Tại sao mỹ không in nhiều tiền

1] Bạn và 10 người nữa bị lạc trôi dạt vào một đảo hoang trên biển, trên đảo chỉ là bãi cát. Thức ăn, thứ uống không có. Lúc này bạn ước có quả dưa hấu trôi qua hay ước có cục đô la trôi qua => Nhà nước có nên in tiền trong lúc này không?

Trường hợp, trên đảo này có vùng dưa hấu đủ để 11 người này [có bạn trong đó] sống cho đến khi có cứu trợ tìm thấy. Gần đó có 3 người cũng bị kẹt trên một đảo không có gì hết ngoài cái bì tiền, và họ mang tiền sang mua dưa hấu nơi bạn, vậy bạn có bán dưa để lấy tiền không.

Như vậy, khi không có giá trị của cải được tạo ra thì đồng tiền có in ra nhiều mấy cũng không có giá trị.

2] Trong quan hệ tài chính quốc tế:

Xét 2 quốc gia Việt Nam và Mỹ, tỷ giá hiện tại 20,000 VND/$. Giả sử Việt Nam in thêm rất nhiều tiền, trong khi các yếu tố khác không đổi. Điều này làm cho hàng hóa Việt Nam trở nên rất đắt đỏ. Người dân Việt Nam có nhiều VNĐ sẽ thấy được lợi ích khi mua hàng hóa ở Mỹ do rẻ hơn tương đối [lúc trước mua 1 bánh mì=1$ và bây giờ vẫn vậy], nhưng để mua được hàng Mỹ thì họ phải đổi VND lấy $ => nhu cầu $ tăng, nghĩa là $ sẽ tăng giá. Lúc này giá quy đổi 1$> 20,000VND, có thể là 30,000VND chẳng hạn.

Nói chung là người Việt Nam không tìm thấy được lợi ích gì từ việc phát hành thêm tiền cả.

TÓM LẠI: Hãy hình dung,mỗi ngày nền kinh tế chỉ sản xuất ra được 1 cái bánh, trong khi nhà nước in ra lượng tiền quá nhiều. Điều này làm cho cái bánh trở nên đắt đỏ, nói khác hơn những đồng tiền mới sẽ làm mất giá trị những đồng tiền cũ. Bản thân tiền chỉ là một tờ giấy có giá trị quy đổi chứ không có giá trị thật sự như vàng/bạc hay kim cương nên tình trạng mất giá rất dễ xảy ra nếu Ngân hàng Trung ương không tính toán tốt. Ngắn gọn, tăng gấp đôi lượng tiền lưu thông trong khi sức mua giữ nguyên sẽ làm giảm giá trị đồng tiền xuống 1/2. Người dân sẽ mất lòng tin vào đồng tiền.

Ngày nay, với việc phát triển thương mại quốc tế và tài chính quốc tế, việc phát hành tiền nhiều hay ít phụ thuộc vào sức mạnh kinh tế của quốc gia và cách mà chính phủ của quốc gia đó điều khiển nền kinh tế

Vốn có nhiều ý nghĩ ngây thơ cho rằng: tại sao không in tiền nhiều? Hay tại sao không in tiền nhiều để giúp đỡ cho những người nghèo khổ, khó khăn, khắc phục những khoản nợ giúp họ. Thực ra ai cũng đều ít nhất một lần trong đời có tự hỏi  như vậy, nhưng sau này khi hiểu ra rồi sẽ thấy có rất nhiều lý do chính đáng và hợp lý để giải quyết cho câu hỏi muôn thuở này. Cùng đọc bài viết dưới đây để tìm hiểu những lý do đó là gì nhé!

Thực tế là, Để trở nên giàu hơn, một đất nước phải sản xuất ra và bán được nhiều sản phẩm hơn, bất kể hàng hóa hay dịch vụ. Điều này giúp nước đó có thể in thêm tiền để người dân mua thêm lượng hàng hóa dư ra.

Giá cả tăng cao – lý do tại sao không in thêm nhiều tiền

Nhưng nếu một đất nước in thêm tiền mà không gia tăng sản xuất, thì giá cả sẽ đi lên. Ví dụ như một bộ đồ chơi Star Wars bản đặc biệt được sản xuất vào năm 1970 có thể có giá trị cao hơn rất nhiều.

Không còn nhà máy nào sản xuất mẫu đồ chơi này. Vì vậy, dù người dân có nhiều tiền hơn cũng không có nghĩa là sẽ có nhiều người hơn có thể mua được nó. Người bán sẽ tiếp tục tăng giá.

