Sự giống nhau của 5 bản Hiến pháp

            Năm

Nội dung

1946 1959 1980 1992 -Định hướng, mục tiêu

-Vai trò của Đảng

  +Bảo toàn lãnh thổ, giành độc lập hoàn toàn và kiến thiết quốc gia trên nền tảng dân chủ.

+Đoàn kết toàn dân, không phân biệt giống nòi, gái trai, giai cấp, tôn giáo.

+Đảm bảo các quyền tự do dân chủ

+Thực hiện chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của nhân dân.

-Chưa đề cập đến vai trò của Đảng vì lịch sử nước ta trong giai đoạn này còn rối ren, phức tạp với tình trạng đa Đảng.

  +Củng cố miền Bắc, đưa miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội, xây dựng miền Bắc vững mạnh làm hậu phương cho cuộc đấu tranh hòa bình thống nhất nước nhà.

+Nhân dân miền Nam nhờ vào hậu phương  là miền Bắc ra sức đấu tranh chống lại kẻ thù hoàn thành nhiệm vụ thống nhất đất nước.

-Vai trò của Đảng đã bắt đầu đước nhắc đến nhưng chỉ mang tính chất thăm dò do còn tàn dư phong kiến.

  +Toàn thể nhân dân Việt Nam đoàn kết chặt chẽ dưới lá cờ bách chiến bách thắng của Đảng cộng sản Việt Nam, ra sức thi hành Hiến pháp, giành những thắng lợi to lớn hơn nữa trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.

-Bắt đẩu ghi nhận sự lãnh đạo của Đảng.

  + Nhân dân Việt Nam nguyện đoàn kết một lòng, nêu cao tinh thần tự lực, tự cường xây dựng đất nước, thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hoà bình, hữu nghị, hợp tác với tất cả các nước, nghiêm chỉnh thi hành Hiến pháp, giành những thắng lợi to lớn hơn nữa trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

+Bổ sung tư tưởng Hồ Chí Minh và chủ nghĩa Mác-Lênin

-Ghi nhận vai trò lãnh đạo của Đảng.

Chế độ chính trị:

-Tên chương

-Tên nước

-Bản chất nhà nước

-CHÍNH THỂ

-Việt Nam dân chủ cộng hòa

-Dân chủ ( do chịu ảnh hưởng của các nước phương Tây) .

-NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA

– Việt Nam dân chủ cộng hòa

-Dân chủ.

+Trong nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tất cả quyền lực đểu thuộc về nhân dân, nhân dân sử dụng quyền lực thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp (theo điều 4 Hiến pháp 1959)

-NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM-CHẾ ĐỘ CHÍNH TRỊ

-Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

-Dân chủ nhưng trong giai đoạn này Nhà nước ta chuyển sang nhiệm vụ “chuyên chính vô sản”

+ Trong nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tất cả quyền lực thuộc về nhân dân, nhân dân sử dụng quyền lực thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp (theo điều 6 Hiến pháp 1980 ) tuy nhiên việc đề cao nhiệm vụ “chuyên chính vô sản” (theo điểu 2 Hiến pháp 1980 ) là một hạn chế vì đã thể hiện  tính giai cấp hẹp hòi khi chỉ đề cao vai trò của giai cấp nông dân và công nhân ( dễ gây ra tình trạng xích mích nội bộ).

– NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM-CHẾ ĐỘ CHÍNH TRỊ

– Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

-Dân chủ

+Khắc phụ những hạn chế của Hiến pháp năm 1980, Hiến pháp 1992 không còn thực hiện nhiệm vụ “chuyên chính vô sản” mà tiến hành xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân.

Ghi chú: Nhà nước pháp quyền là một hiện tượng chính trị-pháp lý phức tạp được hiểu và nhìn nhận ở nhiều góc độ khác nhau, song chúng ta có thể hiểu nhà nước pháp quyền theo cách đơn giản, đó là nhà nước quản lý kinh tế-xã hội bằng pháp   luật và nhà nước hoạt động tuân theo pháp luật.

