Sinh mổ sau bao lâu có kinh

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Sau sinh bao lâu thì có kinh là thắc mắc của các mẹ. Nếu mẹ không cho bé bú thì kinh nguyệt thường sẽ trở lại từ 4-8 tuần, cho con bú mẹ hoàn toàn thì thời gian có kinh trở lại bị trì hoãn.

Nội dung bài viết gồm

  • Sau sinh bao lâu có kinh lại?
  • Rối loạn kinh nguyệt sau sinh có nguy hiểm không?
  • Chu kỳ kinh nguyệt của mẹ sau sinh
  • Lưu ý với mẹ bỉm sữa về chuyện kinh nguyệt sau sinh và phương pháp tránh thai lúc này

Sau sinh bao lâu thì có kinh lại?

Với các mẹ thắc mắc sinh xong bao lâu có kinh lại thì thật khó để nói chính xác thời điểm nào thì nguyệt san sẽ bắt đầu xuất hiện với các phụ nữ sau khi sinh em bé. Bởi vì thời gian cô nàng đèn đỏ xuất hiện rất khác nhau ở mỗi chị em.

Có nhiều phụ nữ, khi sinh em bé xong phải mất rất lâu thời gian đèn đỏ mới xuất hiện trở lại. Nhưng lại có một số phụ nữ, nguyệt san xuất hiện khá sớm trong thời kỳ cho con bú. Điều này là hoàn toàn bình thường và tùy thuộc vào cơ thể, sự cho con bú và hoàn cảnh của bạn.

Thông thường, nếu mẹ không cho bé bú thì kinh nguyệt sẽ thường trở lại từ 4-8 tuần sau khi sinh.

Còn nếu mẹ đang cho con bú và nuôi bé bằng sữa mẹ hoàn toàn, thì điều này sẽ trì hoãn sự trở lại của “đèn đỏ” đến khi mẹ bắt đầu giảm mức độ cho bé bú. Những người cho con bú sẽ có vòng kinh muộn hơn do chất prolactin có trong sữa mẹ làm chậm chu kỳ kinh. Việc nuôi con bằng sữa mẹ sẽ làm giảm tần số rụng trứng khoảng 1/3 so với bình thường. Chỉ có 15% phụ nữ có kinh trở lại sau 6 tuần.

Hết sản dịch bao lâu thì có kinh? Rất nhiều phụ nữ nghĩ rằng máu ra sau khi sinh là máu kinh. Tuy nhiên đây là chất lưu còn lại trong tử cung thoát ra ngoài. Thời gian ra máu tuỳ thuộc cơ thể mỗi người, có kể kéo dài nhất là từ 1 – 2 tháng. Vì thế bạn nên dùng băng vệ sinh và đảm bảo vệ sinh sạch sẽ vùng kín.

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Bạn có thể chưa biết

Đừng bỏ qua các dấu hiệu báo động mẹ bỉm sữa bị rối loạn kinh nguyệt sau sinh mổ

Sau sinh chưa có kinh nguyệt vẫn có thể mang thai và đây là các dấu hiệu dễ nhận biết nhất!

Chu kỳ kinh nguyệt của mẹ sau sinh

Việc chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ thay đổi sau khi sinh là hoàn toàn bình thường. Đối với một số mẹ, lượng “đèn đỏ” có thể sẽ nhiều hơn sau khi sinh. Trong khi kinh nguyệt của những mẹ khác lại ít hơn và không kéo dài lâu. Chu kỳ của mẹ có thể sẽ chưa trở về trạng thái điều hòa ngay sau sinh do sự rụng trứng không đều. Tuy vậy điều này chỉ là do phản ứng của cơ thể và thường phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người.

– Sau khi sinh, khi cho con bú, cơ thể người mẹ sẽ có một số những thay đổi nội tiết làm cho chu kỳ kinh nguyệt trở nên không đều và thậm chí là không có kinh. Những thay đổi nội tiết này bao gồm sự tiết prolactin khi cho con bú. Làm cho hoạt động của cả hệ thống hạ đồi, tuyến yên và buồng trứng bị thay đổi.

