Tác dụng của ăn dứa đối với phụ nữ

Tác dụng của ăn dứa đối với phụ nữ
Tác dụng của dứa đối với phụ nữ - Ảnh minh họa: Internet

Trước khi tìm hiểu ăn dứa có tác dụng gì cho phụ nữ, chúng ta nên biết trong dứa có chứa những chất gì mà lại được gọi là loại trái cây tốt cho sức khoẻ. Một chén Dứa tươi chứa khoảng:

  • 0,2 g chất béo

  • 2 mg Natri

  • 21,65 g Carbohydrate (bao gồm 16 g đường và 2,3 g chất xơ)

  • 0,89 g Protein

  • Vitamin C 131%

  • Mangan 76%

  • Vitamin B6 9%

  • Đồng 9%

  • Thiamin 9%

  • Kali 5%

  • Magiê 5%

  • Folate 7%

  • Niacin 4%

  • Axit pantothenic 4%

  • Riboflavin 3%

  • Sắt 3%

  • Dứa đặc biệt giàu vitamin C và Mangan có thể hỗ trợ nâng cao hệ thống miễn dịch, duy trì quá trình trao đổi chất và chống oxy hóa. Do đó, sử dụng Dứa thường xuyên là một cách hiệu quả để tăng cường sức khỏe và chống lại nhiều bệnh lý.

    2. Ăn dứa có tác dụng gì cho phụ nữ?

    2.1. Bảo vệ cơ thể, chống loãng xương

    Tác dụng của ăn dứa đối với phụ nữ
    Ăn dứa hoặc uống nước ép dứa mang lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ phụ nữ - Ảnh minh họa: Internet

    Dứa chứa nhiều vitamin C, đây là một chất đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể, cụ thể là hỗ trợ hệ miễn dịch và hệ tiêu hóa. Vitamin C cũng ảnh hưởng tới sức khỏe xương khớp. Nó được chứng minh là có tác dụng kích thích sản xuất tế bào tạo xương và bảo vệ tế bào xương khỏi bị hư hại. Nghiên cứu cho thấy những người ăn thực phẩm giàu vitamin C thường có nguy cơ mắc bệnh loãng xương thấp hơn đáng kể và tỷ lệ gãy xương hông thấp hơn 34%.

    Bên cạnh đó, dứa cũng chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp ngăn chặn hoạt động của các gốc tự do, từ đó giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, đột quỵ, ung thư và lão hóa da.

    2.2. Tốt cho thai kỳ

    Tác dụng của ăn dứa đối với phụ nữ
    Dứa cũng có những khoáng chất nuôi dưỡng thai nhi - Ảnh minh họa: Internet

    Chăm sóc và cung cấp khoáng chất cho thai kỳ là tác dụng của dứa đối với phụ nữ. Ngoài vitamin C, dứa cũng chứa nhiều đồng, vitamin B (B1, B6, B9), kali, canxi và các hoàng chất có lợi khác. 

    Đồng là một khoáng chất cần thiết cho sự hình thành tế bào hồng cầu. Khi mang thai, nhu cầu đồng của bạn tăng lên 1 mg mỗi ngày để hỗ trợ sự gia tăng lưu lượng máu xảy ra trong thai kỳ. Bà bầu ăn dứa sẽ cung cấp những chất cần thiết cho sự phát triển của tim, mạch máu và hệ xương và hệ thần kinh của em bé.

    Vitamin B góp phần trong sự tăng trưởng và phát triển đúng đắn của thai nhi. Ngoài ra, các khoáng chất khác như kali, canxi, sắt, kẽm... đều cần thiết cho cả mẹ và con trong thai kỳ.

    2.3. Tăng cường khả năng sinh sản

    Các chất chống oxy hóa trong Dứa có thể hỗ trợ cải thiện khả năng sinh sản. Bởi vì các gốc tự do có thể gây tổn thương và làm mất chức năng của hệ thống sinh sản. Do đó, các loại thực phẩm chứa chất chống oxy hóa tự nhiên như Dứa, thường được khuyến khích ở những người cố gắng thụ thai, vô sinh, hiếm muộn.

