Suburb Motel là gì

Vào đầu thế kỷ 20, khi định nghĩa “phân khúc thị trường” mới được biết đến thì khách sạn được phân thành 3 loại chính:

- Transit hotel: chính là bước phát triển từ loại hình “khách điếm” ngày xưa, nơi lưu trú qua đêm của những du khách đường xa. Loại hình lưu trú này chỉ cung cấp cho khách phòng nghỉ sạch sẽ và hầu như không có thêm dịch vụ khác. Ở Mỹ, Transit Hotel phát triển mạnh và dần trở thành mô hình: Motel [Mobile + Hotel] - nơi nghỉ qua đêm của cánh tài xế chạy xe đường dài qua các bang nước Mỹ.

- Vacation Hotel: là loại hình xuất phát từ nhu cầu nghỉ dưỡng sau cuộc chiến trường kỳ của giới quý tộc La Mã. Đến thời điểm hiện tại, nhu cầu nghỉ dưỡng trở nên thiết yếu với rất nhiều du khách.

- Grand Hotel: chính là những khách sạn được thiết kế có không gian rộng lớn và sang trọng, với nhiều dịch vụ cao cấp - nhân viên thân thiện - thức ăn ngon… Để được công nhận là Grand Hotel, đội ngũ nhân sự khách sạn phải đảm bảo phục vụ khách theo tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ tốt nhất trong thời gian dài.

Grand Hotel phục vụ khách lưu trú theo tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ cao nhất

► Các hình thức phân loại khách sạn hiện đại

Do ảnh hưởng từ 2 cuộc chiến tranh thế giới: lần thứ nhất [1914-1918] và lần thứ hai [1939-1945] - ngành khách sạn bị suy thoái. Phải đến những năm 1950, khi nền kinh tế thế giới bắt đầu hồi phục và nhu cầu đi lại tăng cao thì ngành dịch vụ lưu trú mới vực dậy trở lại. Từ đó cũng sản sinh ra các hình thức phân loại khách sạn mới:

- Phân loại khách sạn theo hình thức sở hữu

• Independent Hotel - Khách sạn độc lập

• Chain Hotel - Khách sạn theo chuỗi

• Franchise Hotel - Khách sạn nhượng quyền

• Management Contract - Khách sạn thuê quản lý

- Phân loại khách sạn theo vị trí

Đây là tiêu chí phân loại nơi khách sạn được xây dựng:

• City Hotel - Khách sạn thành thị

• Suburban Hotel - Khách sạn ngoại ô

• Airport Hotel - Khách sạn sân bay

• Beach Hotel - Khách sạn cạnh biển

• Resort Hotel

City Hotel là khách sạn nằm trong thành phố

- Phân loại khách sạn theo đối tượng khách chính [Target Market]

• Business Hotel - Khách sạn phục vụ khách doanh nhân

• Conference Hotel - Khách đi hội thảo, hội nghị

• Casino Hotel - Khách đi đánh bài

• Family Hotel - Khách gia đình…

- Phân loại khách sạn theo tiêu chuẩn phục vụ

• Economy/ Budget Hotel: Khách sạn bình dân

• Midscale service: Khách sạn tầm trung

• Upscale/ Luxury/ World Class Service: Khách sạn cao cấp

- Phân loại khách sạn theo hình thức phục vụ

• Full board: tiền phòng + phục vụ ăn 3 bữa trong ngày theo set menu hoặc Buffet

• Halfboard: tiền phòng + phục vụ ăn sáng và bữa trưa/ hoặc tối

• Bed & Breakfast: tiền phòng + ăn sáng

Nhiều khách sạn hiện nay phục vụ khách theo hình thức Bed & Breakfast

- Phân loại khách sạn theo số lượng phòng

• Dưới 100 phòng: khách sạn nhỏ

• Từ 100 - 300 phòng: khách sạn trung bình

• Từ 300 - 1.000 phòng: khách sạn lớn

• Trên 1.000 phòng: khách sạn siêu lớn

- Phân loại khách sạn theo hạng sao

Ngoài khung hạng sao phổ biến là 1 - 5 sao, hiện nay trên thế giới đã xuất hiện các khách sạn tiêu chuẩn 6 sao, 7 sao…

► Sự xuất hiện của những loại hình khách sạn mới

Hospitality là một ngành năng động, phát triển đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng. Cho nên xuất hiện ngày càng nhiều các khách sạn được xây dựng theo phong cách riêng để mang đến những khoảnh khắc trải nghiệm đáng nhớ cho khách lưu trú. Có thể gọi hình thức phân loại này là Guest Experience - “Trải nghiệm khách hàng”:

Boutique Hotel: khách sạn có phong cách thiết kế lạ mắt, cung cấp các dịch vụ đặc biệt

Homestay/ Guesthouse: khách lưu trú tại nhà dân, sinh hoạt theo nếp sống của chủ nhà