– Ngay cả sau khi kinh nguyệt đã xuất hiện một vài chu kỳ đầu tiên ở bạn thì nó vẫn có thể không đều. Thậm chí những chu kỳ này có thể khác hẳn với các chu kỳ trước khi bạn có con. Những thay đổi của các chu kỳ kinh nguyệt không đều sau khi bạn có em bé này có thể tiếp tục thay đổi vô thời hạn hoặc thậm chí thay đổi vĩnh viễn.

Rối loạn kinh nguyệt sau sinh có nguy hiểm không?

Rối loạn kinh nguyệt sau sinh là vấn đề bình thường ở các mẹ đang nuôi con sơ sinh. Hiện tượng này sẽ kéo dài trong vài tháng, sau đó kinh nguyệt sẽ dần ổn định trở lại sau khi bạn cai sữa cho bé.

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Nguyên nhân gây kinh nguyệt bất thường là do cơ thể mẹ đã trải qua nhiều thay đổi qua quá trình mang thai, nồng độ hormone trong cơ thể biến động để đáp ứng việc nuôi dưỡng thai nhi và tạo sữa mẹ sau đó. Những sản phụ từng bị mất cân bằng hormone cũng có khả năng bị kinh nguyệt bất thường sau sinh. Hiện tượng này xảy ra trong vài tháng đầu khi cơ thể còn chưa hồi phục hoàn toàn, kinh nguyệt có thể không đều và ra nhiều hơn/ít hơn bình thường trong vài tháng.

1 lý do khác khiến chu kỳ của chị em bất thường là áp lực khi nuôi con nhỏ, tình trạng stress, căng thẳng gây rối loạn nội tiết tố dẫn đến rối loạn kinh nguyệt.

Các chị em nên lưu ý tới trường hợp rong kinh, rong huyết kéo dài. Nếu sau vài tháng, tình hình không được cải thiện thì bạn nên đi khám để được chuyên gia sản phụ khoa tư vấn cách điều trị phù hợp. Hoặc những hiện tượng bất thường tại vùng kín như là: khí hư ra nhiều, thay đổi màu sắc bất thường, khi hư có màu vàng, vùng kín có mùi hôi, ngứa ngáy, có mụn lạ… có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh viêm nhiễm phụ khoa nguy hiểm.

Xem thêm

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Tăng cân sau sinh – Nỗi ám ảnh của mẹ bỉm sữa

Cách trị rạn bụng sau sinh đơn giản mà hiệu quả mẹ bỉm đừng bỏ qua

Lưu ý với mẹ bỉm sữa về chuyện kinh nguyệt sau sinh và phương pháp tránh thai lúc này

Điều này đã được bác sĩ chuyên khoa II Lại Thị Nguyệt Hằng – Khoa sản phụ khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long tư vấn chuyên môn ngắn gọn như sau: “Từ 6 đến 8 tuần sau khi sinh kinh nguyệt sẽ trở lại khi bạn không cho con bú. Thời gian này cũng có thể khác nhau tùy thuộc vào mỗi người. Các bạn cũng nên lưu ý khi sinh thường qua đường âm đạo, kinh nguyệt có thể quay trở lại một cách nhanh chóng và ồ ạt. Nhưng bạn chỉ nên sử dụng băng vệ sinh thông thường, tránh sử dụng tampons trong kỳ kinh nguyệt đầu tiên sau khi sinh có thể gây viêm nhiễm phụ khoa.”

Nếu bạn đang cho con bú, thậm chí nguyệt san chưa xuất hiện ở bạn thì vẫn có thể bị rụng trứng. Vì vậy, nó có thể chứa đựng những yếu tố rủi ro. Khi nhiều mẹ thường dựa vào việc cho con bú sữa mẹ như là một phương pháp tránh thai thời kỳ này.

Sau sinh bao lâu thì có kinh lại?

Một số mẹ đang cho con bú thường sử dụng sự mất kinh khi cho con bú như là một phương pháp tránh thai. Biện pháp này thực tế cũng có hiệu quả đến 98% nếu sử dụng đúng cách. Song một điều cần chia sẻ là biện pháp này có hiệu quả cao hay không hiệu quả phụ thuộc rất nhiều vào mức độ bạn thường xuyên cho bé yêu bú trong bao lâu.

