp giảm 94,7% nguy cơ mắc COVID-19 có triệu chứng.

  1. Vaccine phòng COVID-19 Moderna

Vaccine này được tiêm cho người trên 18 tuổi. Thời gian chờ giữa 2 mũi từ 4-6 tuần. Hiệu quả đạt được sau 14 ngày tiêm mũi thứ 2 là 94.1%.

Ở người từ 65 tuổi trở lên nếu được tiêm đủ 2 mũi vaccine Moderna sẽ giúp giảm 86.4% nguy cơ mắc COVID-19 có triệu chứng.

  1. Vaccine phòng COVID-19 Sputnik

Vaccine này được tiêm cho người trên 18 tuổi. Thời gian chờ giữa 2 mũi từ 3 tuần.

Sau tiềm liều đầu tiên 21 ngày, hiệu quả bảo vệ đạt 91,6%, và tăng lên 97,6% sau 35 ngày tiêm liều thứ nhất.

Hiệu quả ước tính đối với người mắc Covid nặng là 100% sau 21 ngày tiêm mũi thứ nhất.

Ở người từ 60 tuổi trở lên nếu được tiêm đủ 2 mũi sẽ giúp giảm 91.8% nguy cơ mắc COVID-19 có triệu chứng sau 21 ngày tiêm mũi đầu tiên.

  1. Vaccine phòng COVID-19 Sinopham

Vaccine này được tiêm cho người trên 18 tuổi. Thời gian chờ giữa 2 mũi từ 3-4 tuần.

Hiệu quả ước tính với người nhiễm Covid 19 có triệu chứng là 78,1% trong các thử nghiệm lâm sàng.

Vaccine của Sinopharm được Bộ Y tế cấp phép khẩn cấp hôm 4/6, được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phê duyệt khẩn cấp trong tháng 5, ghi nhận hiệu quả bảo vệ đạt 78.2% và được Trung Quốc cấp phép vào ngày 30/12 năm ngoái. Đến nay, Sinopharm đã được cấp phép sử dụng tại 64 quốc gia, vùng lãnh thổ và đang được dùng tại 59 quốc gia, với khoảng 800 triệu liều.

  1. Vaccine phòng COVID-19 Janssen

Trong thử nghiệm lâm sàng toàn cầu với 44.000 tình nguyện viên, vaccine hiệu quả 66%. Trong thử nghiệm tại Mỹ, vaccine có tác dụng 72% sau 28 ngày. Ở Nam Phi, độ bảo vệ của vaccine giảm xuống còn 64% do biến chủng B.1.351. (Beta). Hiện, Việt Nam chưa tiếp nhận vaccine này.

  1. Vaccine phòng COVID-19 Hayat-Vax

Ngày 10.9.2021, Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường vừa ký quyết định phê duyệt khẩn cấp vắc xin Hayat-Vax. Vắc xin do Trung Quốc sản xuất và đóng gói tại UAE. Đây là vắc xin ngừa COVID-19 thứ 7 được lưu hành tại Việt Nam.

Theo kết quả thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 cho thấy vaccine SARS-CoV-2 bất hoạt (Tế bào Vero) có hiệu quả bảo vệ và an toàn tốt ở những người khỏe mạnh từ 18 tuổi trở lên, tiêm hai liều, liều thứ hai cách 14 ngày, sản phẩm là dung dịch bán trong suốt, có thể dùng đường tiêm bắp (IM), với hiệu quả bảo vệ đạt 79,34%, tỷ lệ tạo ra kháng thể trung hòa chống lại virusSARS-CoV-2đạt 99,52%

Ngoài ra, hiệu quả phòng ngừa lây nhiễm của các vaccine còn phụ thuộc vào các nguyên nhân khác, như là:

  • Do tiêm vắc xin không đúng lịch, tiêm không đủ mũi;
  • Do hệ thống miễn dịch không đáp ứng tốt trong việc tạo kháng thể;
  • Do người bệnh đã phơi nhiễm với tác nhân gây bệnh khi vừa mới tiêm vắc xin, hệ miễn dịch chưa kịp tạo ra kháng thể;….

Để vaccine phát huy tối đa hiệu quả bảo vệ, phòng ngừa khỏi virus Sars-Cov-2, cần phải tiêm vắc xin đúng lịch, đủ mũi theo khuyến cáo nhà sản xuất.

Bác sĩ: Lê Kiều Trang

Khoa Cấp cứu – BV TWQĐ 108 (sưu tầm)