So sánh giao thức RIP OSPF EIGRP BGP

1. Giao thức định tuyến trong: IGP [Interior Gateway Protocol]

  • Chức năng: Trao đổi các tuyến đường bên trong một hệ thống mạng tự trị.
  • Giao thức định tuyến trong gồm các giao thức tiêu biểu như RIP, OSPF, IGRP, EIGRP. Trong đó RIP và OSPF là các giao thức chuẩn quốc tế, còn EIGRP và IGRP là giao thức định tuyến riêng được phát triển trên các thiết bị Cisco. Với IGP nó lại chia theo các nhánh khác nhau. IGP là loại giao thức định tuyến chạy giữa các Router nằm bên trong một hệ thống mạng tự trị.
  • Có 2 cách phân loại các giao thức IGP:
    • Cách 1: giao thức IGP còn có thể được chia thành 3 loại: Distance-Vector, Link- state, Hybrid.
    • Cách 2: ta có thể chia các giao thức IGP thành hai loại: classful và classless.

1.1. Distance -Vector

Tiêu biểu cho hình thức này là giao thức RIP. Hoạt động dựa trên nguyên tắc neighbor, nghĩa là mỗi Router sẽ gửi nguyên cả bảng định tuyến [routing table] của mình cho các Router kết nối với nó. Các Router sẽ so sánh các tuyến đường với các tuyến đường trong bảng định tuyến của mình. Tuyến đường nào tối ưu hơn sẽ được giữ lại.

  • Ưu điểm của giao thức này là: dễ cấu hình, Router không xử lý nhiều nên tốc độ sẽ nhanh hơn.
  • Nhược điểm:
    • Hệ thống metric quá đơn giản nên tuyến đường được chọn chưa phải là tối ưu nhất.
    • Vì các gói tin được gửi theo định kỳ nên một lượng lớn bandwith sẽ bị chiếm, dù cho mạng không có gì thay đổi đi nữa.
    • Do Router hội tụ chậm, dẫn đến việc sai lệch trong bảng định tuyến, gây ra tình trạng lặp.

1.2. Link–State

Đại diện cho loại này là OSPF với loại giao thức này, các Router sẽ không gửi bảng routing table mà gửi bảng cơ sở dữ liệu trạng thái đường link [LSDB-Link State Database] cho mọi Router cùng vùng [area]. Việc tính toán định tuyến được thực hiện dựa theo giải thuật Dijkstra. Một khi mạng đã hội tụ, thì các Router sẽ không gửi update định kỳ mà chỉ gởi khi nào có sự thay đổi trong hệ thống mạng [link up hoặc link down].

  • Ưu điểm: thích nghi được nhiều hệ thống, cho phép người thiết kế mạng linh hoạt, phản ứng nhanh. Và do không gửi interval-update nên đảm bảo được bandwith của mạng.
  • Nhược điểm: Router phải xử lý nhiều hơn, tốc độ CPU chậm hơn nên có delay. Ngoài ra cấu hình OSPF phức tạp hơn so với RIP.

1.3. Hybrid

Tiêu biểu là giao thức EIGRP của Cisco. Loại giao thức này kết hợp các đặc điểm của hai loại trên. Tuy nhiên, thực chất thì EIGRP vẫn là giao thức loại Distance-vector nhưng đã được cải tiến thêm để tăng tốc độ hội tụ và quy mô hoạt động nên còn được gọi là Advanced distance vector.

1.4. Giao thức classful

Router sẽ không gửi kèm theo subnet – mask trong bản tin định tuyến của mình. Từ đó các giao thức classful không hỗ trợ mạng gián đoạn. Giao thức tiêu biểu là RIPv1 [trước đây còn có thêm cả IGRP nhưng hiện giờ giao thức này đã được gỡ bỏ trên các IOS mới của Cisco].

1.5. Giao thức classless

Ngược với classful, Router có gửi kèm theo subnet– mask trong bản tin định tuyến. Từ đó các giao thức classless có hỗ trợ mạng gián đoạn [discontiguous network]. Các giao thức classless: RIPv2, OSPF, EIGRP.