+ Trong nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tất cả quyền lực thuộc về nhân dân, nhân dân sử dụng quyền lực thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp (theo điều 2 và điều 6 Hiến pháp   1992).

+Quyền lực nhà nước là thống nhất thực hiện trên cơ sở phân công phối hợp   quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.(theo điều 2 Hiến pháp 1992)

Chế độ kinh tế:

-Vị trí chương+số điều

-Số thành phần kinh tế

-Hình thức sở hữu

-Không có chương về chế độ kinh tế vì các nhà làm Hiến pháp 1946 đều du học ở phương Tây, tiếp thu Hiến pháp của các nước tư sản nên chỉ quan tâm đến quyền con người và tổ chức bộ máy Nhà nước.

-Tuy nhiên điều 12 trong Hiến pháp 1946 quy định về việc tôn trọng sở hữu tư nhân. Đây là quyền tự nhiên không do nhà nước ban phát, là động lực thúc đẩy phát triển đất nước.

-Nằm ở chương II gồm 13 điều, đây là chương hoàn toàn mới so với Hiến pháp 1946

-Có bốn thành phần kinh tế: nhà nước, tập thể, tư nhân ( nhưng sở hữu tư nhân bắt đầu bị thu hẹp), tư bản nhà nước .

-Có bốn hình thức sở hữu: nhà nước, tập thể, của người lao động riêng lẻ và của nhà tư sản dân tộc (theo điều 11 Hiến pháp 1959)

-Nằm ở chương III gồm 22 điều

-Có hai thành phần kinh tế: kinh tế quốc doanh thuộc sở hữu toàn dân và kinh tế hợp tác xã thuộc sở hữu tập thể (theo điều 18), triệt tiêu thành phần kinh tế tư nhân.

-Có hai hình thức sở hữu: nhà nước, tập thể.

*Với Hiến pháp 1980 nước ta hình thành nền kinh tế tập trung bao cấp, thực hiện đường lối đối ngoại “bế quan tỏa cảng” (theo điều 21 Hiến pháp 1980) gây cản trở sự phát triển của đất nước.

-Nằm ở chương II gồm 15 điều

-Xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa, phát huy mọi   tiềm năng của các thành phần kinh tế gồm: kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể, tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.(theo điều 16 Hiến pháp 1992 sửa đổi bổ sung năm 2001)

-Các hình thức sở hữu: sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân.( theo điều 15 Hiến pháp 1992 sửa đổi bổ sung năm 2001)

*Hiến pháp 1992 đã khắc phục những sai lầm của Hiến pháp 1980 bằng việc quay trở lại với hình thức sở hữu tư nhân, tiến hành “mở cửa” đất nước thu hút vốn và đầu tư nước ngoài.

Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân:

-Tên chương

-Vị trí chương+số điều

-Các quyền

-NGHĨA VỤ VÀ QUYỀN LỢI CÔNG DÂN

-Nằm ở chương II gồm 18 điều

-Quy định đầy đủ các quyền cơ bản của công dân một cách ngắn gọn, súc tích, trong đó các quyền quy định trong điều 9, điều 12 và quyền bầu cử là những quyền tiến bộ, nhân đạo

-QUYỀN LỢI VÀ NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN

– Nằm ở chương III gồm 21 điều

-Kế thừa và phát triển các quy định của Hiến pháp 1946, đồng thời bổ sung một số quyền và nghĩa vụ mới như: quyền của người lao động đươc giúp đỡ vật chất khi già yếu, bệnh tật hoặc mất sức lao động (theo điều 32); quyền tự do nghiên cứu khoa   học, sáng tác văn học nghệ thuật ( theo điều 34); quyền khiếu nại, tố cáo (theo điều 29); quy định nghĩa vụ mới của công dân:tôn trọng và bảo vệ tài sản công cộng (theo điều 46);…

– QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN

– Nằm ở chương V gồm 32 điều

-Kế thừa và phát triển các quy định của Hiến pháp 1946, Hiến pháp 1959 về các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, đồng thời Hiến pháp 1980 quy định thêm một số quyền mới của công dân, như: quyền tham gia quản lý công việc nhà nước và xã hội ( theo điều 56), quyền học không phải trả tiền ( theo điều 60), quyền khám chữa bệnh không phải trả tiền ( theo điều 61), quyền có nhà ở ( theo điều 62),…Tuy nhiên một số quyền mới trong Hiến pháp 1980 tuy mang tính dân chủ nhưng không có tính khả thi ( như điều 60, điều 61,…) do nhà nước không đáp ứng được tiền và cơ sở vật chất, đồng thời các quy định này cũng tạo nên tâm lí ỷ lại, thủ động của người dân làm xã hội chậm phát triển.

– QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN

– Nằm ở chương V gồm 34 điều

-So với Hiến pháp 1980 thì chương này trong Hiến pháp 1992 có nhiều điều hơn.Hiến pháp   1992 có một điều chính thức quy định “ Các quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa và xã hội được tôn trọng” (theo điều 50); quyền tự do kinh doanh của công dân được xác lập ( theo điều 57), “công dân có quyền sở hữu về tư liệu sản xuất, vốn và tài sản trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác” ( theo điều 58), công dân có “quyền được thông tin”. ( theo điều 69). Ngoài  việc quy định các quyền mới kể trên, Hiến pháp còn sửa đổi một số quy định về quyền của công dân không phù hợp vói điều kiện kinh tế-xã hội của đất nước và không có tính khả thi.

Bô máy nhà nước:

-Cơ quan trung ương:

  +Quốc hội:

    *Tên gọi

    *Vị trí chương+số điều

    *Tính chất pháp lý

    *Nhiệm kì

  +Chính phủ:

    *Tên gọi

    *Vị trí+số điều

    *Tính chất pháp lý

    *Cơ cấu thành viên

  +Chủ tịch nước:

    *Tên gọi

    *Vị trí+số chương

    *Tính chất pháp lý

  +Tòa án, Viện kiểm soát:

    *Ví trí+số chương

    *Tính chất pháp lý

-Chính quyền địa phương:

Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân

+

*Được gọi là Nghị viện nhân dân (do ảnh hưởng của phương Tây)

*Nằm ở chương III gồm 21 điều.

*Nghị viện nhân dân được xác định là cơ quan có quyển cao nhất của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (theo điều 22), có những nhiệm vụ quyền hạn quan trọng như: giải quyết mọi vấn đề chung cho toàn quốc, đặt ra pháp luật, biểu quyết ngân sách, bầu ra ban thường vụ nghị viện, bầu Chủ tịch nước, biểu quyết chức danh Thủ tướng và danh sách các bộ trưởng… Nghị viện do công dân Việt Nam bầu ra (theo điều 24) .

*Nhiệm kỳ 3 năm.

+

*Chính phủ

*Nằm ở chương IV gồm 14 điều

*Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa là cơ quan hành chính cao nhất của toàn quốc (điều 43)

*Cớ cấu gồm: Chủ tịch nước và Nội các trong đó Nội các gồm Thủ tướng và các Bộ trưởng, Thứ trưởng.

**Chủ tịch nước: vừa là Nguyên thủ quốc gia, vừa là người đứng đầu Chính phủ, là nghị viên của Nghị viện nhân dân do Nghị viện bầu có nhiệm kỳ 5 năm. Chủ tịch nước có quyền hạn rất lớn nhưng không phảo chịu trách nhiệm nào trừ tội phản quốc (điều 50)

**Nội các: do Thủ tướng đứng đầu phải chịu trách nhiệm chính trị trước Nghị viện, có thể bị Nghị viện bỏ phiếu bất tín nhiệm và phải bị từ chức.

