Theo anh/ chị, vì sao tác giả cho rằng: các bạn phải tìm ra được cái các bạn yêu quý

LUYỆN THI THPTQG 2017

ĐỀ 1

ĐỌC HIỂU [3,0 điểm] Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Đôi khi cuộc sống dường như muốn cố tình đánh ngã bạn. Nhưng hãy đừng mất lòng tin. Tôi biết chắc chắn rằng, điều duy nhất đã giúp tôi tiếp tục bước đi chính là tình yêu của tôi dành cho những gì tôi đã làm. Các bạn phải tìm ra được cái các bạn yêu quý. Điều đó luôn đúng cho công việc và cho cả những người thân yêu của bạn. Công việc sẽ chiếm phần lớn cuộc đời bạn và cách duy nhất để thành công một cách thực sự là hãy làm những việc mà bạn tin rằng đó là những việc tuyệt vời. Và cách để tạo ra những công việc tuyệt vời là bạn hãy yêu việc mình làm. Nếu như các bạn chưa tìm thấy nó, hãy tiếp tục tìm kiếm. Đừng bỏ cuộc bởi vì bằng trái tim bạn, bạn sẽ biết khi bạn tìm thấy nó. Và cũng sẽ giống như bất kì một mối quan hệ nào, nó sẽ trở nên tốt dần lên khi năm tháng qua đi. Vì vậy hãy cố gắng tìm kiếm cho đến khi nào bạn tìm ra được tình yêu của mình, đừng từ bỏ.

[Theo Steve Jobs với những phát ngôn đáng nhớ,  HYPERLINK "//www.vnexpress.net" //www.vnexpress.net, ngày 26/ 8/2011]

Câu 1: Chỉ ra ít nhất 05 cụm từ trong đoạn trích thể hiện tính chất kêu gọi, động viên, khích lệ.

-Các cụm từ trong đoạn trích thể hiện tính chất kêu gọi, động viên, khích lệ là: “đừng mất lòng tin”, “đừng bỏ cuộc”, “hãy cố gắng”, “hãy tiếp tục”, “hãy yêu việc mình làm”, “đừng từ bỏ”…

Câu 2: Anh/ Chị hiểu thế nào về câu: “Đôi khi cuộc sống dường như muốn cố tình đánh ngã bạn.”?

-Câu nói cho thấy trong cuộc sống, đôi khi chúng ta đã cố gắng rất nhiều nhưng vẫn thất bại.

-Câu nói cho thấy trong cuộc sống, đôi khi có những khó khăn khách quan bất ngờ xảy ra khiến chúng ta thất bại.

Câu 3: Theo anh/ chị, vì sao tác giả cho rằng: “Các bạn phải tìm ra được cái các bạn yêu quý.”?

-Mỗi người cần phải tìm ra được cái mình yêu quý, đó có thể là một công việc hoặc một con người mà chúng ta thích thú, đam mê và tin tưởng. Chỉ khi đó chúng ta mới có động lực để làm việc hoặc sống có trách nhiệm hơn.

Câu 4: Thông điệp nào từ đoạn trích trên có ý nghĩa nhất đối với anh/ chị?

-Một số thông điệp [tham khảo]:

*Phải luôn có lòng tin vào việc mình làm.

*Phải yêu quý những công việc mình làm.

*Không được bỏ cuộc khi thất bại.

*Hãy kiên trì và cố gắng liên tục.

ĐỀ 2

ĐỌC HIỂU [3,0 điểm] Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Người Nhật Bản rất thích ăn cá, nhưng chỉ thích ăn cá tươi và cực ghét cá ươn.

Sau thời gian dài khai thác, biển gần bờ đã không còn cá nữa. Để giải quyết nhu cầu, người Nhật quyết định đóng tàu to hơn và chuyển sang đánh bắt xa bờ. Tuy nhiên, vấn đề lại nảy sinh: Đánh cá càng xa bờ thì lại càng tốn nhiều thời gian để mang cá về – có khi mất vài ngày và cá không còn tươi nữa.

