Tại sao phải bố trí đường cong chuyển tiếp

Tại các đỉnh góc ngoặt của tuyến đường cần bố trí đường cong. Trong ngành đường sử dụng nhiều loại đường cong như đường cong tròn, đường cong chuyển tiếp, đường cong con rắn…

Quy trình bố trí đường cong

1. Bố trí điểm chính đường cong tròn

Các điểm chính của đường cong tròn gồm các điểm tiếp đầu Đ, tiếp cuối C và điểm giữa G của đường cong

Để bố trí các điểm này, ta đặt máy kinh vĩ hay máy toàn đạc tại đỉnh N ngắm theo hướng tuyến, đặt độ dài đoạn:

2. Bố trí điểm chính đường cong chuyển tiếp

Trong ngành đường, khi tàu, xe chạy từ đường thẳng vào đường cong tròn, cần phải có đoạn đường cong chuyển tiếp để đảm bảo gia tốc tăng dần khi đi từ đường thẳng vào đường cong

Khi có thêm đoạn đường cong chuyển tiếp thì toàn bộ đường cong sẽ dịch chuyển về phía tâm đường cong một giá trị

Muốn xác định các điểm bắt đầu của đường cong chuyển tiếp A và điểm cuối của đường cong chuyển tiếp A’ thì từ điểm đầu Đ và điểm cuối C của đường cong tròn, đặt theo hướng tuyến một đoạn số gia tiếp cự

Bố trí điểm Gn nằm giữa đường cong, ta đặt máy kinh vĩ tại N[ đỉnh góc ngoặt] ngắm về điểm Đ mở góc   peta/2=[180-phi]  theo hướng mới, đặt đoạn P+p= xác định được điểm Gn

3. Bố trí chi tiết đường cong chuyển tiếp và đường cong tròn

Trong ngành đường người ta sử dụng rộng rãi đường cong chuyển tiếp với việc dịch chuyển tâm để bố trí đường cong. Có nhiều phương pháp để bố trí dưới đây là phương pháp tọa độ vuông góc lấy điểm A [ hay A’] làm gốc tọa độ hướng tiếp tuyến là trục x.

Độ dài nửa đường cong tròn mới  R1=R-p

Chiều dài nửa đường cong mới K1

Tính tọa độ các điểm chi tiết trên đường cong chuyển tiếp

 Tính tọa độ các điểm chi tiết trên đường cong tròn mới

Sau khi đã có được tọa độ các điểm như trên ta có thể dùng máy kinh vĩ hay máy toàn đạc để bố trí các điểm đường cong trên. Sau đây tracdiapro.com xin giới thiệu phương pháp dùng máy toàn đạc để triển các điểm trên đường cong ra ngoài thực địa

Hướng dẫn bố trí điểm trên máy toàn đạc điện tử Topcon

Đặt máy toàn đạc điện tử tại điểm cách đỉnh của đường cong T+t trên tuyến đường, giả sử điểm này có tọa độ là [0,0], còn điểm định hướng là điểm đỉnh của đường cong [ T+t, 0]. Trình tự các bước thao tác bố trí điểm

Bước 1: Nhập tọa độ điểm trạm máy

MENUF2[Layout]F3[SKIP] F1[OCC.PT INPUT]F3[NEZ] F1[INPUT] nhập tọa độ trạm máy rồi ấn F4[ENTER]F1[INPUT] nhập chiều cao máy rồi ấn F4[ENTER] 

Bước 2: Nhập tọa độ điểm đinh hướng

F2[BACKSIGHT]F3[NE/AZ]-F1[INPUT]– Ngắm vào điểm định hướng nhập tọa độ của điểm định hướng rồi ấn F4[ENTER] rồi F3[YES]

Bước 3: Nhập tọa độ điểm cần bố trí

F3[LAYOUT] – F3[NEZ]F1[INPUT] nhập tọa độ, sau khi nhập xong ấn F4[ENTER]F1[INPUT] nhập chiều cao gương[R.HT] rồi ấn F4[ENTER] – ấn F1[ANGLE] rồi quay ngang máy đến khi dHR=0 – ấn F1 [ DIST ] rồi chạy gương sao cho máy bắt được gương. Nhìn màn hình nếu dHD0 thì dịch gương lại gần máy cho đến khi dHD=0. Như vậy là đã bố trí xong một điểm. Sau đó nhấn F4[NEXT] để bố trí các điểm tiếp theo.

