Thẩm quyền đình chỉ thi công công trình xây dựng

Phóng to

Ảnh: C.Q.

TT - UBND TP.HCM vừa có quyết định thí điểm thành lập thanh tra xây dựng phường - xã, thị trấn, quận huyện. Quyết định này có hiệu lực từ 3-12-2007. Ông Đỗ Phi Hùng [ảnh] - phó giám đốc Sở Xây dựng TP - cho biết:
Nghe đọc nội dung toàn bài:

- Từ đầu năm đến nay, có khoảng 6.000 trường hợp vi phạm trong xây dựng, trong đó có hơn 4.000 trường hợp xây dựng sai phép, còn lại là xây dựng không phép. Quyết định này tạo bước chuyển biến mới về chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền... của lực lượng xử lý vi phạm trong xây dựng.

* Thanh tra xây dựng các cấp có nhiệm vụ, quyền hạn như thế nào, thưa ông?

- Thanh tra xây dựng quận - huyện thực hiện việc thanh tra, kiểm tra chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng công trình; quyết định đình chỉ thi công xây dựng đối với các công trình vi phạm thuộc thẩm quyền xử lý của chủ tịch UBND phường, xã nhưng không được xử lý kịp thời.

Ngoài ra, thanh tra xây dựng quận, huyện được quyền yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước cung cấp các tài liệu như hồ sơ đồ án qui hoạch xây dựng, giấy phép xây dựng và các tài liệu liên quan khác phục vụ công tác thanh tra.

Lực lượng này còn có trách nhiệm lập hồ sơ vụ vi phạm của chủ đầu tư và nhà thầu xây dựng có dấu hiệu cấu thành tội phạm để kiến nghị chủ tịch UBND quận, huyện chuyển sang cơ quan điều tra...

Thanh tra xây dựng phường, xã thực hiện thanh tra, kiểm tra các chủ đầu tư xây dựng trên địa bàn trong việc tuân thủ các qui định của pháp luật về qui hoạch xây dựng, thiết kế xây dựng; phát hiện và kịp thời áp dụng các biện pháp ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm như xây dựng không phép, sai phép, lấn chiếm hành lang bảo vệ của công trình hạ tầng kỹ thuật; vi phạm lấn chiếm vỉa hè, đường phố, cơi nới, lấn chiếm không gian; vi phạm các qui định của pháp luật về bảo vệ môi trường, quản lý, sử dụng đất đai...

Đối với các công trình xây dựng không phép, thanh tra xây dựng phường có quyền đình chỉ ngay [dù công trình đó có qui mô thế nào, do cơ quan nào cấp cũng vậy], sau đó báo cáo vụ việc lên cơ quan cấp trên xử lý. Còn thanh tra xây dựng quận sẽ xử lý những trường hợp xây dựng do UBND quận và Sở Xây dựng cấp phép.

* Trình tự xử lý vi phạm ra sao?

- Khi phát hiện sai phạm, thanh tra xây dựng phường phải lập biên bản, yêu cầu chủ đầu tư ngừng thi công và tự phá dỡ bộ phận công trình hoặc công trình vi phạm. Trong thời hạn 24 giờ từ khi lập biên bản, nếu chủ đầu tư không chấp hành thì người lập biên bản phải trình chủ tịch UBND phường ra quyết định đình chỉ thi công.

Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi đình chỉ thi công công trình, người ra quyết định phải yêu cầu thủ trưởng các đơn vị khác dừng việc cấp điện, nước đối với công trình vi phạm.

Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ban hành quyết định xử lý vi phạm hành chính và đình chỉ thi công, chủ tịch UBND phường, xã, thị trấn chỉ đạo cấm vận chuyển vật tư, vật liệu và công nhân vào công trình.

Còn về trình tự cưỡng chế vi phạm, trong thời hạn ba ngày kể từ khi có quyết định đình chỉ thi công xây dựng, nếu chủ đầu tư không tự phá dỡ công trình, bộ phận công trình vi phạm thì chủ tịch UBND phường, xã, thị trấn ra quyết định cưỡng chế và tổ chức phá dỡ.

Còn đối với công trình xây dựng do UBND quận và Sở Xây dựng TP cấp phép, sau khi ra quyết định đình chỉ thi công, chủ tịch UBND cấp phường phải gửi hồ sơ đến thanh tra xây dựng quận, huyện.

Trong thời hạn ba ngày kể từ ngày nhận hồ sơ, chánh thanh tra xây dựng quận, huyện phải trình chủ tịch UBND quận ban hành quyết định cưỡng chế phá dỡ công trình vi phạm.

Trường hợp đã có quyết định đình chỉ thi công nhưng chủ đầu tư, nhà thầu thi công, đơn vị giám sát... vẫn tiếp tục thi công, thì người có thẩm quyền quyết định cưỡng chế phá dỡ công trình lập hồ sơ để chuyển sang cơ quan điều tra.

CHÍ QUỐC thực hiện

Ngày 28/01/2022, Chính phủ ban hành Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực xây dựng, thay thế cho Nghị định số 139/2017/NĐ-CP ngày 27/11/ 2017  và Nghị định số 21/2020/NĐ-CP ngày 17/02/2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 139/2017/NĐ-CP.

Nghị định số 139/2017/NĐ-CP quy định đối với trường hợp xây dựng sai phép, không phép, xây dựng không đúng thiết kế mà đang thi công xây dựng thì bị lập biên bản vi phạm hành chính, dừng thi công và cho 60 ngày đề cá nhân, tổ chức vi phạm làm thủ tục giấy phép xây dựng. Quy định này gây nhiều khó khăn cho người có thẩm quyền xử phạt cũng như người vi phạm, bởi vì có nhiều công trình không đủ điều kiện để xin giấy phép xây dựng nhưng vẫn phải để 60 ngày để làm thủ tục, dẫn đến người vi phạm tiếp tục vi phạm, khó xử lý cưỡng chế sau này.

