Tại sao miệng bị chát

Vị chua trong miệng đang khiến bạn khó chịu giữa các bữa ăn? Bạn đang cảm thấy thèm ăn nhưng miệng bị chua khiến vị giác bị ảnh hưởng và ăn không ngon như bình thường? Vậy, miệng chua là bệnh gì và cách xử lý ra sao?

Mời bạn Hello Bacsi tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục vấn đề khó chịu này trong bài viết ngay sau đây!

Miệng chua là bệnh gì? 8 nguyên nhân thường gặp

1. Mất nước

Một nguyên nhân khá phổ biến khiến miệng bị chua chỉ đơn giản là cơ thể mất nước và bạn đang không uống đủ nước. Mất nước khiến miệng khô và làm thay đổi vị giác, dẫn đến chua miệng hoặc xuất hiện vị lạ xuất hiện trong miệng làm bạn vô cùng khó chịu.

2. Hút thuốc lá khiến miệng bị chua

Hút thuốc lá không chỉ dẫn đến hôi miệng mà còn có thể làm mất vị giác, khiến bạn bị chua hay khó chịu trong miệng. Bên cạnh đó, hút thuốc cũng làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm khác, thậm chí là dẫn đến tử vong.

3. Vệ sinh răng miệng kém

Vệ sinh răng miệng kém cũng là thủ phạm phổ biến khiến miệng bị chua. Vi khuẩn sẽ tiêu hóa các mảnh thức ăn dư thừa và các tế bào bong tróc trong miệng. Sản phẩm tiêu hóa của chúng làm miệng chua. Tình trạng này thường gặp hơn sau khi ăn.

4. Nhiễm trùng hoặc bị bệnh

Để trả lời cho câu hỏi miệng chua là bệnh gì thì câu trả lời sẽ là bạn có thể bị viêm xoang, cảm lạnh hoặc các bệnh nhiễm trùng khác. Lúc này, cơ thể sẽ tự động tạo ra một số loại protein khác nhau, chúng ảnh hưởng đến vị giác nên bạn sẽ cảm thấy miệng bị chua hoặc có vị hơi đắng. Khi bạn khỏi bệnh, vị chua sẽ biến mất.

5. Một số loại thuốc và tác dụng phụ trong quá trình điều trị ung thư

Một số loại thuốc kháng sinh, thuốc kháng histamin,… cũng có thể gây ra tình trạng miệng bị chua. Lý do là vì một lượng nhỏ thuốc được bài tiết qua nước bọt và làm vị giác biến đổi.

Ngoài ra, chua miệng cũng có thể là tác dụng phụ trong quá trình xạ trị vào vùng đầu cổ hoặc hóa trị để điều trị bệnh ung thư. Nếu gặp phải trường hợp này, bạn nên trao đổi với bác sĩ để có sự điều chỉnh và can thiệp kịp thời.

6. Miệng bị chua do bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD)

Ăn xong bị chua miệng là bệnh gì? Đây có thể là triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Có trên một nửa số bệnh nhân mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản bị hôi miệng và xuất hiện tình trạng ợ nóng, chua miệng.

Nguyên nhân là do cơ đóng mở giữa thực quản và dạ dày (cơ vòng môn vị) không đóng lại hoàn toàn sau khi ăn. Điều này tạo điều kiện cho thức ăn và axit trong dạ dày có thể đi ngược trở lại thực quản, đôi khi đến miệng và gây ra vị chua khó chịu. Bản thân axit dạ dày cũng có vị đắng và/hoặc chua và tình trạng này sẽ nghiêm trọng hơn sau khi ăn.

Ngoài ra, axit dạ dày làm giảm pH trong khoang miệng, tạo điều kiện cho vi khuẩn sản xuất lưu huỳnh sinh sôi. Chúng tiêu hóa những mảng thức ăn dư thừa và tế bào chết trong miệng, sinh ra hợp chất lưu huỳnh có mùi rất khó chịu, khiến miệng bị hôi.

7. Tuổi cao

Một số nghiên cứu cho thấy khi tuổi càng cao, các gai lưỡi cảm nhận vị giác sẽ co lại và trở nên kém nhạy cảm hơn. Vì vậy mà tuổi tác cũng có thể là yếu tố làm ảnh hưởng đến vị giác và là nguyên nhân gây ra tình trạng miệng bị chua.

8. Mang thai

Khi mang thai, nội tiết tố thay đổi làm nhiều thai phụ cảm thấy có vị đắng hoặc vị kim loại ở trong miệng. Tình trạng này sẽ biến mất sau khi sinh con.