Trên đây là toàn bộ kiến thức trắc địa về bố trí đường cong, Trắc Địa Lê Linh hy vọng sẽ giúp được bạn đọc hiểu được về quá trình cắm cong trên một tuyến đường

Bạn đọc quan tâm có thể theo dõi bài viết về bố trí điểm theo phương pháp tọa độ vuông góc bằng máy toàn đạc điện tử. Một phương pháp được dùng phổ biến trong đo đạc công trình đường ngày nay

  1. #1

    Mình có câu hỏi này rất hay và rất hữu ích cho các bạn sắp đến sẽ bảo vệ đồ án TK đường 1 nà:
    như ta đã biết thì đường cong chuyển tiếp có thể là dạng đường cong Clothoid.Vậy các bạn suy nghĩ xem mình sẽ dùng đoạn nào trong đường cong Clothoid đó để bố trí đường cong chuyển tiếp nhé,và vì sao lại như vậy[Chứng minh].Mình được thầy Hoàng hỏi câu này lúc bảo vệ, thời gian gấp rút quá nên suy nghĩ mãi chẳng ra.Các bạn tham gia thảo luận thử xem.Chúc các bạn lớp 04 C ,D bảo vệ đồ án thành công.

    Chiến thắng vĩ đại nhất là chiến thắng chính bản thân mình

  2. #2

    Câu hỏi này các thầy hay hỏi khi bảo vệ đồ án TN. Mình gợi ý thể này [nếu trả lời luôn thi mất hay!] 1. Mục đích để bố trí đường cong chuyển tiếp thì có nhiều, nhưng quan trọng và quyết định nhất là chuyển tiếp từ bán kính từ vô cùng đến R thiết kế. Vậy thì đoạn nào đáp ứng được yêu cầu như vậy. 2. Nên vẽ hình ra [bằng cách hiểu của minh, không dùng sách]: càng xa điểm gốc thì bán kính càng nhỏ; vẽ cho đến khi xoắn thành hình con ốc thì thôi.

    3. Chúc vui vẽ.

  3. #3

    Câu hỏi này các thầy hay hỏi khi bảo vệ đồ án TN. Mình gợi ý thể này [nếu trả lời luôn thi mất hay!] 1. Mục đích để bố trí đường cong chuyển tiếp thì có nhiều, nhưng quan trọng và quyết định nhất là chuyển tiếp từ bán kính từ vô cùng đến R thiết kế. Vậy thì đoạn nào đáp ứng được yêu cầu như vậy. 2. Nên vẽ hình ra [bằng cách hiểu của minh, không dùng sách]: càng xa điểm gốc thì bán kính càng nhỏ; vẽ cho đến khi xoắn thành hình con ốc thì thôi.

    3. Chúc vui vẽ.

  4. #4

    ai giup minh ve do an duong voi.minh dang bi cho vach tuyen

  5. #5

    mình nghĩ thế này : đoạn được bố trí trong đường cong clothoid đối với đường cong có bán kính R là điểm đầu : gốc đường cong clothoid, điểm cuối : tại vị trí R = C/S ... có đúng không nhỉ???

  6. #6

    Originally Posted by khacvu

    ai giup minh ve do an duong voi.minh dang bi cho vach tuyen

    Bữa sau bạn nhớ đánh Tiếng Việt có dấu nhé Bạn có thể post đồ án mình lên bằng hình ảnh [bình đồ vạch tuyến]. Bạn đưa các thông số thiết kế đầu vào, và bạn đã làm được tới đâu để moị người xem xét. Bạn cần giúp đỡ ở chỗ nào, và phân tích của bạn ra sao. Có như thế mọi người sẽ giúp bạn dễ dang hơn và bạn sẽ tiếp thu rất nhanh đó.

    Chúc bạn làm đồ án tốt!!!

    Muốn giàu phải giỏi, muốn giỏi phải học
    Mobi: 0905.492.509
    //vietnamgiapha.com/XemGiaPha/9234/giapha.html

  7. #7

    Originally Posted by tiendatpro

    mình nghĩ thế này : đoạn được bố trí trong đường cong clothoid đối với đường cong có bán kính R là điểm đầu : gốc đường cong clothoid, điểm cuối : tại vị trí R = C/S ... có đúng không nhỉ???

    mình cũng nghĩ vậy: khi thiết kế đường cong chuyển tiếp clothoid thì đoạn dùng để thiết kế là đoạn đầu + từ điểm gốc [bán kính bằng vô cùng] đến điểm có bán kính là R đã chọn thiết kế

    vì R=c/s vì C=const thì càng S [đoạn cong] càng lớn thì R càng nhỏ

  8. #8

  9. #9

    chuẩn không cần chỉnh.đó là đoạn đầu.từ gốc đường cong đến s=c/R

Video liên quan

Chủ Đề