Tại sao lại có giải nobel

Giải Nobel ra đời bắt nguồn từ ý nguyện của nhà bác học đồng thời là một nhà công nghiệp người Thuỵ Điển Alfred Nobel [ 1833-1896] muốn dành toàn bộ thu nhập hàng năm từ khối tài sản lớn của ông để lại cho các công trình phục vụ lợi ích của con người. Alfred Nobel, người sáng chế ra thuốc nổ, đã ghi nguyện vọng đó trong chúc thư lập tại Paris năm 1895, tức là một năm trước khi ông qua đời.

Theo di chúc, tài sản của ông để lại khoảng 31,5 triệu cua-ron Thụy Điển, tính theo giá trị hiện tại có cộng thêm trượt giá giờ được tính là trên 200 triệu đô la Mỹ, được làm vốn lấy lãi hàng năm để trao thưởng cho « những người đã có những công trình đóng góp to lớn cho nhân loại trong năm trước ».  

Chúc thư của Alfred Nobel phân chia các nhóm giải thưởng như sau :
« Đầu tiên dành cho tác giả của phát hiện hoặc phát minh quan trọng trong lĩnh vực vật lý ; thứ hai là tác giả của phát hiện hay phát minh quan trọng trong lĩnh vực hoá học ; thứ ba cho tác giả của các công trình phát hiện quan trọng về sinh lý học hoặc y học; giải thứ tư dành cho tác giả của tác phẩm văn học có ý tưởng lớn; giải thứ năm để trao tặng cho nhân vật có đóng góp lớn lao nhất giúp các dân tộc đoàn kết xích lại gần nhau, giúp xoá bỏ, hạn chế vũ khí hoặc có công thúc đẩy hoà bình ».

Ngoài ra, Alfred Nobel đã chỉ định trong di chúc những uỷ ban khác nhau để trao giải thưởng hàng năm. Đó là : Viện hàn lâm Thuỵ Điển chịu trách nhiệm giải Văn học, Viện Karolinska Institut trao giải Y học, Viện hàn lâm khoa học Hoàng gia Thụy Điển phụ trách giải Vật lý và Hoá học và một uỷ ban đặc biệt gồm 5 thành viên do Quốc hội Na Uy bầu ra phụ trách trao giải Hoà bình.

Thế nhưng người để lại di chúc đã không giải thích các thể thức trao giải thưởng cho các ủy ban xét giải. Về mặt luật pháp, chúc thư không chỉ định cụ thể người được nhận di tặng tài sản. Chính vì thế chúc thư khi được mở đọc năm 1897 đã gây tranh cãi gay gắt bởi các thành viên gia đình nhà Nobel.

Phải mất hơn ba năm sau đó thì các vấn đề nảy sinh mới được giải quyết bằng việc lập ra Quỹ Nobel, có tư cách pháp nhân là người nhận dị tặng. Quỹ này quản lý nguồn vốn giải Nobel trong khi đó các uỷ ban được chỉ định trong di chúc có nhiệm vụ xét duyệt việc trao giải. Và ngày 10/12/1909 những giải thưởng Nobel đầu tiên đã được đích thân nhà vua Thuy Điển trao tại Stockholm.

Đến năm 1968, nhân kỷ niệm 300 năm thành lập, ngân hàng trung ương Thuỵ Điển [Riksbank] đã lập ra giải thưởng Khoa học kinh tế để tưởng nhớ đến Alfred Nobel. Ngân hàng này hàng năm rót cho Quỹ Nobel một khoản tiền để trao giải Nobel Kinh tế.

Đến năm 1974, giải Nobel bắt đầu mới có quy định truy tặng. Hai người Thụy Điển đã nhận giải Nobel theo cách truy tặng đó là Erik Axel Karlfeldt cho Nobel Văn học năm 1931 và Nobel Hoà bình 1961 cho Dag Hammarskjold.
Trong mỗi lĩnh vực, những nhân vật được đề cử theo đề nghị của các viện hàn lâm hay viện nghiên cứu của Thụy Điển, riêng Nobel Hoà bình do uỷ ban của Na uy đề cử, hoặc do những những nhân vật có uy tín của quốc tế giới thiệu.

