Thành phần biệt lập Con ơi tuy thô sơ da thịt Lên đường Không bao giờ nhỏ bé được nghe con

Câu 1: Thành phần gọi đáp trong đoạn thơ trên là gì?

căn cứ bài Thành phần biệt lập

Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây

Dưới đây là một vài câu hỏi có thể liên quan tới câu hỏi mà bạn gửi lên. Có thể trong đó có câu trả lời mà bạn cần!

  • Thành phần biệt lập có ở đoạn thơ trên là: Ơi-Nghe [Thành phần gọi đáp]
  • Câu thơ “ Không bao giờ bé được” nhằm khắc sau thêm ý khẳng định trong lời nhắn nhủ của cha đối với con,về lòng tự tôn,ý thức về hơn tầm vóc của dân tộc mình
  • Bài làm:

Có thể nói người cha và đứa con trong một gia đình ít ai mà có thể ngồi xuống mà nói chuyện cùng với nhau. Bởi lẽ cha rất nghiêm khắc,cha rất khó tính,không thể nào mà có thể ngồi lại mà nói chuyện được.Như ta đã biết tình thương yêu trong gia đình nằm ở chỗ là ta có thể cùng nhau chia sẽ những khó khăn cực nhọc trong cuộc sống,trong công việc.Chính vì vậy mà tình cha con, tình cảm gia đình luôn được nhiều những thi sĩ,nhà văn đã lấy đó làm đề tài cho tác phẩm của mình. Y Phương một nhà thơ dân tộc miền núi, tha thiết “Nói với con” về tình cảm cha con thắm thiết, hay rộng hơn cả đó chính là tình cảm đối với quê hương dân tộc, với bản làng. Cảm nhận đầu tiên trong lời cha nói là hình ảnh người con lớn dần lên trong tinh yêu thương đùm bọc của cha mẹ. Ở đoạn thơ cuối cùng của bài thơ tác giả đã viết:

             Con ơi tuy thô sơ da thịt

               Lên đường

               Không bao giờ nhỏ bé được

               Nghe con.

Câu thơ là lời nhắc nhở đầy cảm động: đừng chối bỏ cội nguồn dân tộc, hãy khắc sâu tình cảm quê hương vào trong trái tim mình, luôn tôn trọng và phát triển truyền thống dân tộc. Đó là tấm lòng của cha dành cho con hay nói đúng hơn là quê hương của mỗi chúng ta. Ngôn ngữ thơ mộc mạc, hình ảnh thơ vừa cụ thể, vừa khái quát, đậm chất trữ tình đã thể hiện  được niềm tin tưởng, hy vọng của người cha đối với bước đường tương lai của con. Người cha luôn muốn nhắc nhở con phải “Không bao giờ nhỏ bé được” chính là muốn con phải luôn tự khẳng định mình, phải có ý thức vươn lên trong cuộc sống. Lời nhắc nhở của người cha tạo nên một âm hưởng thiết tha làm rung động tâm hôn chúng ta. Tác giả đã giúp ta cảm nhận được tình cảm gia đình ấm cúng, tình cảm quê hương sâu đậm đối với mỗi người.Càng hiểu sâu sắc bài thơ, ta càng hiểu thêm về sức sống và vẻ đẹp tâm hồn của một dân tộc miền núi. Từ đó gơi nhắc trong ta tình cảm gắn bó với truyền thống, với quê hương, tình đoàn kết dân tộc và ý chí vươn lên trong cuộc sống.Quay trở lại với thực tế ta thấy cha đongs một vai trò rất quan trọng trong gia đình.Là người đàn ông mạnh mẽ,là một người cha dành hết tâm huyết của mình để che chở,để yêu thương đở đần cho gia đình nhỏ của mình.Như vậy nói sơ qua thì ta thấy vai trò của người cha rất quan trọng.Một số người cha trong gia đình lại không được như vậy, người cha suốt ngày rựu chè cờ bạc không giúp được gì cho gia đình,làm gánh nặng cho gia đình.Và có cả những người cha vũ phu, người chồng đánh đập giã man vợ của mình. Hoặc cũng có những người cha suốt ngày gái gú làm cho người mẹ,người vợ cảm thấy buồn tủi. Qua n hững lời nói này của tôi,tôi hy vọng rằng những người cha, người đàn ông hãy chuẩn bị hành trang,đầy đủ kiến thức để làm một người cha hoàn hảo.Đừng khiến mình là gánh nặng của gia đình. Mà hãy giống như người cha trong tuyện “Chiêc lược ngà” của tác giả Nguyễn Quang Sáng, sau bao nhiêu sóng gió, bao nhiêu khó khăn bất truất thì cuối cùng cũng được đoàn tụ với con, nhưng rất tiếc dòng đời có đẩy có đưa nên sau khi đứa con đã  được đoàn tụ với cha  nhung lúc này cũng là lúc người cha phải ra đi vì tổ quốc. Phận làm con tôi chỉ biết nhìn cha mà học theo thôi, người cha kiên cường bất khuất yêu thương về gia đình mình.con hi vọng rằng cha và những người cha khác hãy có suy nghĩ và việc làm để không khiến cho vợ của mình phải buồn, phải chịu thiệt thòi.