    Ngoài các chất chống oxy hóa, các vitamin C, khoáng chất đồng, kẽm, Folate và Beta Carotene đều có khả năng cải thiện chức năng sinh sản ở cả nam và nữ.

    2.4. Cải thiện làn da

    Tác dụng của ăn dứa đối với phụ nữ
    Con gái ăn dứa có tác dụng gì? - Ảnh minh họa: Internet

    Nếu bạn thắc mắc nếu chưa mang thai thì con gái ăn dứa có tác dụng gì không thì đẹp da chính là câu trả lời. Các loại vitamin C và chất chống oxy hóa có trong trái Thơm có thể chống lại các tổn thương trên bề mặt da do ánh nắng mặt trời, ô nhiễm. Ăn hoặc bôi dứa lên da có thể làm giảm nếp nhăn, trị mụn trứng cá và cải thiện kết cấu da tổng thể.

    Ngoài ra, Vitamin C cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành collagen, cải thiện sức khỏe của da.

    2.5. Tác dụng làm giảm buồn nôn

    Dứa có tác dụng cải thiện và ngăn ngừa các cơn buồn nôn. Do đó, nếu bạn thường xuyên buồn nôn, say tàu xe có thể sử dụng một ly nước ép Dứa. Ngoài ra, Dứa được cho là an toàn cho phụ nữ có thai và đang cho con bú.

    2.6. Tăng cường sức khỏe móng tay

    Thiếu hụt Vitamin A và B có thể làm móng tay bị gãy, nứt, mềm. Do đó, để móng tay chắc khỏe, người dùng có thể bổ sung thêm nguồn vitamin A và B tự nhiên. Dứa chứa một lượng vitamin dồi dào và phù hợp để bổ sung thường xuyên để chăm sóc sức khỏe móng tay.

    2.7. Điều trị vết nứt chân

    Dứa có thể làm giảm viêm và sưng nhẹ. Người dùng có thể sử dụng một miếng Dứa tươi sau đó chà xát lên gót chân nứt nẻ. Điều này sẽ kích thích và hỗ trợ chữa lành các vết nứt, giúp chân luôn mịn màng và hồng hào.

    Tác dụng của ăn dứa đối với phụ nữ
    Dứa còn có khả năng cung cấp và duy trì độ ẩm tự nhiên cho da - Ảnh minh họa: Internet

    Bên cạnh đó, Dứa cũng được cho là có thể điều trị nứt môi. Trộn Dứa với dầu dừa và dùng ngậm ở môi. Điều này sẽ giúp cải thiện tình trạng da môi và giúp môi hồng hào hơn.

    2.8. Ngăn ngừa rụng tóc và giúp tóc dày hơn

    Dứa có đặc tính chống oxy hóa và vitamin C. Điều này có thể hỗ trợ ngăn ngừa các gốc tự do gây hại cho sự phát triển của tóc.

    Chiết xuất Dứa có thể thoa lên da đầu để cung cấp các chất dinh dưỡng quan trọng cho các nang tóc. Việc này giúp tóc phát triển tốt hơn, dày hơn và bóng mịn hơn.

    2.9. Phòng chống ung thư vú

    Ung thư vú là một trong những loại ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ, chiếm khoảng 25% trong tổng số các chẩn đoán ung thư ở phụ nữ.

    Dứa chứa một lượng nhỏ bromelain, một loại enzyme được cho là có tác dụng chống ung thư, đặc biệt liên quan đến ung thư vú.

    Bromelain, một loại enzyme trong dứa và giấm dứa có liên quan đến sự tiến triển chậm của ung thư vú trong các nghiên cứu trên động vật và ống nghiệm. Tuy nhiên, vẫn chưa có đủ kết quả để chứng minh nghiên cứu này có tác dụng tới bệnh ung thư vú ở người.  