2. Giao thức định tuyến ngoài: Exterior Gateway Protocol [EGP]

  • Chức năng: Trao đổi các tuyến đường giữa các hệ thống mạng tự trị.
  • Giao thức định tuyến ngoài với giao thức tiêu biểu là BGP [Border Gateway Protocol]. Là loại giao thức được dùng để chạy giữa các Router thuộc các hệ thống mạng tự trị khác nhau, phục vụ cho việc trao đổi thông tin định tuyến giữa các hệ thống mạng tự trị. Hệ thống mạng tự trị là tập hợp các Router thuộc cùng một sự quản lý về kỹ thuật và sở hữu của một doanh nghiệp nào đó, cùng chịu chung một chính sách về định tuyến. Các hệ thống mạng tự trị thường là các ISP. Như vậy định tuyến ngoài thường được dùng cho mạng Internet toàn cầu, trao đổi số lượng thông tin định tuyến rất lớn giữa các ISP với nhau và hình thức định tuyến mang nặng hình thức chính sách [policy].

Trang chủ Diễn đàn > Diễn đàn mạng máy tính > Mạng-Network > Routing >

Thảo luận trong 'Routing' bắt đầu bởi duongvo, 22/8/17.

[Bạn phải Đăng nhập hoặc Đăng ký để trả lời bài viết.]

Trang chủ Diễn đàn > Diễn đàn mạng máy tính > Mạng-Network > Routing >

c. Giao thức Link-State và Distance Vector và Hybrid:

Có hai loại giao thức định tuyến chính:

- Distance vector: mỗi Router dựa vào các Router láng giềng của nó để tạo ra các quyết định định tuyến đúng. Router gửi bảng định tuyến của nó cho láng giềng của nó. Distance vector thường chậm hội tụ và không mở rộng tốt; nhưng dễ thực hiện và bảo trì, như RIP, RIPv2, và IGRP.

- Link-state: Mỗi Router làm tràn thông tin của nó [trạng thái đường liên kết của nó] đến tất cả các Router hoặc đến một phần của mạng. Mỗi Router tạo ra các quyết định định tuyến dựa vào tất cả thông tin được nhận và thuật toán SPF[Short Path First], để tính toán đường đi ngắn nhất đến bất kì đích đến. Link-state hội tụ nhanh, có tổng chi phí lưu lượng định tuyến ít, và khả năng mở rộng tốt. Tuy nhiên, bởi sự phức tạp của nó, Link-state khó thực hiện và bảo trì.

Ví dụ OSPF và interaged IS-IS. EIGRP của Cisco có các đặc điểm của cả hai giao thức Distance Vector và Link-state; do đó EIGRP hội tụ nhanh và giao thức định tuyến có thể mở rộng. Các Router chạy các giao thức Link-state và Hybrid sử dụng gói tin Multicast để giao tiếp với nhau.

* Ví dụ Distance Vector: Router chạy Distance Vector hiểu rõ mạng dựa trên quan điểm cấu trúc mạng của các láng giềng của nó, các Router định kỳ gửi bảng định tuyến hoàn chỉnh của nó cho tất cả Router nối trực tiếp với nó. Trong một mạng lớn, chạy giao thức Distance Vector có lẽ các bảng định tuyến trở thành một lưu lượng lớn dẫn tới có rất nhiều lưu thông trên các đường liên kết.

Hình minh họa Distance Vector định kỳ gửi toàn bộ bảng định tuyến của các Router. RIPv2 là một giao thức được phát triển từ RIPv1, có các đặc điểm sau:

+ Hop-count được sử dụng như Metric để tìm đường đi.

+ Hop-count tối đa là 15.

+ Mặc đinh, cập nhật định tuyến được gửi mỗi 30 giây [RIPv1 gửi broadcast, RIPv2 gửi multicast].

+ RIPv2 hỗ trợ VLSM.

