Cục thi hành an dân sự thành phố hồ chí minh tiếng Anh là gì

[PLO]- Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự bổ nhiệm ông Nguyễn Hồng Quang làm chi cục trưởng Chi cục THADS quận Bình Tân, ông Phạm Văn Hưng làm chi cục trưởng Chi cục THADS huyện Cần Giờ. 

Hai quyết định trên có hiệu lực từ ngày 1-7.

Ông Phạm Văn Hưng, sinh năm 1975, là phó chi cục trưởng Chi cục THADS quận 9 từ năm 2015 đến năm 2020. Sau khi Chi cục THADS TP Thủ Đức được thành lập [sáp nhập 3 chi cục THADS quận 2, quận 9, quận Thủ Đức], tháng 4 vừa qua, ông Hưng được bổ nhiệm phó chi cục trưởng Chi cục THADS TP Thủ Đức.

Ông Nguyễn Hồng Quang [bìa trái] và ông Phạm Văn Hưng [thứ ba từ trái qua] nhận quyết định bổ nhiệm. Ảnh: CẨM TÚ

Ông Nguyễn Hồng Quang, sinh năm 1974, được bổ nhiệm làm phó chi cục trưởng Chi cục THADS huyện Cần Giờ năm 2005. Từ năm 2006 đến nay ông Quang là chi cục trưởng Chi cục THADS huyện Cần Giờ.

Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Văn Hòa, Phó Cục trưởng phụ trách Cục THADS TP.HCM, mong muốn trên cương vị mới, chi cục trưởng hai đơn vị tiếp tục phát huy khả năng lãnh đạo điều hành, giữ gìn đoàn kết nội bộ, cùng tập thể lãnh đạo chi cục THADS quận Bình Tân và huyện Cần Giờ hoàn thành tốt nhiệm vụ, chỉ tiêu được giao.

Tiếp thu ý kiến chỉ đạo, ông Nguyễn Hồng Quang và ông Phạm Văn Hưng hứa sẽ phát huy những kinh nghiệm về kỹ năng quản lý, lãnh đạo, điều hành trong thời gian qua, tiếp tục xây dựng, phát triển đơn vị mới.

Ông Nguyễn Văn Hòa phụ trách Cục Thi hành án dân sự TP.HCM

[PLO]- Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long quyết định giao cho Phó Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự TP.HCM Nguyễn Văn Hoà phụ trách cục này.


NGÂN NGA

[PLO]- Bắt đầu từ ngày 31-5, toàn bộ công chức, người lao động của Cục THADS TP.HCM, Chi cục THADS quận Gò Vấp làm việc trực tuyến tại nhà.

Bắt đầu từ 0 giờ ngày 31-5, TP.HCM thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15/2020 của Thủ tướng; riêng quận Gò Vấp và phường Thạnh Lộc, quận 12 thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/2020 của Thủ tướng.

Cục THADS TP.HCM có trụ sở đặt tại quận Gò Vấp nên trong ngày 31-5, lãnh đạo Cục THADS TP.HCM đã có văn bản liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ trong thời gian giãn cách xã hội gửi các cơ quan THADS tại TP.HCM.


Cục THADS TP.HCM có trụ sở đặt tại quận Gò Vấp. Ảnh: CẨM TÚ

Theo đó, lãnh đạo Cục THADS TP.HCM yêu cầu thủ trưởng các đơn vị, công chức, người lao động các cơ quan THADS toàn thành phố nghiêm túc thực hiện các nội dung sau:

Bố trí cho công chức, người lao động sử dụng công nghệ thông tin làm việc tại nhà và chịu trách nhiệm phân công, theo dõi, giám sát việc thực hiện công việc của công chức, người lao động đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Tăng cường trao đổi thông tin trực tuyến; phân công lãnh đạo, công chức, người lao động trực cơ quan để xử lý các vấn đề phát sinh [nếu có], các công việc có yêu cầu về thời hạn. Phân công công chức trực tiếp nhận văn bản đi, đến, bảo vệ cơ quan để duy trì hoạt động và đảm bảo an toàn của cơ quan, đơn vị kể từ ngày 31-5 cho đến khi có thông báo mới.