    3. Một số lưu ý khi sử dụng dứa

    Dứa được coi là an toàn cho hầu hết phụ nữ. Tuy nhiên, do tính axit cao của nó, ăn dứa có thể gây ra sự gia tăng các triệu chứng ợ nóng hoặc trào ngược ở những người mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD).

    Ngoài ra, nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng dị ứng nào sau khi ăn dứa, điều quan trọng là gọi cho nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của bạn. Dấu hiệu dị ứng tiềm năng bao gồm:

    • Ngứa hoặc sưng miệng

    • Khó thở

    • nổi mề đay hoặc nổi mẩn trên da

    • Nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi

    Nếu bạn bị dị ứng latex, bạn có thể dễ bị dị ứng với dứa. Điều này được gọi là hội chứng latex-fruit và kết quả của dứa và latex có protein tương tự.

    Tác dụng của ăn dứa đối với phụ nữ
    Dù tốt đến đâu, bạn cũng nên sử dụng đúng liều lượng cho phép hàng ngày - Ảnh minh họa: Internet

    Chất bromelain được tìm thấy trong dứa cũng đã được chứng minh là làm tăng tác dụng của một số loại thuốc, bao gồm các loại sau:

    • Kháng sinh

    • Chất làm loãng máu

    • Thuốc chống trầm cảm

    Do đó, nếu bạn dùng một trong những loại thuốc này, bạn nên trao đổi với bác sĩ về lượng dứa bạn nên sử dụng.

    >>> Xem thêm:

    - Giải đáp thắc mắc: Ăn dứa có tốt không?

    - Thắc mắc thai kỳ: Bà bầu có được ăn dứa không?

    Cuối cùng, nhiều loại nước ép dứa đóng hộp có trên thị trường có chứa một lượng lớn đường bổ sung, do đó bạn cũng cần lưu ý khi sử dụng. Bở lẽ, chế độ ăn nhiều đồ uống có đường có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh tim, tiểu đường và béo phì. Do đó, thường xuyên uống nước ép dứa ngọt (thêm đường) có thể gây hại cho sức khỏe của bạn. Các chuyên gia dinh dưỡng đều khuyên bạn nên sử dụng nước ép tươi 100% không đường.

    Mong rằng bài viết trên đây đã cung cấp đầy đủ thông tin cho việc ăn dứa có tác dụng gì cho phụ nữ. Hãy bổ sung trái cây hàng ngày nhưng sử dụng nó một cách thông minh để đảm bảo sức khỏe bạn nhé.

    https://phunusuckhoe.giadinhonline.vn/phu-nu-va-gia-dinh/an-dua-co-tac-dung-gi-cho-phu-nu-ban-biet-khong-383676.html

    Dứa là trái cây nhiệt đới, giàu vitamin, enzyme và chất chống oxy hóa. Dứa có thể cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất. Bên cạnh đó, tác dụng của dứa còn hỗ trợ tăng cường hệ thống miễn dịch, hỗ trợ điều trị chứng khó tiêu và giúp xương luôn chắc khỏe.

    Tác dụng của ăn dứa đối với phụ nữ
    Ăn dứa có tác dụng gì? Vì sao con gái lại hay ăn dứa? 21 tác dụng không ngờ của dứa


    Thành phần dinh dưỡng có trong Dứa

    Một ly nước ép Dứa tươi chứa khoảng:

    • 82 calo
    • 0,2 g chất béo
    • 2 mg Natri
    • 21,65 g Carbohydrate (bao gồm 16 g đường và 2,3 g chất xơ)
    • 0,89 g Protein
    • Vitamin C 131%
    • Mangan 76%
    • Vitamin B6 9%
    • Đồng 9%
    • Thiamin 9%
    • Kali 5%
    • Magiê 5%
    • Folate 7%
    • Niacin 4%
    • Axit pantothenic 4%
    • Riboflavin 3%
    • Sắt 3%

    Dứa đặc biệt giàu vitamin C và Mangan có thể hỗ trợ nâng cao hệ thống miễn dịch, duy trì quá trình trao đổi chất và chống oxy hóa. Do đó, sử dụng Dứa thường xuyên là một cách hiệu quả để tăng cường sức khỏe và chống lại nhiều bệnh lý.