* Ví dụ Link-state: Cả hai giao thức OSPF và IS-IS đều sử dụng giao thức “Hello” để thành lập các mối quan hệ láng giềng. Các quan hệ đó lưu trong một bảng láng giềng [neighbor] – được gọi là một csdl gần kề. Mỗi Router học một cấu trúc mạng đầy đủ từ thông tin được chia sẽ thông qua các quan hệ láng giềng này. Cấu trúc đó được lưu trữ trong csdl Link-state của Router [LSDB], được gọi là csdl cấu trúc mạng hoặc bảng cấu trúc mạng. Mỗi Router sử dụng cấu trúc này và thuật toán SPF để tạo ra một cây đường đi ngắn nhất cho tất cả các đích đến có thể đến. Mỗi Router lựa chọn các định tuyến tốt nhất từ cây SPF của nó và đặt chúng vào trong bảng định tuyến [cũng được gọi csdl chuyển tiếp dữ liệu].

Sau khi khởi tạo trao đổi thông tin của tất cả các đường Link-state, hầu như không có sự cập nhật định kỳ được gửi qua mạng [OSPF định kỳ 30 giây gửi một lần, nhưng không cùng thời điểm cho tất cả Router, để giảm mật độ lưu thông định tuyến]. Các cập nhật được gây ra khi có một thay đổi trong đường Link-state xảy ra. Chỉ có những thông điệp “Hello” định kỳ được gửi giữa các láng giềng để duy trì và xác minh các quan hệ láng giềng. Link-state gửi các gói tin Multicast

Huỳnh Huy Cường – VnPro

Mời các bạn xem phần 1 tại đây.


Thông tin khác

  • Chào các bạn, Có thể cho mình biết khác nhau, giống nhau giữa RIP, OSPF, IGRP, EIGRP không? Sử dụng như thế nào đạt hiệu quả tốt nhất.

    Cám ơn nhiều.

  • chào tamtang Điểm giống nhau: đó là các routing protocols. Chức năng là trao đổi thông tin về topology của mạng để có đường đi tốt nhất. Các routing protocol trên đều được Cisco IOS hỗ trợ.

    Sử dụng như thế nào cho hiệu quả thì phụ thuộc vào yêu cầu cụ thể. Có nghĩa là, vấn đề chọn lựa routing protocol phụ thuộc từng bài toán cụ thể.

  • RIP, IGRP, EIGRP, OSPF đều là các routing protocol. Bạn muốn so sánh chúng? Hãy lập một bảng và post lên đây để mọi người cùng góp ý. Bạn hỏi chơ lơ như thế này làm sao mình trả lời đây? không lẽ post lên vài trang viết mà cuối cùng cũng không bằng một cái bảng con con do bạn tự tạo ra.

    Thế nhé, cứ post quan điểm của bạn lên đây, sau đó mình bàn tiếp!

    Không câu hỏi nào là dở hơi!

  • bạn cần nêu rõ các tiêu chí để so sánh như thế sẽ dễ dàng hơn trong việc post.Hay bạn cứ post lên đi rồi mọi người góp ý.

    ... And we are all connected to each other In a circle, in a hoop that never ends

    ...

  • Originally posted by sinhvienngheo

    chào tamtang Điểm giống nhau: đó là các routing protocols. Chức năng là trao đổi thông tin về topology của mạng để có đường đi tốt nhất.

    .

    RIP và IGRP cũng trao đổi thông tin về toplogy????
    Việc trao đổi thông tin về topo theo tớ chỉ xảy ra với OSPF và EIGRP

  • Ồ, trao đổi thông tin về topology ở đây là sẽ xác định được đường đi tốt nhất trên mạng tới một subnet nào đó để phục vụ cho chức năng tìm đường của Router. Không nhất thiết phải hiểu cứng nhắc là " trao đổi thông tin topology" có nghĩa là exchange toàn bộ " topology table" cho nhau vì RIP và IGRP đâu có topology table đâu mà exchange. :] :] :]

    To tamtang:

    Bạn có thể post bài so sánh của bạn lên, so sánh những điểm chung như: cách thức tìm ra được best path, giao thức nào có hỗ trợ VLSM, giao thức nào không, cách thức Router liên lạc với nhau...etc,.... Và chúng ta sẽ cùng thảo luận. :]

    Thân chào !

