Tại sao an ít rau xanh lại bị táo bón

Tại sao an ít rau xanh lại bị táo bón
Nhiều mẹ dù đã cho con ăn nhiều rau xanh và sữa chua thường xuyên nhưng trẻ vẫn bị táo bón

Vai trò của rau xanh trong việc phòng ngừa táo bón

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, một trong những nguyên nhân chính gây ra táo bón ở trẻ nhỏ là do chế độ ăn bị thiếu chất xơ. Trong khi đó, rau xanh lại là nguồn cung cấp dồi dào của loại dưỡng chất này. Vì vậy, đối với việc ngăn ngừa và điều trị táo bón, hầu hết các chuyên gia y tế đều khuyến cáo về việc cần tăng cường thêm các loại rau xanh vào chế độ ăn của trẻ, nhằm bổ sung chất xơ giúp làm mềm phân và thúc đẩy nhu động ruột.

Vai trò của sữa chua đối với việc phòng ngừa táo bón

Ngoài rau xanh, thì sữa chua cũng là một thực phẩm thường được khuyến cáo trong chế độ ăn của trẻ bị táo bón. Điều này là do, sữa chua chứa rất nhiều các lợi khuẩn (probiotics), có thể giúp lấy lại sự cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột của trẻ, từ đó giúp trẻ tiêu hóa tốt hơn và hạn chế được tình trạng táo bón do rối loạn khuẩn ruột.

Vì sao trẻ ăn nhiều rau xanh và sữa chua mà vẫn bị táo bón?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, lựa chọn bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ và tăng cường lợi khuẩn cho cơ thể là việc cần nhưng có thể chưa đủ để điều trị táo bón ở trẻ em. Có các nguyên nhân chính lý giải cho điều này như sau:

Bố mẹ cho trẻ ăn đã đúng cách?

Tại sao an ít rau xanh lại bị táo bón
Cho trẻ ăn dặm không đúng cách có thể gây ảnh hưởng tới tiêu hóa của trẻ

Mặc dù nhiều phụ huynh đã có ý thức cho trẻ ăn nhiều rau xanh và sữa chua thường xuyên nhưng tình trạng táo bón của con vẫn tiếp diễn. Điều này có thể là do bố mẹ cho trẻ ăn các thực phẩm này chưa đúng cách khiến chúng mất đi tác dụng.

Đối với các loại rau xanh, ngoài nguyên tắc chung là không chế biến (nấu) rau củ quá kỹ để tránh làm mất đi lượng chất xơ và các vitamin cần thiết, thì mẹ nên cho trẻ ăn cả phần nước và phần cái của những thực phẩm này. Mặt khác, đối với sữa chua, mẹ cần lựa chọn các sản phẩm có dòng “tăng cường lợi khuẩn” hoặc “giàu probiotics” để cho trẻ ăn, chú ý bảo quản và sử dụng sữa chua theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất để tránh việc các lợi khuẩn bị chết và làm giảm hiệu quả.

Trẻ táo bón lâu ngày gây tổn thương niêm mạc đại tràng

Khi con bị táo bón, phân khô cứng, tích tụ lâu trong đại tràng, sẽ khiến niêm mạc đại tràng bị tổn thương, từ đó rất khó để hấp thu nước, chất xơ, các chất dinh dưỡng. Khi ấy, dù mẹ có cố bổ sung bao nhiêu chất xơ thì tình trạng táo bón hầu như ít cải thiện được.

Trẻ bị táo bón do nguyên nhân khác

Trên thực tế, ngoài chế độ ăn uống còn rất nhiều nguyên nhân có thể khiến trẻ bị táo bón như: Chế độ sinh hoạt của trẻ không hợp lý, thói quen đi vệ sinh của trẻ chưa phù hợp, trẻ có tâm lý sợ đi vệ sinh, trẻ bắt đầu đi học, trẻ có bệnh lý về đường tiêu hóa…

Chính vì vậy, việc chỉ thay đổi về chế độ ăn đôi khi là không đủ để làm giảm tình trạng táo bón của trẻ. Bởi tùy thuộc vào từng nguyên nhân gây ra táo bón mà các biện pháp điều trị cũng sẽ khác nhau, thậm chí đôi khi cần kết hợp nhiều biện pháp thì mới có hiệu quả.

