Tại sao gọi là động cơ đốt trong

Động cơ đốt trong còn gọi là động cơ nhiệt, cách đốt cháy nhiên liệu bên trong động cơ tạo ra công suất. Khi hỗn hợp nhiên liệu và không khí được đốt cháy bên trong xi-lanh của động cơ đốt trong, sự gia tăng của nhiệt độ và áp suất bên trong xi-lanh sẽ đẩy cho piston di chuyển, chuyển động này làm quay trục khuỷu của động cơ và tạo ra nguồn cơ năng cho toàn bộ chiếc xe.

Động cơ đốt trong bao gồm 2 thông số chính:

Mã lực:

Là công suất tính theo mã lực của xe ô tô, thông số đại diện cho sức mạnh tối đa của chiếc xe. Công suất càng cao thì tốc độ càng lớn. Tuy nhiên, vận tốc tối đa chưa hẳn sẽ giống nhau ở 2 xe có cùng công suất. Bởi vì còn nhiều yếu tố tác động đến tốc độ tối đa của một chiếc xe như: trọng lượng, lực cản khí động học.

Mô men xoắn: 

Là lực sinh ra khỉ xảy ra hiện tượng vật thể quay quanh trục. Khi có một lực tác động vào một vật khiến nó quay quanh một điểm, mô men xoắn lúc này sẽ xuất hiện. Nói nôm na, mô men xoắn là lực xoay của trục khuỷu, tượng trưng cho “lực quay” của xe.

Một chiếc xe có mô men xoắn càng lớn thì lực quay của bánh xe càng mạnh, xe càng có khả năng chở hoặc kéo vật nặng.

Động cơ đốt trong ô tô hoạt động như thế nào?

Nguyên lý hoạt động của động cơ đốt trong là hỗn hợp không khí và nhiên liệu, được đốt trong xilanh của động cơ trong sinh ra nhiệt. Nhiệt độ cao sẽ giúp cho khí đốt giãn nở tạo ra áp suất tác dụng lên piston đẩy cho piston di chuyển.

Hiện nay, có nhiều loại động cơ đốt trong khác nhau. Các động cơ này đều hoạt động theo một chu kỳ làm việc động cơ 4 kỳ: nạp, nén, đốt và xả.

- Kỳ 1: Kỳ nạp

Ở kỳ này van nạp được mở và van xả đóng lại. Piston chuyển động xuống dưới xi-lanh tạo nên một khoảng trống trong xi-lanh để chứa nhiên liệu phun sương từ bộ chế hòa khí.

- Kỳ 2: Kỳ nén

Lúc này van nạp và van xả đều được đóng lại, piston chuyển động lên trên xi-lanh, nén hỗn hợp khí và xăng. Trước khi piston chạm vào điểm chết trên của xi-lanh. Bộ phận đánh lửa sẽ đốt cháy hỗn hợp xăng ở dạng hơi và không khí [hòa khí].

- Kỳ 3: Kỳ nổ

Trong kỳ này cả hai van vẫn tiếp tục đóng. Piston sẽ chuyển động đến điểm chết trên của xi-lanh. Khí được tạo ra từ việc đốt cháy hòa khí nổ một cách nhanh chóng. Piston lại chuyển động xuống dưới xi-lanh. Sự chuyển động này thực hiện nhờ vào chuyển động quay của trục khuỷu và thanh truyền được nối cùng nhau. Áo nước bọc bên ngoài thân xi-lanh giúp làm giảm nhiệt độ do lượng nhiệt phát ra trong quá trình đốt cháy, động cơ sẽ được làm mát.

- Kỳ 4: Kỳ xả

Lúc này van xả được mở, van nạp vẫn đóng. Piston chuyển động lên trên xi-lanh đẩy khí thải ra ngoài thông qua van xả. Van xả đóng muộn sau điểm chết trên 10-30 độ góc quay trục khuỷu, lợi dụng quán tính dòng khí thải tăng khả năng thải sạch. Cũng nhờ đó van nạp được mở sớm hơn. Cuối kỳ xả, trong khoảng thời gian nào đó cả hai van xả và van nạp cùng mở.

