Tại sao không duỗi thẳng chân được

Đau đầu gối khi co chân hoặc duỗi chân là hiện tượng xảy ra khá phổ biến trong cuộc sống hằng ngày, nhưng cũng vì thế mà nhiều người chủ quan và bỏ qua. Chỉ đến khi tình trạng trở nên nghiêm trọng, tần suất cơn đau tăng lên thì nhiều người mới lo lắng. Vậy, đau đầu gối khi co chân là hiện tượng gì và làm sao để khắc phục vấn đề này?

Đau đầu gối là triệu chứng phản ánh tình trạng tổn thương ở trong và xung quanh khớp gối, từ các mô mềm, gân, sụn, dây chằng và túi hoạt dịch. Cơn đau có thể xuất phát do các chấn thương hoặc là triệu chứng của bệnh lý về xương như thoái hóa khớp, viêm khớp, ung thư xương…

Các biểu hiện cụ thể của đau đầu gối gồm:

– Sưng và cứng khớp gối

– Đỏ và ấm khi chạm vào

– Có tiếng lạo xạo khớp gối

Đau đầu gối phản ánh tình trạng tổn thương khớp gối

Với cấu trúc bao gồm bốn xương, bốn dây chằng và gân, giúp cho đầu gối dễ dàng xoay quanh, uốn cong và duỗi thẳng nhưng đồng thời cũng rất dễ khiến cho đầu gối bị tổn thương. Triệu chứng đau đầu gối xuất hiện thường do nhiều tác động khác nhau, trong đó phổ biến nhất là các nguyên nhân sau:

Đau đầu đối khi co chân có thể là triệu chứng của các bệnh như: Thoái hóa xương khớp, loãng xương, viêm nhiễm khớp gối. Khi mắc phải những bệnh lý này, phần sụn khớp bên trong gối sẽ mất đi từng ngày, khiến cho hai đầu xương sẽ bị cọ xát và mỗi khi cử động sẽ gây ra hiện tượng đau đầu gối khi co, duỗi chân.

Đau đầu gối khi co chân gây khó khăn cho quá trình vận động

Một số chấn thương đầu gối có thể ảnh hưởng đến dây chằng, sụn khớp và các cấu trúc liên quan dẫn đến tình trạng đau đầu gối khi co, duỗi chân như:

Chấn thương dây chằng chéo đầu gối: Chấn thương này thường gặp phải ở những người chơi bóng rổ, đá bóng, cầu lông.

Nứt gãy xương đầu gối: Một số xương ở đầu gối như xương bánh chè bị tổn thương do va chạm mạnh trong quá trình hoạt động. Ngoài ra, những người loãng xương đôi khi xuất hiện những vết nứt gãy đơn giản nếu như hoạt động sai tư thế.

Trật xương bánh chè: Hiện tượng này xảy ra khi xương bánh chè bao phủ phía trước đầu gối bị trượt ra vị trí ban đầu. Đi kèm đó là một số triệu chứng như: Đau đầu gối, khó khăn trong việc duỗi chân, sưng đột ngột đầu gối.

Làm việc sai tư thế có thể làm ảnh hưởng đến đầu gối của bạn. Trong một số trường hợp đây cũng là nguyên nhân gây nên đau đầu gối khi co duỗi chân. Do đó, bạn không nên chủ quan xem nhẹ vấn đề này, nên vận động, làm việc đúng tư thế để tránh các dấu hiệu về sung đau đầu gối.

Trọng lượng cơ thể lớn khiến đầu gối phải chịu đựng một lực rất lớn, lâu dần lớp sụn chêm khớp gối bị bào mòn gây đau đầu gối mỗi khi di chuyển. Về lâu dài sẽ có nguy cơ gây nên dấu hiệu đau đầu gối khi co hoặc duỗi chân.

>> Tìm hiểu nhanh: Bệnh viêm khớp gối có nguy hiểm không? Phương pháp phòng bệnh

Đau đầu gối tuy không phải là triệu chứng gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng nhưng lại gây bất tiện và làm ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt của nhiều người. Do đó, để loại bỏ tình trạng này người bệnh cần phải có những phương pháp điều trị thích hợp.

Nếu tình trạng đau đầu gối xảy ra thường xuyên người bệnh nên đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để thăm khám và điều trị phù hợp. Thông thường, để điều trị đau đầu gối mỗi khi co chân do bệnh lý, bác sĩ sẽ ưu tiên cho người bệnh sử dụng thuốc kháng viêm, thuốc giảm đau kết hợp cùng với chế độ ăn uống, nghỉ ngơi phù hợp.