    We get here to share knowledge !!! \" Người không sương khói mà sương khói Qua lại mơ hồ dáng dấp nhau \" +-----------------------------------------------+ “Xương lành, sẹo liền Đau thương rồi sẽ qua Vinh quang là mãi mãi”

    +------------------------------------------------+

  • Re: Khac nhau giua RIP, OSPF, IGRP, EIGRP các bạn đang yêu cầu tamtang làm một việc quá sức. Hãy để chuyên gia govap lên tiếng. vấn đề so sánh các routing protocols, có thể tham khảo bảng sau:

    trong bảng kế tiếp, các routing protocol sẽ được so sánh với nhau trên các đặc điểm: xác thực, summary, load-balancing....


    mọi người có thể trao đổi với govap về các vấn đề liên quan nói trên.

  • Cám ơn các bạn đã góp ý, mình đang "tập tành" nên chưa biết nhiều để đặt câu hỏi cụ thể. Bạn GOVAP hiểu ý "dân" này quá....sự lên tiếng của Bạn giúp mình rất nhiều....

    Chúc sức khỏe.

  • Re: Khac nhau giua RIP, OSPF, IGRP, EIGRP Nếu mình có mạng chạy nhiều giao thức khác nhau thì các giao thức này làm sao có thể trao đổi thông tin địa chỉ mạng, subnet mask với nhau ?

    ví dụ như IGRP trao đổi với RIP hoặc OSPF như thế nào, các bạn có thể chỉ cho mình biết được chứ?

  • Re: Khac nhau giua RIP, OSPF, IGRP, EIGRP

    Originally posted by unknow

    Nếu mình có mạng chạy nhiều giao thức khác nhau thì các giao thức này làm sao có thể trao đổi thông tin địa chỉ mạng, subnet mask với nhau ?

    ví dụ như IGRP trao đổi với RIP hoặc OSPF như thế nào, các bạn có thể chỉ cho mình biết được chứ?

    Nói chung thì chúng động trạm đến một khái niệm gọi là Redistribute. Có thể hình dung thế này, sự định tuyến diễn ra là nhờ các router trao đổi các thông tin về định tuyến trên routing table, nếu hai mạng chạy 2 routing protocol khác nhau thì các thông số định tuyến của chúng cũng khác nhau, ví dụ cách tính metric là khác nhau [ví dụ trong mạng distance vector, RIP có metric chỉ là hop count trong khi IGRP có nhiều thứ hơn để tính ra metric]. Do đó nếu hai mạng chạy hai routing protocols khác nhau thì phải có cơ chế chuyển đổi các tuyến đường giữa các mạng này sang cho nhau. Ví dụ: - Script cấu hình sau thực hiện redistribute các route từ OSPF sang BGP Router[config]#router bgp 109 Router[config-router]#redistribute ospf 1 match internal - Từ IGRP sang OSPF Router[config]#router ospf 110 Router[config-router]#redistribute igrp 1 metric 100 subnets ...

    Cám ơn

  • Re: Khac nhau giua RIP, OSPF, IGRP, EIGRP Chào bạn GoVap , theo bạn thì Rip không Load-balance??? Rip có thể Load-balance lên đến 6 đường có số Metric bằng nhau [equal cost paths] default là 4. -------------------------------------------------------------------------------- Chào tamtang, RIP, OSPF, IGRP, EIGRP như các bạn đã nói chúng đều là các routing protocols. Nhưng chúng được phân loại như sau : -Xét theo phạm vi sử dụng thì cả 4 đều thuộc IGP [interior gateway protocol], tức là chúng được sử dụng để trao đổi thông tin bên trong 1 AS [Autonomous System]. -Xét theo cách thức hoạt động có 3 phương pháp để trao đổi thông tin : Distance Vector : Rip, IGRP Link-State : OSPF Balance Hybrid : EIGRP mình chỉ liệt kê routing protocol tương ứng với các phương pháp [thuật toán] trao đổi thông tin giữa các routers. Còn cụ thể về cách thức hoạt động của các phương pháp trên bạn có thể tham khảo thêm trong một số tài liệu nhé [ICND,...] -Xét theo cách cho nhau về Network thì chia làm 2 loại : Classfull : router không cho Subnet mask khi quảng bá route [Rip Version 1, IGRP] Classless : router gởi theo subnet mask khi quảng bá route [Rip version 2, EIGRP, OSPF,...]