Khi bốn kỳ được hoàn tất và động cơ lại tiếp tục thực hiện chu trình mới.

Các dòng xe ô tô của VinFast sử dụng động cơ gì?

Kế thừa thành tựu của ngành công nghiệp ô tô thế giới, thương hiệu ô tô Việt VinFast đã sửa đổi và cải tiến động cơ N20 để phù hợp với điều kiện vận hành tại Việt Nam, trang bị trên bộ đôi VinFast Lux.

Đây là động cơ được các chuyên gia khẳng định nằm trong khối những động cơ tốt nhất trên thế giới và phù hợp với điều kiện di chuyển tại Việt Nam. Động cơ được sản xuất trong nước trên dây chuyền công nghệ hiện đại, đảm bảo chất lượng và giá cả cạnh tranh. Đặc trưng động cơ đốt trong của VinFast có hiệu suất vận hành ưu việt về khả năng tiết kiệm nhiên liệu và giảm tối đa khí thải ra ngoài môi trường. 

Động cơ xe VinFast Lux A2.0 và VinFast Lux SA2.0

VinFast Lux A2.0 và SA2.0 cùng trang bị động cơ xăng 2.0L tăng áp cuộn kép và hộp số tự động 8 cấp đến từ ZF. Cụ thể như sau:

- VinFast Lux A2.0 Tiêu chuẩn và Nâng cao: Công suất 174 mã lực và mô men xoắn 300Nm, dẫn động cầu sau [RWD].

- VinFast Lux A2.0 Cao Cấp: Công suất 228 mã lực và mô men xoắn 350 Nm, dẫn động cầu sau [RWD].

- VinFast Lux SA2.0 Tiêu chuẩn và Nâng cao: Công suất 228 mã lực và mô men xoắn 350 Nm, dẫn động cầu sau [RWD].

- VinFast Lux SA2.0 Cao Cấp: Công suất mã lực và mô men xoắn 350 Nm, dẫn động 4 bánh toàn thời gian[ AWD].

Dù là động cơ xe VinFast 2.0L nhưng nhiều chuyên gia và người dùng đánh giá công suất thực tế của VinFast Lux A2.0 tương đương xe 2.5 lít còn VinFast Lux SA2.0 lít mạnh mẽ không kém động cơ 3.0 lít.

Bên cạnh đó, động cơ của xe VinFast còn khắc phục được nhược điểm phổ biến của những động cơ Turbo về độ trễ tăng áp ở vòng tua máy thấp bằng cách sử dụng hệ thống tăng áp Turbo ống kép. Điều này giúp cho tăng áp hoạt động liền mạch hơn giữa hai dải vòng tua thấp và cao, cho xe tăng tốc mượt mà.

Động cơ xe VinFast Fadil

Lợi thế cạnh tranh của VinFast Fadil trong phân khúc xe đô thị hạng A là được trang bị động cơ 1.4L, công suất 98 mã lực cùng mô-men xoắn 128 Nm,giúp xe vận hành nhẹ nhàng hơn khi chở đủ tải.

Di chuyển ở dải tốc độ thấp trong thành phố, VinFast Fadil lướt êm, động cơ có độ vọt, tăng tốc mượt, linh hoạt. Ở dải tốc độ cao từ 80-100km/h, vòng tua máy xe ở ngưỡng thấp hơn so với những động cơ 1.0L hay 1.25L. Máy sẽ hoạt động êm ái hơn, giảm thiểu được tiếng ồn từ động cơ lọt vào khoang lái, ít có cảm giác xe bị gồng nhiều hay quá sức.

Động cơ VinFast President

Nổi bật nhất trong động cơ của chiếc SUV cao cấp này đó là khối động cơ V8 mạnh mẽ, dung tích 6.2L. Sản sinh công suất cực đại 420 mã lực, mô-men xoắn cực đại lên đến 624Nm. Xe có khả năng tăng tốc từ 0-100km/h sau 6,8 giây. Động cơ V8 cho phép xe đạt vận tốc tối đa 300km/h. Tiếng gầm của động cơ lúc xe tăng tốc tạo nên sự hưng phấn cho người ngồi sau vô-lăng.