Các công ty đánh bắt cá của Nhật Bản thử cách lắp đặt tủ đông trên tàu đánh cá. Tủ đông làm đông cá ngay tại chỗ, từ đó giúp tàu có thể đi xa hơn và kéo dài thời gian đánh bắt lâu hơn. Tuy nhiên, vị cá đông lạnh không thể ngon như cá tươi sống, cá đông lạnh được bán với giá chẳng bao nhiêu.

Một lần nữa, các công ty Nhật lại tìm cách giải quyết vấn đề. Họ đưa các bể nuôi lên tàu rồi bắt cá nhốt vào bể.

Sau một thời gian dồn lắc chật chội, lũ cá dù mệt lử nhưng vẫn còn sống. Cá lại được bán ra cho người tiêu dùng. Nhưng người Nhật lại phát hiện sự khác biệt: vị cá không được tươi ngon, có lẽ là do bị nhốt quá lâu trong bể.

Các công ty Nhật đã làm thế nào để giải quyết, bài toán khó này?

Họ thả thêm một con cá mập nhỏ vào bể trên tầu. Cá mập chén một số cá trong đó – là những con cá yếu đuối, chậm chạp, số cá còn lại vẫn sống khoẻ và thịt vẫn rất thơm ngon khi vào đến bờ, bởi chúng luôn phải “hoạt động” để tránh cá mập. Và người tiêu dùng Nhật rất chuộng loại cá này.

[Trích:Từ câu chuyện người Nhật thích ăn cá tươi, theo //www.giadinhvietnam.com]

Câu 1: Đoạn trích trên chủ yếu sử dụng phương thức biểu đạt nào?

-Đoạn trích chủ yếu sử dụng phương thức tự sự.

Câu2: Theo anh/chị, mục đích chính của người viết qua câu chuyện này là gì?

-Câu chuyện ca ngợi óc thông minh, kiên trì và sáng tạo của người Nhật.

-Câu chuyện cũng động viên mọi người muốn thành công cần sáng tạo và kiên trì trong công việc.

Câu 3: Những cách làm [để được ăn cá tươi] cho anh/ chị thấy điều gì ở người Nhật Bàn?

-Những cách làm đó cho thấy người Nhật Bản rất thông minh, sáng tạo và kiên trì.

Câu 4: Từ câu chuyện người Nhật Bản thích ăn cá tươi, hãy rút ra cho mình 01 bài học mà anh/ chị cho là có ý nghĩa.

-[Viết 4-5 dòng về bài học về sự kiên trì, cố gắng, sáng tạo trong cách nghĩ, cách làm].

ĐỀ 3

ĐỌC HIỂU [3,0 điểm] Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu:

NƠI DỰA

Người đàn bà nào dắt đứa nhỏ đi trên đường kia?

Khuôn mặt trẻ đẹp chìm vào những miền xa nào…

Đứa bé đang lẫm chẫm muốn chạy lên, hai chân nó cứ ném về phía trước, bàn tay hoa hoa một điệu múa kì lạ.

Và cái miệng nhỏ líu lo không thành lời, hát một bài hát chưa từng có.

Ai biết đâu, đứa bé bước còn chưa vững lại chính là nơi dựa cho người đàn bà kia sống.

* * *

Người chiến sĩ nào đỡ bà cụ trên đường kia?

Đôi mắt anh có cái ánh riêng của đôi mắt đã nhiều lần nhìn vào cái chết.

Bà cụ lưng còng tựa trên cánh tay anh, bước từng bước run rẩy.

Trên khuôn mặt già nua, không biết bao nhiêu nếp nhăn đan vào nhau, mỗi nếp nhăn chứa đựng bao nỗi cực nhọc gắng gỏi một đời.

