Số hiệu phương tiện ô tô

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý độc giả hiểu rõ hơn về Số hiệu phương tiện là gì? Mời Quý vị theo dõi nội dung:

Số hiệu là số, ký hiệu nhằm giúp nhận biết một vật so với các vật cùng loại. Từ đó, có thể hiểu, số hiệu phương tiện có thể hiểu là số, ký kiệu giúp nhận biết phương tiện so với các phương tiện cùng loại.

Cách kê khai số hiệu phương tiện khi khai báo y tế

Để giúp Quý độc giả hiểu rõ hơn về số hiệu phương tiện là gì? chúng tôi chia sẻ về kê khai số hiệu phương tiện khi khai báo y tế trên ứng dụng PC Covid:

Bước 1: Mở ứng dụng PC Covid, chọn Khai báo y tế.

Bước 2: Chọn Khai báo di chuyển nội địa.

Nếu bạn muốn khai báo di chuyển nội địa cho người khác thì chọn Cho người khác > Chọn Khai hộ.

Ở bài hướng dẫn này mình sẽ chọn khai báo di chuyển nội địa cho bản thân, sau đó chọn Khai báo.

Bước 3: Tại mục Thông tin về di chuyển, chọn phương tiện mà bạn di chuyển là máy bay, xe khách, tàu hỏa hoặc tàu thuyền, sau đó nhập biển số của phương tiện tại mục Số hiệu phương tiện và nhập ngày khởi hành.

Bước 4: Tại mục Nơi đi từ, điền các thông tin bao gồm tỉnh thành phố, quận huyện, phường xã, số nhà, phố, tổ dân phố/thôn/đội nơi bạn đang sinh sống.

Bước 5: Tại mục Nơi đến, điền các thông tin tại bao gồm tỉnh thành phố, quận huyện, phường xã, số nhà, phố, tổ dân phố/thôn/đội nơi bạn chuẩn bị đến.

Bước 6: Điền các thông tin khác bao gồm:

Trong vòng 14 ngày qua Anh/Chị có đến tỉnh/thành phố nào (có thể đi qua nhiều nơi): Trả lời Có hoặc Không.

Trong vòng 14 ngày qua, Anh/Chị có thấy xuất hiện ít nhất 1 trong các dấu hiệu: sốt, ho, khó thở, đau người – mệt mỏi – ớn lạnh, giảm hoặc mất vị giác hoặc khứu giác không?. Trả lời Có hoặc Không.

Trong vòng 14 ngày qua, Anh/Chị có tiếp xúc với: nhấn dấu vào ô Có hoặc Không với các trường hợp tương ứng.

Bước 7: Chọn Gửi tờ khai.

Sau khi chọn Gửi tờ khai bạn sẽ nhận được mã QR gắn với tên của người khai báo để tiến hành quét mã QR khi đi qua chốt kiểm dịch.

Khai báo y tế là một trong 5 biện pháp phòng dịch 5K được Bộ Y tế khuyến cáo rộng rãi, đồng thời cũng được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng hơn thời gian qua. Trong bối cảnh thích ứng an toàn với Covid, cuộc sống dần trở về bình thường, lãnh đạo nhiều địa phương đề nghị Bộ Y tế điều chỉnh thông điệp 5K (khẩu trang, khoảng cách, khử khuẩn, không tụ tập, khai báo y tế) còn 2K (khẩu trang, khử khuẩn).

Số hiệu chuyến bay là gì?

Trường hợp đi máy bay, số hiệu phương tiện là gì? Trường hợp này, khai báo y tế ghi số hiệu phương tiện là số hiệu chuyến bay đã mua vé. Số hiệu chuyến bay là một dãy kết hợp giữa các chữ cái và chữ số. Trong đó hai chữ cái đầu tiên là mã hãng hàng không (ví dụ: AA – American Airlines, VN – Vietnam Airlines, VJ – Vietjet Air…). Số hiệu chuyến bay trên vé giúp bạn kiểm tra được các thông tin về cửa ra hoặc trạng thái chuyến bay. 

Thông thường những chuyến bay đi về hướng đông hoặc bắc được đánh số chẵn, còn những chuyến bay về phía tây hoặc nam được đánh số lẻ.

Chuyến bay lượt về thường được đánh số lớn hơn hoặc nhỏ hơn một số so với số hiệu của chuyến lượt đi giữa cùng một điểm đến. Vì vậy, nếu bạn đi chuyến giữa Hà Nội và TPHCM, chuyến bay 1209 có hướng xuống phía nam, trong khi 1208 đưa bạn về phía bắc.

Một điều thú vị ít người biết đó là số hiệu chuyến bay của bạn càng nhỏ thì mức độ uy tín của hãng hàng không bạn đang bay lại càng cao. Số hiệu có từ 1 đến 2 chữ số được dành cho hãng hàng không lớn và những chặng bay dài, vì vậy nếu sở hữu tấm vé trên chuyến bay này thì bạn có thể yên tâm về chất lượng và dịch vụ chuyến bay trong suốt hành trình của mình.

Số hiệu chuyến bay có 4 chữ số, thường bắt đầu bằng số 3 hoặc lớn hơn 3 là các chuyến bay liên danh code share. Khi đó, vé máy bay cho hành trình có thể được đặt bởi một hãng nhưng thực tế hành khách có thể bay kết hợp nhiều hãng hàng không khác nhau trên nhiều chuyến bay với mã các chuyến khác nhau. Chính vì thế việc hiểu rõ code share này rất quan trọng để đảm bảo  cho hành khách biết và nắm được hành trình của mình.

Một số hiệu chuyến bay có thể được tái sử dụng nhiều lần với hành trình và máy bay khác nhau trong nhiều năm. Nhưng đối với các chuyến bay từng gặp tai nạn thì lập tức số hiệu chuyến bay đó sẽ bị “ xóa sổ”.

Việc đăng ký, số hiệu, thông tin của phương tiện giao thông đường sắt được quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 08:2018/BGTVT về Khai thác đường sắt, cụ thể như sau:

- Trên phương tiện giao thông đường sắt ngoài việc phải ghi số đăng ký, dán tem kiểm định theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải còn phải ghi số hiệu, tên của chủ phương tiện, nơi và ngày tháng năm chế tạo, sửa chữa định kỳ. Ngoài ra:

+ Đầu máy phải ghi ký hiệu thể hiện được kiểu loại, công suất, kiểu truyền động, số hiệu, tự trọng. Riêng ô tô ray phải có ghi số chỗ ngồi;

+ Toa xe phải ghi ký hiệu và số hiệu toa xe, tự trọng, trọng tải, loại ghế, loại giường, chiều dài, chiều rộng, chiều cao, dung tích, thời gian, nơi làm dầu, khám hãm và các ký hiệu riêng khác.

- Toa xe khách và toa trưởng tàu phải có móc ở hai bên thành toa và hai xà đầu để đặt tín hiệu đuôi tàu. Móc ở hai bên thành toa phải bảo đảm khi lắp đèn loại tiêu chuẩn không vượt quá khổ giới hạn đầu máy, toa xe.

Trường hợp đoàn tàu hàng sử dụng Thiết bị tín hiệu đuôi tàu thay cho toa trưởng tàu, Bộ phận tại đuôi tàu thay thế tín hiệu tàu của toa xe cuối đoàn tàu.