Tại sao cần cải tạo đất chua

Đôi nét về khái niệm đất chua

Đôi nét về khái niệm đất chua

Đất chua là một trong những hiện tượng phổ biến, thường gặp phải trong nông nghiệp. Tình trạng đất chua chính là độ pH của đất bị thay đổi. Cụ thể hơn, đất chua là hiện tượng mà đất bị thay đổi tính chất hóa học. Điều này xảy ra do quá trình canh tác nông nghiệp hay ảnh hưởng từ những tính chất của vùng đất đặc thù. Bà con thường gọi đất bị chua là đất có nhiều axit, độ pH thường sẽ bé hơn 6,5. Trong nông nghiệp, trị số pH sẽ cho bạn biết được nồng độ ion H+ có trong môi trường đang ở mức như thế nào. Nhờ vậy mà bà con nông dân có thể dễ dàng nắm bắt tình hình của đất trồng. Đồng thời sẽ có được những biện pháp cải tạo đất chua sao cho phù hợp nhất.

Ngoài yếu tố khí hậu, mội trường thì độ chua là một trong những yếu tố gây ảnh hưởng lớn đến sự sinh trưởng, phát triển ổn định của cây trồng. Nó sẽ gây ra ức chế sự phát triển của cây cũng như hoạt động của các vi sinh vật trong môi trường đất. Đặc biệt là thiệt hại về những loại cây không có khả năng chịu đựng được vấn đề đất chua. Chúng sẽ không thể nào phát triển được và dần dần chết đi. Vì thế mà bà con không thể thờ ơ khi biết được đất bị chua. Bà con phải thường xuyên theo dõi sự thay đổi của đất trồng và kịp thời cải tạo đất chua nhé.

Tình trạng canh tác đất nông nghiệp ở nước ta hiện nay như thế nào? Cùng tìm hiểu vì sao phải cải tạo đất?

Đất trồng là yếu tố vô cùng quan trọng trong việc quyết định đến sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Nhưng hiện nay đang bị vắt kiệt “sức lao động” vì nông dân canh tác liên tục, sử dụng phân bón hóa học, thuốc BVTV tràn lan, trồng độc canh,.. dẫn đến đất nông nghiệp ngày càng khô cứng bạc màu. Hơn 1,3 triệu ha bị suy thoái, hơn 2,3 triệu ha đất có dấu hiệu suy thoái và 6,6 triệu ha có nguy cơ suy thoái. Những con số đang cực kỳ báo động. Đất đai phải màu mỡ, phù sa thì các vi sinh vật, động vật tồn tại trong đất mới có đủ điều kiện để phát triển tốt, giúp tăng năng suất cây trồng được.

Vậy chắc hẳn các bạn đã hiểu vì sao mà chúng ta cần phải cải tạo đất rồi chứ. Một số loại đất như: đất kiềm, đất chua có chứa tính Axit, Bazơ không thể để trồng cây được nên cần phải cải tạo đất.

Cải tạo đất để khai thác tiềm năng của đất, bắt đất phải làm ra lương thực, thực phẩm, nguyên vật liệu, của cải, để nuôi sống và phục vụ con người. Biện pháp cải tạo đất cần phải có công sức, trí tuệ, vốn liếng, với điều kiện cần và đủ “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”.

Vì sao phải bảo vệ đất?

Ngoài những khía cạnh mình có đề cập ở trên thì vẫn còn đó các lý do khác mà chúng ta phải bảo vệ đất. Theo như thống kê của Tổng Cục Dân Số thì mỗi năm nước ta tăng thêm khoảng hơn 1 triệu người. Dân số tăng đi kèm với nhu cầu lương thực, thực phẩm cũng lớn. Trong khi diện tích đất nông nghiệp càng ngày càng giảm do nhiều nguyên nhân khác nhau. Câu nói “tấc đất tấc vàng” quả thực chưa bao giờ sai, vì vậy mà việc bảo vệ, cải tạo đất nông nghiệp thật sự rất đáng báo động.

Vì sao phải cải tạo đất? Người ta dụng những biện pháp nào để cải tạo đất?

Mỗi loại đất thoái hóa sẽ cần phải có một biện pháp để cải tạo đất khác nhau. Với quy trình, các thức, thành phần khác nhau. Nhưng mấu chốt quan trọng của tất cả biện pháp này vẫn là bổ sung một lượng lớn chất mùn hữu cơ vào đất. Mình xin tổng hợp các biện pháp cải tạo đất phổ biến hiện nay:

  • Cày sâu, bừa kỹ, bón phân hữu cơ: Giúp tăng bề dày của lớp đất canh tác.
  • Trồng xen cây phân xanh: Tăng độ che phủ đất, hạn chế xói mòn, rửa trôi.
  • Làm ruộng bậc thang: Hạn chế dòng nước chảy; hạn chế xói mòn rửa trôi.
  • Bón vôi: Giúp khử chua
  • Cày nông, bừa sục, giữ nước liên tục, thay nước thường xuyên: Hoà tan chất phèn trong nước, tháo nước có hòa tan phèn thay thế bằng nước ngọt.