Yêu cầu toàn bộ công chức, người lao động làm việc trực tuyến tại nhà, thực hiện nghiêm việc giữ khoảng cách tối thiểu 2 m khi giao tiếp. Không tập trung quá hai người ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện và tại nơi công cộng…

Tạm dừng tiếp công dân, tiếp đương sự, tiếp khách tại trụ sở đơn vị, trừ những trường hợp thật sự cần thiết. Tạm dừng nhận trực tiếp đơn yêu cầu THA và các nội dung khác. Thông báo công khai cho các tổ chức, cá nhân thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình thông qua các phương thức khác như: gửi tới cơ quan THADS thông qua dịch vụ bưu chính, thực hiện nhận và trả kết quả bằng dịch vụ bưu chính… có niêm yết thông báo công khai ngay tại cổng đơn vị và bộ phận một cửa, trang thông tin điện tử Cục THADS TP.

Đối với các chi cục THADS quận, huyện, TP Thủ Đức thực hiện các nội dung được quy định theo Chỉ thị 15: Mọi hoạt động tại đơn vị vẫn duy trì diễn ra bình thường nhưng phải đảm bảo tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp phòng, chống dịch. Nếu có công chức hiện đang sinh sống tại quận Gò Vấp và phường Thạnh Lộc, quận 12 thì tạo điều kiện bố trí để công chức đó làm việc trực tuyến tại nhà…

Đặc biệt, lãnh đạo Cục THADS TP.HCM yêu cầu thủ trưởng các đơn vị trực thuộc phải duy trì chế độ báo cáo tình hình dịch bệnh theo chỉ đạo tại các văn bản trước đây, chịu trách nhiệm về việc công chức, người lao động lây nhiễm dịch bệnh do không chấp hành nghiêm quy định phòng, chống dịch. Trường hợp không thực hiện nghiêm thì người đứng đầu cấp ủy và thủ trưởng đơn vị phải xem xét, xử lý trách nhiệm theo quy định.

 

Cục THADS TP.HCM tạm dừng tiếp công dân

Cục THADS TP.HCM tạm dừng tiếp công dân, tiếp nhận đơn thư, liên hệ công tác tại trụ sở Cục THADS TP.HCM trong vòng 15 ngày kể từ ngày 31-5.

Trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân có nhu cầu liên hệ công tác, thực hiện các thủ tục về THA có thể thực hiện thông qua các hình thức sau:

Gửi hồ sơ, đơn thư qua bưu điện đến Cục THADS TP.HCM tại 372A Nguyễn Văn Lượng, phường 16, quận Gò Vấp, TP.HCM, điện thoại 028 39893919, hộp thư điện tử: .

Hệ thống hỗ trợ trực tuyến THADS tại địa chỉ: htttthads.moj.gov.vn/Pages/home.aspx.

Phó Tổng cục trưởng phụ trách Cục Thi hành án dân sự TP.HCM

[PLO]- Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự [THADS] Nguyễn Văn Lực được giao trực tiếp phụ trách chỉ đạo Cục THADS TP.HCM.

CẨM TÚ - NGÂN NGA

Khái niệm thi hành án dân sự [Civil enforcement] là gì? Thi hành án dân sự tiếng Anh là gì? Ý nghĩa của thi hành án dân sự? Quy trình thi hành dân sự của cơ quan thi hành án?

Hệ thống pháp luật nước ta ngày càng được hoàn thiện. Điều này đã góp phần rút ngắn thời gian và quy trình giải quyết đối với những vụ án dân sự thường xuyên xảy ra hằng ngày. Nhiều vụ án được Tòa án thụ lý và giải quyết nhanh chóng đem lại sự công bằng cho người dân. Trong đó, cơ quan thi hành án dân sự là một cơ quan quan trọng giúp việc thi hành án được đảm bảo thực thi, đảm bảo quyền, lợi ích cho người được thi hành án. Vậy, thi hành án dân sự là gì? Quy trình thi hành án dân sự của cơ quan thi hành án như thế nào? Bài viết dưới đây hy vọng sẽ giúp cho bạn đọc hiểu hơn về vấn đề nêu trên.