 còn câu 4 mình ko làm.

a] Thành phần biệt lập gọi đáp

b] Hình ảnh "lên đường" mang nhiều hàm ý, ý nghĩa: 

  • Đó có thể là con đường quen thuộc trong thung trong rừng, ra sông ra suối. 
  • Đó cũng có thể là con đường đời, con đường tương lai, con đường hạnh phúc…
  • Hình ảnh "nhỏ bé" => đi liền với từ cầu khiến "không bao giờ nhỏ bé được"=> nhỏ bé về tầm vóc, lý tưởng, sự đơn độc, thiếu bản lĩnh

=>Dù là con đường nào, khi đi trên con đường ấy, cha mong con hãy phát huy những truyền thống tốt đẹp của con người quê hương. Hãy sống bản lính kiên cường, hãy làm những điều có ích cho quê hương, không được sống tầm thường và nhỏ bé. Con hãy tự tin mà vững bước, bởi sau lưng con còn có gia đình, quê hương, còn có người đồng mình. 

=> Lời người cha dặn con không chỉ là những lời dặn dò giáo huấn đơn thuần mà còn là tiếng nói của trái tim yêu thương sâu nặng.

c] 

Lòng mong muốn của người cha với con được thể hiện với giọng thơ thiết tha, trìu mến trong đoạn cuối bài thơ "Nói với con". Cất lên bởi ngữ điệu cảm thán: “con ơi”; ở những lời tâm tình dặn dò: “nghe con”, câu thơ vừa giàu hình ảnh vừa tự nhiên, xúc động lòng người. Ta cảm nhận điều lớn lao nhất là người cha muốn truyền lại cho đứa con là lòng tự hào với sức sống mạnh mẽ, bền bỉ với quê hương cao đẹp và niềm tin con bước vào đời. Hành trang của người con mang theo khi “lên đường” không có gì khác ngoài niềm tự hào về quê hương, nguồn cội cùng với ý chí, quyết tâm và hi vọng lớn lao về một ngày mai tươi sáng. Người con lên đường khắc sâu lời cha dặn và không ngừng nhắc nhở mình thực hiện điều tâm nguyện ấy. Lời dặn của cha thật mộc mạc, dễ hiểu, thấm thía, ẩn chứa niềm hi vọng lớn lao của cha, hi vọng đứa con sẽ tiếp tục vững bước trên đường đời,tiếp nối truyền thống và làm vẻ vang quê hương.

a] Thành phần gọi đáp: ơi, nghe

b] Việc dùng từ phủ định trong dòng thơ "Không bao giờ nhỏ bé" được nhằm dặn dò, khuyên nhủ một cách thiết tha:

- Khi lớn lên, bước vào cuộc sống, con không bao giờ được nhụt chí, nản lòng trước những khó khăn, vất vả, thách thức và phải có bản lĩnh, nghị lực vượt qua mọi khó khăn đó.

- Con phải tự hào về sức sống mạnh mẽ, bền bỉ, về truyền thống cao đẹp của quê hương để tiếp nối, phát huy và luôn tự tin bước vào cuộc đời.

c] Yêu cầu về hình thức:

- Học sinh trình bày những suy nghĩ của mình trong một đoạn văn hoặc một bài văn ngắn, đảm bảo rõ ý, có sự liên kết, lập luận chặt chẽ, đúng thể loại văn nghị luận xã hội.

Yêu cầu về nội dung:

* Giải thích, phân tích.

    + Cội nguồn: nơi bắt đầu của một căn nguyên hoặc một điều gì đó. Cội nguồn của mỗi con người là gia đình và quê hương, đất nước.

    + Tình yêu thương, niềm vui, hạnh phúc của gia đình có ảnh hưởng lớn tới tâm hồn và nhân cách con người. Trong gia đình, cha mẹ có vai trò quan trọng, thiêng liêng - nuôi nấng, dạy dỗ, theo dõi từng bước trưởng thành của người con.

    + Quê hương là nơi mỗi người sinh ra và lớn lên, là cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người. Thiên nhiên tươi đẹp, nghĩa tình cùng với những tấm gương về lối sống cao đẹp của quê hương, góp phần tạo cho mỗi người nhân cách sống tốt đẹp.

* Bàn luận mở rộng:

   + Dân tộc Việt Nam luôn sống với ý thức hướng về cội nguồn. Đó là đạo lý :Uống nước nhớ nguồn, lòng yêu nước, tình đoàn kết, nghĩa đồng bào.... Những giá trị đó đang được các thế hệ người Việt Nam ra sức vun đắp, gìn giữ từ đời này sang đời khác và trở thành truyền thống văn hóa tốt đẹp, làm nên cốt cách tâm hồn người Việt.

