Sống và làm việc theo pháp luật là gì

a/ Pháp luật: Là những quy tắc xử sự chung, có tính bắt buộc, do Nhà nước ban hành, được Nhà nước đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế.

b/ Vì sao mọi người  “phải sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”?

+ Nhà nước ta là nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.

+ Nhà nước quản lí xã hội bằng pháp luật, không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.

+ Mọi công dân đều có quyền và nghĩa vụ như nhau trước pháp luật. Vì vậy, mỗi công dân cần phải tuân theo Hiến pháp và pháp luật, bắt buộc sống và làm theo Hiến pháp và pháp luật.

Xem thêm:  Hoạt động chính trị - xã hội là gì? Ý nghĩa và cách rèn luyện?

Dưới đây là những mẫu câu có chứa từ "sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật", trong bộ từ điển Từ điển Tiếng Việt. Chúng ta có thể tham khảo những mẫu câu này để đặt câu trong tình huống cần đặt câu với từ sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật, hoặc tham khảo ngữ cảnh sử dụng từ sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật trong bộ từ điển Từ điển Tiếng Việt

1. Sống và làm theo luật pháp.

2. Là giáo sư luật, ông làm việc tại Đại học Ain Shams và chuyên ngành luật hiến pháp.

3. Chính phủ thực hiện quyền hành pháp và các quyền lực theo các quy định pháp luật phù hợp với Hiến pháp và các đạo luật."

4. Luật Sharia là nguồn chính của pháp luật Qatar theo nội dung Hiến pháp Qatar.

5. Luật Hiến pháp và Chính trị học.

6. Theo hiến pháp của Oman, luật Sharia là nguồn gốc của toàn bộ pháp luật.

7. Luật công gồm có luật hành chính và luật hiến pháp.

8. Họ coi đây là một sự vi phạm pháp luật và hiến pháp.

9. Luật thập phân chuẩn bị cho chúng ta để sống theo luật pháp dâng hiến cao hơn—để hiến dâng và ban phát tất cả thời giờ, tài năng và của cải cho công việc của Chúa.

10. Phía VNCH yêu cầu các phương án giải quyết phải tuân thủ theo Hiến pháp và pháp luật của VNCH.

11. * Luật pháp đúng theo Hiến Pháp cần phải được tuân hành, GLGƯ 98:5–6.

12. Nhưng cũng không được tự diễn giải luật pháp theo ý mình để làm xói mòn quyền lực của hiến pháp.

13. Ông hiến thân cho luật pháp và em nối gót.

14. Tháng 5 năm 1994, bà được bổ nhiệm làm luật sư nhà nước trong Bộ Tư pháp và Hiến pháp.

15. Điều này làm cho việc sửa đổi hiến pháp khó hơn việc thông qua một luật nào khác.

16. Hiến pháp của chính quyền cũ có thể bị bãi bỏ và được thay thế, nhưng hiến pháp mới có thể giữ lại nhiều điều luật của hiến pháp cũ.

17. Theo luật, tất cả các cuộc thảo luận công khai về việc bãi bỏ một số điều trong Hiến pháp đối với người gốc Mã Lai như điều 153 Hiến pháp đều bất hợp pháp.

18. Hiến pháp được theo sau bởi Luật hình sự [1906], Luật tố tụng hình sự, Luật thương mại và nghĩa vụ và Luật quản lý luật sư [1910].

19. Luật Hiến pháp là một môn học về luật.

20. Dù một số luật trong hiến pháp mới có thể giống các luật trong hiến pháp cũ, nhưng cũng có những luật mới.

21. Chính-quyền này có luật-pháp thật sự và một “hiến-pháp” là Lời Đức Chúa Trời.

22. Người ta không học Torah qua việc học luật pháp Môi-se, nhưng qua việc nhận thấy luật pháp thể hiện trong hành động và việc làm của những nhà uyên bác sống.

23. Hãy học hỏi những luật pháp của Nước Trời và làm theo những luật pháp đó [Ê-sai 2:3, 4].

24. Hiến pháp Timor Leste được sử đổi theo Hiến pháp Bồ Đào Nha.

25. Hiến pháp là cơ sở pháp lý của tất cả các chế định pháp luật.

Thông thường, thiên hạ cho rằng kẻ phạm luật là thường dân, người kém hiểu biết về luật lệ, nhưng hiện nay người phạm luật phần lớn là công chức nhà nước. Tình trạng tham nhũng, lãng phí không còn là những vụ việc cá biệt trong một số cơ quan nhà nước mà đã phát triển thành một vấn nạn nếu không muốn nói là quốc nạn.