Ai biết đâu, bà cụ bước không còn vững lại chính là nơi dựa cho người, chiến sĩ kia đi qua những thử thách.

[Nguyễn Đình Thi, Tia nắng, NXB Văn học, Hà Nội, 1983]

Câu 1:  Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong bài thơ.

-Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong bài thơ là biểu cảm.

Câu 2:  Giải thích nhan đề “Nơi dựa” của bài thơ.

-“Nơi dựa” là chỗ, nơi [vị trí người và vật] để ta tựa vào nhằm có thêm sức mạnh [vật chất và tinh thần]. “Nơi dựa” trong bài thơ là nơi dựa về mặt tinh thần, tình cảm của con người.

Câu 3 : Hai phần của bài thơ có gì giống nhau?

-Hai phần của bài thơ có cách cấu trúc và hình tượng tương tự như nhau. Cụ thể là: số lượng câu thơ ở mỗi phần như nhau đều co1 hai hình tượng và cùng làm nổi bật chủ đề của bài thơ.

Câu 4: Các hình ảnh em bé và bà cụ gợi cho anh/ chị suy nghĩ gì về “nơi dựa” của con người trong cuộc sống?

-Hình ảnh em bé và bà cụ cho thấy trong cuộc sống, nhiều khi nơi dựa vững chắc của mỗi người không phải là những người trẻ, khỏe, đầy đủ về vật chất…mà lại chính là những người có vẻ yếu đuối, mong manh như em nhỏ, người già…”Nơi dựa” thực sự của mỗi người chính là nơi chúng ta tìm thấy sự bình tâm, niềm tin tưởng, sự bình yên …để vượt qua những khó khăn trong cuộc sống.

ĐỀ 4

ĐỌC HIỂU [3,0 điểm] Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Ta không thể ghét sự tự học được: nó là một cuộc du Lịch.

J.J. Ru-xô và V. Huy-gô, hai văn hào ở Pháp đều ca tụng thú đi chơi bộ.

J.J. Ru-xô nói: “Lúc nào muốn đi thì đi, muốn ngừng thì ngừng, muốn vận động nhiều hay ít tuỳ ý. Cái gì thích thì nhận xét, cảnh nào đẹp thì ngừng lại. Chỗ nào tôi thấy thú thì tôi ở lại. Hễ thấy chán thì tôi đi, tôi chỉ tuỳ thuộc tôi, tôi được hưởng tất cả sự tự do mà một người có thể hưởng được

Còn V.Huy-gô thì viết:“Người ta được tự chủ, tự do, người ta vui vẻ. Người ta đi, người ta ngừng, người ta lại đi, không có gì bó buộc, không có gì ngăn cản”.

Cái thú tự học cũng giống cái thú đi chơi bộ ấy. Tự học cũng là một cuộc du lịch, du lịch bằng trí óc, một cuộc du lịch say mê gấp trăm du lịch bằng chân, vì nó là du lịch trong không gian lẫn thời gian. Những sự hiểu biết của loài người là một thế giới mênh mông. Kể làm sao hết được những vật hữu hình và vô hình mà ta sẽ thấy trong cuộc du lịch bằng sách vở?

[Theo Tự học – một nhu cầu thời đại, Nguyễn Hiến Lê, Ngữ văn 11, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016, tr. 211 – 212]

Câu 1: Câu nào nêu lên ý khái quát của đoạn trích?

-Câu văn nêu ý khái quát của đoạn trích : “Ta không thể ghét sự tự học được: nó là một cuộc du lịch”.

Câu 2: Nêu tác dụng của thao tác lập luận chính được sử dụng trong đoạn trích trên.

-Thao tác lập luận chính được sử dụng trong đoạn trích là so sánh. Tác dụng của thao tác lập luận này : chỉ ra sự giống nhau giữa sự tự học với thú đi chơi bộ, từ đó giúp người đọc thấy được lợi ích của sự tự học.