Đầu gối có vấn đề không chỉ có các triệu chứng đau nhức mà còn ảnh hưởng đến vận động. Để giải quyết vấn đề này bạn có thể áp dụng thủ thuật châm cứu, bấm huyệt theo hướng dẫn sau:

Bấm huyệt giúp thuyên giảm tình trạng đâu đầu gối

Bước 1: Duỗi thẳng chân, dung tay đặt lên xương bánh chè, sau đó day tròn theo chiều kim đồng hồ. Thực hiện thao tác này khoảng 20 lần sau đó tương tự làm theo chiều ngược lại.

Bước 2: Bạn ngồi trên giường, cẳng chân vuông góc với đùi sau đó dùng hai tay ôm lấy 1 bên khớp gối co duỗi nhẹ đều đặn khoảng 20 lần. Tương tự bạn thực hiện với chân còn lại.

Tăng cường cơ bắp xung quanh đầu gối của bạn sẽ làm cho nó ổn định hơn. Bác sĩ có thể đề nghị bạn tập vật lý trị liệu hoặc các bài tập tăng cường sức chịu đựng của đầu gối dựa trên tình trạng cụ thể gây ra cơn đau của bạn.

Trong trường hợp nghiêm trọng, các phương pháp điều trị thông thường không đem lại hiệu quả, các bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh tiến hành phẫu thuật.

Để phòng tránh tình trạng đau đầu gối, bạn nên xây dựng chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ chất dinh dưỡng. Cụ thể là những thực phẩm dưới đây:

– Vitamin C và vitamin D: sữa, cá, dầu gan cá, trứng cá, súp lơ, ớt…

– Canxi: phô mai, ngũ cốc dinh dưỡng, cải xoăn, hải sản, bắp…

– Chất béo omega-3: cá thu, cá hồi, hàu,…

Bên cạnh đó bạn cần có lối sống khoa học và lành mạnh:

– Kiểm soát trọng lượng của cơ thể, tránh trình trạng thừa cân béo phì

– Duy trì thói quen luyện tập thể dục, những người bị đau đầu gối nên đi bộ nhẹ nhàng

– Hạn chế thức khuya, tránh căng thẳng, stress

Đau đầu gối khi co chân không khắc phục kịp thời sẽ dẫn đến các bệnh lý nghiêm trọng. Nhất là khi không có phương pháp chữa trị hiệu quả, bạn sẽ đứng trước nguy cơ gặp phải những biến chứng nặng nề. Tuy nhiên, cũng không nên tự ý uống các loại thuốc giảm đau sẽ ảnh hưởng đến chức năng gan, thận và dạ dày.

XEM THÊM:

Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

Luôn tâm niệm “Y học cổ truyền là niềm đam mê của tôi”, TTƯT Nguyễn Thị Hằng hiện là cố vấn y khoa tại Dược Phẩm Tâm Bình. Bà là tác giả của nhiều đề tài nghiên cứu có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh lý về xương khớp [thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm, đau thần kinh tọa,...] và các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa [viêm đại tràng, tiêu chảy, táo bón,…]

Thế nào là gối duỗi thẳng?

Về cơ bản, gối duỗi thẳng là khi góc giữa trục của thân xương đùi và cẳng chân là 180 độ [ trong Y học được gọi là 0 độ theo tư thế xuất phát 0]. Tuy nhiên, có những trường hợp gối của 1 số người có thể ưỡn ra sau, tức là hơn 180 độ, thường gặp ở những người chơi thể thao. Tình trạng gối duỗi thẳng ở hai chân của bệnh nhân thường là tương tự nhau.

Gối duỗi thẳng có vai trò khá quan trọng. Khi đứng thẳng, ở tư thế gối duỗi thẳng cho phép các nhóm cơ đùi và cẳng chân có thể thả lỏng, không cần phải co cơ do đó có thể coi là ở trạng thái nghỉ. Gối duỗi thẳng giúp cho trọng lượng cơ thể phân phối lên hai khớp gối có thể truyền xuống cẳng chân và xuống đất thông qua 1 diện tiếp xúc sinh lý nhất vì vậy lực tác động lên các thành phần bên trong khớp gối như dây chằng, sụn chêm, sụn khớp,... hợp lý và không có tình trạng căng giãn bất thường. Vì vậy ở tư thế đứng với gối duỗi thẳng là tư thế nghỉ hợp lý nhất của khớp gối.

Tại sao sau mổ gối duỗi không thẳng?