“Nhóm lợi ích” đã phát triển thành hệ thống từ thấp lên cao, cấu kết khắp các ban ngành, đan xen giữa thiện và ác, đục khoét ngân sách nhà nước, bao che các nhóm tội phạm gây ra những tệ nạn xã hội [có nơi khống chế được một số chính quyền thôn xã...] gây ra bao nỗi oan sai cho người lương thiện. Có tham nhũng nên có luật chống tham nhũng, nhưng cái chính là hành xử luật ấy như thế nào để trả lại lẽ công bằng cho xã hội, xoa dịu nỗi đau oan ức cho người chân chính, gầy lại niềm tin trong nhân dân.

Vận động mọi người sống và làm việc theo luật sẽ không hiệu quả, nếu người làm luật và người có trách nhiệm bảo vệ luật pháp không đứng về phía nhân dân, lắng nghe nhân dân giãi bày tâm tư nguyện vọng. Có nhân dân, chúng ta mới có đủ sức đấu tranh để tồn tại giữa chính nghĩa và gian tà. Nếu không, chủ nghĩa cơ hội với sự trợ lực của đồng tiền sẽ giết chết người nhận diện ra chúng.

HIỆT XUYÊN [Bình Thuận]

Khẩu hiệu “Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật” đánh dấu một cột mốc quan trọng về trình độ văn minh mà xã hội đã đạt được trên tiến trình dân chủ hóa xã hội. Tiến trình đó hướng tới mục tiêu cao cả, và cũng là điều mong muốn cuối cùng của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới ”
Trong xã hội nếu mọi công dân đều thực hiện đúng pháp luật thì xã hội ngày càng phát triển, cái xấu sẽ bị đẩy lùi, cuộc sống của chúng ta ngày càng tốt đẹp hơn.
Chúng ta đều hiểu pháp luật với tư cách là các yếu tố điều chỉnh các quan hệ xã hội, pháp luật có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự ổn định và phát triển xã hội. Mỗi công dân cần phải hiểu và nắm vững các quy định của pháp luật, có nắm vững thì mới thực hiện đúng pháp luật.

Trong đời sống xã hội, pháp luật có vai trò đặc biệt quan trọng, vừa là công cụ quản lý nhà nước hữu hiệu, vừa tạo hành lang pháp lý an toàn, tin cậy, thuận lợi cho sự phát triển kinh tế – xã hội. Cùng với việc không ngừng xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, đưa pháp luật vào cuộc sống trở thành yêu cầu cấp thiết, cần được thực hiện thường xuyên, liên tục và hiệu quả với nhiều hình thức, biện pháp phù hợp.

Ngày 09/11 hằng năm là Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ngày Pháp luật được tổ chức nhằm tôn vinh Hiến pháp, pháp luật, giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật cho mọi người trong xã hội. Đồng thời tăng cường nhận thức cho mọi người về vai trò của luật pháp trong đời sống, tăng cường sự hiểu biết pháp luật và khả năng thực thi pháp luật trong hoạt động quản lý Nhà nước, hoạt động kinh tế – xã hội và sinh hoạt hàng ngày của người dân.

 Thông qua Ngày Pháp luật giúp cho mọi tổ chức, cá nhân, công dân có ý thức tuân thủ pháp luật tốt hơn, là dịp để đánh giá lại những kết quả đã đạt được và những hạn chế trong hoạt động xây dựng, thực thi pháp luật; Qua đó, những người thi hành pháp luật cũng sẽ nhận được những thông tin phản hồi, những quan điểm đánh giá về tất cả các quy định pháp luật cũng như cách thức thực hiện, hiệu quả của hệ thống pháp luật đối với đời sống xã hội; từ đó hoàn thiện hơn hệ thống pháp luật, cũng như cải thiện, nâng cao hoạt động của hệ thống tư pháp.

Ở nước ta, ngày 09/11 hàng năm là Ngày Pháp luật với dấu mốc đây là ngày ban hành bản Hiến pháp đầu tiên năm 1946. Là bản Hiến pháp của nền dân chủ đầu tiên của Nhà nước ta, Hiến pháp năm 1946 đã thấm nhuần, thể hiện triệt để tinh thần, tư tưởng của Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân.

Ngày Pháp luật có ý nghĩa giáo dục sâu sắc trong việc đề cao giá trị của pháp luật trong Nhà nước pháp quyền, hướng mọi tổ chức, cá nhân tính tích cực tham gia với hành vi, thái độ xử sự pháp luật đúng đắn, đề cao quyền cũng như trách nhiệm, nghĩa vụ của cá nhân công dân trong học tập, tìm hiểu pháp luật và tự giác chấp hành pháp luật. Qua đó, góp phần nâng cao ý thức và niềm tin pháp luật, từng bước xây dựng và củng cố các giá trị văn hóa pháp lý trong cuộc sống xã hội. Đồng thời, đây còn là mô hình để vận động, khuyến khích, kêu gọi toàn thể nhân dân chung sức, đồng lòng vì sự nghiệp xây dựng và hoàn thiện Nhà nước, phát huy triệt để tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc cùng tích cực hành động vì một Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Do vậy, đây còn là sự kiện chính trị, pháp lý có ý nghĩa nhân văn, ý nghĩa xã hội sâu sắc.

