Tại sao trẻ sơ sinh bị chảy nước mắt

Trẻ sơ sinh cất tiếng khóc chào đời ngay từ khi vừa lọt lòng mẹ, tuy nhiên em bé sẽ không hề có nước mắt. Các tuyến lệ hoặc tuyến nước mắt cần thời gian để sản xuất đủ nước mắt để tiết ra khi khóc. Vậy hiện tượng tự chảy nước mắt ở trẻ sơ sinh có hay gặp không? Và tình trạng này có ảnh hưởng đến sức khỏe của bé không?

Tại sao trẻ sơ sinh bị chảy nước mắt

1. Tại sao trẻ sơ sinh vài tuần đầu tiên lại không có nước mắt?

Nước mắt được sản xuất bởi tuyến lệ (tuyến nước mắt) ở rìa trên của mỗi mắt. Khi mới sinh, nó có thể tiết đủ nước mắt để bôi trơn mắt. Tuy nhiên, các tuyến này không phát triển đầy đủ để sản xuất một lượng nước mắt nhiều tới mức có thể lăn xuống mắt khi khóc. Vì vậy, bạn khó có thể thấy trẻ sơ sinh rơi nước mắt khi khóc.

2. Khi nào trẻ sơ sinh sẽ bắt đầu có nước mắt?

Hầu hết trẻ sơ sinh bắt đầu xuất hiện nước mắt sớm nhất vào khoảng thời gian từ hai đến ba tuần tuổi. Ở độ tuổi này, tuyến lệ đã phát triển đủ để tạo ra một lượng nước mắt đáng kể khi khóc.

3. Điều gì sẽ xảy ra nếu trẻ sơ sinh bị chảy nước mắt sớm trước 2 đến 3 tuần đầu tiên?

Ở điều kiện bình thường, trẻ sơ sinh sẽ không xuất hiện nước mắt trong vòng ba tuần sau khi sinh. Nếu em bé bị chảy nước mắt ngay sau khi sinh hoặc đến ba tuần, điều đó có thể cho thấy một vấn đề tiềm ẩn khác cha mẹ cần hết sức lưu ý.

Sau đây là một số tình trạng phổ biến có thể khiến trẻ sơ sinh chảy nước mắt sớm hơn bình thường, nhiều tình trạng gây chảy nước mắt ngay cả khi trẻ không khóc.

1. Tắc tuyến lệ – tắc ống dẫn nước mắt (ống dẫn lệ)

Nước mắt di chuyển qua các lỗ nhỏ ở góc trong của mắt và chảy qua các ống dẫn nước mắt (ống dẫn lệ mũi), dẫn lưu chất lỏng vào đường mũi. Nước mắt không có nơi nào chảy ra khỏi mắt mà chảy ra trên mặt. Tình trạng này được gọi là tắc nghẽn ống lệ hoặc bệnh viêm túi lệ.

Tắc tuyến lệ thường gặp ở trẻ sơ sinh và khoảng 6% trẻ sơ sinh bị tắc ống dẫn lệ sau khi sinh. Hầu hết các ống dẫn nước mắt bị tắc sẽ tự mở ra khi được 12 tháng tuổi. Bác sĩ nhi khoa có thể hướng dẫn cha mẹ cách xoa bóp nhẹ nhàng ống dẫn nước mắt để kích thích tuyến lệ mở ra.

2. Nhiễm trùng

Một số bệnh nhiễm trùng có thể gây chảy nước mắt ở trẻ sơ sinh. Một số tình trạng đáng chú ý là nhiễm trùng đường hô hấp trên và viêm kết mạc. Ống dẫn nước mắt bị tắc cũng có thể bị nhiễm trùng do mầm bệnh. Các triệu chứng phổ biến của nhiễm trùng bao gồm đỏ mắt, có mủ và viêm.

Nhiễm trùng đường hô hấp trên, chẳng hạn như cảm lạnh thông thường, có thể dẫn đến chảy nước mắt nhiều. Viêm kết mạc, còn được gọi là đau mắt đỏ, có thể xảy ra do mầm bệnh (vi rút, vi khuẩn và nấm), chất gây dị ứng và thậm chí cả các phần tử lạ. Điều trị phù hợp tình trạng này có thể giúp giảm chảy nước mắt.

3. Bệnh tăng nhãn áp

Bệnh tăng nhãn áp ở trẻ em là một tình trạng về mắt nơi dây thần kinh thị giác bị tổn thương. Nó có thể ảnh hưởng đến một hoặc cả hai mắt. Tình trạng này thường xảy ra nhưng không phải lúc nào cũng xảy ra do tăng áp lực (hay tăng nhãn áp) bên trong mắt, dẫn đến tổn thương dây thần kinh thị giác. Chảy nước mắt là một trong nhiều triệu chứng của tình trạng này.