    19 tác dụng của dứa đối với sức khỏe

    Dứa thường được sử dụng để tráng miệng, bổ sung vitamin, khoáng chất và các chất chống oxy hóa. Bên cạnh đó, đôi khi Dứa có thể được sử dụng như một loại dược liệu điều trị các bệnh lý tiêu hóa và viêm. Cụ thể, tác dụng của Dứa thường bao gồm:

    1. Tăng cường hệ thống miễn dịch

    Dứa chứa một lượng vitamin C dồi dào có thể chống lại các chất chống oxy hóa hòa tan trong nước và hạn chế gây tổn thương đến các tế bào.

    Cơ thể cần các chất chống oxy hóa để làm giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như bệnh tim, tiểu đường, viêm đau khớp và một số bệnh ung thư. Ngoài ra, một số chất chống oxy hóa trong Dứa bị ràng buộc, do đó tác dụng chống oxy hóa thường kéo dài hơn.

    Dứa tăng cường hệ thống miễn dịch, hỗ trợ ngăn ngừa bệnh tim, tiểu đường và một số bệnh ung thư

    2. Hỗ trợ tăng cường sức khỏe của xương

    Dứa chứa nhiều vitamin C, Manga có thể củng cố xương và các mô liên kết. Một cốc nước ép dứa tươi chứa hơn 70% lượng mangan cần thiết hàng ngày.

    Một số nghiên cứu cho biết, trẻ em, người lớn và người cao tuổi nên ăn một vài miếng Dứa mỗi ngày để giữ cho cơ thể khỏe mạnh. Ngoài ra, bổ sung Dứa thường xuyên cũng được cho là có thể ngăn ngừa loãng xương ở phụ nữ sau khi mãn kinh.

    3. Hỗ trợ cải thiện sức khỏe xoang

    Vitamin C và Bromelain có trong Dứa có thể hỗ trợ làm giảm chất nhầy trong cổ họng và mũi. Do đó, người thường xuyên bị dị ứng, đặc biệt là dị ứng theo mùa có thể bổ sung Dứa vào chế độ ăn uống để cải thiện các dấu hiệu dị ứng.

    4. Giảm căng thẳng

    Dứa chứa nhiều vitamin B, rất tốt cho não bộ và hoạt động của hệ thống thần kinh. Ngoài ra, sử dụng Dứa thường xuyên được cho là giúp cơ thể chống lại căng thẳng, lo âu và stress.

    5. Hỗ trợ làm giảm cục máu đông

    Bromelain trong Dứa có thể giúp làm giảm đông máu quá mức. Các nhà khoa học khuyến cáo những người thường xuyên sử dụng máy bay, tiếp viên hàng không và người có nguy cơ xuất hiện cục máu đông, nên thường xuyên sử dụng Dứa.

    6. Tăng cường sức khỏe của mắt

    Nhờ vào hàm lượng chất chống oxy hóa và vitamin C cao, Dứa có thể làm giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng, cải thiện thị lực và các vấn đề liên quan đến lão hóa.

    Ngoài ra, Dứa chứa nhiều Beta Carotene. Đây là một khoáng chất cần thiết cho thị lực và giữ cho mắt luôn khỏe mạnh.

    7. Phòng ngừa hen suyễn

    Dứa có chứa Beta Carotene và Bromelain, có tác dụng làm giảm các triệu chứng hen suyễn và giúp hệ thống hô hấp luôn khỏe mạnh. Một vài nghiên cứu cho thấy, những người thường xuyên tiêu thụ Dứa thường có nguy cơ hen suyễn thấp.

    Ngoài ra, các chất dinh dưỡng có tác dụng phòng ngừa hen suyễn còn được tìm thấy trong thực phẩm thực vật màu cam, vàng và xanh đậm. Bao gồm dứa, xoài, đu đủ, quả mơ, bông cải xanh, dưa đỏ, bí ngô và cà rốt.