Câu 3: Dựa vào đoạn trích, hãy giải thích vì sao tác giả lại cho rằng: “Ta không thể ghét sự tự học được”.

-Tác giả cho rằng: “Ta không thể ghét sự tự học được” bởi vì: “Sự tự học” là một cuộc “du lịch”- “du lịch bằng trí óc, một cuộc du lịch say mê gấp trăm du lịch bằng chân, vì nó là du lịch trong không gian lẫn thời gian”. “Kể làm sao hết được những vật hữu hình và vô hình mà ta sẽ thấy trong cuộc du lịch bằng sách vở”.

Câu 4: Quan điểm: “Những sự hiểu biết của loài người là một thế giới mênh mông.” giúp anh/ chị rút ra bài học gì cho bản thân?

*Tham khảo các cách trả lời sau:

-Hiểu biết của loài người là một thế giới mênh mông, do đó, mỗi người phải nỗ lực học hỏi để có nhiều tri thức cho bản thân.

-Hiểu biết của loài người là một thế giới mênh mông. Nó hưa hẹn nhiều thú vị để chúng ta khám phá và chiếm lĩnh. Vì vậy, con người phải chịu khó học hỏi để có được niềm vui, sự thú vị ấy.

-Hiểu biết của loài người là một thế giới mênh mông. Hiểu biết của mỗi người là hữu hạn. Vì thế, con người cần phải khiêm tốn và học hỏi không ngừng.

ĐỀ 5:

ĐỌC HIỂU [3 điểm] Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Mới đây, các giáo sư tâm lí học ở Trường Đại học York và Toronto [Canada] đã tìm ra những bằng chứng để chứng minh rằng: Đọc sách văn học thực sự giúp con người trở nên thông minh và tốt tính hơn.

Những nghiên cứu của các giáo sư đã cho thấy những người thường xuyên đọc sách văn học thường có khả năng thấu hiểu, cảm thông và nhìn nhận sự việc từ nhiều góc độ. Ngược lại, những cá nhân có khả năng thấu cảm tốt cũng thường lựa chọn sách văn học để đọc.

Sau khi đã tìm thấy mối liên hệ hai chiều ở đối tượng độc giả là người lớn, các nhà nghiên cứu tiếp tục tiến hành với trẻ nhỏ và nhận thấy những điều thú vị, rằng những trẻ được đọc nhiều sách truyện thường có cách ứng xử ôn hoà, thân thiện hơn, thậm chí trở thành đứa trẻ được yêu mến nhất trong nhóm bạn.

Đọc một “nội dung sâu sắc” khác với cách đọc “mì ăn liền” của chúng ta khi lướt qua các trang mạng. Hiện tại, việc thực sự đọc, chìm lắng vào một nội dung văn học là việc ngày càng hiếm thấy trong đời sống đương đại.

Theo các nhà tâm lí học, việc chú tâm đọc một nội dung sâu sắc có tầm quan trọng đối với mỗi cá nhân giống như việc người ta cần bảo tồn những công trình lịch sử hay những tác phẩm nghệ thuật quý giá. Việc thiếu đi thói quen đọc nghiêm túc sẽ gây ảnh hưởng tới sự phát triển trí tuệ và cảm xúc của những thế hệ “sống trên mạng”.

[Trích Đọc sách văn học giúp chúng ta thông minh hơn?,theo //mvw. dantri.com.vn, ngày 12 /08 /2015]

Câu 1: Ghi lại câu nêu ý khái quát của đoạn trích trên.

- “Đọc sách văn học thực sự giúp con người trở nên thông minh và tốt tính hơn”.

Câu 2: Anh/ Chị hiểu ý kiến sau như thế nào?

Theo các nhà tâm lí học, việc chú tâm đọc một nội dung sâu sắc có tầm quan trọng đối với mỗi cá nhân giống như việc người ta cần bảo tồn những công trình lịch sử hay những tác phẩm nghệ thuật quý giá.