Với các can thiệp vào khớp gối như nội soi hay thay khớp, sự đau đớn là yếu tố phiền toái nhất sau mổ. Phản xạ tự nhiên của con người khi bị đau là co gối lại, nếu không phát hiện và điều trị sớm thì sẽ dẫn đến tình trạng mất duỗi gối. Vì vậy sau một số phẫu thuật như nội soi hoặc thay khớp, bác sỹ điều trị có thể yêu cầu bệnh nhân đeo thêm nẹp để duy trì tình trạng duỗi gối sau mổ. Yếu tố thứ hai ảnh hưởng đến việc gối duỗi không thẳng là do đau, khả năng vận động của bệnh nhân bị hạn chế do đó làm cơ tứ đầu đùi của bệnh nhân yếu nên khi co cơ không đảm bảo gối duỗi thẳng được.

Hậu quả của gối duỗi không thẳng

 Nếu gối duỗi không thẳng, khi đứng và chịu lực, cơ tứ đầu đùi và các khối cơ khác của đùi sẽ phải ở trạng thái co cơ để giữ cho gối ở trạng thái duỗi nhất có thể. Quá trình này kéo dài sẽ làm mỏi cơ, đồng thời các điểm bám của các cơ vào quanh khớp gối có thể phát sinh hiện tượng đau. Sự co cơ kéo dài có thể kích thích và làm xuất hiện tình trạng tràn dịch khớp gối. Cùng với đó là sự phân phối lực truyền từ lồi cầu đùi xuống mâm chầy không đạt được mức độ tốt nhất có nguy cơ gây ảnh hưởng đến sụn khớp, sụn chêm và làm thay đổi lực tác động lên các dây chằng, dễ có nguy cơ giãn dây chằng sau tái tạo. Sự đau do tình trạng gối duỗi không thẳng sau phẫu thuật thay khớp gối có thể làm kéo dài tình trạng hồi phục sau phẫu thuật, một số trường hợp có thể là yếu tố khởi phát hội chứng CRPS [complex regional pain syndrome] gây rất nhiều khó khăn cho điều trị. Đối với một số phẫu thuật như thay khớp gối, tạo hình dây chằng, việc tỳ chân chỉ nên thực hiện khi gối duỗi thẳng, do đó nếu gối bạn duỗi không thẳng thì thời gian đeo nẹp hoặc đi nạng của bạn có thể kéo dài hơn.

Làm thế nào để phát hiện gối duỗi không thẳng

Với những trường hợp hạn chế duỗi nhiều thì rất dễ dàng phát hiện được, một số trường hợp mất duỗi nhiều có thể còn làm cho bệnh nhân không thể đi lại được. Với những trường hợp mất duỗi ít hơn, đôi khi rất khó để phát hiện nếu không biết cách. Với những tình trạng như vậy, nếu bệnh nhân đi lại có thể vẫn đau, khó chịu dai dẳng đồng thời ảnh hưởng không tốt đến kết quả như gối bị tràn dịch, dây chằng bị căng giãn. Để đánh giá tình trạng duỗi gối sau mổ, có nhiều cách tuy nhiên đơn giản bạn có thể làm theo cách sau: Bạn ngồi trên giường hoặc trên bàn hay trên 1 mặt phẳng cứng nào đó, không phải trên đệm mềm. Hai chân bạn duỗi thẳng song song với nhau. Bạn so sánh độ cao của 2 đầu gối, nếu bên mổ cao hơn thì khả năng gối của bạn duỗi chưa thẳng. Trường hợp này có thể khó khăn nếu khớp gối có dịch [thường gặp sau phẫu thuật] nen gối duỗi thẳng rồi nhưng vẫn có thể cao hơn bên đối diện. Bạn có thể đánh giá bằng cách thứ hai: Bạn luồn bàn tay bạn dưới khoeo bên lành [giữa gối và mặt bàn] sau đó làm tương tự với bên gối phẫu thuật. Nếu bàn tay bạn đưa vào bên gối phẫu thuật dễ dàng hơn bên lành là khả năng gối bạn duỗi chưa hết.

Đề phòng gối duỗi không thẳng sau mổ

Sau mổ vùng khớp gối, bên cạnh việc tập gấp gối thì tập duỗi gối rất quan trọng. Bạn cần biết là khả năng gối của bạn sẽ bị hạn chế duỗi do đau nên có thể bác sỹ sẽ yêu cầu bạn đeo thêm nẹp, đặc biệt khi ngủ. Việc kê gối dưới khoeo sau mổ có thể sử dụng để đỡ đau nhưng không được lạm dụng, tốt nhất là duỗi thẳng chân và kê gối dưới gót chân. Kết hợp một số bài tập mà các kỹ thuật viên hướng dẫn sẽ giúp bạn duỗi thẳng gối. 

TS Trần Trung Dũng

Video liên quan

Chủ Đề