Vậy nên việc tăng giá cả chính là một trong những nguyên nhân tại sao không in tiền nhiều.

Nghe thì có vẻ nực cười nhưng một trong những lý do khiến giải thích cho việc tại sao không in tiền nhiều đó là nó có thể khiến một quốc gia ‘nghèo” đi. Nhưng đó là sự thật.

In thêm tiền nhiều không khiến quốc gia giàu hơn

Có thể bạn chưa biết, việc in quá nhiều tiền mất đi trạng thái cân bằng sẽ dẫn đến tình trạng lạm phát, và kết quả là đồng tiền trở nên “tụt giá” không phanh. Khi đó những ai vốn để tiền gửi ngân hàng thì phải nhanh chóng rút ra để mua vàng hoặc ngoại tệ, để tiền của họ tồn tại dưới dạng kinh doanh khác mà không bị ảnh hưởng bởi  lạm phát, họ sẽ mua hàng hóa để dự trữ. Và hệ quả nghiêm trọng đó là:

  • Thay vì bỏ ra một khoản tiền nhỏ ở mệnh giá trăm nghìn để mua một sản phẩm thường ngày chúng ta sử dụng thì nếu có lạm phát, chắc chắn các bạn sẽ phải bỏ ra một khoảng trên dưới hàng triệu cho nó.
  •  Và rồi mọi trật tự vốn có thay đổi, người nắm giữ hàng hóa sẽ giàu lên và người nắm tiền sẽ nghèo đi. Điển hình là Việt Nam mình sản xuất quần áo Việt nam xuất khẩu, người Việt Nam thích chứ không có mua. Sản xuất xong bán sang các nước với giá 10 đồng, nhưng khi chúng ta muốn mua thì phải nhập ngược hàng về và mua lại với giá thấp nhất là 20 đồng. Chưa in thêm tiền mà nó đã nghiêm trọng vậy rồi, vậy nếu in thêm chắc các bạn cũng tưởng tượng được hậu quả lớn đến nhường nào rồi đúng không?

Việc đó không khác nào mình in thêm tiền, tốn kém chi phí để in mà sau cùng làm cho nước mình nghèo hơn trong mắt nước bạn.

Tất nhiên, những nước nghèo chỉ có thể in đồng tiền riêng của họ, không thể in được đồng đô la Mỹ. Và nếu họ in tiền nhiều hơn, giá cả sẽ tăng lên rất nhanh và người dân sẽ ngưng sử dụng đồng tiền đó.

Thay vào đó, người dân sẽ sử dụng hàng hóa để trao đổi với nhau, hoặc yêu cầu trả bằng đồng đô la Mỹ. Điều này đã xảy ra tại Zimbabwe và Venezuela cùng với những nước khác rơi vào tình trạng siêu lạm phát.

Lạm phát – hậu quả nặng nề của việc in thêm tiền

Venezuela đã cố gắng bảo vệ người dân trước tình trạng siêu lạm phát bằng cách thông qua đạo luật giữ giá đối với hàng hóa thiết yếu của người dân như thực phẩm, thuốc men. Tuy nhiên nó đã khiến cho những mặt hàng này bị quét sạch khỏi các cửa hàng.

Nếu chỉ nói mọi vấn đề ở mặt lý thuyết rời rạc, khó hiểu chắc chắn nhiều bạn đọc đến đây có lẽ vẫn chưa tưởng tượng ra cụ thể nó là những gì. Vậy nên cùng tìm hiểu những ví dụ minh họa dưới đây, biết đâu nó sẽ giúp bạn hoàn thiện những suy nghĩ hay thắc mắc còn “dang dở” về các lý do tại sao không in tiền nhiều thì sao.

Ví dụ đầu tiên, tưởng tượng một người nào đó cũng có một tỷ trong tay. Khi mà chẳng ai chịu làm nữa vì ai cũng có tiền, họ bắt đầu bị chết đói theo đúng nghĩa đen. Thế là họ vẫn sẽ phải xoắn tay vào làm việc. Nhà nông thì trồng lúa, nhưng lúa mà các bác nông dân làm ra thì ăn cả năm cũng không hết, họ cũng không rảnh đâu mà đem cho người khác, thế là họ phải bán. Nhưng bán thế nào?

Các bác nông dân đều có bạc tỷ trong tay, không lẽ họ bán lúa với giá 5000 đồng một ký như hiện tại sao? Không, các bác sẽ không bán như vậy, ít ra cũng phải tầm vài triệu một ký chứ, chứ bác nào cũng có trong tay bạc tỷ mà bán lúa giá lấy đồng bạc lẻ thì ai thèm bán.