Căn cứ pháp lý:

  • Luật thi hành án dân sự sửa đổi, bổ sung 2014;

1. Thi hành án dân sự là gì?

Hiện nay, pháp luật nước ta chưa có văn bản nào quy định cụ thể về khái niệm của thi hành án là gì. Tuy nhiên, theo Luật thi hành án chúng ta sẽ thấy được tại Điều 1 và 2 của Luật thi hành án dân sự , ta có thể hiểu thi hành án dân sự là sự phối hợp hoạt động của nhiều tổ chức, cá nhân để thực thi các quyết định, bản án do Tòa án ban ra. Quá trình này phải được thực hiện một cách tuần tự theo đúng quy định, trình tự và thủ tục của pháp luật.

Theo đó, theo quan điểm của tác giả tổng hợp được thì thi hành án dân sự là hoạt động của cơ quan thi hành án dân sự, người được thi hành án, người phải thi hành án và các chủ thể khác trong việc thực hiện bản án, quyết định đã có hiệu lực của tòa án.

Là hoạt động thi hành các bản án, quyết định sau đây của Tòa án: bán án, quyết định về dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động, kinh tế; quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp; quyết định về tài sản trong bản án, quyết định hành chính; quyết định về dân sự trong bản án; quyết định hình sự; các bản án khác do pháp luật quy định..

2. Thi hành án dân sự tiếng Anh là gì?

Thi hành án dân sự tiếng Anh là Civil enforcement

Ngoài ra, Luật Dương Gia giới thiệu một số từ chuyên ngành pháp lý có liên quan:

Thi hành án Judgment execution
Dân sự Civil
Quyết định Decision
Cưỡng chế Forced
Phá sản Bankrupt

3. Ý nghĩa của thi hành án dân sự

Đây là một hoạt động mang ý nghĩa rất to lớn trong cả một quá trình giải quyết một vụ án nào đó, sau khi xét xử Tòa án sẽ đưa ra những quyết định, bản án thích đáng, tuy nhiên đó chỉ là những mức án trên giấy tờ, chỉ khi quyết định và bản án đó được đưa vào trong thực tế để thực hiện thì nó mới có ý nghĩa và mới có thể trả lại được lợi ích cho những người xứng đáng được hưởng nó.

Vì vậy, sau khi Tòa án đưa ra quyết định, bản án sẽ có các cơ quan chuyên phụ trách việc thi hành án dân sự sẽ thực thi các quyết định, bản án đó. Đây là một hành động hết sức cao cả, thiêng liêng mang lại công bằng cho xã hội, đất nước vì vậy trong quá trình thi hành án dân sự, tất cả các cơ quan có thẩm quyền thi hành án dân sự cần phải đặt trách nhiệm của mình lên hàng đầu, cần công tâm, thực hiện mọi việc theo đúng tiến trình của nó, tránh việc vì quan hệ hoặc những yếu tố khác tác động mà có những suy nghĩ, hành động làm khôn đúng.

4. Quy trình thi hành dân sự của cơ quan thi hành án

Quá trình thi hành án dân sự thường sẽ phải trải qua 5 bước cơ bản

Bước 1: Ra quyết định thi hành án

Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền chủ động ra quyết định thi hành án và phân công Chấp hành viên tổ chức thi hành đối với phần bản án, quyết định sau:

+ Hình phạt tiền, truy thu tiền, tài sản thu lợi bất chính, án phí, lệ phí Tòa án;

+ Trả lại tiền, tài sản cho đương sự;

+ Tịch thu sung quỹ nhà nước, tịch thu tiêu hủy vật chứng, tài sản; các khoản thu khác cho Nhà nước;

+ Thu hồi quyền sử dụng đất và tài sản khác thuộc diện sung quỹ nhà nước;

+ Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;

+ Quyết định của Tòa án giải quyết phá sản.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được bản án, quyết định 4 trường hợp đầu tiên, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự phải ra quyết định thi hành án.

Đối với quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì phải ra ngay quyết định thi hành án. Đối với quyết định giải quyết phá sản thì phải ra quyết định thi hành án trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định.

– Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định thi hành án khi có yêu cầu thi hành án nếu không thuộc các trường hợp trên. Thời hạn ra quyết định thi hành án theo yêu cầu là 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu thi hành án.

Bước 2: Gửi quyết định về thi hành án:

Quyết định về thi hành án phải được gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp.