+

*Chủ tịch nước

*Không có chương riêng

*Chế định Chủ tịch nước lớn và mạnh nhất trong lịch sử lập hiến Việt Nam ( vừa đứng đầu Nhà nước, vừa đứng đầu Chính phủ, tổng chỉ huy quân đội, có quyền ban hành sắc lệnh có giá trị bằng đạo luật của Nhà nước, không lệ thuộc Nghị viện, có quyền yêu cầu Nghị viện thảo luận và biểu quyết lại dự luật của Nghị viện đã thông qua,không phải chịu trách nhiệm nào trừ tội phản quốc (điều 50). Chủ tịch nước có quyền hạn rất lớn như vậy là do tình hình chính trị rối ren của nước ta trong giai đoạn này với việc đa Đảng trong Nghị viện, nên Chủ tịch nước cần có quyền hạn lớn để có thể hạn chế, kiểm soát Nghị viện.

+

* Nằm ở chương VI gồm 7 điều

*Hiến pháp 1946 có tòa án không có viện kiểm sát (vì viện kiểm sát là sản phẩm của chế độ xã hội chủ nghĩa mà trong giai đoạn lịch sử này nước ta chưa hình thành chế độ chủ nghĩa xã hội và còn tình trạng đa đảng phức tạp) , bao gồm: tòa án tối cao,các tòa án phúc thẩm, các tòa án đệ nhị cấp và sơ cấp (điều 63).Theo Hiến pháp 1946, Tòa án không thiết lập theo đơn vị hành chính-lãnh thổ tương ứng với chình quyền địa phương ma thiết lập theo thẩm quyền cấp xét xử, theo khu vực.Các viên thẩm phán đều do Chính phủ bổ nhiệm (điều 64)

+

* Nằm ở  chương V gồm 6 điều

*Hiến pháp 1946 quy định về 4 cấp chính quyền địa phương là, cấp bộ, cấp tỉnh-thành phố, cấp huyện-khu phố và cấp xã. Ở mỗi cấp chính quyền địa phương tổ chức hai loại cơ quan là : Hội đồng nhân dân và Ủy ban hành chính, trừ cấp bộ, huyện và khu phố chỉ có Ủy ban hành chính (không có Hội đồng nhân dân).

+

*Được gọi là Quốc hội

*Nằm ở chương IV gồm 18 điều

*Quốc hội được xác định là “cơ quan quyển lực nhà nước cao nhất của nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa” (theo điều 43). Hiến pháp 1959 quy định quyền hạn của Quốc hộc cụ thể hơn, nhiều quyền quan trọng hơn, trong đó quy định chỉ Quốc hội mới có quyền làm và sửa đổi Hiến pháp (theo điều 50, điều 112). Quốc hội có cơ quan thường trực là Ủy ban thường vụ Quốc hội, ngoài ra Quốc hội còn thành lập các Ủy ban chuyên trách.

*Nhiệm kỳ của Quốc hội là 4 năm

+

*Hội đồng Chính phủ

* Nằm ở chương IV gồm 7 điều

*Hội đồng Chính phủ là cơ quan chấp hành của cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất, và là cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Tính chất pháp lý, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng chính phủ theo quy định của Hiến pháp 1959 là theo chế độ “Hội đồng”.

*Cơ cấu gồm: Thủ tướng, các Phó Thủ tướng, các Bộ trưởng và Thủ tướng các cơ quan ngang Bộ.

+

*Chủ tịch nước

* Nằm ở chương V gồm 10 điều

*Theo Hiến pháp 1959 quyền hạn của Chủ tịch nước bị thu hẹp, Chủ tịch nước không còn là người đứng đầu Chính phủ, chỉ là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt Nhà nước giải quyết vấn đề về đối   nội, đối ngoài.

