Tại sao thịt lợn bị hôi

Thông thường, chị em luộc thịt lợn lên đều thấy hương vị thơm ngon. Tuy nhiên, chắc chắn sẽ có những lần mà các mẹ mua đúng miếng thịt có "mùi hôi" khó chịu, ăn không được mà vứt cũng chẳng xong. Tại sao lại như vậy nhỉ? 1. Tại sao thịt luộc có mùi hôi? Mùi hôi của thịt lợn chính là do con vật đó đã bị nhiễm vi sinh vật, tức là chúng đã chết trước khi giết mổ hoặc bảo quản quá lâu, sai cách dẫn đến bị vi khuẩn tấn công. Ở nhiệt độ thấp thì những con vi khuẩn này không phát triển được nhưng nhiệt độ cao khoảng 37-38 độ C là chúng sinh sôi kinh khủng. Chị em có thể tự nhận thấy điều này khi làm thử nghiệm nhỏ tại nhà. Chỉ cần mua 2 miếng thịt cùng lọai ngay khi vừa mổ xong. 1 miếng để trong tủ lạnh 2-5 độ C thì để đến 3 ngày sau vẫn không bị hôi [do vi khuẩn gây thối gây bệnh không phát triển được], 1 miếng để ở ngòai [nhiệt độ thường] thì đến 10h sáng, tức là chỉ 4 tiếng sau là đã bốc mùi nồng nặc rồi. Và tất nhiên, mùi khó chịu này còn "lan tỏa" hơn khi nó được đun sôi lên. Khi thịt tiêu thụ không hết, phải bán vào buổi chiều trong nhiệt độ thường, một số người bán hàng phải dùng thủ thuật như ướp hàn the, muối diêm… để đánh lừa cảm quan người tiêu dùng là thịt vẫn còn màu tươi và không có mùi gì.Một công nghệ mà dân buôn thịt sử dụng để biến thịt ôi thành tươi là nhúng thịt trong nước có pha chất tẩy đường. Chỉ cần mua chút ít tẩy đường về hòa vào nước, nhúng thịt vào, để ráo, chiều lại đi bán tiếp thì thịt vẫn tươi rói nhé. Tuy nhiên, khi mua về, cắt vào bên trong, chị em sẽ thấy thịt nhũn nhão, rỉ dịch và có mùi. Còn nếu đun lên nấu là bốc lên mùi hôi không chịu được. 2. Tại sao luộc thịt lại có bọt nổi lên? Các mẹ có bao giờ thắc mắc tại sao trong nồi nước luộc thịt của mình thường có bọt nổi lên không? Nhiều người khẳng định hiện tượng này là do thịt có chứa chất tạo nạc hoặc đã bị ôi thiu. Số khác lại cho rằng đó là điều hoàn toàn bình thường vì chất đạm trong thịt khi đun sôi lên thì kết tủa tạo ra bọt... Thực ra, các chuyên gia dinh dưỡng lý giải rằng, hiện tượng nổi bọt khi luộc thịt lợn [hoặc hầm xương] có thể coi là do một phần chất bẩn có trong thịt, xương. Chất bất này là do quá trình giết mổ, vận chuyển, bảo quản chứ không thể khẳng định là thịt có nhiễm chất hóa học được. Đặc biệt, lí do cũng xuất phát từ cả thức ăn chăn nuôi và môi trường sống nữa. Trước kia, khi lợn gà chưa được nuôi bằng thức ăn công nghiệp, chúng ta ăn thịt thường có mùi thơm đặc trưng, khi chế biến, thịt cũng ít khi có hiện tượng nổi váng bọt như hiện nay. Tuy nhiên, ngày nay, phần vì do môi trường ô nhiễm bụi bẩn, phần do người dân không còn nuôi lợn theo lối truyền thống mà bằng các thức ăn công nghiệp nên chất lượng thịt cũng giảm đi rõ rệt. Đặc biệt, khi chế biến làm thức ăn, miếng thịt thường tiết ra những chất bẩn, điển hình là bọt nâu nổi váng nên người nội trợ cần phải chú ý loại bỏ nó đi. 1. Không nên chần thịt khi luộc Các chuyên gia giải thích rằng, đây là việc làm hoàn toàn không có tác dụng loại bỏ hóa chất trong thịt. Ngược lại, chúng còn khiến thịt ngấm hóa chất nguy hại hơn. PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh [nguyên giảng viên của Viện Công nghệ thực phẩm, ĐH Bách Khoa Hà Nội] cho biết, khi cho vào nước đun sôi để chần, thịt sẽ bị biến tính co lại nên càng làm cho nó hấp thu các hóa chất và chất bẩn nhiều hơn, do đó thịt càng trở nên độc. Cụ thể: “Nếu cho thịt vào nước đun sôi, nhiệt độ cao khiến các protein bề mặt bên ngoài thịt đóng vón lại, các chất bên trong không thôi ra được, tương tự các chất độc cũng đóng vón lại. Điều này rất không tốt và là cách làm sai lầm mà nhiều người mắc phải”, PGS.TS Thịnh khẳng định. Theo chuyên gia, cách hữu hiệu nhất để loại bỏ chất bẩn và hóa chất có trong thịt lợn đó là sau khi mua về, bà nội trợ nên sơ chế rửa lại bằng nước sạch nhiều lần dưới vòi nước đang chảy. Ngoài ra, bà nội trợ cũng có thể dùng một ít muối hòa tan trong nước để rửa thịt vì nước muối loãng cũng có tác dụng loại bỏ các chất bẩn ra khỏi thịt.

Hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa

Không biết mẹo hay này thì không phải gái đảm: Bỏng kiểu gì cũng không sợ, cứ bôi thứ này lên 5 phút sau là hết đau rát, khỏi lo phồng rộp, sẹo thâm luôn nhé Đắp thứ này lên bàn chân 1 đêm, độc tố trong người bị HÚT ra hết sạch, lắng cặn thành màu đen xì nhìn rõ mồn một Đàn bà đùi to, mông nở có tới 4 điều PHI THƯỜNG khiến đám chân dài phát thèm Cách nhận diện thịt lợn sạch bằng smartphone

//www.webtretho.com/video/wp-content/uploads/sites/43/2016/11/IYYFQYKnHz-480x270.jpg

Tất cả các món ăn được chế biến từ các loại thịt sẽ mất đi hương vị vốn có của nó hoặc sẽ không hấp dẫn nếu bạn khử mùi sai cách hoặc vô tình làm cho nó tăng mùi hơn trong quá trình chế biến.

Nhưng bạn hãy yên tâm và bình tĩnh đọc hết các cách khử mùi sau cho từng loại thịt cụ thể được liệt kê ngay sau đây:

1. Chần thịt heo [thịt lợn] qua nước sôi để khử mùi thịt

Thịt heo là món ăn quen thuộc trong mỗi bữa cơm. Đa số thịt mua ngoài chợ về chế biến liền sẽ không có mùi hôi đặc trưng. Nhưng nếu bạn bảo quản trong tủ lạnh để dùng dần trong tuần thì khi chế biến bạn không xử lý tốt, thịt sẽ dễ bị bám mùi và làm món ăn mất ngon.

Để khử mùi thịt heo, bạn cần làm như sau: trước khi chế biến thành những món ăn, hãy chần thịt heo trong nước sôi khoảng 3 phút, sau đó rửa lại thịt với nước lạnh rồi mang đi chế biến tiếp, thịt sẽ không còn mùi hôi nữa và thức ăn sẽ thơm ngon hơn.

Khi thực hiện món thịt luộc, hãy cho vào nước luộc một củ hành đập dập, hành sẽ giúp khử mùi hôi rất tốt. Bên cạnh đó, để tránh mùi, bạn hãy cho vào nước luộc thịt một ít rượu trắng trước khi vớt thịt ra, rượu trắng sẽ giúp tẩy sạch mùi hôi có trong thịt hiệu quả nhất.

Cũng đừng quên vớt bọt thường xuyên khi luộc để giúp thịt sạch và đỡ hôi hơn nhé.

2. Dùng củ hành nướng giả nhuyễn thay tỏi khi ướp thịt bò

Thịt bò là một thực phẩm giàu dinh dưỡng nhưng với nhiều người chúng có mùi gây làm họ cảm thấy khó chịu. Cách nhanh chóng để loại bỏ mùi này chính là dùng rượu.

Sau khi rửa sạch thịt bò với nước bạn có thể rửa lại thịt với rượu hoặc ngâm thịt trong rượu khoảng 15 phút. Cách làm này sẽ giúp giảm bớt mùi hôi trong thịt đồng thời khi chế biến thịt sẽ mềm và ngon hơn.

Trong lúc ướp thịt, thay vì dùng tỏi theo cách thông thường, bạn có thể nướng một củ hành khô, bóc vỏ rồi giã hành, sau đó đem ướp cùng thịt bò.

Với các món hầm thái miếng lớn, để khử đi mùi hôi của thịt, bạn cho thịt vào nước lạnh và đem đun nóng lên [không để sôi], sau đó vớt ra và thái miếng theo sở thích.

3. Bã rượu [hèm] có thể khử mùi thịt dê dễ dàng

Cách 1: Bỏ thịt dê cắt thành miếng vào nồi nước nóng, thêm một ít bã rượu [hèm]. Tỉ lệ như sau: cứ 500g thịt dê thêm 500g nước và 25g bã rượu. Nước sôi vớt ra, thịt dê sẽ hết mùi gây.

Cách 2: Rửa sạch thịt dê bằng nước nóng, cắt thành những miếng to rồi cho một lượng hương liệu vừa phải [như hồi hương, quế, hồ tiêu... - tốt nhất là hồi hương và quế], cho cả vào nồi luộc tới lúc sôi thì hãy vớt thịt ra là đã hết mùi gây.