-Ý kiến đó nhấn mạnh tầm quan trọng của việc “chú tâm đọc một nội dung sâu sắc”. Việc đó cũng giống như “việc người ta cần bảo tồn những công trình lịch sử hay những tác phẩm nghệ thuật quý giá”. Nếu những công trình lịch sử hay những tác phẩm nghệ thuật quý giá không được bảo tồn, chúng sẽ hư hỏng, không còn giá trị nữa. Công việc bảo tồn phải tỉ mỉ, công phu, thận trọng, kĩ càng đến từng chi tiết nhỏ chứ không thể qua loa, đại khái. Việc “chú tâm đọc một nội dung sâu sắc” cũng như vậy, là cách “thực sự đọc, chìm lắng vào một nội dung văn học” sẽ giúp người ta “có khả năng thấu hiểu, cảm thông và nhìn nhận sự việc từ nhiều góc độ”. Đó là việc mỗi cá nhân cần làm.

Câu 3 :Dựa vào đoạn trích để giải thích vì sao có thể nói: Việc thiếu đi thói quen đọc nghiêm túc sẽ gây ảnh hưởng tới sự phát triển trí tuệ và cảm xúc của những thế hệ “sống trên mạng”.

- Việc thiếu đi thói quen đọc nghiêm túc sẽ gây ảnh hưởng tới sự phát triển trí tuệ và cảm xúc của những thế hệ “sống trên mạng” là vì nếu không đọc nghiêm túc, tức “không thực sự đọc, chìm lắng vào một nội dung văn học” hoặc “chú tâm đọc một nội dung sâu sắc”, người ta sẽ không thể có khả năng “thấu hiểu, cảm thông và nhìn nhận sự việc từ nhiều góc độ”. Việc đọc “mì ăn liền” của chúng ta khi lướt qua các rang mạng hiện nay gây ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ và cảm xúc của chúng ta.

Câu 4: Từ đoạn trích, anh/ chị hãy rút ra 02 bài học cho bản thân.

*Tham khảo các cách trả lời sau:

-Cần hình thành thói quen thường xuyên đọc sách văn học và cổ vũ mọi người đọc sách văn học để trở nên thông minh và tốt tính hơn. Mặt khác, đọc sách văn học là một cách là cho văn học thịnh hành hơn, góp phần làm cho những lối sống đẹp, những giá trị nhân văn được nhân rộng hơn trong thế giới này.

-Cần rèn luyện thói quen chú tâm đọc một nôi dung sâu sắc để trở thành người có khả năng thấu cảm tốt. Không đọc theo kiểu “mì ăn liền”, nhất là đối với các tác phẩm văn học, bởi nó sẽ ảnh hưởng không tốt tới sự phát triển trí tuệ, tư tưởng và tình cảm, cảm xúc của chúng ta.

ĐỀ 6

ĐỌC HIỂU [3,0 điểm] Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Bắt đầu từ năm 1990, nhà tâm lí học Peter Salovey ở Đại học Yale và John Mayer ở Đại học New Hampshire đã đưa ra thuật ngữ Trí thông minh cảm xúc [Emotional Intelligence, hoặc Emotional Quotient – EO]. Thực tế cho thấy, cảm xúc chỉ đạo trí thông minh có lẽ còn hơn cả logic toán học. Bằng phân tích cấu tạo của bộ não và các xung thần kinh, người ta đã chứng minh được lí trí, mà đại diện là trí thông minh, không có ở dạng thuần tuý mà được nuôi dưỡng bởi cảm xúc, và chính phần neocortex [phụ trách suy luận trên não] là nhạc trưởng, nó chỉ đạo, phối hợp, kiểm soát các cảm xúc đột ngột và gán cho chúng một ý nghĩa.