Quyết định cưỡng chế thi hành án phải được gửi cho Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn [sau đây gọi chung là Uỷ ban nhân dân cấp xã] nơi tổ chức cưỡng chế thi hành án hoặc cơ quan, tổ chức có liên quan đến việc thực hiện quyết định cưỡng chế thi hành án.

*Thông báo về thi hành án:

– Quyết định về thi hành án, giấy báo, giấy triệu tập và văn bản khác có liên quan đến việc thi hành án phải thông báo cho đương sự, người có quyền, nghĩa vụ liên quan để họ thực hiện quyền, nghĩa vụ theo nội dung của văn bản đó.

– Việc thông báo phải thực hiện trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra văn bản, trừ trường hợp cần ngăn chặn đương sự tẩu tán, huỷ hoại tài sản, trốn tránh việc thi hành án.

– Việc thông báo được thực hiện theo các hình thức sau đây:

+ Thông báo trực tiếp hoặc qua cơ quan, tổ chức, cá nhân khác theo quy định của pháp luật;

+ Niêm yết công khai;

+ Thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Bước 3: Xác minh điều kiện thi hành án:

1. Trường hợp chủ động ra quyết định thi hành án, Chấp hành viên phải tiến hành xác minh điều kiện thi hành án của người phải thi hành án.

Trường hợp thi hành án theo đơn yêu cầu, nếu người được thi hành án đã áp dụng các biện pháp cần thiết mà không thể tự xác minh được điều kiện thi hành án của người phải thi hành án thì có thể yêu cầu Chấp hành viên tiến hành xác minh. Việc yêu cầu này phải được lập thành văn bản và phải ghi rõ các biện pháp đã được áp dụng nhưng không có kết quả, kèm theo tài liệu chứng minh.

2. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày chủ động ra quyết định thi hành án hoặc kể từ ngày nhận được yêu cầu xác minh của người được thi hành án, Chấp hành viên phải tiến hành việc xác minh; trường hợp thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì phải xác minh ngay.

Việc xác minh phải được lập thành biên bản, có xác nhận của tổ trưởng tổ dân phố, Uỷ ban nhân dân, công an cấp xã hoặc cơ quan, tổ chức nơi tiến hành xác minh. Biên bản xác minh phải thể hiện đầy đủ kết quả xác minh.

Bước 4: Cưỡng chế thi hành án

– Hết thời hạn 10 ngày kể từ ngày người phải thi hành án nhận được hoặc được thông báo hợp lệ quyết định thi hành án, người phải thi hành án có điều kiện thi hành án mà không tự nguyện thi hành án thì bị cưỡng chế. Trường hợp cần ngăn chặn người phải thi hành án có hành vi tẩu tán, huỷ hoại tài sản hoặc trốn tránh việc thi hành án thì Chấp hành viên có quyền áp dụng ngay các biện pháp cưỡng chế thi hành án.

– Không tổ chức cưỡng chế thi hành án trong thời gian từ 22 giờ đến 06 giờ sáng ngày hôm sau, các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật và các trường hợp đặc biệt khác do Chính phủ quy định.

Bước 5: Thanh toán tiền thi hành án

Số tiền thi hành án, sau khi trừ các chi phí thi hành án và khoản tiền để người thi hành án giao nhà là chỗ ở duy nhất có thể thuê nhà trong thời hạn 01 năm, được thanh toán theo thứ tự sau đây:

+ Tiền cấp dưỡng; tiền lương, tiền công lao động, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp mất sức lao động; tiền bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, tổn thất về tinh thần;

+ Án phí;

+ Các khoản phải thi hành án khác theo bản án, quyết định.

Trường hợp có nhiều người được thi hành án thì việc thanh toán tiền thi hành án được thực hiện như sau:

+ Việc thanh toán được thực hiện theo thứ tự quy định tại khoản 1 Điều này. Trường hợp trong cùng một hàng ưu tiên có nhiều người được thi hành án thì việc thanh toán được thực hiện theo tỷ lệ số tiền mà họ được thi hành án;

+ Số tiền thi hành án thu theo quyết định cưỡng chế thi hành án nào thì thanh toán cho những người được thi hành án đã có đơn yêu cầu tính đến thời điểm có quyết định cưỡng chế đó. Số tiền còn lại được thanh toán cho những người được thi hành án theo các quyết định thi hành án khác tính đến thời điểm thanh toán.