Do đó, ngoài việc có những sự điều chỉnh trong chế độ ăn cho trẻ, mẹ cũng nên tìm hiểu kỹ về các nguyên nhân có thể khiến con bị táo bón, từ đó có những biện pháp khắc phục phù hợp hơn. Chẳng hạn, nếu trẻ sợ đi vệ sinh và đó là nguyên nhân khiến tình trạng táo bón kéo dài, thì mẹ nên xem xét lại yếu tố nào dẫn tới điều này? Là do mẹ hay do bé? Sau đó điều chỉnh lại để xem tình trạng táo bón có thuyên giảm không.

Nếu có dấu hiệu bất thường, mẹ nên đưa trẻ tới các cơ sở y tế chuyên khoa Nhi để được bác sỹ khám, phát hiện nguyên nhân và có biện pháp điều trị kịp thời.

Quang Tuấn H+

Các mẹ có thể tham khảo giải pháp sử dụng thực phẩm bổ sung chứa thành phần tự nhiên cũng mang tới hiệu quả lâu dài và không gây tác dụng phụ trong điều trị táo bón trẻ em. Các chuyên gia khuyến khích cha mẹ nên lựa chọn sản phẩm trong thành phần có chế phẩm tự nhiên ImmuneGamma® như Pubokid Gold.
ImmuneGamma® là phát minh vượt trội của công nghệ sinh học Hoa Kỳ. Bác sĩ Phạm Thị Thục cho biết: “Chất trợ sinh miễn dịch ImmuneGamma® rất bền và ổn định khi đưa vào cơ thể có tác dụng toàn thân cả trong và ngoài đường tiêu hóa. Chế phẩm tự nhiên này giúp trẻ phòng tránh và giảm thiểu mắc các bệnh viêm nhiễm thường gặp như: viêm hô hấp, viêm da cơ địa, giúp tái tạo niêm mạc đại tràng tổn thương do táo bón lâu ngày tăng khả năng hấp thu nước và tái hấp thụ chất dinh dưỡng còn xót lại.
Đồng thời ImmuneGamma® còn là dưỡng chất cho lớp biểu mô niêm mạc ruột giúp tăng cường hấp thu dinh dưỡng, ngăn ngừa rối loạn tiêu hóa, hỗ trợ tích cực điều trị cho trẻ táo bón”.

Tại sao an ít rau xanh lại bị táo bón

Năm nay em 26 tuổi, sức khỏe bình thường, không có bệnh mạn tính  nào. Từ khi đi làm (công việc là thiết kế đồ họa), em rất hay bị táo bón. Mặc dù em đã ăn nhiều rau xanh và trái cây, uống nhiều nước nhưng bệnh không cải thiện được mấy. Xin quý báo cho em lời khuyên.

            Nguyễn Bảo Tú (Hà Nội)

Bị táo bón  khi trong một tuần đi đại tiện từ 3 lần trở xuống và kèm theo phân cứng. Táo bón là biểu hiện do rất nhiều nguyên nhân gây ra như: do dùng thuốc, hội chứng ruột kích thích (Irritable bowel syndrome- IBS) thể táo bón, bệnh suy tuyến giáp trạng, đái tháo đường, bệnh lý thần kinh ở ruột, bệnh lý thần kinh trung ương, bệnh hệ thống... Trong các bệnh gây táo bón hay gặp đó là hội chứng ruột kích thích thể táo bón: người bệnh đại tiện phân cứng, có thể có đau bụng, có thể có nhầy trắng bám ở ngoài phân, cũng có thể có máu đỏ tươi bám ở ngoài khuôn phân do phân cứng cọ xát vào hậu môn hoặc có trĩ kèm theo. Mặc dù bệnh bị kéo dài nhưng cân nặng  giảm ít hoặc giảm chậm, cũng có khi táo bón từng đợt xen kẽ với những đợt đi lỏng. Bệnh IBS thể táo bón hay gặp ở người lo âu hoặc bị căng thẳng. Tuy nhiên bạn cần đến khám tại chuyên khoa tiêu hóa để xác định bệnh và điều trị.