Danh sách đề cử sau đó sẽ được một uỷ ban đặc biệt gồm 5 viện sĩ hàn lâm, được bầu 3 năm một lần, sàng lọc từ đầu năm. Trước mùa hè, ban giám khảo ấn định danh sách cuối cùng gồm 5 cái tên hoặc nhóm người. Người trúng giải được bầu kín trong uỷ ban vào đầu tháng 10. Bốn người bị loại sẽ được đặc cách tham gia vào lần lựa chọn cho giải năm sau.

Tuần đầu của tháng 10, lần lượt những người được nhận trong các lĩnh vực sẽ được công bố trong các cuộc họp báo mỗi ngày. Đến giờ giá trị mỗi giải Nobel là 8 triệu cua-ron tiền Thuỵ Điển, tương đương khoảng trên 900 nghìn đô la Mỹ.

Cái giá của những tấm huy chương Nobel

Giải Nobel, phần thưởng cao quý nhất biểu tượng của công lao vĩ đại đóng góp cho nhân loại. Bên cạnh hình ảnh rất nhân bản và hòa bình, những tấm huy chương Nobel còn mang giá trị vật chất mua bán được.

Có người nói, không nhất thiết cứ phải là người kiến tạo hoà bình cho Trung Đông, là nhà khoa học vén màn bí ẩn của tự nhiên hay là tác giả viết ra những kiệt tác văn chương mới có được tấm huy chương Nobel treo trên tường nhà mình. Đơn giản là chỉ cần bỏ tiền ra mua, nhưng không phải ai cũng có điều kiện làm được việc đó.

Trong lịch sử 114 năm của mình, đã có 889 giải Nobel được trao cho những công trình làm nên thành tựu lớn trong các lĩnh vực Hoà bình, Văn học, Y học, Vật lý, Hoá học và kinh tế. Nếu như danh hiệu Nobel là vô giá thì những tấm huy chương bằng 150 gram vàng 18 ca-ra chạm hình Alfered Nobel lại có giá của nó, thậm chí là rất cao. Có lẽ thế mà đã có khoảng một chục tấm huy chương Nobel được bán đầu giá.

Người ta vẫn thường nói hoà bình là không có giá, ấy vậy giải Nobel cho hoà bình đấy lại có giá, mà cái giá đôi khi không được cao cho lắm.  Tấm huy chương Nobel Hòa bình được bán rẻ nhất trong đấu giá đó là của Aristide Briand, người Pháp đã có đóng góp lớn trong năm 1926 vào cuộc hoà hợp ngắn ngủi Đức –Pháp. Năm 2008 huy chương Nobel này được bảo tàng Ecomusée của Saint-Nazaire mua về với khoản tiền khiêm tốn : 12 nghìn euro. Khá hơn một chút, huy chương Nobel Hoà bình của người Anh William Randal Cremer vinh danh năm 1903 đã bán với giá 17.000 đô la tại một cuộc đấu giá năm 1985.

Việc đem huy chương giải Nobel ra bán có vẻ đang dần trở nên phổ biến. Có điều ngạc nhiên là ngày càng có nhiều người được nhận giải hoặc gia đình họ muốn bán tháo món đồ sở hữu quý giá. Từ đầu năm 2014, ít nhất đã có 8 tấm huy chương Nobel được đưa ra đấu giá.

Giám đốc bộ phận sách và bản thảo viết tay của nhà đấu giá Christie’s, ông Francis Wahlgren giải thích với AFP : « Ngày càng có nhiều người quan tâm đến các phát hiện và phát triển của thế kỷ 20, giải Nobel thực sự là biểu tượng cho những thành công vĩ đại nhất của thế kỷ, dù đó là lĩnh vực khoa học, kinh tế hay hoà bình ».