+

* Nằm ở chương VIII gồm 15 điều

* Có cả tòa án nhân dân và viện kiểm soát nhân dân ( viện kiểm sát xuất hiện trong giai đoạn này vì thời gian này nước ta bắt đầu chịu ảnh hưởng của các nước xã hội chủ nghĩa nhất là ảnh hưởng của Liên Xô) tương ứng với hệt thống tòa án. Hệ thống tòa án thành lập tương ứng với các cấp chính quyền địa phương(từ cấp huyện trở lên)  bao gồm Toà án nhân dân tối cao, các Toà án nhân dân địa phương, các Toà án quân sự. Trong trường hợp cần xét xử những vụ án đặc biệt, Quốc hội có thể quyết định thành lập Toà án đặc biệt (Điều 97). Tòa án địa phương do hội đồng nhân dân cùng cấp bầu, thẩm phán được chọn thông qua bầu cử.Tổ chức và hoạt động của viện kiểm sát theo nguyên tắc tập trung, thống nhất toàn ngành, đứng đầu là viện trưởng viện kiểm soát nhân dân tối cao.

+

* Nằm ở  chương VII gồm 14 điều

*Hiến pháp 1959 chỉ quy định ba cấp chính quyền địa phương, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã và các cấp tương đương bỏ cấp bộ. Tổ chức đầy đủ Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ở các cấp. Ủy ban hành chính cấp nào do Hội đồng nhân dân cấp đó bầu ra.

+

* Được gọi là Quốc hội

* Nằm ở chương VI gồm 16 điều

*Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân,

cơ quan quyển lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Do ảnh hưởng tư tưởng tập quyền xã hội chủ nghĩa Quốc hội quy định trọng Hiến pháp 1980 là Quốc hội có thẩm quyền lớn nhất từ trước đến nay trong lịch sử lập hiến Việt Nam, thể hiện ở chỗ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội được quy định nhiều thậm chí vượt ra bên ngoài HP. Theo điều 82 và điều 83 của Hiến pháp 1980 không những được mở rộng và tăng cường hơn so với Hiến pháp 1959 mà còn có quyền “định cho mình những nhiệm vụ và quyền hạn khác, khi xét thấy cần thiết” ngoài 15 nhóm nhiệm vụ, quyền hạn đã được điều 83 quy định, thậm chí “trong trường hợp đặc biệt, Quốc hội có thể quyết định kéo dài nhiệm kì của mình” (theo điều 84). Xây dựng thiết chế Hội đồng nhà nước.

*Nhiệm kỳ của Quốc hội là 5 năm

+

*Hội đồng Bộ trưởng

* Nằm ở chương VIII gồm 8 điều

* Hội đồng Bộ trưởng được xác định “là Chính phủ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, là “cơ quan chấp hành và hành chính Nhà nước cao nhất của cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất” (điều 104). Hội đồng Bộ trưởng có 26 nhóm nhiệm vụ, quyền hạn trong đó có nhiệm vụ, quyền hạn mới so với Hiến pháp 1959 như: tổ chức và lãnh đạo công tác trọng tài nhà nước về kinh tế, tổ chức và lãnh đạo công tác bảo hiểm nhà nước…(điều 107). Theo Hiến pháp 1980, Chính phủ không có tính độc lập cả về tổ chức, cả về hoạt động tất cả đều lệ thuộc Quốc hội và không có người đứng đầu Chính phủ theo đúng nghĩa.

*Hội đồng Bộ trưởng do Quốc hội bầu gồm: Chủ tịch, các Phó Thủ tướng Hội đồng Bộ trưởng, các Bộ trưởng và Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước.