    để hiểu rỏ hơn về classfull và classless bạn tham khảo tại đây : //vnpro.org/forum/viewtopic.php?t=791

    mặt khác chúng còn khác nhau về quy mô sử dụng...


    chào,

  • Re: Khac nhau giua RIP, OSPF, IGRP, EIGRP Chào bạn GoVap , theo bạn thì Rip không Load-balance??? Rip có thể Load-balance lên đến 6 đường có số Metric bằng nhau [equal cost paths] default là 4. -------------------------------------------------------------------------------- Chào tamtang, RIP, OSPF, IGRP, EIGRP như các bạn đã nói chúng đều là các routing protocols. Nhưng chúng được phân loại như sau : -Xét theo phạm vi sử dụng thì cả 4 đều thuộc IGP [interior gateway protocol], tức là chúng được sử dụng để trao đổi thông tin bên trong 1 AS [Autonomous System]. -Xét theo cách thức hoạt động có 3 phương pháp để trao đổi thông tin : Distance Vector : Rip, IGRP Link-State : OSPF Balance Hybrid : EIGRP mình chỉ liệt kê routing protocol tương ứng với các phương pháp [thuật toán] trao đổi thông tin giữa các routers. Còn cụ thể về cách thức hoạt động của các phương pháp trên bạn có thể tham khảo thêm trong một số tài liệu nhé [ICND,...] -Xét theo cách cho nhau về Network thì chia làm 2 loại : Classfull : router không cho Subnet mask khi quảng bá route [Rip Version 1, IGRP] Classless : router gởi theo subnet mask khi quảng bá route [Rip version 2, EIGRP, OSPF,...]

    để hiểu rỏ hơn về classfull và classless bạn tham khảo tại đây : //vnpro.org/forum/viewtopic.php?t=791

    mặt khác chúng còn khác nhau về quy mô sử dụng...

    chào,

  • RE: Khac nhau giua RIP, OSPF, IGRP, EIGRP

    Còn một sự khác nhau mà chưa thấy ai nhắc tới nè : RIP và OSPF là đồ chùa, ý là tất cả mọi người cùng xài, còn IGRP và EIGRP là lão cisco bo bo giữ riêng cho mình.

  • RE: Khac nhau giua RIP, OSPF, IGRP, EIGRP RIP, OSPF, IGRP, EIGRP RIP khác IGRP: - Điều đầu tiên, RIP là open source còn IGRP là Cisco product, phải trả tiền khi xài - RIP quyết định path đến router cuối cùng dựa trên số routers nằm trên path [hops]. Còn IGRP cũng dựa trên hops, nhưng ngòai ra còn dựa trên các [bốn] yếu tố khác : load, bandwidth, reliable and delay. - RIP gửi routing table 30s một lần, còn IGRP gửi 90s một lần - Loadbalance [nếu hai paths có length giống nhau, thì gửi đường nào? RIP and IGRp gửi mỗi đường một packet] ở RIP tính bằng hops, còn ở IGRP tính bằng hops + metric [load, bandwidth, reliable and delay]. IGRP vs EIGRP: EIGRP [enhanced IGRP] là một bản mới của IGRP [I]. Khác nhau: - I update periodically , còn EIGRP thì triggered update [chỉ khi có sự thay đổi ở routing table [RT], E mới update] - I là một distance vector protocol [gửi toàn bộ RT], còn E là một hybrid protocol [gửi RT / partial copy của RT - chứa các thay đổi thôi] - Điểm quan trọng: trong RT, I chỉ chứa thông tin về các neighbour của nó thôi [connect trực tiếp], còn EIGRP chứa thông tin toàn bộ các paths trên network [mỗi lần nó đi đến đâu, sẽ learn toàn bộ path đến đó]. - Điểm cuối cùng về compatibility: IGRP chỉ trao đổi được với IGRP; còn E trao đổi được cả với I [cả 2 đều không trao đổi được với RIP?] OSPF, ISIS Chỉ biết là link-state protocol [gửi link state refreshes tức các thay đổi về đường đi bằng một linkstate ads [LSA] cho neighbour, rồi neighbour gửi cho neighbour tạo một LSA storm! để update các RT]

    Các huynh bổ sung dùm

Video liên quan

Chủ Đề