Ở một góc độ khác, những người không trồng lúa cũng đã bắt đầu đói trơ xương ra rồi. Họ phải tìm cái gì để ăn thôi. Thế là họ tìm đến những bác nông dân đã sản xuất ra rất nhiều lúa gạo. Nhưng làm sao để mua được lúa của họ bây giờ? Họ là tỷ phú, chắc họ chịu bán cho mình với giá vài nghìn đồng một cân chắc. Không, không hề. Thế là muốn mua lúa phải bỏ ra ít nhất vài triệu một cân chứ.

Một số ví dụ minh họa giải thích tại sao không in tiền nhiều

Hoặc cho các bạn thêm một lý do để giải thích tại sao không in tiền nhiều. Hãy hình dung, mỗi ngày nền kinh tế chỉ sản xuất ra được 1 cái bánh, trong khi nhà nước in ra lượng tiền quá nhiều. Điều này làm cho cái bánh trở nên đắt đỏ, nói khác hơn những đồng tiền mới sẽ làm mất giá trị những đồng tiền cũ.

Bản thân tiền chỉ là một tờ giấy có giá trị quy đổi chứ không có giá trị thật sự như vàng/bạc hay kim cương nên tình trạng mất giá rất dễ xảy ra nếu Ngân hàng Trung ương không tính toán tốt. Ngắn gọn, tăng gấp đôi lượng tiền lưu thông trong khi sức mua giữ nguyên sẽ làm giảm giá trị đồng tiền xuống 1/2. Người dân sẽ mất lòng tin vào đồng tiền.

Từ ví dụ này chắc các bạn cũng hiểu được lý do tại sao không in tiền nhiều trong một quốc gia rồi đúng không nhỉ? Chung quy lại là, tiền tuy chỉ là một tờ giấy hoặc những mảnh dẹp hình tròn bằng kim loại, nhưng nó đại diện cho những giá trị hữu hình và vô hình mà nền kinh tế của một đất nước hoặc một vùng đất đó tạo ra. Giá trị thật sự của nền kinh tế là lượng hàng hóa và của cải mà nền kinh tế đó có được.

Nên nhớ, Tiền chỉ là một công cụ trung gian để biểu thị giá trị đó. Dù tổng con số của những đồng tiền có nhiều hay ít thì lượng giá trị của một nền kinh tế đó vẫn không thay đổi.

Trên đây 3 lý do mà mình tìm hiểu được để giải thích cho việc tại sao không in tiền nhiều. Đã có rất nhiều thất bại của các quốc gia trong việc in ấn thêm ngân sách, gây ra tình trạng lạm phát và khủng hoảng nghiêm trọng. Vậy nên chúng ta cần nên nhớ việc phát hành tiền nhiều hay ít phụ thuộc vào sức mạnh kinh tế của quốc gia và cách mà chính phủ của quốc gia đó điều khiển nền kinh tế.

Curious Kids [những đứa trẻ tò mò] là một series hỏi đáp dành cho trẻ em ở mọi lứa tuổi trên trang The Conversation. Những đứa trẻ sẽ đặt câu hỏi trên trang The Conversation, và trang này sẽ đi hỏi các chuyên gia để giải đáp các thắc mắc đó.

Mình lướt trang này thấy có một câu hỏi khá là thú vi từ cậu bé Clementine 12 tuổi đến từ London đó là “tại sao các nước nghèo không in thêm tiền để trở nên giàu hơn?”, xin trích dẫn lại câu trả lời để anh em tham khảo.

In thêm tiền có thể gây ra điều gì?


Khi một quốc gia muốn in thêm tiền với suy nghĩ sẽ làm đất nước giàu hơn, điều này hiếm khi có tác dụng. Bởi vì nếu mọi người có nhiều tiền hơn, giá cả hàng hóa cũng sẽ tăng lên. Và chúng ta sẽ phải bỏ ra càng ngày càng nhiều tiền để mua cùng một lượng hàng hóa như nhau.

Điều này đã xảy ra với Zimbabwe ở Châu Phi và Venezuela ở Nam Mỹ, 2 quốc gia này đều in thêm tiền để cố làm cho nền kinh tế phát triển.

Quảng cáo





Khi các máy in tiền tăng tốc hoạt động, thì giá cả tăng nhanh hơn, cho đến khi các quốc gia này nếm trải một thứ gọi là “siêu lạm phát”, đó là khi giá cả tăng một lượng khủng khiếp trong một năm.

