Tại sao phải đào bitcoin

Chắc hẳn bạn cũng biết 1 điều rằng số được Bitcoin khai thác là có giới hạn và ngày càng khan hiếm, vậy tại sao chỉ có 21 triệu Bitcoin được tạo ra mà không phải nhiều hơn? Khi khai thác hết thì điều gì sẽ xảy ra?

1. Đầu tiên chúng ta hãy nhắc đến thuật ngữ “Đào Bitcoin”

Khai thác Bitcoin cần tốn nhiều máy móc, điện năng và thời gian…
  • Như được nhắc đến trong những bài trước, đó là quy trình của một kế toán viên tham gia vào việc ghi chép những thay đổi của “cuốn sổ” và được mọi người công nhận, khi hoàn thành công việc họ sẽ nhận được một số lương tương ứng với công sức của mình bỏ ra [đó chính là Bitcoin]. Quá trình đó là Proof of Work [PoW], ngày nay với một số coin tiên tiến hơn người ta sử dụng những phương thức đào là PoS và dPoS [như ADA, EOS,…]
  • Khi một chuỗi Blockchain được vận hành, mỗi trang giấy trong “cuốn sổ” được ghi thêm và kết thúc vào đó chính là một Block. Mỗi khi một Block kết thúc hệ thống sẽ tự động tạo ra một số ngẫu nghiên [nonce] kết hợp với chuỗi Block trước rồi đưa qua một hàm HASH tạo thành một chuỗi mật mã với X số đầu tiên là số 0 [000000EhsuFoasJFJ…].
  • Để có thể tranh được quyền ghi sổ, thì các kế toán viên có công việc là sử dụng cái máy tính cho chạy một thuật toán để tìm ra được số nonce ngẫu nhiên kia. Ai là người tìm ra đầu tiên thì người đó là người chiến thắng và có quyền được ghi sổ [thuật toán khởi thuỷ].
  • Để giải quyết những vấn đề lạm giá gia tăng

Để giải quyết những vấn đề lạm phát của các đồng tiền Fiat nên nhà sáng lập ra Bitcoin – Satoshi Nakamoto đã sử dụng phương pháp giới hạn số lượng Bitcoin được lưu trữ trên thị trường. Tạo ra việc giá trị của Bit chủ yếu nhằm vào giá trị chấp nhận của mọi người và quy luật cung cầu hình thành một đặc tính đặc trưng của Bitcoin so với những đồng tiền khác.

Tính đến thời điểm hiện tại số lượng Bitcoin được đào ra là khoảng 18 triệu 500 ngàn Btc và dự đoán khoảng đến năm 2140 toàn bộ 21 triệu Btc sẽ được đào lên.

Vì những lý do trên việc đào Bitcoin đang giảm dần theo thời gian vì độ khó sẽ càng ngày càng cao tại thời điểm hiện tại mã số X đang có là 8 số 0. Do đó mỗi lần để có thể tranh được quyền ghi sổ một lần là rất khó khăn, và phải duy trì các nguồn năng lượng rất lớn cho các máy tính để duy trì quá trình chạy thuật toán. Mà lượng phần thưởng mỗi lần đào đối với lần đầu tiên là 12BTC nhưng hiện nay chỉ còn 5-8BTC, rất khó khăn để chi trả cho một lượng lớn máy đào hiện tại.

2. Vậy thì viễn cảnh nào sẽ xảy ra khi 21 triệu Bitcoin được đào lên toàn bộ?

Như đã nói ở trên có 18,5 triệu Bitcoin đang được lưu hành trên thị trường nhưng đó không phải là con số chính xác. Vì những năm 2016-2017 có một số người họ nắm giữ một lượng lớn Bitcoin nhưng có khoảng 25% số lượng Bitcoin [khoảng 4 triệu coin] do những vấn đề như mất mật khẩu, máy tính, 12 kí tự đặc biệt… không bao giờ lấy lại được. Như vậy cho dù đào hết thì số lượng Bitcoin vẫn không bao giờ chạm tới được mức 21 triệu.

Khi các Bitcoin đã được đào toàn bộ thì lúc đó phần thưởng công việc cho các thợ đào ấy đó chính là mức phí giao dịch của chúng ta.Khi ấy các khoản phí giao dịch sẽ tăng lên đáng kể, để cho họ vẫn còn tiếp tục tận hành bộ máy hoạt động của Bitcoin cho đồng tiền này vẫn còn tiếp tục duy trì được hoạt động. Nhưng nếu khoản chi phí ấy không đủ để chi trả cho họ thì có lẽ Bitcoin sẽ đóng cửa vĩnh viễn.

Nhưng sẽ quay lại vấn đề rằng, giá trị của Bitcoin được phát triển dựa trên quy luật cung cầu của thị trường. Và khi số lượng coi đã không còn cung cấp nữa thì khi ấy Bitcoin sẽ vào là sân chơi làm giá của những ông lớn.

