Tại sao tay bị rộp

Da ngón tay, ngón chân dễ bị nhăn nheo khi tiếp xúc với nước là hiện tượng khá phổ biến và hoàn toàn không gây hại cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu phần da ở ngón tay, ngón chân nhăn nheo mà không có sự tác động của nước thì đó có thể là cảnh báo một vấn đề sức khỏe nhất định.

Nguyên nhân khiến vùng da đầu ngón tay, ngón chân bị nhăn:

Mất nước

Tình trạng mất nước xảy ra khi bạn không uống đủ lượng nước cần thiết và da bắt đầu mất đi độ đàn hồi vốn có. Mất nước sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến làn da, khiến da trở nên khô và nhăn nheo hơn. Các triệu chứng khác của tình trạng mất nước bao gồm khô miệng, môi, đau đầu, chóng mặt, nước tiểu có màu vàng đậm…

Bệnh tiểu đường

Người bệnh tiểu đường sẽ gặp khó khăn để kiểm soát lượng đường trong máu. Lượng đường trong máu tăng cao sẽ gây ra hiện tượng nhăn nheo ở đầu ngón tay, đồng thời cản trở hoạt động của tuyến mồ hôi, làm da tay bị khô. Bệnh tiểu đường cũng là nguyên nhân dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh về da như nhiễm trùng do nấm, vi khuẩn…

Hội chứng Raynaud

Hội chứng Raynaud là tình trạng khiến máu chảy đến ngón tay, ngón chân, tai và đầu mũi bị giảm do mạch máu bị hẹp và thường xảy ra khi bạn tiếp xúc với nhiệt độ thấp hoặc do căng thẳng thần kinh. Phần da ở các vị trí trên sẽ chuyển sang màu trắng hoặc xanh, tê, ngứa ran và xuất hiện các vết nhăn nheo.

Rối loạn tuyến giáp

Những người bị rối loạn tuyến giáp có thể làm cho lớp da đầu ngón tay bị nhăn. Nhiều nhà nghiên cứu y khoa cho rằng, rối loạn tuyến giáp sẽ làm chậm quá trình trao đổi chất, giảm nhiệt độ của cơ thể, từ đó gây ra hiện tượng các ngón tay bị nhăn nheo. Khi nhiệt độ cơ thể giảm xuống, các mạch máu trong ngón tay của bạn sẽ co lại để ngăn chặn sự mất nhiệt.

Khi nào bạn nên đi khám bác sĩ?

Lớp da bàn tay bị nhăn sau khi tiếp xúc với nước là hiện tượng hoàn toàn bình thường. Ảnh minh họa: Internet

Nếu lớp da bàn tay, nhất là khu vực đầu ngón tay bị nhăn sau khi tiếp xúc với nước thì đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường. Da sẽ tự trở về bình thường sau khi khô.

Tuy nhiên, khi quan sát thấy bàn tay xuất hiện các nếp nhăn mà không có sự tác động của nước hoặc thì bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám kịp thời.

Một số lời khuyên hữu ích

Tình trạng đầu ngón tay nhăn lại do ngâm nước hay mất nước sẽ không gây bất kỳ ảnh hưởng nghiêm trọng nào cho sức khỏe. Tuy nhiên, bạn cũng có thể thử một số phương pháp dưới đây để hạn chế tối đa tình trạng trên.

Sử dụng găng tay cao su trong khi rửa chén bát, giặt giũ và tránh ngâm tay trong nước quá lâu. Chú ý uống đủ lượng nước cần thiết cho thể. Ngoài ra, bạn cũng có thể bổ sung các thực phẩm chứa hàm lượng nước cao như dưa hấu, dưa chuột, cam, cà chua…

Sử dụng găng tay, bổ sung thực phẩm giàu nước...để chống mất nước cho cơ thể. Ảnh minh họa: Internet

Với bệnh nhân mắc hội chứng Raynaud, nên cố gắng tránh bị cảm lạnh, sử dụng găng tay, vớ, giày khi thời tiết giảm xuống để không làm lạnh tay chân. Nếu bệnh trở nên trầm trọng hơn, bác sĩ có thể sẽ kê đơn thuốc để mở các mạch máu và cho phép máu chảy đến bàn tay, bàn chân nhiều hơn.