Mới đây, nhiều tấm huy chương của giải Nobel vật lý, Hoá học hay Kinh tế đã được bán với khoảng từ 300.000 đến 400.000 đô la.  Trở lại giải Nobel Hoà bình, tấm huy chương của ngưới Bỉ Auguste Beernaert [được trao năm 1909] đã đạt tới giá 661 nghìn đô la và huy chương Nobel của Carlos Saavedra Lamas, người Achentina, nhận năm 1936, thậm chí đã tìm được người mua với giá kỷ lục 1,16 triệu đô la.

Thế nhưng huy chương Nobel Y học vẫn giữ giá nhất. Rất hiếm có người nhận giải trong lĩnh vực này muốn nhượng lại biểu tượng phần thưởng của mình khi còn sống. Kỷ lục hiện nay là của James Watson, người Mỹ được nhận giải nobel Y học năm 1962 cho những phát hiện ra cấu trúc ADN. Ông đã bán được tấm huy chương Nobel của mình với giá 4,76 triệu đô la hồi tháng 12/2014. Trong khi đó chỉ trước đó có 20 tháng, những người được thừa kế của nhà khoa học Anh Francis Crick, nhận chung Nobel Y học với James Watson, lại chỉ bán được tấm huy chương với giá chưa bằng một nửa.

Giải Nobel Y học người Mỹ James Watson hồi năm 2007 đã từng làm dậy sóng dư luận với phát biểu cho rằng người châu Phi kém thông minh hơn người phương Tây. Có lẽ vì hay có những phát biểu gây sốc nên món hàng của ông trở nên đắt giá chăng ? Tấm huy chương Nobel của James Watson được tỷ phú người Nga Alicher Ousmanov trả giá cao như vậy, theo ông cho biết là để tỏ lòng biết ơn với các công trình của nhà khoa học Mỹ.

Một trường hợp khác cũng đáng nói, đó là nhà khoa học người Mỹ, Leon Lederman, nhận giải Nobel Vật lý năm 1988. Nay đã 93 tuổi nhưng tháng Năm vừa qua ông vẫn quyết định đem bán huy chương Nobel của mình và đã thu về 765 nghìn đô la.

Alfred Nobel để lại di chúc, dành toàn bộ tài sản của mình để trao giải Nobel tôn vinh những đóng góp quan trọng ở các lĩnh vực y học, vật lý, hóa học, hòa bình và văn chương. Tuy nhiên, lại không có giải thưởng Nobel toán học, vì sao vậy?

Alfred Bernhard Nobel

Alfred Bernhard Nobel [1833 – 1896] là một nhà hóa học, kỹ sư, nhà phát minh, doanh nhân và nhà hảo tâm người Thụy Điển. Nobel phát minh ra ballistite, là tiền thân của nhiều vật liệu nổ không khói được dùng phổ biến sau này.

Trong suốt cuộc đời mình, ông đã có 355 phát minh, trong đó, phát minh thuốc nổ là nổi tiếng nhất. Ông cũng tích lũy được một số tài sản khổng lồ trong lúc sinh thời. Sau khi bị chỉ trích vì đã phát minh ra cách thức giết chết con người nhanh nhất, ông đã quyết định thay đổi di chúc và quyên góp tài sản của mình để thành lập nên chuỗi giải thưởng Nobel trong các lĩnh vực Hóa học, Vật lý, Y học, Văn học và Hòa bình.

Hình ảnh về Alfred Bernhard Nobel [Nguồn: Internet]

Toán học là một bộ môn khoa học rất quan trọng, đóng vai trò rất lớn trong đời sống từ xưa cho đến nay. Vì vậy, đối với nhiều người, việc không trao giải Nobel cho lĩnh vực toán học là một điều bất công khá lớn.