    + Suy nghĩ về trách nhiệm của mỗi cá nhân trong tình hình đất nước hiện nay: Đất nước đang trên đà phát triển kinh tế, hội nhập với thế giới, mỗi cá nhân ở mọi lĩnh vực khác nhau phải phát huy sức mạnh truyền thống; tích lũy tri thưc, kĩ năng sống, trau đồi phẩm chất, ý chí; luôn tự tin... để xứng đáng với gia đình, quê hương.

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

Cho đoạn thơ:

“Con ơi tuy thô sơ da thịt

Lên đường

Không bao giờ nhỏ bé được

Nghe con”

[Y Phương, Nói với con, Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục]

1. Tìm thành phần gọi – đáp trong những dòng thơ trên

2. Theo em việc dùng từ phủ định trong dòng thơ “Không bao giờ nhỏ bé được” nhằm khẳng định điều gì?

3. Từ bài thơ trên và những hiểu biết xã hội, em hãy trình bày suy nghĩ [khoảng nửa trang giấy thi] về cội nguồn của mỗi con người qua đó thấy được trách nhiệm của mỗi cá nhân trong tình hình đất nước hiện nay.

Các câu hỏi tương tự

Câu 1: [2,0 điểm]

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

[Trích : Viếng lăng Bác, Viễn Phương]

a] Chỉ ra và phân tích hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ trên ?

b] Chép một câu thơ khác có hình ảnh mặt trời mà em đã học trong chương trình Ngữ văn 9, ghi rõ tên tác giả tác phẩm ?

Câu 2:[3,0 điểm]

Hãy viết một đoạn văn từ 12 đến 15 câu theo kiểu diễn dịch trình bày suy nghĩ về tình trạng học vẹt của nhiều học sinh hiện nay.

Câu 3: [5.0 điểm]

Trong tác phẩm Lòng yêu nước, nhà văn Nga I-li-a Ê-ren-bua có viết:

Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc.

Hãy làm sáng tỏ điều đó qua việc phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai trong văn bản Làng của Kim Lân [Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2014, trang 162]

Đọc văn bản sau để trả lời các câu hỏi:

Phiên âm Hán – Việt:

Ngục trung vô tửu diệc vô hoa,Đối thử lương tiêu nại nhược hà?Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt,

Nguyệt tòng song khích khán thi gia.

Dịch nghĩa:

Trong tù không rượu cũng không hoa,Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào?Người hướng ra trước song ngắm trăng sáng,

Từ ngoài khe cửa, trăng ngắm nhà thơ.

Dịch thơ [bản dịch của Nam Trân]:

Trong tù không rượu cũng không hoa,Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ;Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,

Trăng nhòm khe của ngắm nhà thơ.

             [Ngữ văn 8, tập hai, trang 37, NXB Giáo dục, năm 2008]

a. Bài thơ trên của ai?

b. Bài thơ được trích từ tập thơ nào?

c. Bài thơ được làm theo thể thơ nào?

d. Em hãy nêu giá trị nghệ thuật và nội dung cơ bản nhất của thi phẩm trong một đoạn văn ngắn [khoảng 5 đến 10 dòng].

Câu 1: [1,5 điểm]

Tìm những yếu tố nghệ thuật đặc sắc được sử dụng trong đoạn thơ sau và nêu tác dụng của chúng:

“Ta làm con chim hótTa làm một cành hoaTa nhập vào hòa caMột nốt trầm xao xuyếnMột mùa xuân nho nhỏLặng lẽ dâng cho đờiDù là tuổi hai mươi

Dù là khi tóc bạc.”

[Mùa xuân nho nhỏ – Thanh Hải, Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục – 2011, trang 56].

Câu 2: [0,5 điểm]

Tìm những từ ngữ địa phương trong phần trích sau và chuyển những từ ngữ địa phương đó sang từ ngữ toàn dân tương ứng:

“Nghe mẹ nó bảo gọi bảo gọi ba vào ăn cơm thì nó bảo lại:

- Thì má cứ kêu đi.

Mẹ nó đâm nổi giận quơ đũa bếp dọa đánh, nó phải gọi nhưng lại nói trống:

- Vô ăn cơm!

Anh Sáu vẫn ngồi im, giả vờ không nghe, chờ nó gọi “Ba vô ăn cơm”. Con bé cứ đứng trong bếp nói vọng ra”

- Cơm chín rồi!

Anh cũng không quay lại. Con bé bực quá, quay lại mẹ và bảo:

- Con kêu rồi mà người ta không nghe.”

[Chiếc lược ngà – Nguyễn Quang Sáng, ngữ văn 9 tập một, NXB Giáo dục – 2011, trang 196]

HELP

Video liên quan

Chủ Đề