Trẻ sơ sinh có thể bị tăng nhãn áp khi sinh ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm các vấn đề về di truyền và mắt kém phát triển. Thuốc và phẫu thuật thường được yêu cầu để sửa chữa bất cứ khuyết tật nào của mắt và phục hồi các chức năng bình thường của mắt. Tiên lượng sau phẫu thuật tốt, đặc biệt khi điều trị sớm.

Tại sao trẻ sơ sinh bị chảy nước mắt

4. Khi nào cần quan tâm và đưa trẻ đi khám khi có những lo lắng về mắt?

Đến gặp bác sĩ nhi khoa nếu em bé rơi nước mắt tự nhiên/ chảy nước mắt trước ba tuần tuổi. Hầu hết các tình trạng gây chảy nước mắt sớm đều có các triệu chứng đáng chú ý đối với cha mẹ và bác sĩ nhi khoa khi khám.

Đi khám bác sĩ nếu em bé có các hiện tượng sau đây:

  • Có mủ trong mắt
  • Lòng trắng của mắt bị đỏ
  • Kích ứng mắt
  • Sưng mí mắt trên hoặc dưới
  • Có nhiều rỉ mắt bất thường
  • Chảy nước mắt tự nhiên

Điều gì sẽ xảy ra nếu một em bé sơ sinh tiếp tục không có nước mắt sau 3 tuần tuổi?

Nếu em bé sơ sinh đang phát triển tốt và có mắt phát triển khỏe mạnh, thường không có gì phải lo lắng về việc thiếu nước mắt. Các tuyến nước mắt ở một số trẻ sơ sinh có thể mất vài tuần để phát triển đủ để tạo ra nước mắt. Tuy nhiên, nếu em bé sơ sinh không rơi nước mắt ngay cả khi được một tháng tuổi, hãy hỏi ý kiến ​​bác sĩ nhi khoa hoặc đưa trẻ đi khám sớm nhất có thể.

Một số tình trạng có thể gây ra thiếu nước mắt ở trẻ lớn hơn bao gồm:

  • Alacrima: Đây là một tình trạng hiếm gặp gây ra sự hình thành nước mắt kém hiệu quả hoặc không xuất hiện nước mắt. Một số rối loạn di truyền có thể gây ra alacrima. Có thể cần điều trị lâu dài bằng thuốc bôi tại chỗ trong trường hợp trẻ sơ sinh bị mắc chứng alacrima, tuy nhiên, hãy nhớ mọi loại thuốc dùng cho trẻ sơ sinh đều cần có sự chỉ định của bác sĩ.
  • Mất nước: Mắt khô và trũng là một số triệu chứng mất nước đáng kể ở trẻ sơ sinh. Mất nước thường là mối quan tâm khi bé bị tiêu chảy do nhiễm trùng đường tiêu hóa. Cho trẻ bú mẹ đầy đủ và uống bù nước bằng dung dịch điện giải sau khi hỏi ý kiến ​​bác sĩ có thể giúp giảm bớt tình trạng này.

Tại sao trẻ sơ sinh bị chảy nước mắt

Cơ thể của trẻ sơ sinh không ngừng phát triển và nhiều bộ phận cơ thể, bao gồm cả tuyến lệ, cần thêm vài tuần để cải thiện chức năng của chúng. Nhiều tuần trôi qua, mắt bé sẽ ẩm hơn và cuối cùng có những giọt nước mắt lăn trên mặt khi khóc. Việc kiểm tra sức khỏe thường xuyên với bác sĩ có thể đảm bảo rằng mắt và tuyến nước mắt của em bé phát triển khỏe mạnh.

Đọc thêm: Mẹ 9x thành công với cách kích sữa lạ

Tuyệt chiêu để sữa mẹ đặc mát – bé tăng cân

Cho con bú từ một bên vú: Nguyên nhân, tác dụng phụ và lời khuyên

Tư vấn trực tiếp: Facebook hoặc Hotline: 094 1800 797

Tìm hiểu nguyên nhân trẻ sơ sinh chảy nước mắt 1 bên

Thứ Tư ngày 22/06/2022

  • Tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?
  • Mẹo dân gian chữa tắc tuyến lệ không phải ai cũng biết
  • Hướng dẫn chi tiết cách mát xa mắt cho trẻ bị tắc tuyến lệ

Trẻ sơ sinh chảy nước mắt một bên là hiện tượng khá phổ biến. Phần lớn trẻ rơi vào tình trạng này không gặp nguy hiểm đến tính mạng nên nhiều bậc phụ huynh thường lơ là mất cảnh giác. Tuy nhiên, tìm hiểu chính xác nguyên nhân gây bệnh là yếu tố tiên quyết giúp bạn có biện pháp khắc phục hiệu quả, giảm cảm giác khó chịu cho bé.