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Điều đó nói lên rằng, nếu con bạn dưới sáu tháng tuổi và được cho bú sữa mẹ hoàn toàn trong cả ngày và đêm. Bạn khó có khả năng mang thai sớm trong giai đoạn này. Nhưng nếu bạn cho con bú sữa mẹ không hoàn toàn thì bạn nên cẩn trọng. Bạn có thể bắt đầu thời kỳ nguyệt san của mình một lần nữa vào bất cứ thời điểm từ 6 tuần -3 tháng sau khi sinh đấy!

Các chị em nên nhớ rằng cơ thể của bạn sẽ giải phóng một quả trứng khoảng hai tuần trước khi nguyệt san đến. Vì vậy, trừ khi bạn quá nhạy cảm với sự khác lạ của cơ thể mới phát hiện ra được.

Cho nên sẽ an toàn hơn nhiều nếu phụ nữ sau sinh sử dụng ngay một biện pháp ngừa thai hiệu quả ngay sau khi bạn bắt đầu quan hệ tình dục trở lại. Để loại bỏ hết những nguy cơ mà sẽ làm bạn có thể thụ thai ngay cả trước khi bạn đã có nguyệt san đầu tiên sau sinh nở.

Nguồn tham khảo: Sau sinh con: Khi nào chu kỳ kinh nguyệt sẽ trở lại? – Vinmec

Xem thêm

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Hỏi - 03/02/2021

Chào bác sỹ. Em sinh mổ ngày 9/11/2020, có kinh lại vào ngày 27/1/2021 mặc dù em cho bé bú mẹ hoàn toàn. Như vậy thì có bất thường không ạ. Và em có phải đi khám không. Sau sinh sản dịch của em kéo dài, dong tới tận 2 tháng. Em đã đi siêu âm ở phòng khám tư thì nói không sao, cần bổ sung kẽm thôi. Cảm ơn bác sỹ

Trả lời

Chào em!

Mặc dù cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu sau sinh có thể gây vô kinh cho người mẹ. Tuy nhiên, một số phụ nữ vẫn có thể có kinh lại sớm sau sinh. Đây là tình trạng sinh lý hoàn toàn bình thường của cơ quan sinh sản. Lời khuyên cho em lúc này là em nên áp dụng biện pháp ngừa thai khác để tránh có thai ngoài ý muốn. Bên cạnh đó, nếu tính chất huyết âm đạo bất thường như ra huyết trên 1 tuần, lượng huyết nhiều hơn bình thường, có mùi hôi... em nên đến kiểm tra tại cơ sở y tế uy tín để xác định tình trạng sức khỏe hiện tại.

Chúc em vui khỏe!

ThS. BS. Lê Võ Minh Hương

P. Công tác xã hội

Page 2

Hỏi - 11/01/2021

Chào bác sĩ ạ! Em năm nay 20 tuổi, bắt đầu có kinh nguyệt từ năm 14 tuổi. và từ lúc đó đến nay thì tận 2-3 tháng em mới có kinh một lần. lượng máu kinh mấy năm đầu em thấy ra nhiều, mà tầm năm nay em thấy máu kinh ra khá ít ạ. Cho em hỏi như vậy có sao không ạ? Có ảnh hưởng đến khả năng có con sau này không ạ?

Trả lời

Chào em!

Tình trạng của em, có kinh nguyệt mỗi 2-3 tháng gọi là kinh thưa, thường là hậu quả của buồng trứng ít rụng trứng. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này, có thể là nguyên nhân sinh lý hoặc do bệnh lý. Một trong những nguyên nhân bệnh lý thường gặp nhất là Hội chứng buồng trứng đa nang [PCOS]. Tình trạng này có thể làm giảm xác suất thụ thai do ít có rụng trứng. Em có thể tham khảo thêm ở bài viết: //tudu.com.vn/vn/y-hoc-thuong-thuc/suc-khoe-phu-nu/benh-phu-khoa/hoi-chung-buong-trung-da-nang-pcos/

Em nên đến khám phụ khoa sớm để xác định nguyên nhân và có biện pháp can thiệp phù hợp nhé.

Chúc em vui khỏe!

ThS. BS. Lê Võ Minh Hương

P. Công tác xã hội

Video liên quan

Chủ Đề