Nghị định 16/2022/NĐ-CP đã quy định cụ thể chỉ những trường hợp đủ điều kiện cấp phép xây dựng hoặc điều chỉnh giấy phép xây dựng hoặc điều chỉnh thiết kế xây dựng mà đang thi công thì mới cho thời hạn 90 ngày hoặc 30 ngày để làm thủ tục xin phép, cụ thể tại Điều 81 quy định:

Các hành vi quy định tại khoản 4 [hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình sai nội dung giấy phép xây dựng được cấp đối với trường hợp cấp phép sửa chữa, cải tạo, di dời công trình và giấy phép xây dựng có thời hạn], khoản 6 [hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình sai nội dung giấy phép xây dựng được cấp đối với trường hợp cấp giấy phép xây dựng mới], khoản 7 [hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép xây dựng] và khoản 8 [hành vi xây dựng công trình không đúng thiết kế xây dựng được thẩm định trong trường hợp được miễn giấy phép xây dựng] Điều 16 Nghị định này thuộc trường hợp đủ điều kiện cấp phép xây dựng hoặc điều chỉnh giấy phép xây dựng hoặc điều chỉnh thiết kế xây dựng mà đang thi công thì xử lý như sau [trước đây Nghị định 139 chỉ nêu chung là đang thi công xây dựng không phân biệt có đủ điều kiện cấp giấy phép, điều chỉnh giấy phép hay không]:

[i] Người có thẩm quyền có trách nhiệm lập biên bản vi phạm hành chính và yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm dừng thi công xây dựng công trình. Trong thời hạn 90 ngày đối với dự án đầu tư xây dựng, 30 ngày đối với nhà ở riêng lẻ kể từ ngày ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm phải hoàn thành hồ sơ đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng hoặc giấy phép xây dựng điều chỉnh hoặc thiết kế xây dựng điều chỉnh và có giấy phép xây dựng hoặc giấy phép xây dựng điều chỉnh hoặc thiết kế xây dựng điều chỉnh.

Hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng hoặc giấy phép xây dựng điều chỉnh hoặc điều chỉnh thiết kế xây dựng được thực hiện theo quy định của pháp luật về cấp giấy phép, về thẩm định và bổ sung thêm hồ sơ chứng minh đã hoàn thành việc nộp phạt vi phạm hành chính.

Cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm cấp giấy phép xây dựng hoặc giấy phép xây dựng điều chỉnh, cơ quan chuyên môn về xây dựng có trách nhiệm thẩm định thiết kế xây dựng điều chỉnh theo quy định của pháp luật.

[ii] Hết thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này, tổ chức, cá nhân vi phạm không xuất trình giấy phép xây dựng được cấp hoặc giấy phép xây dựng điều chỉnh hoặc thiết kế xây dựng điều chỉnh đã được thẩm định thì người có thẩm quyền xử phạt ra văn bản thông báo yêu cầu tổ chức, cá nhân vi phạm tự phá dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm.

[iii] Trong thời hạn tối đa 15 ngày kể từ ngày gửi văn bản thông báo [tính theo dấu bưu điện] hoặc từ ngày có biên bản bàn giao thông báo, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm có trách nhiệm thực hiện biện pháp buộc tự phá dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm.

[iv] Trong thời hạn tối đa 05 ngày kể từ ngày tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm xuất trình giấy phép xây dựng hoặc giấy phép xây dựng điều chỉnh hoặc thiết kế xây dựng điều chỉnh đã được thẩm định, người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm tổ chức kiểm tra hiện trạng công trình xây dựng, lập biên bản ghi nhận sự phù hợp của hiện trạng công trình với giấy phép xây dựng hoặc giấy phép xây dựng điều chỉnh hoặc thiết kế xây dựng điều chỉnh đã được thẩm định.

[v] Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm chỉ được tiếp tục thi công xây dựng nếu biên bản kiểm tra, ghi nhận hiện trạng công trình xác nhận hiện trạng công trình phù hợp với giấy phép xây dựng được cấp, giấy phép xây dựng điều chỉnh hoặc thiết kế xây dựng điều chỉnh đã được thẩm định.

[vi] Trường hợp hiện trạng công trình không phù hợp với giấy phép xây dựng hoặc giấy phép xây dựng điều chỉnh hoặc thiết kế xây dựng điều chỉnh đã được thẩm định thì trong thời hạn tối đa 15 ngày kể từ ngày lập biên bản kiểm tra, ghi nhận hiện trạng công trình, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm buộc phá dỡ công trình, phần công trình không phù hợp với giấy phép xây dựng hoặc giấy phép xây dựng điều chỉnh hoặc thiết kế xây dựng điều chỉnh đã được thẩm định.

- Trong thời hạn đang đề nghị làm thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng hoặc giấy phép xây dựng điều chỉnh hoặc thiết kế xây dựng điều chỉnh mà tổ chức, cá nhân vi phạm tiếp tục thi công thì bị xử lý theo quy định tại khoản 13 Điều 16 Nghị định này, cụ thể: Xử phạt đối với hành vi đã bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 4, khoản 6, khoản 7, khoản 8, khoản 9 và khoản 10 Điều này mà tái phạm nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự như sau:

a] Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ;

b] Phạt tiền từ 140.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa hoặc công trình xây dựng khác;

c] Phạt tiền từ 950.000.000 đồng đến 1.000.0000.000 đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng.

Tổ chức, cá nhân không thực hiện biện pháp buộc phá dỡ thì bị cưỡng chế thi hành theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

Nghị định 16/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 28/1/2022.

Video liên quan

Chủ Đề