Những người bị tiểu đường nên chú ý chế độ ăn uống, sinh hoạt và luyện tập để giữ mức đường huyết được ổn định. Đồng thời, giữ cho làn da của mình luôn được sạch sẽ, khô ráo để tránh nguy cơ nhiễm trùng.

Do ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố tác động gây hại, các bệnh lý về da đang dần xuất hiện một cách phổ biến, bao gồm hiện tượng nổi mụn nước ở tay. Tuy đây không phải là triệu chứng bệnh nguy hiểm, nhưng nó lại mang cho người bệnh rất nhiều sự khó chịu, phiền toái, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và công việc hằng ngày của mỗi người.

1. Hiện tượng nổi mụn nước ở tay là gì?

Nổi mụn nước ở tay được biết đến là bệnh viêm da có biểu hiện với các vết bọc mụn nổi trên da có chứa dịch lỏng [trong hoặc đục], gây cảm giác ngứa ngáy. Nếu bọc nước bị vỡ ra, người bệnh sẽ cảm thấy vô cùng khó chịu, đau đớn và có nguy cơ mang mầm bệnh lây lan đến các vùng da lành xung quanh. Đây là bệnh lý không hề hiếm gặp trong thời buổi hiện nay, nhưng thường bị xem nhẹ cho đến khi các dấu hiệu dần trở nên nghiêm trọng hơn mới điều trị.

Hình ảnh nổi mụn nước ở tay

2. Những nguyên nhân nào gây ra nổi mụn nước ở tay

Phần lớn các yếu tố gây ra mụn nước ở tay đến từ bên trong cơ thể, tuy nhiên vẫn có một số yếu tố đến từ bên ngoài tác động đến hiện tượng này. Vậy những yếu tố đó là gì?

Nguyên nhân đến từ cơ thể

  • Cơ thể suy giảm khả năng giải độc: cụ thể là các tác động tại gan [nóng gan, gan nhiễm mỡ,…]. Khi gan trở nên suy yếu, những phản xạ kích ứng, yếu tố gây hại xâm nhập dù nhỏ nhất cũng có thể gây ra bệnh.

  • Thể trạng: tùy vào mỗi tình trạng sức khỏe, cơ địa của mỗi người, mức độ nổi mụn nước sẽ thể hiện ở các mức độ khác nhau. Với những người có cơ địa nhạy cảm, những triệu chứng sẽ có điều kiện tiến triển nhanh hơn.

  • Trường hợp đã mắc bệnh lý nền sẵn: như thủy đậu hay zona,… sẽ có biểu hiện nổi mụn nước ở tay, cùng nhiều vị trí khác trên khắp cơ thể. Tùy theo cơ địa, sự tiến triển của các triệu chứng mà biểu hiện của các loại nốt nước sẽ có đôi phần khác nhau, cũng như khác biệt về mức độ lây lan và tính chất lành tính hay nghiêm trọng.

  • Biến chứng từ các bệnh lý về da khác: như viêm da dị ứng cũng là nguyên nhân gây xuất hiện các vết mụn nước. Ngoài các biểu hiện sưng đỏ, ngứa ngáy,… kèm theo một lượng dịch lỏng. Tùy thuộc vào mức độ dị ứng thì độ dày của những vết tấy và mụn này sẽ khác nhau.

Suy giảm khả năng giải độc cho gan là một trong những yếu tố gây bệnh lý trên da

Nguyên nhân khách quan từ bên ngoài

  • Tiếp xúc với các thành phần gây kích ứng: làn da sẽ đối mặt với nguy cơ cao mắc bệnh nếu phải tiếp xúc trực tiếp với các yếu tố kích ứng cho da như hóa chất, bụi bẩn, các yếu tố dị ứng tùy vào mỗi cơ địa [côn trùng, hải sản, sữa, đậu phộng,…] trong thời gian dài.