            ThS. Vũ Trường Khanh


Táo bón thường gặp ở những người có chế độ ăn ít chất xơ. Tuy nhiên nếu ăn nhiều rau xanh nhưng vẫn bị táo bón, tình trạng này có thể do một số thói quen sinh hoạt thiếu lành mạnh hoặc khởi phát từ các bệnh lý tiềm ẩn như phình đại tràng bẩm sinh, viêm đại tràng co thắt, bệnh Crohn, tiểu đường,…

– Rau xanh là nhóm thực phẩm có lợi cho hệ tiêu hóa nói chung và đường ruột nói riêng. Rau xanh cung cấp chất lỏng, nguyên tố vi lượng, hợp chất thực vật và các vitamin cần thiết cho cơ thể. – Bên cạnh đó, chất xơ trong nhóm thực phẩm này còn có khả năng tăng thể tích và làm mềm phân, giúp phân dễ dàng được đào thải ra bên ngoài. Trong trường hợp ăn ít chất xơ, bạn có thể gặp phải tình trạng khó khăn khi đại tiện. Tuy nhiên trên thực tế, một số người ăn nhiều rau xanh nhưng vẫn bị táo bón.

Tại sao an ít rau xanh lại bị táo bón
Tại sao ăn nhiều rau xanh nhưng vẫn táo bón

Tình trạng ăn nhiều rau xanh nhưng vẫn bị táo bón có thể xảy ra do các nguyên nhân sau:

1. Uống ít nước gây táo bón.

– Chất lỏng ở bên trong ruột kết có tác dụng giữ cho phân ở trạng thái mềm và lỏng. Tuy nhiên nếu bạn uống ít hơn 2 lít/ ngày, lượng nước ở bên trong đại tràng có thể bị suy giảm, dẫn đến hiện tượng phân trở nên khô và cứng. – Trong trường hợp uống ít nước trong một thời gian dài, bạn có thể táo bón ngay khi cả khi bổ sung rất nhiều rau xanh và trái cây.

2. Do thói quen nhịn đại tiện.

– Nhịn đại tiện là nguyên nhân hàng đầu gây ra chứng táo bón cơ năng và tăng nguy cơ mắc các bệnh về hậu môn – trực tràng như bệnh trĩ, nứt kẽ hậu môn, rò hậu môn,… Thói quen này lâu dài sẽ làm yếu nhu động ruột, khiến phân bị giữ lại ở ruột kết trong một thời gian dài. Lúc này, ruột già sẽ tiếp tục hấp thu nước ngược trở lại khiến phân trở nên cứng và khó đào thải. – Nhịn đại tiện có thể gây táo bón ngay cả khi bạn uống đủ nước và ăn nhiều rau xanh.

3. Stress kéo dài gây táo bón.

– Khi bị stress khả năng chi phối và hoạt động của hệ tiêu hóa sẽ có xu hướng ngưng trệ, dẫn đến tình trạng chậm nhu động ruột, gây đầy hơi, khó tiêu, chướng bụng và táo bón. – Ngoài ra, tình trạng căng thẳng ở hệ thần kinh còn là môi trường thuận lợi để vi khuẩn có hại phát triển mạnh, gây rối loạn tiêu hóa và chứng táo bón cơ năng.

4. Táo bón do viêm đại tràng co thắt.

– Viêm đại tràng co thắt (Hội chứng ruột kích thích) là bệnh mãn tính xảy ra khi nhu động ruột già bị rối loạn. Bệnh được xác định là có liên quan đến hệ miễn dịch và rối loạn thần kinh. – Viêm đại tràng co thắt có thể khiến nhu động ruột chậm/ nhanh bất thường, gây ra triệu chứng táo bón, đầy bụng, khó tiêu,… ngay cả khi bạn ăn nhiều rau xanh và uống đủ nước. Nếu kiểm soát tốt chế độ dinh dưỡng và yếu tố tâm lý, các triệu chứng của bệnh có xu hướng thuyên giảm về mức độ và tần suất.

Tại sao an ít rau xanh lại bị táo bón
Táo bón do viêm đại tràng co thắt

5. Tác dụng phụ của thuốc điều trị

Sử dụng một số loại thuốc điều trị dài hạn có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng táo bón ngay cả khi bạn ăn nhiều chất xơ. Nguyên nhân được xác định là do các loại thuốc này làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột hoặc gây rối loạn nhu động ruột. Các loại thuốc có thể gây táo bón: – Thuốc kháng cholinergic (thuốc chống loạn thần, kháng histamine và thuốc chống trầm cảm ba vòng): Thuốc kháng cholinergic gây ức chế phó giao cảm của hệ thần kinh. Từ đó làm giảm nhu động ruột và gây ra tình trạng táo bón. – Thuốc kháng axit, chẹn kênh canxi và thuốc lợi tiểu: Nhóm thuốc này làm mất cân bằng điện giải trong cơ thể (tăng canxi huyết hoặc hạ kali máu), dẫn đến tình trạng ức chế nhu động ruột và khiến phân khô, cứng. – Thuốc giảm nhu động ruột và giảm đau gây nghiện (opioid): Nhóm thuốc này hoạt động bằng cách gắn vào các thụ thể opioid ở ruột, từ đó ngăn chặn quá trình giải phóng prostaglandin và acetylcholine. Hoạt động này làm tăng tái hấp thu nước ở ruột kết, giảm nhu động và gây ra chứng táo bón. – Thuốc kháng sinh: Kháng sinh là nhóm thuốc có khả năng tiêu diệt vi khuẩn có hại. Tuy nhiên khi dùng kháng sinh đường uống, các lợi khuẩn trong đường ruột có thể bị tiêu diệt và gây ra tình trạng mất cân bằng men vi sinh. Tình trạng này có thể làm phát sinh các triệu chứng rối loạn tiêu hóa (táo bón, tiêu chảy, đau bụng) mà không phụ thuộc vào chế độ ăn.