Số tiền còn lại được trả cho người phải thi hành án.

– Số tiền thu được từ việc bán tài sản cầm cố, thế chấp hoặc bán tài sản mà bản án, quyết định tuyên kê biên để bảo đảm thi hành một nghĩa vụ cụ thể được ưu tiên thanh toán cho nghĩa vụ được bảo đảm đó sau khi trừ các chi phí về thi hành án.

– Thứ tự thanh toán tiền thi hành án về phá sản được thực hiện theo quy định của pháp luật về phá sản.

Bước 5: Kết thúc thi hành án

– Việc thi hành án đương nhiên kết thúc trong các trường hợp sau đây:

1. Đương sự đã thực hiện xong quyền, nghĩa vụ của mình;

2. Có quyết định đình chỉ thi hành án;

3. Có quyết định trả đơn yêu cầu thi hành án.

– Đương sự có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự xác nhận kết quả thi hành án. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu của đương sự, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp giấy xác nhận kết quả thi hành án.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Dương Gia về thi hành án dân sự là gì và quy trình thi hành án dân sự của cơ quan thi hành án. Trường hợp có thắc mắc xin vui lòng liên hệ để được giải đáp cụ thể.

Được đăng bởi:

Chuyên mục:

Khái quát chung về hệ thống thi hành án dân sự? Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện?

Khái quát về thi hành án, cơ quan thi hành án? Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh theo quy định tại Điều 14 Luật thi hành án dân sự năm 2008 sửa đổi bổ sung 2014?

Tạm đình chỉ thi hành án dân sự [Suspension of judgment enforcement] là gì? Tạm đình chỉ thi hành án dân sự trong Tiếng anh là gì? Quy định về tạm đình chỉ thi hành án? Phân biệt hoãn thi hành án dân sự,  tạm đình thi hành án dân sự và đình chỉ thi hành án dân sự?

Luật thi hành án dân sự quy định nguyên tắc, trình tự, thủ tục thi hành bản án, quyết định dân sự, hình phạt tiền, tịch thu tài sản, truy thu tiền, tài sản thu lợi bất chính...

Luật thi hành án dân sự số 64/2014/QH3 ngày 25 tháng 12 năm 2014 sửa đổi bổ sung Luật thi hành án dân sự số 26/2008/QH12.

Mẫu đơn ủy quyền thi hành án là gì? Mẫu đơn ủy quyền thi hành án để làm gì? Mẫu đơn ủy quyền thi hành án 2021? Hướng dẫn soạn thảo mẫu đơn ủy quyền thi hành án? Một số quy định về uỷ quyền?

Đương sự trốn tránh thi hành án dân sự và việc thực hiện cưỡng chế thi hành án dân sự của cơ quan thi hành án có thẩm quyền.

Thi hành án dân sự là gì? Có cần thiết phải có đơn đề nghị xác minh điều kiện thi hành án? Những vấn đề lưu ý khi kiểm sát việc xác minh điều kiện thi hành án dân sự?

Phong tỏa tài khoản là gì? Khi nào thì chấp hành viên được yêu cầu phong tỏa tài khoản? Quy định về phong tỏa tài khoản trong thi hành án dân sự?

Biên bản kiểm tra điều kiện cơ sở nuôi trồng thủy sản là gì? Mẫu biên bản kiểm tra điều kiện cơ sở nuôi trồng thủy sản [Mẫu số 24.NT] và hướng dẫn cách lập chi tiết?

Đơn xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện nuôi trồng thủy sản là gì? Mẫu đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện nuôi trồng thủy sản [23.NT]? Quy định về cấp giấy chứng nhận cơ sở nuôi trồng thủy sản?

Quyết định phê duyệt đề cương khảo nghiệm thức ăn thủy sản là gì? Mẫu quyết định phê duyệt đề cương khảo nghiệm thức ăn, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản [21.NT] và hướng dẫn cách lập chi tiết.