Động cơ V8 mà VinFast sử dụng cho President là một trong những động cơ đốt trong tốt nhất được áp dụng ở các dòng xe sang và siêu sang nổi danh thế giới. Vì kết cấu đối xứng mà những mẫu xe sử dụng động cơ chữ V có độ cân bằng tốt hơn, âm thanh đầy nội lực khiến cho bất cứ người yêu xe nào cũng thích mê mẩn.

Khách hàng tìm hiểu thông tin, đăng ký lái thử để trải nghiệm khả năng vận hành vượt trội của các mẫu xe VinFast President, Lux SA2.0, Lux A2.0, Fadil hoặc gọi điện đến hotline 1900 232389 để được hướng dẫn chi tiết.

english internal combustion engine

Ôtô & Xe cộ Phụ tùng & Dịch vụ xe Phụ tùng & Phụ kiện xe

Động cơ đốt trong [ ICE ] là động cơ nhiệt trong đó quá trình đốt cháy nhiên liệu xảy ra với chất oxy hóa [thường là không khí] trong buồng đốt là một phần không thể thiếu của mạch lưu lượng chất lỏng làm việc. Trong động cơ đốt trong, sự giãn nở của khí nhiệt độ cao và áp suất cao do quá trình đốt cháy tác dụng lực trực tiếp lên một số thành phần của động cơ. Lực được áp dụng điển hình cho piston, cánh tuabin, cánh quạt hoặc vòi phun. Lực này di chuyển thành phần qua một khoảng cách, biến năng lượng hóa học thành năng lượng cơ học hữu ích.
Động cơ đốt trong thành công thương mại đầu tiên được tạo ra bởi Étienne Lenoir vào khoảng năm 1859 và động cơ đốt trong hiện đại đầu tiên được tạo ra vào năm 1876 bởi Nikolaus Otto [xem động cơ Otto ].
Thuật ngữ động cơ đốt trong thường dùng để chỉ một động cơ trong đó quá trình đốt không liên tục, chẳng hạn như động cơ piston bốn thì và hai thì quen thuộc hơn, cùng với các biến thể, như động cơ piston sáu thì và động cơ quay Wankel. Một loại động cơ đốt trong thứ hai sử dụng quá trình đốt liên tục: tua bin khí, động cơ phản lực và hầu hết các động cơ tên lửa, mỗi động cơ đều là động cơ đốt trong theo nguyên tắc như mô tả trước đây. Súng cũng là một dạng động cơ đốt trong. Ngược lại, trong các động cơ đốt ngoài, như động cơ hơi nước hoặc Stirling, năng lượng được đưa đến một chất lỏng làm việc không bao gồm, trộn lẫn hoặc bị ô nhiễm bởi các sản phẩm đốt. Chất lỏng làm việc có thể là không khí, nước nóng, nước có áp suất hoặc thậm chí là natri lỏng, được đun nóng trong nồi hơi. ICE thường được cung cấp năng lượng từ nhiên liệu đậm đặc năng lượng như xăng hoặc dầu diesel, chất lỏng có nguồn gốc từ nhiên liệu hóa thạch. Mặc dù có nhiều ứng dụng cố định, hầu hết các ICE được sử dụng trong các ứng dụng di động và là nguồn cung cấp năng lượng vượt trội cho các phương tiện như ô tô, máy bay và tàu thuyền.

Thông thường, ICE được nuôi bằng nhiên liệu hóa thạch như khí tự nhiên hoặc các sản phẩm dầu mỏ như xăng, nhiên liệu diesel hoặc dầu nhiên liệu. Ngày càng có nhiều sử dụng nhiên liệu tái tạo như diesel sinh học cho động cơ đánh lửa nén và bioethanol hoặc metanol cho động cơ đánh lửa. Hydrogen đôi khi được sử dụng, và có thể được lấy từ nhiên liệu hóa thạch hoặc năng lượng tái tạo.

Những ngôn ngữ khác

Video liên quan

Chủ Đề