EQ thể hiện khả năng của một người hiểu rõ chính bản thân mình cũng như thấu hiểu người khác ít nhiều giống với khái niệm mà Gardner gọi là trí thông minh trong người và thông minh giữa người. Hơn thế, nó còn là khả năng chế ngự cảm xúc để thích ứng với hoàn cảnh và kiểm soát các cảm xúc. Người có EQ cao do vậy dễ thích nghi, luôn tìm được sự hoà hợp trong một tập thể, dễ dàng nhận được sự hợp tác hơn những “thiên tài đơn độc” [mà trong thời đại hiện nay, tính tập thể trong làm việc hết sức quan trọng]. Sau đó, nhà tâm lí học Daniel Goleman xác định cụ thể và có hệ thống hơn trong tác phẩm của ông mang tên Emotional Intelligence.

EQ một phần là bẩm sinh nhưng cũng do giáo dục, rèn luyện mà có được. Việc giáo dục tình cảm phải được thực hiện từ khi trẻ còn nhỏ, hệ thần kinh chưa trưởng thành, có nhiều cơ hội tiếp nhận những cảm xúc mới. EQ không đối lập với IQ, mà mục đích của giáo dục là phát triển song song hai chỉ số này. Có những người được thiên phú cả hai, nhưng không ít người lại thiếu cả hai.

[…] Càng ngày, người ta càng cho rằng EQ quan trọng hơn IQ, như người ta thường nói “với IQ người ta tuyển lựa bạn, nhưng với EQ, người ta đề bạt bạn”. Những người thành đạt không phải là người có IQ cao nhất mà có EQ cao nhất.

[Trích EQ, SQ, CQ – những chỉ số của người thành đạt, dẫn theo //www. vnexpress.net]

Câu 1 : Chỉ ra 02 phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích trên.

-Hai phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích là thuyết minh và nghị luận.

Câu 2 :Theo đoạn trích, EQ thể hiện điều gì ở một con người?

-Theo đoạn trích, EQ thể hiện khả năng của một người hiểu rõ chính bản thân mình cũng như thấu hiểu người khác và khả năng chế ngự cảm xúc để thích ứng với hoàn cảnh và kiểm soát các cảm xúc.

Câu 3: Cụm từ “chế ngự cảm xúc” trong câu “Hơn thế, nó còn là khả năng chế ngự cảm xúc để thích ứng với hoàn cảnh và kiểm soát các cảm xúc.” được hiểu là gì?

-Cụm từ “chế ngự cảm xúc” trong câu : “Hơn thế, nó còn là khả năng chế ngự cảm xúc để thích ứng với hoàn cảnh và kiểm soát các cảm xúc” được hiểu là khả năng kìm giữ các cảm xúc bốc đồng của bản thân, giữa được sự bình tĩnh, lạc quan ngay cả trong những kkhoa3nh khắc , tình huống khó chịu nhất.

Câu 4 Anh/ Chị có đồng tình với quan điểm “Càng ngày, người ta càng cho rằng EQ quan trọng hơn IQ” không? Vì sao?

- HS có thể đồng tình hoặc phản đối hoặc vừa đồng tình vừa phản đối quan điểm : “Càng ngày, người ta càng cho rằng EQ quan trọng hơn IQ”. Dựa vào phần giải thích về IQ và EQ kết hợp với kinh nghiệm bản thân để trả lời [Cần lí giải cụ thể, hợp lí và có sức thuyết phục].

ĐỀ 7

ĐỌC HIỂU [3,0 điểm] Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Kĩ năng đọc là sự thể hiện tổ hợp những thao tác tư duy được xác lập thành thói quen ứng xử đọc. Các thao tác tư duy đó là:

Lựa chọn có ý thức đề tài hoặc những vấn đề cần đọc cho bản thân, biết vận dụng thành thạo các cách đọc khác nhau đối với từng loại tài liệu đọc [tài liệu nghiên cứu, tài liệu phổ thông, tài liệu giải trí…].