    8. Hỗ trợ cải thiện bệnh tiểu đường

    Những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 được khuyến khích tiêu thụ nhiều chất xơ để làm giảm lượng đường huyết. Bên cạnh đó, bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 được cho là nên bổ sung chất xơ để cải thiện lượng đường trong máu, Lipid và Insulin.

    Một quả Dứa cung cấp khoảng 13 g chất xơ, gần bằng với lượng chất xơ cần thiết cho người trưởng thành. Do đó, bệnh nhân tiểu đường có thể thường xuyên bổ sung loại trái cây này để cải thiện các triệu chứng bệnh.

    9. Cải thiện hệ thống tiêu hóa

    Dứa chứa nhiều chất xơ và nước. Điều này hỗ trợ ngăn ngừa táo bón, thúc đẩy nhu động ruột và giúp hệ thống tiêu hóa khỏe mạnh.

    Ngoài ra, Dứa cũng rất giàu Bromelain. Đây là một loại enzyme giúp cơ thể tiêu hóa Protein. Tuy nhiên, Bromelain cũng làm giảm các tế bào miễn dịch viêm và làm hỏng lớp lót đường tiêu hóa.

    10. Tăng cường khả năng sinh sản

    Các chất chống oxy hóa trong Dứa có thể hỗ trợ cải thiện khả năng sinh sản. Bởi vì các gốc tự do có thể gây tổn thương và làm mất chức năng của hệ thống sinh sản. Do đó, các loại thực phẩm chứa chất chống oxy hóa tự nhiên như Dứa, thường được khuyến khích ở những người cố gắng thụ thai, vô sinh, hiếm muộn.

    Ngoài các chất chống oxy hóa, các vitamin C, khoáng chất đồng, kẽm, Folate và Beta Carotene đều có khả năng cải thiện chức năng sinh sản ở cả nam và nữ.

    11. Cải thiện làn da

    Các loại vitamin C và chất chống oxy hóa có trong trái Thơm có thể chống lại các tổn thương trên bề mặt da do ánh nắng mặt trời, ô nhiễm. Ăn hoặc bôi dứa lên da có thể làm giảm nếp nhăn, trị mụn trứng cá và cải thiện kết cấu da tổng thể.

    12. Cải thiện các triệu chứng viêm khớp

    Quả Khóm chứa nhiều Bromelain, có đặc tính chống viêm, giảm đau và hỗ trợ điều trị các bệnh viêm khớp, viêm khớp dạng thấp. Ngoài ra, Bromelain được cho là có thể giảm sưng, bầm tím và hỗ trợ việc chữa lành các vết thương sau chấn thương, phẫu thuật.

    13. Điều trị ho và cảm lạnh

    Nhờ vào một lượng lớn Bromelain chống viêm và vitamin C, công dụng của trái Thơm có thể hỗ trợ điều trị ho và cảm lạnh. Bromelain cũng được cho là có thể làm giảm sưng và các vấn đề khác trong hệ thống hô hấp. Bên cạnh đó, các loại enzym trong Thơm có thể hỗ trợ làm sạch chất nhầy, giảm viêm và khó chịu trong hệ thống hô hấp.

    14. Tăng cường sức khỏe của răng và lợi

    Dứa có chứa các chất làm se. Do đó, sử dụng Dứa thường xuyên có thể làm săn chắc các mô nướu, thậm chí là ngăn ngừa ung thư trong miệng. Trong thực tế, Dứa thường được sử dụng để làm co lại nướu và chữa răng lung lay, không vững chắc.

    13. Hỗ trợ làm giảm huyết áp

    Dứa chứa rất nhiều Kali, có tác dụng làm giãn mạch tự nhiên. Điều này giúp các mạch máu thư giãn và thúc đẩy quá trình lưu thông máu đến các bộ phận khác nhau trong cơ thể.

    Khi các mạch máu thư giãn, huyết áp sẽ giảm xuống và lưu lượng máu sẽ bị hạn chế. Vì vậy tiêu thụ Dứa thường xuyên có thể ngăn ngừa tình trạng đột quỵ và xơ vữa động mạch.