Chảy nước mắt một bên khiến mắt của trẻ luôn “đẫm lệ” và rơm rớm nước dù không hề khóc hay gặp bất cứ tác động nào. Điều này chứng tỏ có quá nhiều nước mắt tiết ra so với bình thường và bạn cũng có thể thấy chúng chảy thành giọt xuống mặt bé.

Trẻ sơ sinh hay chảy nước mắt 1 bên là do nguyên nhân nào?

Theo các nghiên cứu, có nhiều nguyên nhân có thể gây ra tình trạng chảy nước mắt một bên ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Cụ thể:

Nhiễm trùng

Nhiễm trùng mắt là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất khiến trẻ sơ sinh bị chảy nước mắt một bên. Với cơ thể còn non nớt và sức đề kháng yếu, các loại virus, nấm, vi khuẩn… đều là tác nhân có thể gây ra tình trạng viêm - nhiễm trùng mắt ở trẻ nhỏ. Trong đó, đau mắt đỏ là bệnh lý nhiễm trùng mắt hay gặp và rất dễ lây nếu không được chú ý đề phòng.

Bên cạnh tình trạng chảy nước mắt một bên, các bệnh nhiễm trùng này cũng dẫn đến các triệu chứng nghiêm trọng khác cho trẻ sơ sinh như: Đau mắt chảy nước mắt, sưng, rát, có ghèn…

Tại sao trẻ sơ sinh bị chảy nước mắt

Nhiễm trùng mắt là một trong nhiều nguyên nhân khiến trẻ chảy nước mắt 1 bên

Mắt bị kích thích

Không chỉ mắt, mũi mà cả làn da mỏng manh của trẻ sơ sinh rất dễ bị kích ứng nếu tiếp xúc với phấn hoa, cát, bụi, lông vật nuôi trong nhà… Khi đó, mắt trẻ sẽ phát sinh cơ chế chảy nước để rửa sạch và loại bỏ những chất gây dị ứng này.

Bên cạnh đó, tật lộn mi, lông mi mọc bên trong hay bệnh viêm kết mạc cũng có thể khiến mắt trẻ sơ sinh bị kích ứng. Nếu bé nhà bạn rơi vào trường hợp này, cần lưu ý để bé hạn chế dụi mắt quá nhiều nếu không trẻ sẽ càng khó chịu vì tình trạng viêm và bỏng rát trở nên nghiêm trọng hơn.

Ống lệ có vấn đề hay chứng tắc tuyến lệ, tắc lệ đạo ở trẻ sơ sinh

Túi lệ có chức năng dự trữ, lệ đạo có nhiệm vụ dẫn lưu nước mắt thừa từ mắt xuống mũi, tránh tình trạng tích tụ nước mắt. Tuy nhiên, nếu các bộ phận này gặp vấn đề hay bị bít tắc, nước mắt trào ra ngoài do không thể lưu thông từ mắt xuống mũi như bình thường. Điều này khiến trẻ sơ sinh bị chảy nước mắt một bên.

Với trẻ gặp bệnh lý về tuyến lệ và lệ đạo, nước mắt có thể chảy ở một hoặc cả hai bên mắt, chảy thường xuyên không ngừng hoặc từng cơn theo đợt. Bé cũng có thể chảy nước mắt sống ngay cả khi ngủ. Nước mắt bị ứ đọng ở túi lệ trong thời gian dài, có thể gây nhiễm trùng, khiến túi lệ bị viêm xuất hiện mủ nhầy, nhất là khi ấn vào vùng hốc trong mắt.

Tại sao trẻ sơ sinh bị chảy nước mắt

Tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh cũng gây ra hiện tượng này

Nguyên nhân khác

Chảy nước mắt đi kèm chảy nước mũi là một trong những biểu hiện chứng tỏ trẻ bị nhiễm trùng đường hô hấp trên. Các bệnh nhiễm trùng khác có khả năng ảnh hưởng đến hệ hô hấp trên, nhất là khoang mũi, cũng sẽ khiến trẻ sơ sinh chảy nước mắt một bên.