Đã có nhiều giải thuyết đã nêu ra để giải thích lý do tại sao không có giải Nobel toán học.

Đây cũng được xem là giả thuyết phổ biến, được nhiều người biết đến nhất. Nhiều người cho rằng vợ hoặc người yêu của Alfred Nobel đã phản bội ông và ngoại tình với một nhà toán học nổi tiếng thời đó tên là Gosta Mittag-Leffler.

Chính vì lý do này mà Alfred Nobel cảm thấy bị xúc phạm và đã quyết định không trao giải cho lĩnh vực toán học. Tuy nhiên, lại có thông tin Alfred Nobel không hề có vợ và những người yêu của ông lại không hề liên quan đến nhà toán học nào, vì vậy, giả thuyết này không hoàn toàn chính xác.

Gosta Mittag-Leffler vốn là nhà toán học nổi tiếng cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20. Ông đã sáng lập ra tạp chí toán học danh tiếng Acta Mathematica và đóng vai trò quan trọng trong toán học nhưng lại có mâu thuẫn lớn với Alfred Nobel. Giải thuyết này lại một lần nữa bị phủ nhận. Bởi năm 1865, Nobel chuyển đến Paris sống, cùng lúc đó Gosta Mittag-Leffler còn đang là sinh viên và Nobel thì ít khi quay trở lại Thụy Điển. Nên mối liên hệ của cả hai là gần như khó xảy ra.

Nhiều người lại cho rằng Alfred Nobel không quan tâm và không hứng thú với lĩnh vực toán học, ông cho rằng không cảm thấy có lợi ích khi trao giải cho các đóng góp trong lĩnh vực này. Dường như, ông có hứng thú nhất với lĩnh vực văn chương mà thôi.

Một giả thuyết khác nữa là vào thời điểm đó đã có một giải thưởng toán học danh tiếng khác được trao. Và Alfred Nobel không muốn cạnh tranh nên đã quyết định không thành lập giải thưởng Nobel toán học.

Đến tận ngày nay, lý do vì sao không có giải thưởng Nobel toán học vẫn còn là một bí ẩn.

Lễ trao giải Nobel [Nguồn: Internet]

Những giải thưởng toán học khác

Tuy không có giải Nobel toán học nhưng trên thế giới, vẫn có các giải thưởng toán học danh tiếng khác mang sức ảnh hưởng khá lớn.

Đầu tiên phải nhắc đến Huy chương Fields, được thành lập năm 1936 theo tên của nhà toán học người Canada - John Charles Fields. Giải thưởng này được trao 4 năm mỗi lần cho nhà toán học dưới 40 tuổi.

Ngoài ra, giải thưởng toán học Abel cũng ra đời và được đặt theo tên của nhà toán học nổi tiếng vào thế kỷ 19 - Niels Henrik Abel.

Năm 2010, giáo sư Ngô Bảo Châu của Việt Nam đã đoạt Huy chương Field với công trình “chứng minh bổ đề cơ bản” và được coi là một trong 10 khám phá của năm do tạp chí Time bình chọn.

Giáo sư Ngô Bảo Châu [Nguồn Internet]

Trên đây là những thông tin có thể bạn chưa biết về giải thưởng Nobel. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những kiến thức hữu ích.

Tìm hiểu về 7 bài toán Thiên niên kỷ - được treo giải mỗi bài 1 triệu đô: Đây là 7 bài toán thiên niên kỷ do Viện toán học Clay công bố. Bài viết sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin bổ ích về 7 bài toán thiên niên kỷ.

Những điều thú vị xoay quanh phương trình E=mC2 của thiên tài Albert Einstein: Bạn biết gì về phương trình về sự tương đương giữa khối lượng và năng lượng? Nó có nguồn gốc từ đâu và được ứng dụng như thế nào trong cuộc sống?

Video liên quan

Chủ Đề