Ủy ban nhân dân huyện Đức Hòa ở đâu? Địa chỉ liên hệ UBND huyện Đức Hòa? Giới thiệu các thông tin cơ bản, thông tin liên hệ của Ủy ban nhân dân huyện Đức Hòa mới nhất.

Biên bản kiểm tra điều kiện cơ sở khảo nghiệm thức ăn thủy sản là gì? Mẫu biên bản kiểm tra điều kiện cơ sở khảo nghiệm thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản [20.NT]?

Ủy ban nhân dân tỉnh Long An ở đâu? Địa chỉ liên hệ UBND tỉnh Long An? Giới thiệu các thông tin cơ bản, thông tin liên hệ của Ủy ban nhân dân tỉnh Long An mới nhất.

Quyết định về việc công nhận thức ăn thủy sản đã khảo nghiệm là gì? Mẫu quyết định công nhận sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản đã khảo nghiệm [22.NT] và hướng dẫn soạn thảo?

Ủy ban nhân dân huyện Bát Xát ở đâu? Địa chỉ liên hệ UBND huyện Bát Xát? Giới thiệu các thông tin cơ bản, thông tin liên hệ của Ủy ban nhân dân huyện Bát Xát mới nhất.

Đơn đăng ký nhập khẩu thức ăn thủy sản là gì? Mẫu đơn đăng ký nhập khẩu thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản để trưng bày tại hội chợ, triển lãm/để nghiên cứu [mẫu 15.NT]?

Giấy phép nhập khẩu thức ăn thủy sả là gì? Mẫu giấy phép nhập khẩu thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản [mẫu 16.NT]? Thủ tục ban hành giấy phép nhập khẩu thức ăn thủy sản?

Quyết định thay đổi quyết định khởi tố vụ án hình sự là gì? Mẫu Quyết định thay đổi quyết định khởi tố vụ án hình sự [21/HS]? Quy định về thay đổi quyết định khởi tố vụ án hình sự?

Ủy ban nhân dân huyện Bảo Thắng ở đâu? Địa chỉ liên hệ UBND huyện Bảo Thắng? Giới thiệu các thông tin cơ bản, thông tin liên hệ của Ủy ban nhân dân huyện Bảo Thắng mới nhất.

Yêu cầu tiếp nhận giải quyết nguồn tin về tội phạm là gì? Mẫu yêu cầu ra quyết định giải quyết nguồn tin về tội phạm [05/HS] và hướng dẫn cách soạn thảo?

Ủy ban nhân dân huyện Mường Khương ở đâu? Địa chỉ liên hệ UBND huyện Mường Khương? Giới thiệu các thông tin cơ bản, thông tin liên hệ của Ủy ban nhân dân huyện Mường Khương mới nhất.

Ủy ban nhân dân huyện Bảo Yên ở đâu? Địa chỉ liên hệ UBND huyện Bảo Yên? Giới thiệu các thông tin cơ bản, thông tin liên hệ của Ủy ban nhân dân huyện Bảo Yên mới nhất.

Quyết định tịch thu tang vật vi phạm hành chính là gì? Mẫu quyết định tịch thu tang vật vi phạm hành chính [MQĐ 13] và hướng dẫn cách soạn thảo?

Ủy ban nhân dân huyện Bắc Hà ở đâu? Địa chỉ liên hệ UBND huyện Bắc Hà? Giới thiệu các thông tin cơ bản, thông tin liên hệ của Ủy ban nhân dân huyện Bắc Hà mới nhất.

Quyết định thi hành một phần quyết định xử phạt vi phạm hành chính là gì? Mẫu quyết định thi hành một phần quyết định xử phạt vi phạm hành chính [MQĐ 16] và hướng dẫn soạn thảo?

Quyết định gia hạn thời hạn tạm giữ phương tiện vi phạm hành chính là gì? Mẫu quyết định gia hạn thời hạn tạm giữ tang vật vi phạm hành chính [MQĐ 22] kèm hướng dẫn soạn thảo?

Ủy ban nhân dân huyện Văn Bàn ở đâu? Địa chỉ liên hệ UBND huyện Văn Bàn? Giới thiệu các thông tin cơ bản, thông tin liên hệ của Ủy ban nhân dân huyện Văn Bàn mới nhất.

Video liên quan

Chủ Đề