Ngày 09/11 được coi là điểm mốc, là sợi chỉ đỏ kết nối, xuyên suốt, có sức lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng dân cư, nhắc nhở, giáo dục họ ý thức tôn trọng pháp luật, để không chỉ là một ngày, mà phấn đấu sẽ là 365 ngày trong một năm mọi tổ chức, cá nhân tôn trọng và nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp, pháp luật theo hiện khẩu hiệu “Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”.

 Ngày pháp luật được tổ chức nhằm tạo bước phát triển mới trong việc nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật – một bộ phận của công tác giáo dục chính trị tư tưởng và là nhiệm vụ thường xuyên của toàn bộ hệ thống chính trị, các cấp, các ngành với mục tiêu cuối cùng là hỗ trợ và tạo điều kiện để mọi cá nhân, tổ chức biết sử dụng pháp luật làm phương tiện, công cụ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, của Nhà nước và xã hội. 

Chỉ cần lướt qua cũng đã thấy kết quả “điều tra” đó chỉ là dị bản của trò vu khống, bịa đặt mà HRW đã trình diễn nhiều năm nay. Bởi, như người Việt đã nói về “bình mới rượu cũ”, thi thoảng mấy người ở HRW lại nghĩ ra đề tài gì đó để phục vụ mưu đồ đen tối nhằm chống phá Việt Nam mà thôi. Nên việc một số hãng truyền thông như BBC, RFA, VOA,… vội vã lu loa về “báo cáo” của HRW vẫn chỉ là hành động kéo dài thái độ phụ họa đã nhàm chán, chẳng mấy chốc sẽ trôi vào quên lãng.

Tuy nhiên, riêng BBC lại cố gắng phóng đại báo cáo của HRW bằng cách dẫn lại ý kiến một người vốn được các thế lực thù địch, thiếu thiện chí với Việt Nam xưng tụng là “luật sư nhân quyền”, qua thứ lập luận kỳ khôi rằng, theo cách hiểu của Việt Nam thì nhân quyền là công bằng trong tiếp cận vaccine, xóa đói giảm nghèo, quyền phụ nữ, trẻ em, người khuyết tật, người đồng tính,... còn với thế giới thì “nhân quyền quan trọng nhất là quyền về chính trị”! Nếu am hiểu về nhân quyền, ông ta phải nhận thức được rằng nhân quyền là chỉnh thể thống nhất của nhiều yếu tố thể hiện quyền con người trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, có quan hệ chặt chẽ với nhau và được thể hiện qua nhau. Hơn tất cả, việc thực hiện quyền con người phải luôn hướng đến quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc. Vì thế các văn bản của Liên hợp quốc, hiến pháp của mọi quốc gia văn minh đều không khẳng định “quan trọng nhất là quyền về chính trị”!

Tại Việt Nam, quyền con người được quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 14 Hiến pháp [2013]: “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật”; và để thực thi nghiêm túc, khoản 2 Điều 14 quy định: “Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng”. Vì vậy, khi thực hiện quyền con người, quyền công dân mọi người phải tuân thủ quy định của pháp luật, thể hiện qua các bộ luật, như: Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, Luật An ninh quốc gia, Bộ luật Hình sự, Luật An ninh mạng, Luật Báo chí, Luật Xuất bản, Bộ luật Dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Doanh nghiệp, Luật Nhà ở, Luật Đất đai… “Sống và làm việc theo Hiến pháp, pháp luật” là mỗi người được bảo đảm quyền chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội của mình. Diễn giải quyền con người, quyền công dân theo ý muốn của cá nhân để biện hộ cho hành vi vi phạm pháp luật là đi ngược quy định về quyền con người của Hiến pháp Việt Nam và quan điểm của Liên hợp quốc tại khoản 2 Điều 29 Tuyên ngôn Nhân quyền thế giới: “Khi hưởng thụ các quyền và tự do của mình, mọi người chỉ phải tuân thủ những hạn chế do luật định, nhằm bảo đảm sự công nhận và tôn trọng thích đáng đối với các quyền và tự do của người khác, cũng như nhằm đáp ứng những yêu cầu chính đáng về đạo đức, trật tự công cộng và phúc lợi chung trong một xã hội dân chủ”. 

Video liên quan

Chủ Đề