Vì sao cần phải cải tạo đất phèn, đất mặn

Đất phèn và đất mặn ở đồng bằng Sông Cửu Long chiếm diện tích rất lớn[ 2,5 triệu ha]. Sự ảnh hưởng của biến đổi khi hậu ngày càng nặng nề dẫn tới làm tăng diện tích bị nhiễm phèn, mặn. Đặc biệt vào những mùa khô thiếu nước ngọt thì tình trạng này lại càng thêm trầm trọng. Hai loại đất này có khả năng hạn chế quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng, tác động xấu trực tiếp đến hoạt động sản xuất. Mặc dù đã có những biện pháp kỹ thuật, phương án để khắc phục, xử lý phần nào giúp người dân thích nghi hơn. Nhưng nếu đẩy mạnh triển khai nghiên cứu cải tạo trên toàn bộ diện tích thì sẽ mang lại tiềm năng năng suất rất lớn.

Cho biết vì sao phải cải tạo vườn tạp

Vườn tạp là vườn cây gồm nhiều loại cây: cây ăn quả, cây công nghiệp, cây làm thuốc v.v.. cùng sinh sống, phát triển trên một diện tích đất nhất định. Sản phẩm thu được rải rác qua nhiều tháng không xác định được sản phẩm chính, thu nhập giá trị không cao.”

Hiện nay thực trạng đất vườn tạp tại nước ta được chia thành 4 loại chính sau:

  • Đất vườn trồng lẫn lộn nhiều loại cây ăn quả [3 giống trở lên]. Bố trí một cách tùy tiện, sử dụng không gian không hợp lý. Các quần thể trong vườn gần như không có sự tương hỗ với nhau.
  • Loại hình đất vườn tiếp theo chỉ có 1 đến 2 chủng loại nhưng chất lượng giống kém. Nguyên nhân chủ yếu là thiếu chuyên môn ham rẻ nên khó kiểm soát được tiêu chuẩn và chất lượng của giống cây trồng.
  • Loại hình thứ 3 của đất vườn tạp là gì? Là vườn trồng được từ 1 đến 2 cây ăn quả đủ tiêu chuẩn về giống tuy nhiên đầu tư chăm sóc, bón phân tưới nước lại không đúng kỹ thuật khiến cho cây sinh trưởng kém, chậm ra hoa, sâu bệnh phát sinh và không được phòng trừ kịp thời khiến cho năng suất khá kém.
  • Vườn trồng cây ăn quả xen kẽ với nhiều loại cây trồng khác. Tuy nhiên không nhận thấy được loại cây trồng nào là chủ lực thật sự. Loại vườn này thường cho chủ vườn thu nhập rất thấp.

Chúng ta có thể thấy ngay, điểm chung của các loại vườn tạp kể trên là đều mang lại giá trị sản xuất rất thấp. Nếu như chủ vườn nắm được quy trình kỹ thuật chuẩn để cải tạo vườn tạp thì sẽ cho thu nhập tốt. Trước mắt, cần xác định những cây có giá trị hiện có trong vườn, phù hợp với quy hoạch phát triển của vùng đặc biệt phục vụ nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thì giữ lại [không nên xoá trắng].

Ví dụ: trong vườn có vải thiều, nhãn, mít, hồng, dứa của nông dân Vĩnh Phúc cần xác định cây chính là vải thiều, dứa, ngoài mục đích ăn tươi còn phục vụ nguyên liệu cho nhà máy chế biến thực phẩm Vĩnh Phúc [Tam Dương].

Vì sao phải cải tạo đất?

Xem lời giải

Khái niệm đất chua

Đất chua là hiện tượng đất bị thay đổi tính chất hóa học do quá trình canh tác nông nghiệp hoặc ảnh hưởng từ tính chất vùng đất đặc thù. Đất bị chua còn được hiểu là đất có nhiều axit và độ pH từ 6.5 trở xuống. Trị số pH cho biết nồng độ ion H+ trong môi trường như thế nào. Từ đó người nông dân có thể dễ dàng nắm bắt được tình hình đất trồng và có biện pháp xử lý phù hợp.

Đất chua là hiện tượng thường gặp trong sản xuất nông nghiệp

Độ chua của đất là một trong những yếu tố gây ảnh hưởng lớn đến sự sinh trưởng và phát triển ổn định của cây trồng. Gây ức chế sự phát triển của cây và hoạt động của vi sinh vật trong môi trường đất. Đặc biệt là các loại cây không có khả năng chịu được đất chua sẽ không thể phát triển được và dần chết đi. Nhà nông cần phải lưu ý nhiều hơn đến sự thay đổi của đất trồng. Bằng cách sử dụng công cụ đo độ pH đơn giản là đã theo dõi được tình hình canh tác trong suốt mùa vụ.

Tại sao phải cải tạo đất trong nông nghiệp?

Biên tập bởi FUNO VietnamĐăng 4 tháng trước3000

Đối với cây trồng đất chính là một điều kiện không thể thiếu trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng, chất lượng của đất ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng năng suất của cây trồng, chính vì vậy cần phải có những biện pháp cải tạo đất trồng nông nghiệp giữa các mùa vụ sản xuất với nhau. Dưới đây là những chia sẻ của chúng tôi về những lý do vì sao nên cải tạo đất trong nông nghiệp và phương pháp cải tạo, các bạn hãy cùng tham khảo nhé!

Video liên quan

Chủ Đề