  • Môi trường: tình trạng không khí ô nhiễm, nguồn nước nhiễm bẩn,… cũng góp phần vào dẫn đến các triệu chứng bất thường trên cơ thể. Nếu trong nước ô nhiễm có chứa hàm lượng kim loại nặng và hóa chất độc hại cao, người tiếp xúc không chỉ đối mặt với nguy cơ với làn da, mà còn rất nhiều bệnh lý nguy hiểm khác.

Vì làn da phải tiếp xúc trực tiếp với môi trường cho nên nguy cơ bị tác động, dẫn đến viêm nhiễm rất dễ xảy ra

3. Các vết nổi mụn nước ở tay có biểu hiện như thế nào

Ở mỗi mức độ khác nhau, người bệnh sẽ nhận thấy những dấu hiệu khác nhau nhưng phần lớn các biểu hiện thường gặp là:

  • Ban đầu xuất hiện một số nốt mụn nước li ti trên da, có thể xuất hiện theo từng cụm hoặc đơn lẻ, sau đó chúng lớn dần và lan rộng trong vài ngày. Mức độ ngứa, rát sẽ tỉ lệ thuận theo kích thước và số lượng các nốt mụn.

  • Tiếp theo mụn nước sẽ xuất hiện theo từng mảng, sưng tấy. Khi tác động tay vào sẽ vỡ các nốt nước gây rát và lan rộng hoặc có thể gây viêm.

  • Nếu tình trạng các vết tổn thương tiến triển kéo dài, không được điều trị kịp thời và đúng cách, cũng sẽ có khả năng gây ra tình trạng bội nhiễm.

4. Một số phương pháp chăm sóc tại nhà

Bạn có thể tham khảo một số lời khuyên sau đây, kết hợp với lời khuyên của bác sĩ trong quá trình điều trị mụn nước ở tay.

  • Tăng độ ẩm cho da bằng việc đắp thêm nha đam hoặc các sản phẩm dưỡng da phù hợp. Vừa có thể giúp giảm được các triệu chứng sưng tấy vừa có thể tăng độ ẩm cho da tránh bị vỡ mụn nước và tạo các mảng do bị khô da.

  • Rửa tay bằng nước muối ấm là phương pháp giúp giảm sưng và loại bỏ một số yếu tố gây hại trên da. Giúp hạn chế bệnh tiến triển đến mức độ bội nhiễm.

  • Trang bị các dụng cụ bảo hộ an toàn trong trường hợp cần tiếp xúc với các yếu tố kích ứng. Giúp bảo vệ làn da tránh khỏi các tác động gây hại vì tiếp xúc trực tiếp.

  • Thường xuyên rửa tay bằng nước muối ấm, giúp hạn chế được sự phát triển của vi khuẩn và lượng tích tụ của các yếu tố gây hại có trên da.

  • Điều chỉnh khẩu phần ăn uống của bản thân, giảm các loại thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, tăng cường rau xanh và trái cây. Điều này bổ sung một lượng dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể cũng như làn da của bạn, giúp hệ miễn dịch được tăng cường, chống lại các tác nhân gây bệnh.

  • Không sử dụng các chất kích thích bia rượu, thuốc lá,… để tránh tác động đến gan, giúp các hoạt động điều hòa, thải độc trong cơ thể được vận hành một cách hiệu quả nhất.

  • Chú ý kiểm tra và sử dụng nguồn nước sạch giúp hạn chế được vi khuẩn và các tác nhân gây bệnh có trong nguồn nước.

Dùng bao tay cao su giúp hạn chế việc tiếp xúc giữa tay với các thành phần độc hại làm ăn mòn và kích ứng da

Tình trạng nổi mụn nước ở tay không phải là bệnh ảnh hưởng quá nhiều đến cơ thể nhưng cũng không được chủ quan. Nếu bạn lo lắng về bất kỳ dấu hiệu bất thường nào trên cơ thể, hãy đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được hướng dẫn và áp dụng các phương pháp điều trị thích hợp nhất. Liên hệ tư vấn thông tin qua số điện thoại 1900.56.56.56.

Video liên quan

Chủ Đề