Cách 3: Bạn chỉ cần cho vài củ cải đã được gọt vỏ, dùng tăm nhọn chọc nhiều lỗ quanh thân rồi cho vào nồi nấu với thịt dê cũng giúp hút mùi của thịt dê.

Cách 4: Cho thêm khoảng một nắm nhỏ hạt đậu xanh vào nồi nấu cùng thịt dê, mùi gây của thịt dê sẽ biến mất. Hoặc bạn thay đậu xanh bằng vỏ quýt hoặc cam cũng được.

4. Rượu trắng khử mùi thịt cừu hiệu quả

Thịt sau khi rửa sạch nên dùng gừng giã nát hoà với rượu trắng xát vào thịt để độ 15 phút, rồi mang thịt thui trên lửa than đến khi nào lớp ngoài của thịt hơi vàng là được. Sau đó hãy dùng gia vị để ướp thịt theo như món ăn muốn nấu.Thông thường, thịt cừu có mùi nặng nhất, do đó khi chế biến món ăn cần cho thêm củ cải thái nhỏ và giấm vào. Cách này giúp cho món ăn không những hết mùi hôi mà còn thơm ngon hơn.

5. Xát gừng đập giập lên thịt gà, vịt trước khi chế biến

Thịt gà, vịt thường có mùi hôi vì thế trong quá trình nấu, nếu không biết cách khử mùi, món thịt gà hay vịt sẽ mất đi phần hấp dẫn.

Để món ăn chế biến từ gà hoặc vịt không bị hôi, trước khi luộc nên bóp thịt với chút muối hoặc gừng đập giập, có thể cả chút rượu trắng, khoảng 5 phút rồi rửa sạch, để ráo sau đó đem luộc.

Cho một mẩu gừng đập dập vào nồi luộc. Như vậy gà, vịt sẽ hết mùi hôi và món ăn của bạn luôn thơm ngon, hấp dẫn.

6. Dùng nước vo gạo khử mùi tanh của cá

Sau khi đã làm sạch cá [bỏ mang, đánh vẩy, cắt vây, bỏ ruột] để khử bớt mùi tanh, bạn có thể dùng muối thường hoặc muối hạt chà xát lên cá.

Với những loại cá có mùi tanh mạnh, phải bỏ thật sạch màng đen, gân máu trong bụng cá, rồi rửa cá kỹ lại bằng nước sạch.

Muốn chắc ăn hơn, hãy ngâm cá trong nước vo gạo hoặc nước muối khoảng 15 phút, sau đó rửa lại bằng nước sạch, cá sẽ sạch nhớt và khử được mùi tanh.

7. Nước muối và rượu trắng có thể khử mùi khai của tôm

Khi mua tôm về, sau khi cắt bỏ râu, đuôi, rửa sạch, bạn hãy ngâm tôm trong nước có pha muối và chút rượu trắng, tôm sẽ bớt tanh, sau đó vớt tôm ra để ráo nước. Với cách làm như thế, khi chế biến thành món ăn, tôm sẽ mất mùi tanh và còn dai giòn.

8. Nước cốt chanh khử mùi tanh của thịt lươn hiệu quả

Lươn làm sạch nhớt bằng cách tuốt với nước cốt chanh hay nước vo gạo. Không nên dùng giấm, vì giấm sẽ làm cho lươn mất mùi vị đặc trưng riêng. Khi nào thấy không còn nhớt là được.

Bạn cũng có thể cho nước nóng vào để lươn tự quẫy đạp cũng có thể sạch nhớt. Khi lươn đã sạch, mổ bụng, bỏ hết nội tạng, rửa lại bằng nước muối cho sạch.

Hấp lươn chín rồi mới lóc thịt, muốn cho nhanh và lấy được hết nên dùng cật tre, hoặc muỗng gỡ thịt. Tuyệt đối không được đụng nước khi lươn đã chín, chỉ cần bạn lỡ tay để nước vấy vào thịt, lươn sẽ rất tanh.

Dao chặt inox Delites LK-2102

Dao thái inox Delites LK-2103

Dao thái inox Delites LK-2105

Dao gọt inox chống dính BHX LD-KS125UT

Dao cắt inox DMX D002-DT2

Dao bào đa năng inox BHX LD GR801

Dao thái inox Delites LK-2104

Dao cắt inox DMX D001-DT2

Dao cắt inox DMX D001-DT3

Dao thái inox Delites B2109-Q

Trên đây là những mẹo nhỏ giúp khử mùi tanh hôi của các loại thịt, giúp bữa ăn của bạn được trọn vẹn và ngon lành hơn. Bạn có còn biết cách làm nào hay hơn không? Hãy chia sẻ với Điện máy XANH ngay bên dưới bình luận nhé! Chúc bạn thành công!

Biên tập bởi Đoàn Trâm Anh • 10/08/2018

Video liên quan

Chủ Đề