Farmstay: gần giống với Homestay, khách lưu trú ở nông trại và làm việc như một nông dân

Khách trải nghiệm cuộc sống làm nông dân ở Farmstay

Hostel: cung cấp chỗ ở là giường tầng trong các phòng tập thể, sử dụng nhà vệ sinh chung - nhắm đến đối tượng sinh viên đi phượt, khách ba lô…

Capsule Hotel: cung cấp chỗ ngủ dạng hình cái kén cho du khách, cao cấp hơn so với Hostel vì mang tính riêng tư hơn, dịch vụ tươm tất hơn

Botel: được ghép giữa Boat và Hotel - Khách sạn nổi trên hồ/ bến, chủ yếu đứng im một chỗ

Love Hotel: khách sạn phục vụ nhu cầu làm “chuyện ấy” của khách lưu trú, phổ biến ở Nhật Bản

► Vì sao nhân sự khách sạn cần biết các hình thức phân loại khách sạn?

Thông tin về những hình thức phân loại khách sạn là kiến thức nền tảng mà nhân sự làm việc trong ngành Hospitality nên biết. Bởi sẽ giúp bạn có được cái nhìn tổng quan về ngành - qua đó hiểu được bản chất sản phẩm và dịch vụ của từng khách sạn khác nhau như thế nào.

Khi biết được vị trí, phân khúc khách hàng mục tiêu, tiêu chuẩn phục vụ, hình thức phục vụ… của khách sạn mình làm việc, phần nào sẽ giúp bạn lường được sự mong đợi của khách hàng và quản lý. Qua đó, có sự chuẩn bị kỹ về tư tưởng, cũng như kỹ năng làm việc.

- Với các khối vận hành:

• Nếu ứng tuyển vào một Airport Hotel - bạn phải biết Front Office và Housekeeping sẽ chịu áp lực làm mọi việc nhanh chóng, đúng giờ - không bao giờ được quên báo thức khách đã đặt. Với khách lưu trú, đa phần họ sẽ hỏi thông tin về hãng hàng không, các chuyến bay, dịch vụ đóng gói hành lý…

• Làm việc tại một Business Hotel hay Conference Hotel, bạn cần lường được bộ phận nào sẽ chịu áp lực gì: FO - Housekeeping khi có đoàn khách lớn phải check-in và nhiều khách nhận phòng cùng lúc; Banquet phụ trách quản lý các phòng phòng hội nghị và không gian sự kiện, tiệc trong khách sạn; bộ phận nhà hàng phục vụ nhiều khách doanh nhân ăn sáng gần như cùng giờ...

Loại hình khách sạn cũng sẽ quyết định đến tính chất của sản phẩm, dịch vụ 

- Với bộ phận Sales & Marketing

• Nếu làm sales cho một Airport Hotel, dữ liệu khách hàng mà bạn sẽ tiếp cận là các hãng hàng không, công ty hoạt động liên quan đến dịch vụ sân bay, doanh nghiệp… Còn khi chuyển qua làm sales cho một Vacation Hotel thì bạn gần như phải xây dựng lại dữ liệu khách hàng với các hãng lữ hành, công ty du lịch, khách lẻ…

• Khi làm Marketing cho một khách sạn nghỉ dưỡng, bạn phải hiểu các hoạt động, content thực hiện cần bám theo mục đích giải trí - ví dụ như mời KOL, Travel Blogger đến nghỉ, đánh giá, review về khách sạn - giới thiệu những địa điểm thú vị nên tham quan ở địa phương, chụp ảnh lifestyle… Với một City hotel hay Business Hotel sẽ cần ưu tiên doanh thu theo phân khúc, lên kế hoạch quảng bá các chương trình ưu đãi tổ chức hội nghị, hội thảo, tiệc - sàng lọc hình thức hợp tác phù hợp...

Là cơ sở kinh doanh buồng giường và các dịch vụ khác phục vụ KDL

1.Điều kiện kinh doanh Cơ sở lưu trú du lịch tại Việt nam [01/2001/TT-TCDL]

v Về địa điểm

–      Cách bệnh viện, trường học ít nhất 100m

–      Không được nằm trong, liền kề khu vực quốc phòng, an ninh và các mục tiêu được bảo vệ theo quy định hiện hành

v Về cơ sở vật chất;

–            Trang thiết bị: quy định riêng cho từng loại cơ sở lưu trú

v Về các điều kiện khác:

Đảm bảo an ninh; trật tự, phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật hiện hành

2. Các loại cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch tại Việt nam

Theo luật du lịch Việt nam:

1. Khách sạn

2. Làng du lịch

3. Biệt thự du lịch

4. Căn hộ du lịch

5. Bãi cắm trại

6. Nhà nghỉ du lịch

7. Nhà ở có phòng cho KDL thuê

8. Các loại khác

2.1. Khách sạn [Hotel]

v Khái niệm

–      Là CS cung ứng cho khách các dịch vụ về ăn và ngủ nhằm thu lợi nhuận.