+

*Hội đồng Nhà nước

* Nằm ở chương VII gồm 6 điều

*Hội đồng nhà nước theo Hiến pháp 1980 làm việc theo thể chế tập thể bỏ đi chế định “Chủ tịch nước”. Hội đồng nhà   nước vừa là “cơ quan cao nhất hoạt động thường xuyên của Quốc hội”, vừa là “Chủ tịch tập thể của nước CHXHCN Việt Nam” (điều 98). Vì vậy Hội đồng nhà nước có 21 nhóm nhiệm vụ, quyền hạn rất rộng lớn, ngoài ra “ Quốc hội có thể giao cho Hội đồng nhà nước những nhiệm vụ và quyền hạn khác, khi xét thấy cần thiết” (điều 100).

+

* Nằm ở  chương X gồm 15 điều

* Có cả tòa án nhân dân và viện kiểm soát nhân dân tương ứng với hệt thống tòa án. Hệ thống tòa án, viện kiểm sát thành lập theo cấp hành chính lãnh thổ. Cơ cấu tòa án, viện kiểm sát có sự xuất hiện của cơ quan mới. Viện kiểm sát thực hiện hai chức năng là kiểm sát việc tuân thủ Hiến pháp, pháp luật và thực hành quyền công tố. Thẩm phán được chọn thông qua bầu cử (điều 129)

+

* Nằm ở  chương X gồm 15 điều

+

* Được gọi là Quốc hội

** Nằm ở chương VI gồm 18 điều

*Hiến pháp 1992 có bổ sung thêm so với Hiên pháp 1980 về nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội, như: quyết định xây dựng chương trình luật, pháp lệnh, quyết định chính sách dân tộc của nhà nước, quyết định trưng cầu dân ý (điều 48). Về cơ cấu tổ chức Quốc hội, Hiến pháp 1992 bỏ thiết chế hội đồng nhà nước, khôi phục lại chế định Ủy ban thường vụ Quốc hội và chế định Chủ tịch nước như Hiến pháp 1959. Hiến pháp 1992 còn quy định một số thành viên của Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội làm việc chuyên trách ( điều 94, điều 95). Đặc biệt, Hiến pháp 1992 chỉ quy định 14 loại nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội, bỏ quy định

“Quốc hội có quyền định cho mình những nhiệm vụ và quyền hạn khác, khi xét thấy cần thiết” như Hiến pháp 1980. Đến Hiến pháp 1992 thẩm quyền của Quốc hội bị thu hẹp hơn Hiến pháp 1980, Quốc hội chỉ tập trung vào chức năng chính của mình.

* Nhiệm kỳ của Quốc hội là 5 năm

+

*Chính phủ

*Nằm ở chương VIII gồm 19 điều

*Hiến pháp 1992 kế thừa Hiến pháp 1959 xây dựng chế định Chính phủ theo quan điểm tập quyền “mềm”. Hiến pháp 1992 đã cởi trói cho Chính phủ để Chính phủ không phụ thuộc quá nhiều vào Quốc hội khi quy định “ Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội”, nhưng Chính phủ còn là “ Cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước CHXHCN Việt Nam”.

*Cơ cấu gồm: Thủ tướng, các Phó Thủ tướng, các Bộ trưởng và các thành viên khác (điều 110)

+

*Chủ tịch nước

* Nằm ở chương VII gồm 8 điều

*Với Hiến pháp 1992, chế định Chủ tịch nước cá nhân được quy định thành một chế định riêng biệt như Hiến pháp 1959. Chủ tịch nước theo điều 103 Hiến pháp 1992 không có nhiều quyền hạn rộng lớn như Hiến pháp 1946, nhưng so với Hiến pháp 1959 có nhiều quyền hạn , mặc dù một số quyền chỉ mang tính chất thủ tục như quyền thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân.

* Nằm ở  chương X gồm 15 điều

* Có cả tòa án nhân dân và viện kiểm soát nhân dân tương ứng với hệt thống tòa án. Hệ thống tòa án, viện kiểm sát thành lập theo cấp hành chính lãnh thổ. Viện kiểm sát thực hiền quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp (điều 137). Thẩm phán được chọn thông qua b