Biết định hướng nguồn tài liệu cần thiết cho bản thân, trước hết trong các thư mục và mục lục thư viện, các nguồn tra cứu như: bách khoa thư, từ điển giải nghĩa, các loại sổ tay, cẩm nang… và biết định hướng nguồn tài liệu cần thiết cho bản thân trong môi trường số [trong các cơ sở dữ liệu, trên internet].

Thể hiện được tính hệ thống, tính liên tục trong quá trình lựa chọn tài liệu đọc [đọc từ trình độ thấp lên trình độ cao, từ các vấn đề đơn giản tới phức tạp].

Biết cách tiếp nhận tối đa và sâu sắc nội dung tài liệu đọc, kể cả vệ sinh khi đọc tài liệu như cách ngồi, khoảng cách giữa mắt và tài liệu đọc,…

Biết vận dụng các biện pháp kĩ thuật để củng cố và đào sâu những nội dung đã đọc như ghi chép, lập hộp phiếu thư mục, soạn tóm tắt, viết chú giải, trao đổi với bạn bè, đồng nghiệp…

Biết vận dụng vào thực tiễn những nội dung đã đọc.

Mục đích cuối cùng của kĩ năng đọc là đọc có hiệu quả cao nhất, nắm chắc nội dung cốt lõi và biết vận dụng những điều đã đọc được vào cuộc sống của chính người đọc. Ngày nay người ta đặc biệt lưu tâm tới yếu tố thứ 6: biết vận dụng những nội dung đã đọc vào cuộc sống của mỗi người đọc để có thể cải thiện được chính cuộc sống của họ. Không phải vô cớ mà hằng năm UNESCO trao giải thưởng xoá mù chữ cho những cá nhân, tập thể không chỉ biết đọc biết viết đơn thuần, mà phải biết vận dụng những điều đọc được vào cuộc sống của chính họ, cải thiện được cuộc sống nghèo khổ của người mù chữ.

[Trích Văn hoá đọc và phát triển văn hoá đọc ở Việt Nam – theo /Avww.nlv.gov.vn]

Câu 1 : Nội dung chính của đoạn trích trên là gì?

-Kĩ năng đọc.

-Các thao tác tư duy của kĩ năng đọc

-Kĩ năng đọc có hiệu quả

Câu 2 :Theo đoạn trích, thế nào là “kĩ năng đọc”?

-Theo đoạn trích, “kĩ năng đọc” là sự thể hiện tổ hợp những thao tác tư duy thành thói quen ứng xử đọc.

Câu 3: Theo anh/ chị, vì sao người viết lại đưa vào đoạn trích hoạt động của UNESCO: “hằng năm UNESCO trao giải thưởng xoá mù chữ cho những cá nhân, tập thể không chỉ biết đọc biết viết đơn thuần, mà phải biết vận dụng những điều đọc được vào cuộc sống của chính họ, cải thiện được cuộc sống nghèo khổ của người mù chữ”?

-Người viết đưa vào đoạn trích hoạt động của UNESCO: “hằng năm…người mù chữ” để làm minh chứng cho quan điểm của mình : “Mục đích cuối cùng…chính người đọc”, chứng tỏ quan điểm của mình là đúng đắn, có cơ sở thực tế.”

Câu 4 : Nêu tên một cuốn sách hay mà anh/ chị đã đọc; chỉ ra ít nhất 01 điều mà anh/ chị đã vận dụng được từ việc đọc cuốn sách đó vào cuộc sống của bản thân.

------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

ĐỀ 8

ĐỌC-HIỂU [3,0 điểm] Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Trước khi các em nghĩ đến chuyện bay cao bay xa, hãy tập làm bất cứ thứ gì, có thể cả những thứ chẳng có ý nghĩa gì chứ không phải chỉ là những điều các em thích hay cho là quan trọng. Đừng bực bội vì những việc mà các em không tin tưởng, vì như thế các em sẽ cảm thấy nhàm chán chính bản thân mình, cũng đừn

Video liên quan

Chủ Đề