–      Là các toà nhà cao tầng, cung cấp các dịch vụ ăn, ngủ, vui chơi giải trí cho KDL nhằm mục đích thu lợi nhuận

v Đặc trưng

–      Vị trí

–      Kiến trúc

–      Sản phẩm; dịch vụ

–      Mức chất lượng phục vụ

–      Giá cả

v Phân loại khách sạn

–      Theo quy mô

–      Theo vị trí điạ lý

–      Theo mức cung cấp dịch vụ

–      Theo mức giá bán

–      Theo hình thức sở hữu

+    Khách sạn có quy mô nhỏ [VN: dưới 50buồng; Mỹ: dưới 125 buồng];

+    Quy mô trung bình [VN: 50 đến cận 100; Mỹ: 125 đến cận 500];

+    Quy mô lớn [VN:trên 100; Mỹ: trên 500 buồng]

+    Khách sạn thành phố [City centre Hotel];

+    Khách sạn nghỉ dưỡng [Resort Hotel];

+    Khách sạn ven đô [Suburban Hotel];

+    Khách sạn ven đường [Highway Hotel];

+    Khách sạn sân bay [Airport Hotel]

Thông tư 01/2001/TT- TCDL:

  • Khách sạn nổi [Floating Hotel];
  • Khách sạn ven đường [Motel]
  • Theo mức cung cấp dịch vụ

+    Khách sạn sang trọng [Luxury Hotel];

+    Khách sạn với dịch vụ đầy đủ [Full Service Hotel];

+    Khách sạn cung cấp số lượng hạn chế dịch vụ [Limited- Service Hotel];

+    Khách sạn thứ hạng thấp [bình dân- Economy Hotel]

+    Khách sạn có mức giá cao nhất [Luxury Hotel]: từ nấc thứ 85 trở lên trên thước đo;

+    Khách sạn có mức giá cao [Up scale Hotel]: từ 70- 85;

+    Khách sạn có mức giá trung bình [ Mid- price Hotel]: 40 đến 70;

+    Khách sạn có mức giá bình dân [Economy Hotel]: 20 đến 40;

+    Khách sạn có mức giá thấp [Budget Hotel]: dưới 20

+    Khách sạn tư nhân;

+    Khách sạn nhà nước;

+    Khách sạn liên doanh: liên kết sở hữu; liên kết đặc quyền [Franchise Hotel]; hợp đồng quản lý [Management contract Hotel] và liên kết hỗn hợp

+    Khách sạn 100% vốn đầu tư nước ngoài

v Motel

–      Là CSLT được xây dựng với kết cấu giản nhẹ; nằm cạnh các đường quốc lộ và phòng ngủ của khách đặt cạnh chỗ để xe

–      Là loại hình khách sạn mới phục vụ KDL ngắn hạn, có hạn thường cũng có hạng sang nhưng đặc thù của nó là nơi để xe riêng đặt cạnh hoặc dưới buồng ngủ của khách

–      Theo thông tư 01/2001/TT- TCDL: là những khách sạn thấp tầng và gần đường giao thông, gắn liền với dịch vụ bảo dưỡng; sửa chữa phương tiện vận chuyển của khách

–      Chủ yếu là khách đi du lịch bằng ô- tô hoặc mô- tô

–      Thời gian lưu trú ngắn

2.2. Làng du lịch: Tourist Village

v Khái niệm

–      Là một trung tâm du lịch riêng biệt, gồm nhiều lán, nhà dành cho cá nhân hoặc gia đình lưu trú; tập hợp xung quanh các cơ sở sinh hoạt công cộng phục vụ trong giá trọn gói bao gồm ăn, uống; vui chơi giải trí

–      Thông tư…: là khu vực được quy hoạch, xây dựng gồm các biệt thự hoặc Bungalow đảm bảo chất lượng về CSVC, trang thiết bị dịch vụ phục vụ nhu cầu sinh hoạt, giải trí, nghỉ dưỡng và các nhu cầu cần thiết khác của KDL

v Đối tượng khách thu hút

–      Đi du lịch nhằm mục đích nghỉ dưỡng; thư giãn

–      Phần đông là những người có khả năng thanh toán cao

–      Đi theo đoàn hoặc cá nhân thông qua tổ chức theo giá trọn gói

–      Thời gian lưu trú thường kéo dài

v Đặc trưng

–      Vị trí

–      Kiến trúc

–      Sản phẩm; dịch vụ

–      Mức chất lượng phục vụ

–      Giá cả

v Bungalow

–      Là CSLT được làm bằng gỗ hoặc vật liệu nhẹ khác theo phương pháp lắp ghép giản tiện, có thể được làm đơn chiếc hoặc thành dãy, cụm [khối] và thường được xây dựng trong các khu du lịch nghỉ mát ven biển, ven núi hoặc làng du lịch