6. Phình đại tràng bẩm sinh

– Phình đại tràng bẩm sinh là nguyên nhân khiến trẻ nhỏ bị táo bón cho dù ăn nhiều chất xơ và bổ sung đủ nước. Khi bị phình đại tràng, phân tích tụ nhiều tại đoạn đại tràng phình đó, phân to và di chuyển chậm, khó di chuyển qua các đoạn đại tràng khác gây ra táo bón. – Thông thường, các triệu chứng có thể khởi phát ngay sau khi trẻ mới sinh. Tuy nhiên ở một trẻ, bệnh có thể khởi phát muộn hơn. Nếu tình trạng táo bón do phình đại tràng, bạn sẽ nhận thấy trẻ có các biểu hiện như sau:

  • Chướng bụng
  • Táo bón hoặc tiêu chảy
  • Tăng cân chậm
  • Vàng da
  • Ăn uống kém
  • Suy dinh dưỡng
Tại sao an ít rau xanh lại bị táo bón
Táo bón do phình đại tràng

7. Các nguyên nhân khác gây táo bón:

Ngoài ra tình trạng ăn nhiều rau xanh vẫn bị táo bón có thể xảy ra do những nguyên nhân sau:

  • Hẹp hậu môn
  • Bệnh Crohn
  • Suy giáp trạng
  • Ít vận động
  • Bệnh tiểu đường

Khắc phục tình trạng táo bón bằng cách nào?

Như vậy ăn nhiều rau xanh nhưng bị táo bón xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. – Nếu táo bón chức năng (do lối sống), bạn có thể cải thiện bằng cách xây dựng chế độ sinh hoạt và luyện tập khoa học sau đây:

  • Cần bổ sung đủ 2 lít chất lỏng/ ngày. Với trẻ nhỏ, nên điều chỉnh lượng chất lỏng dựa theo cân nặng và độ tuổi.
  • Ăn uống đúng giờ và nên cân bằng giá trị dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn. Đồng thời hạn chế thói quen nằm hoặc vận động mạnh ngay sau khi ăn.
  • Dành 20 – 30 phút/ ngày để tập thể dục. Hoạt động thể chất không chỉ tốt cho xương khớp mà còn kích thích nhu động ruột, giảm táo bón và kiểm soát cân nặng hiệu quả.
  • Tuyệt đối không nhịn đại tiện và cần đi vệ sinh ngay khi cơ thể có nhu cầu.
  • Giảm căng thẳng bằng cách dành thời gian nghỉ ngơi, giảm khối lượng và thời gian làm việc. Nếu gặp phải các dư chấn tinh thần nặng nề, bạn nên tìm gặp bác sĩ tâm lý để tìm hướng điều trị thích hợp.
  • Không tùy tiện sử dụng thuốc – đặc biệt là trong điều trị dài hạn. Chỉ dùng thuốc khi có yêu cầu từ bác sĩ chuyên khoa.
  • Cân bằng lợi khuẩn trong đường ruột bằng cách ăn sữa chua 1 – 2 lần/ ngày.
  • Ngồi thiền 5 – 15 phút/ ngày có thể giảm áp lực lên hệ thần kinh, điều hòa miễn dịch và nhu động ruột.

– Tuy nhiên trong trường hợp táo bón thực thể (do bệnh lý), bạn cần phải can thiệp các biện pháp điều trị chuyên sâu. – Táo bón cần phải được điều trị trong thời gian sớm nhất. Bởi táo bón kéo dài không chỉ gây đau rát hậu môn khi đại tiện mà còn tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ, nứt kẽ và rò hậu môn.