Cách khắc phục tình trạng miệng bị chua

Miệng bị chua không phải là vấn đề đáng lo ngại. Bạn hoàn toàn có thể khắc phục và xử lý tình trạng này ngay tại nhà tùy thuộc vào nguyên nhân. Cụ thể như sau:

  • Hãy uống ít nhất từ 1,5-2 lít nước mỗi ngày để tăng cường quá trình hydrat hóa trong cơ thể, tránh mất nước.
  • Ngừng hút thuốc sẽ mang lại nhiều lợi ích cho hơi thở và hương vị trong miệng, đồng thời giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm khác.
  • Đánh răng ít nhất 2 lần một ngày vào mỗi sáng và tối. Hãy dùng chỉ nha khoa để vệ sinh răng miệng ít nhất một lần mỗi ngày và lấy cao răng, kiểm tra răng miệng định kỳ.
  • Giảm nguy cơ mắc phải các bệnh nhiễm trùng bằng cách rửa tay thường xuyên, hạn chế chạm tay lên miệng, mũi và mắt; tránh tiếp xúc gần với người bị bệnh.
  • Thay đổi chế độ ăn uống, hạn chế các thực phẩm có tính axit, chia làm nhiều bữa nhỏ để ăn trong ngày và không ăn quá gần giờ đi ngủ.
  • Thay đổi trong lối sống, chẳng hạn như duy trì cân nặng hợp lý, kê cao đầu khi nằm xuống, đặc biệt là nếu bạn mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
  • Thăm khám và điều trị sớm nếu mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản.

Hy vọng thông qua bài viết này bạn đã hiểu rõ hơn về nguyên nhân của tình trạng miệng bị chua và cách xử lý hiệu quả. Tóm lại, nếu bạn không có các triệu chứng khác thì vấn đề chua miệng không phải là lý do đáng lo ngại nhưng bạn cũng nên giải quyết sớm để ăn ngon miệng hơn.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Bạn có thể cảm thấy đắng miệng khi sử dụng những thực phẩm như cải xoăn, mướp đắng, cà phê đen… Tình trạng đắng miệng kéo dài có thể là dấu hiệu cảnh báo tổn thương thần kinh, vấn đề nha khoa, bệnh trào ngược dạ dày…

Vị giác là một cảm giác phức tạp có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố bao gồm vệ sinh răng miệng kém, khô miệng, mang thai…. Tình trạng đắng miệng có thể khiến bạn có cảm giác ăn không ngon ảnh hưởng đến tâm trạng trong ngày. Dưới đây, bạn hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu các nguyên nhân đắng miệng và cách cải thiện vấn đề này nhé!

Các nguyên nhân đắng miệng

Nhiều người thắc mắc bị đắng miệng là bệnh gì? Thế nhưng, các nguyên nhân gây ra vị đắng trong miệng thường không nghiêm trọng. Tuy nhiên, các triệu chứng có thể gây khó chịu và ảnh hưởng đến chế độ ăn uống hàng ngày của bạn.

1. Khô miệng

Tình trạng khô miệng hay còn được gọi là xerostomia, xảy ra khi miệng không sản xuất đủ nước bọt. Nước bọt giúp làm giảm lượng vi khuẩn trong miệng, vì thế lượng ít nước bọt có thể khiến vi khuẩn phát triển nhiều hơn… Điều này có thể do các yếu tố như dùng thuốc men, sử dụng thuốc lá… Nếu bạn bị khô miệng kéo dài, bạn nên nói chuyện với bác sĩ để được chẩn đoán chính xác.

2. Chăm sóc răng miệng kém

Việc vệ sinh răng miệng kém có thể gây ra vị đắng trong miệng do nguy cơ sâu răng, nhiễm trùng, bệnh nướu răng hoặc viêm nướu. Bạn nên thường xuyên đánh răng, sử dụng dụng cụ cạo lưỡi hoặc nước súc miệng kháng khuẩn để răng miệng luôn được sạch sẽ, hạn chế các vấn đề về nha khoa.

Trong ba tháng đầu của thai kỳ, người mẹ có thể gặp phải tình trạng có vị đắng hoặc kim loại trong miệng. Nguyên nhân do hormone trong cơ thể có sự biến đổi, có thể ảnh hưởng đến các giác quan, gây ra cảm giác thèm ăn hoặc tạo cảm giác khó chịu với một số thực phẩm có mùi. Tình trạng này thường tự biến mất sau khi sinh.

4. Hội chứng miệng bỏng rát

Hội chứng miệng bỏng rát là tình trạng gây ra cảm giác nóng rát trong miệng được mô tả tương tự như ăn ớt cay. Đồng thời, một số người cũng có thể cảm giác có vị đắng hoặc hôi trong miệng. Các triệu chứng của hội chứng này có thể xuất hiện trong thời gian ngắn, nhưng đôi lúc cũng có thể có trường hợp mãn tính kéo dài.

5. Mãn kinh gây đắng miệng

Phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh cũng có thể gặp phải tình trạng có vị đắng trong miệng. Điều này thường là do sự suy giảm nồng độ estrogen trong cơ thể, dẫn đến các vấn đề như hội chứng bỏng rát miệng hay khô miệng kéo dài.

6. Bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) là tình trạng xảy ra khi cơ vòng ở đỉnh dạ dày trở nên suy yếu, gây ra sự trào ngược axit lên ống dẫn thức ăn. Điều này gây ra cảm giác nóng rát ở ngực hoặc bụng và mang lại vị hôi hoặc đắng trong miệng.

Nhiễm trùng nấm men trong miệng thường gây ra các vết, đốm trắng xuất hiện trên lưỡi, miệng hoặc cổ họng. Đồng thời cũng có thể gây ra vị đắng hoặc khó chịu cho đến khi điều trị hoàn toàn tình trạng nhiễm trùng.

8. Căng thẳng gây đắng miệng

Mức độ căng thẳng và lo lắng cao có thể kích thích phản ứng trong cơ thể, điều này thường làm thay đổi cảm giác vị giác. Bên cạnh đó, lo lắng thường xuyên có thể gây khô miệng, yếu tố nguy cơ dẫn đến vị đắng.

9. Tổn thương dây thần kinh

Giống như các giác quan khác trong cơ thể, vị giác được kết nối trực tiếp với các dây thần kinh của não. Việc tổn thương dây thần kinh có thể gây ra sự thay đổi vị giác gây nên tình trạng vị giác bị rối loạn, hay đắng miệng. Tình trạng tổn thương thần kinh có thể xảy ra do chấn thương đầu hoặc các tình trạng bao gồm:

  • U não
  • Động kinh
  • Mất trí nhớ
  • Đa xơ cứng
  • Bệnh liệt mặt

10. Sử dụng thuốc gây đắng miệng

Một số loại thuốc, chất bổ sung hoặc phương pháp điều trị y tế có thể làm vị giác thay đổi. Điều này có thể là do bản chất thuốc có vị đắng hoặc do hóa chất trong thuốc được bài tiết vào nước bọt.

Các loại thuốc có thể dẫn đến tình trạng đắng miệng bao gồm:

  • Thuốc tim
  • Thuốc lithium
  • Thuốc kháng sinh
  • Vitamin có chứa khoáng chất hoặc kim loại như đồng, sắt hoặc kẽm

11. Cảm lạnh gây đắng miệng

Một số bệnh như nhiễm trùng xoang hoặc cảm lạnh có thể gây ra vị đắng trong miệng. Điều này xảy ra do cơ thể sẽ gửi các protein gây viêm để bắt các tế bào gây hại. Các protein này có thể ảnh hưởng đến lưỡi và vị giác, khiến người bệnh cảm giác có vị đắng hơn bình thường.

12. Điều trị ung thư gây đắng miệng

Người đang điều trị ung thư có thể cảm thấy vị giác khó chịu trong miệng khi ăn hoặc uống. Hóa trị và xạ trị có thể gây thay đổi vị giác ở một số người, gây nên cảm giác vị đắng hoặc vị kim loại trong miệng.

Khi miệng bị đắng, bạn có thể bắt đầu bằng việc điều trị nguyên nhân cơ bản. Bác sĩ thường có thể chẩn đoán vấn đề bằng cách hỏi về bất kỳ triệu chứng, thuốc đang sử dụng và xét nghiệm. Sau khi thu thập đủ thông tin chẩn đoán, bác sĩ có thể đề ra phương pháp điều trị thích hợp cho bạn.

Bác sĩ sẽ thảo luận hoặc thay thế các loại thuốc có khả năng khiến vị giác của bạn thay đổi. Điều quan trọng là bạn cần uống thuốc đúng liều lượng và vệ sinh răng miệng đầy đủ.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể thực hiện các biện pháp khắc phục tại nhà giúp giảm bớt tạm thời tình trạng có vị đắng trong miệng bao gồm:

• Chăm sóc răng miệng thường xuyên: Đánh răng, dùng chỉ nha khoa và sử dụng nước súc miệng kháng khuẩn đều đặn là cách hạn chế tình trạng miệng đắng.

• Nhai kẹo cao su không đường: Để duy trì lượng nước bọt trong miệng.

• Uống nước: Nên uống nước khoảng 2 – 3 lít mỗi ngày.

• Tránh các yếu tố nguy cơ gây trào ngược axit: Tránh ăn thức ăn nhiều dầu mỡ hoặc cay, giảm hoặc loại bỏ các sản phẩm từ thuốc lá và rượu.

Tình trạng miệng đắng có thể xảy ra ngay cả khi bạn không ăn hay uống bất cứ thứ gì có vị đắng. Đây là vấn đề khá phổ biến nhưng hầu hết các nguyên nhân đều có thể điều trị. Một khi xác định được đúng nguyên nhân và chữa trị đúng cách, vị giác của bạn sẽ sớm trở lại bình thường. Bạn hãy lưu ý vệ sinh răng miệng sạch sẽ và tập thể dục hàng ngày để sớm cải thiện tình trạng này nhé!

Hoàng Trí HELLO BACSI

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.