–      Theo thông tư…: là nhà một tầng, được xây dựng đơn chiếc hoặc thành dãy, thành cụm, chủ yếu bằng các loại vật liệu nhẹ

–      Khách của làng du lịch, camping

–      Vị trí

–      Kiến trúc

–      Sản phẩm; dịch vụ

–      Mức chất lượng phục vụ

–      Giá cả

2.3. Biệt thự du lịch [Tourist Villa]

v Khái niệm

–      Là CSLT được xây dựng trong các khu du lịch nghỉ biển, núi, khu điều dưỡng; làng du lịch hoặc bãi cắm trại; được thiết kế và xây dựng phù hợp với cảnh quan môi trường

–      Theo thông tư…: là nhà được xây dựng kiên cố, có buồng ngủ, phòng khách, bếp, gara ô tô, sân vườn phục vụ KDL

v Đối tượng khách thu hút

–      Thuộc các CSLT khác

–      Độc lập: thường khách đi theo gia đình

v Đặc trưng

–      Vị trí

–      Kiến trúc

–      Sản phẩm; dịch vụ

–      Mức chất lượng phục vụ

–      Giá cả

2.4. Căn hộ kinh doanh du lịch [Tourist Apartment]

v Khái niệm

–      Là nhà ở có đủ tiện nghi cần thiết phục vụ KDL

–      Theo thông tư…: là diện tích được xây dựng khép kín trong một ngôi nhà, gồm buồng ngủ; phòng khách; bếp; phòng vệ sinh, chủ yếu phục vụ cho KDL đi du lịch theo gia đình

–      Có thể là một căn hộ đơn lẻ nằm trong một ngôi nhà hoặc nhiều căn hộ được xây dựng độc lập thành khối phục vụ KDL

v Đối tượng khách thu hút

–      Khách du lịch đi theo gia đình

v Đặc trưng

–      Vị trí

–      Kiến trúc

–      Sản phẩm; dịch vụ

–      Mức chất lượng phục vụ

2.5. Camping

v Khái niệm

–      Là khu đất được quy họach sẵn, có trang bị, phục vụ khách đến cắm trại hoặc khách có phương tiện vận chuyển [ô tô; xe máy…] đến nghỉ

–      Theo thông tư…: là khu vực được quy họach, xây dựng gắn với cảnh quan thiên nhiên, có kết cấu hạ tầng và dịch vụ cần thiết phục vụ KDL

–      Đối tượng khách thu hút

–      Khách thích tìm về với thiên nhiên

–      Thường đi theo gia đình hay theo nhóm [trẻ tuổi]

v Đặc trưng

–      Vị trí

–      Kiến trúc

–      Sản phẩm; dịch vụ

–      Mức chất lượng phục vụ

2.6. Nhà nghỉ kinh doanh du lịch [Tourist guest house]

v Khái niệm

–      Theo thông tư…: Là công trình kiến trúc được xây dựng độc lập, có quy mô từ 9 buồng ngủ trở xuống, bảo đảm chất lượng về CSVC, trang thiết bị cần thiết phục vụ KDL

v Đối tượng thu hút

–      Khách có khả năng thanh toán trung bình và thấp

v Đặc trưng

–      Vị trí

–      Kiến trúc

–      Sản phẩm; dịch vụ

–      Mức chất lượng phục vụ

2.7. Nhà ở có phòng cho KDL thuê

Đây là loại hình cơ sở lưu trú  rất phổ biến và được khách du lịch ưa chuộng vì giá cả rẻ, không khí ấm cúng, khách cảm thấy tự do thoải mái như ở nhà. Loại hình này ngày càng phổ biến ở tất cả các nước trên thế giới.

Tiêu chuẩn về phòng và trang bị cũng giống như khách sạn. Khách có thể tự nấu ăn hoặc thuê  chủ nhà. Một số nước đã tiến hành phân loại, xếp hạng đối với các cơ sở lưu trú loại này.

2.8. Các loại khác


Các từ khóa trọng tâm hoặc các thuật ngữ liên quan đến bài viết trên:
  • các loại hình lưu trú
  • các loại hình cơ sở lưu trú du lich
  • các cơ sở lưu trú du lịch
  • Tổng quan lưu trú nhà có phòng cho khách thuê là gì
  • khái niệm về các loại hình cơ sở lưu trú
  • khái niệm cơ sở lưu trú
  • khách du lịch thích lưu trú loại dịch vụ nào
  • cơ sở lưu trú
  • cac loại hinh luu tru o khach san
  • các dịch vụ lưu trú
  • ,

    Video liên quan

    Chủ Đề