Liệu đó là một cơn sóng tàn hoặc là một con sóng bắt đầu lịch sử mới? Thời gian sẽ trả lời tất cả.

Nếu bài viết này mang lại thông tin hữu ích hãy chia sẻ đến mọi người để có thể cùng biết đến.

Thân ái!

Việc đào bitcoin hao tốn rất nhiều điện - Ảnh: REUTERS

Hiện đại, hại điện

Theo Chỉ số tiêu thụ điện năng Bitcoin Cambridge [CBECI] do các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Cambridge [Anh] biên soạn, tổng mức tiêu hao năng lượng của quá trình đào bitcoin trong năm nay có thể đạt mức 128 tỉ kWh. Con số này chiếm 0,6% tổng lượng điện sản xuất của thế giới và cao hơn mức dùng điện ở Na Uy.

Một phép so sánh khác, năng lượng tiêu tốn cho việc đào bitcoin nhiều gấp 10 lần mức mà toàn bộ hệ thống của Google dùng trong năm 2019. Khi cộng lượng điện của Google với tất cả trung tâm dữ liệu trên thế giới, ngoại trừ những trung tâm đào bitcoin, con số hao tổn điện năng là 200 tỉ kWh mỗi năm.

Nhà kinh tế học Alex de Vries tỏ ra khá bi quan cho tương lai ngành năng lượng. Theo tính toán, vị chuyên gia cho rằng việc tăng mạnh giá bitcoin gần đây sẽ thu hút nhiều "người chơi" hơn và đến một ngày không xa, đào bitcoin sẽ tốn điện hơn tổng cộng các trung tâm dữ liệu.

Vì sao đào bitcoin tốn quá nhiều điện?

Những người đào bitcoin được gọi là các "thợ mỏ". Để có thể thu về bitcoin, họ sẽ phải giải quyết các vấn đề tính toán phức tạp thông qua một "máy đào" tiêu tốn nhiều năng lượng, dưới sự chi phối của một giao thức gọi là "proof of work" [tạm dịch: thuật toán Bằng chứng công việc].

Giao thức này có vai trò duy trì mạng lưới, đảm bảo dòng tiền ổn định bằng cách khiến phép tính khó hơn khi có nhiều người cùng đào và dễ hơn khi có ít thợ mỏ. Cứ mỗi 10 phút, mạng lưới sẽ trả thưởng vài bitcoin cho những người giải thành công bài toán.

Michel Rauchs dẫn đầu nhóm nghiên cứu của Đại học Cambridge cho biết các thợ mỏ có xu hướng sử dụng nhiều máy móc để đào được nhiều bitcoin hơn. Hiện nay, với mức 1 bitcoin trị giá hơn 58.000 USD [hơn 1,3 tỉ đồng] xét trong ngày 19-3, các thợ mỏ đang chạy hết công suất để đào tiền ảo nhằm thu về lợi nhuận lớn.

Giá trị bitcoin tăng nhanh, thu hút ngày càng nhiều "thợ mỏ" - Ảnh: REUTERS

Tác động môi trường và an ninh năng lượng

Những người bênh vực bitcoin cho rằng sự phát triển nhanh chóng của năng lượng tái tạo đồng nghĩa với việc tác động của loại tiền ảo này lên môi trường ở mức "phải chăng". Tuy nhiên, số liệu nghiên cứu của các chuyên gia tại Đại học New Mexico [Mỹ] cho thấy tác động lên sức khỏe và môi trường từ việc đào bitcoin là rất lớn.

Thêm vào đó, tồn tại hiện tượng các thợ mỏ tập trung theo khu vực địa lý để tận dụng nguồn năng lượng cho việc đào tiền, ví dụ như ở Iran - nơi có điện giá rẻ. Theo tính toán của Michel Rauchs, có đến 5 - 10% cuộc đào tiền ảo xuất phát tại Iran.

Tuy nhiên, hoạt động đào bitcoin mạnh mẽ nhất là ở Trung Quốc. Vào mùa mưa, các thợ mỏ lợi dụng mức sản xuất thủy điện ở phía Nam, còn đến mùa khô thì họ di cư về phía Bắc, nơi sản xuất điện từ than nâu - loại than gây ô nhiễm môi trường.

Chính phủ Iran từng "buộc tội" các trung tâm đào tiền ảo đã gây ra hàng loạt vụ mất điện tại nước này. Đầu tháng 3, trang Bloomberg đưa tin khu tự trị Nội Mông thuộc Trung Quốc đã ban hành lệnh cấm đào bitcoin, cũng như tuyên bố sẽ đóng cửa tất cả dự án liên quan đến tiền ảo trong tháng 4 nhằm tiết kiệm điện.

Bộ trưởng Tài chính Mỹ cảnh báo đồng bitcoin tiềm ẩn nhiều rủi ro

LÊ CHUNG

Video liên quan

Chủ Đề