Ngoài ra, dù ít gặp nhưng các bệnh lý bẩm sinh như polyp mũi, khối u xung quanh ống dẫn lệ cũng có thể làm xuất hiện triệu chứng chảy nước mắt một bên ở trẻ sơ sinh.

Khi nào nên đưa bé đi khám?

Dù khá phổ biến và ít nguy hiểm nhưng bạn cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay nếu thấy bé chảy nước mắt một bên kèm những triệu chứng sau:

  • Bé thích nhắm mắt lại và trở nên nhạy cảm với ánh sáng.

  • Trẻ sơ sinh quấy khóc vì thấy khó chịu và liên tục dụi mắt.

  • Xuất hiện ghèn hoặc lớp gỉ màu vàng xung quanh mắt. Đặc biệt nếu có gỉ màu xanh thì có thể mắt bé đã nhiễm trùng nặng.

  • Mắt trẻ xuất hiện tình trạng viêm, đỏ trong hoặc vùng xung quanh mắt.

  • Mí mắt của trẻ biến dạng hoặc sưng phồng lên.

Tại sao trẻ sơ sinh bị chảy nước mắt

Khi xuất hiện các dấu hiệu nguy hiểm cần cho trẻ đi khám ngay

Điều trị tình trạng trẻ sơ sinh bị chảy nước mắt một bên đúng cách

Sau khi xác định được nguyên nhân khiến trẻ chảy nước mắt một bên, bạn có thể lựa chọn phương pháp khắc phục phù hợp nhất.

  • Nếu tình trạng không quá nghiêm trọng và không ảnh hưởng nhiều tới sinh hoạt của trẻ,bạn nên chờ đợi và quan sát vì hiện tượng này sẽ tự biến mất mà không cần tác động nào.

  • Với trẻ gặp tình trạng này do virus, bạn nên đợi khoảng một tuần để xem trẻ có tự khỏi hay không. Nếu không, hãy đưa bé đi khám bác sĩ.

  • Ở trẻ chảy nước mắt một bên do nhiễm trùng, các bác sĩ sẽ kê toa kháng sinh để giảm các triệu chứng giúp bé dễ chịu hơn.

  • Với trẻ sơ sinh chảy nước mắt do tiếp xúc các chất gây kích ứng, cần rửa mắt của bé theo sự hướng dẫn của chuyên gia để loại bỏ chất gây hại. Đồng thời sử dụng thuốc nhỏ mắt chứa hoạt chất kháng histamin để chống lại các triệu chứng dị ứng.

  • Massage tuyến lệ và ống lệ 5 - 10 lần mỗi ngày là liệu pháp hỗ trợ để giúp giảm tắc nghẽn và tình trạng chảy nước mắt một bên cho trẻ.

  • Để tránh tích tụ gỉ mắt, nhiễm trùng và giảm bớt sự khó chịu cho bé, vệ sinh mắt sạch sẽ bằng bông thấm nước hàng ngày là việc làm cần thiết. Giúp tăng hiệu quả tránh các bệnh nhiễm khuẩn mắt thường gặp ở trẻ.

  • Chườm nóng và lạnh luân phiên cũng là cách tốt để giảm bớt sự tắc nghẽn tuyến lệ đồng thời loại bỏ gỉ vàng, mủ nhầy tích tụ quanh mắt.

Tại sao trẻ sơ sinh bị chảy nước mắt

Cha mẹ không nên tự ý áp dụng các phương pháp chữa trị khi không có đồng ý của bác sĩ

Lưu ý: Nhiều cha mẹ thường áp dụng các bài thuốc dân gian hoặc tự ý mua thuốc nhỏ mắt cho con mà không cần tư vấn ý kiến bác sĩ trong quá trình chăm sóc mắt cho trẻ. Tuy nhiên, điều này có thể phản tác dụng và ẩn chứa nhiều tác hại khôn lường khi mắt trẻ gặp viêm nhiễm hoặc có bệnh lý cụ thể. Do đó, bạn cần thận trọng trước khi làm những điều này nhé.

Có thể thấy, chảy nước mắt một bên ở trẻ sơ sinh là điều thường gặp. Những thông tin hữu ích trên đây hy vọng có thể giúp mẹ cách phòng ngừa và điều trị hiệu quả nếu bé nhà mình không may gặp phải tình trạng này. Vì vậy, hãy quan tâm chăm sóc và bảo vệ “cửa sổ tâm hồn” để giúp bé tránh được các bệnh về mắt gây nguy hiểm về sau bạn nhé.

Minh QA

Nguồn: Tổng hợp

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

  • bệnh về mắt
  • tắc tuyến lệ
  • trẻ sơ sinh