Khi Zimbabwe bị siêu lạm phát, năm 2008, giá đã tăng tới 231,000,000% trong một năm. Hãy tưởng tượng một viên kẹo có giá một đô Zimbabwe trước khi lạm phát sẽ có giá 231 triệu đô Zimbabwe một năm sau đó. Lúc này số lượng giấy in ra số tiền này có thể còn giá trị hơn số tiền ghi trên đó.

Có thể in thêm tiền để giàu hơn, NHƯNG…


Để giàu hơn, một quốc gia phải sản xuất và bán nhiều thứ hơn, cả hàng hóa và dịch vụ. Lúc này in thêm tiền sẽ an toàn hơn, vì người dân có thể dùng tiền đó để mua thêm lượng hàng hóa tăng thêm. Nếu một quốc gia chỉ in thêm tiền mà không gia tăng sản xuất, lúc này giá cả sẽ tăng lên.

Ví dụ một bộ đồ chơi Star Wars bản đặc biệt được sản xuất vào năm 1970, hiện nay không còn ai sản xuất mẫu đồ chơi này nữa. Vì vậy dù có nhiều tiền hơn cũng không có nghĩa là sẽ có nhiều người hơn mua được nó. Người bán sẽ tiếp tục tăng giá.


Hiện tại chỉ có một quốc gia có thể giàu hơn bằng cách in thêm tiền, đó là nước Mỹ [mặc dù hiện tai họ cũng đã giàu rồi]. Đó là bởi vì những thứ giá trị nhất mà các quốc gia trên thế giới mua và bán với nhau, bao gồm vàng và dầu mỏ đều được định giá bằng đồng đô la Mỹ. Vì vậy nếu Mỹ muốn mua nhiều hơn, họ thật sự có thể in thêm tiền. Dù vậy nếu in quá nhiều thì hàng hóa tính bằng đô la vẫn sẽ tăng giá.

Quảng cáo


Dĩ nhiên, các nước nghèo nếu muốn in thêm tiền, chỉ có thể in đồng tiền riêng của họ chứ không thể in đô la Mỹ. Và nếu họ in quá nhiều, giá sẽ tăng rất nhanh và người dân sẽ không dùng đồng tiền đó nữa. Thay vào đó, mọi người sẽ trao đổi hàng hóa với nhau, hoặc yêu cầu được trả bằng đô la Mỹ thay vì đồng tiền quốc gia. Đó là những gì đã xảy ra ở Zimbabwe và Venezuela và nhiều quốc gia khác với tình trạng siêu lạm phát.

Venezuela đã cố gắng bảo vệ người dân khỏi siêu lạm phát bằng cách thông qua các đạo luật giữ giá đối với hàng hóa thiết yếu như thực phẩm và thuốc men. Tuy nhiên, vì không tăng giá nên các mặt hàng này đã bị mua sạch khỏi các cửa hàng.


Nhưng không phải một quốc gia không bao giờ giàu hơn nếu in thêm tiền. Họ vẫn có thể giàu hơn, nếu quốc gia đó không có đủ tiền. Nếu không đủ tiền, doanh nghiệp không thể bán hàng hay trả công cho nhân viên. Người dân không thể vay tiền từ ngân hàng, bởi vì ngân hàng cũng không có đủ tiền. Trong trường hợp này, in thêm tiền giúp người dân chi trả nhiều hơn, các công ty sản xuất nhiều hơn, có nhiều thứ để mua hơn và người dân cũng có thêm tiền để mua chúng.

Kinh tế học, môn khoa học ảm đạm


Vào năm 2008, khi cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu diễn ra, các ngân hàng đã mất rất nhiều tiền và không thể chi trả cho khách hàng. May mắn là hầu hết quốc gia đều có ngân hàng trung ương để quản lý các ngân hàng khác, và họ đã in thêm tiền để giúp nền kinh tế vận hành trở lại.

Quảng cáo



Qúa ít tiền làm cho giá cả giảm, điều này không tốt. Nhưng in quá nhiều tiền mà không có sự gia tăng sản xuất, làm giá cả tăng lên, điều này cũng tệ không kém. Vì vậy không có gì ngạc nhiên khi kinh tế học, môn học về tiền, thương mại và kinh doanh, thường được gọi là "môn khoa học ảm đạm".

Anh em nghĩ sao về vấn đề này? Tham gia thảo luận cho vui nhé 😁

Nguồn: The Conversation

Video liên quan

Chủ Đề