    14. Tác dụng làm giảm buồn nôn

    Dứa có tác dụng cải thiện và ngăn ngừa các cơn buồn nôn. Do đó, nếu bạn thường xuyên buồn nôn, say tàu xe có thể sử dụng một ly nước ép Dứa. Ngoài ra, Dứa được cho là an toàn cho phụ nữ có thai và đang cho con bú.

    15. Tăng cường sức khỏe móng tay

    Thiếu hụt Vitamin A và B có thể làm móng tay bị gãy, nứt, mềm. Do đó, để móng tay chắc khỏe, người dùng có thể bổ sung thêm nguồn vitamin A và B tự nhiên. Dứa chứa một lượng vitamin dồi dào và phù hợp để bổ sung thường xuyên để chăm sóc sức khỏe móng tay.

    16. Điều trị vết nứt chân

    Dứa có thể làm giảm viêm và sưng nhẹ. Người dùng có thể sử dụng một miếng Dứa tươi sau đó chà xát lên gót chân nứt nẻ. Điều này sẽ kích thích và hỗ trợ chữa lành các vết nứt, giúp chân luôn mịn màng và hồng hào.

    Bên cạnh đó, Dứa cũng được cho là có thể điều trị nứt môi. Trộn Dứa với dầu dừa và dùng ngậm ở môi. Điều này sẽ giúp cải thiện tình trạng da môi và giúp môi hồng hào hơn.

    17. Ngăn ngừa rụng tóc và giúp tóc dày hơn

    Dứa có đặc tính chống oxy hóa và vitamin C. Điều này có thể hỗ trợ ngăn ngừa các gốc tự do gây hại cho sự phát triển của tóc.

    Chiết xuất Dứa có thể thoa lên da đầu để cung cấp các chất dinh dưỡng quan trọng cho các nang tóc. Việc này giúp tóc phát triển tốt hơn, dày hơn và bóng mịn hơn.

    18. Giúp cơ thể sản xuất nhiều năng lượng hơn

    Dứa chứa nhiều Mangan có thể thúc đẩy các enzyme sản xuất năng lượng trong cơ thể. Do đó, nếu cảm thấy mệt mỏi và uể oải, người dùng có thể ăn một vài miếng Dứa hoặc uống một ly nước ép Dứa để cải thiện tình trạng.

    19. Phòng chống ung thư

    Trong một số nghiên cứu, các nhà khoa học cho biết Dứa tươi chứa các hoạt chất có thể chống lại các tế bào ung thư. Nước ép từ lõi, thân và thịt Dứa có thể kìm hãm sự phát triển các tế bào ung thư buồng trứng và ung thư ruột kết.

    Dứa cúng chứa các chất chống oxy hóa giúp thu giữ và chống lại các gốc tự do. Điều này làm chậm quá trình tổn thương tế bào, do đó ngăn ngừa một số loại ung thư. Ngoài ra, các enzyme có trong Dứa có thể thu nhỏ hoặc tiêu diệt các tế bào ung thư.

    Vì sao con gái lại hay ăn dứa? Ăn dứa có giúp cho cô bé trở nên thơm tho giúp chàng yêu thêm nồng cháy?

    Ăn gì để vùng kín có mùi thơm? Theo nghiên cứu, các loại trái cây như bưởi, chanh, cam hay dứa có thể giúp âm đạo thơm hơn. Tác dụng này là vì những loại trái cây trên có chứa vitamin C, một chất chống oxy hóa và khử trùng mạnh giúp âm đạo sạch sẽ. Axit trong những loại trái cây này cũng có thể giúp bạn loại bỏ độc tố trong cơ thể rất tốt. 

    Ngoài những tác dung tuyệt vời cho sức khỏe, làn da,.. thì đặc biệt, dứa là loại quả thường được các cô nàng lựa chọn để ăn cho cô bé thêm thơm tho. Bạn cũng có thể ăn dứa trước khi quan hệ để cô bé có vị ngọt giúp chàng thêm “yêu” bạn nồng cháy.  Bạn ăn khoảng 1/2 trái dứa to/ ngày liên tục trong 2 ngày (ngày trước và ngày quan `hệ).

    "vùng kín" của cả nam giới hay phụ nữ đều có những mùi đặc trưng, nó được gọi là "mùi tự nhiên". Với chị em, mùi này có thể thay đổi một chút trong khoảng thời gian có kinh nguyệt, khi bị ốm... Vì vậy, thay vì lo lắng quá về mùi của bộ phận này, bạn chỉ cần chú ý nếu thấy nó có mùi khó chịu, bởi đó có thể là dấu hiệu của bệnh phụ khoa. Và lúc này, chị em nên đi khám phụ khoa càng sớm càng tốt. Bên cạnh đó, nếu bạn khỏe mạnh và muốn tránh mùi khó chịu ở "vùng kín" thì hãy hạn chế tiêu thụ các thực phẩm dễ gây mùi như cà phê, măng tây, cần tây, tỏi, hành...


    Page 2

    Học Cấp Tốc Tin Học Văn Phòng

    • Word
    • Excel
    • Powerpoint
    • Quản lý dữ liệu

    Học cấp tốc chứng chỉ tin học quốc tế IC3. Chi tiết xem tại đây

    Khóa đào tạo ngắn hạn lớp kế toán trưởng doanh nghiệp cấp chứng chỉ của BTC

    Khóa đào tạo ngắn hạn lớp kế toán trưởng hành chính sự nghiệp cấp chứng chỉ của BTC

    Khóa đào tạo ngắn hạn lớp kế toán thực hành tổng hợp Khóa học cấp tốc tiếng trung Khóa học cấp tốc tiếng anh giao tiếp, ielts, toic, tofl Khóa học cấp tốc tiếng hàn Khóa học cấp tốc tiếng Nhật N1, N2, N3, N4, N5 Khóa học kanji cấp tốc Khóa học katakana cấp tốc Khóa học cấp tốc tiếng pháp Khóa học cấp tốc kế toán Khóa học autocad cấp tốc Khóa học access cấp tốc Khóa học nấu ăn cấp tốc Khóa học tiếng trung cấp tốc Khóa học bơi cấp tốc Khóa khóa học c&b cấp tốc Khóa học bằng c cấp tốc Khóa học lập trình c cấp tốc Khóa học dược cấp tốc Khóa học dj cấp tốc Khóa học điều dưỡng cấp tốc Khóa học bơi cấp tốc với hướng dẫn nhìn là hiểu Khóa học grammar cấp tốc Khóa học gmat cấp tốc Khóa học đàn guitar cấp tốc Khóa học lý cấp tốc khóa học cấp tốc photoshop Khóa học kế toán cấp tốc Khóa học tiếng khmer cấp tốc Khóa học hóa cấp tốc lớp 9 lớp học cấp tốc mầm non lớp học cấp tốc văn thư lưu trữ Khóa học lái xe cấp tốc Khóa học may cấp tốc Khóa học võ cấp tốc tự vệ Khóa học lái ô tô cấp tốc Khóa học pascal cấp tốc Khóa học piano cấp tốc Khóa học php cấp tốc Khóa học revit cấp tốc Khóa học spa cấp tốc Khóa học sat cấp tốc Khóa học sử cấp tốc Khóa học solidworks cấp tốc Khóa học sketchup cấp tốc Học thổi sáo cấp tốc Học ukulele cấp tốc học vẽ cấp tốc học văn cấp tốc học violin cấp tốc học hàn xì cấp tốc học phun xăm cấp tốc học lái xe nâng cấp tốc học lái xe b1 cấp tốc học thú y cấp tốc học tiếng ý cấp tốc Khóa học giáo lý hôn nhân cấp tốc 2019 học giáo lý dự tòng cấp tốc 2019 học 3dmax cấp tốc
    Keywords: cac khoa dao tao ngan han hoc cap toc