Thành viên của Sở giao dịch chứng khoán là

14:55 11/10/21

Thành viên của Sở giao dịch chứng khoán thì cần đáp ứng những điều kiện gì, bao gồm những ai? Quyền và nghĩa vụ được quy định ra sao?

Thành viên của Sở giao dịch chứng khoán là

Nguồn: Internet

1. Đăng ký thành viên giao dịch

- Điều kiện để trở thành thành viên giao dịch:

Căn cứ vào Điều 97 Nghị định 155/2020/NĐ-CP quy định điều kiện để trở thành thành viên giao dịch của Sở giao dịch chứng khoán như sau:

  • Công ty chứng khoán là thành viên bù trừ hoặc thành viên lưu ký có hợp đồng ủy thác bù trừ, thanh toán với thành viên bù trừ chung; trường hợp đăng ký trở thành thành viên giao dịch công cụ nợ, công ty chứng khoán là thành viên lưu ký và được cấp phép thực hiện đầy đủ các nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán theo Luật Chứng khoán.
  • Đáp ứng yêu cầu về hạ tầng công nghệ thông tin, quy trình nghiệp vụ và nhân sự theo quy chế của Sở giao dịch chứng khoán.
  • Không trong tình trạng kiểm soát, kiểm soát đặc biệt theo quy định pháp luật.

- Hồ sơ đăng ký thành viên giao dịch:

Hồ sơ đăng ký thành viên giao dịch cần có những tài liệu theo quy đinh tại Điều 98 Nghị định này, bao gồm:

  • Giấy đăng ký thành viên (Mẫu số 25 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 155/2020/NĐ-CP).
  • Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán.
  • Giấy chứng nhận thành viên bù trừ (trường hợp công ty chứng khoán là thành viên bù trừ đăng ký trở thành thành viên giao dịch); hoặc Giấy chứng nhận thành viên lưu ký và Hợp đồng ủy thác bù trừ, thanh toán với thành viên bù trừ chung (trường hợp công ty chứng khoán không phải là thành viên bù trừ đăng ký trở thành thành viên giao dịch); hoặc Giấy chứng nhận thành viên lưu ký (trường hợp công ty chứng khoán đăng ký trở thành thành viên giao dịch công cụ nợ).
  • Bản thuyết minh về hạ tầng công nghệ thông tin, quy trình nghiệp vụ và nhân sự.

2. Quyền và nghĩa vụ của thành viên của Sở giao dịch chứng khoán

Khi đã được công nhận là thành viên của Sở giao dịch chứng khoán thì phải đảm bảo thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Điều 47 Luật Chứng khoán 2019, cụ thể:

Thành viên của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam bao gồm:

  • Thành viên giao dịch là công ty chứng khoán được Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam chấp thuận trở thành thành viên giao dịch;
  • Thành viên giao dịch đặc biệt là ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các tổ chức khác được Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam chấp thuận trở thành thành viên giao dịch đặc biệt.

Thành viên của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam có các quyền sau đây:

  • Sử dụng hệ thống giao dịch chứng khoán và các dịch vụ do Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và công ty con cung cấp;
  • Nhận các thông tin về thị trường giao dịch chứng khoán từ Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và công ty con;
  • Đề nghị Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam làm trung gian hòa giải khi có tranh chấp liên quan đến hoạt động giao dịch chứng khoán của thành viên giao dịch;
  • Đề xuất và kiến nghị các vấn đề liên quan đến hoạt động giao dịch chứng khoán của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và công ty con;
  • Quyền khác theo quy định của pháp luật và quy chế của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam.

Thành viên của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam có các nghĩa vụ sau đây:

  • Chịu sự giám sát của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và công ty con đối với hoạt động giao dịch chứng khoán và hoạt động công bố thông tin theo quy định tại quy chế của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam;
  • Công bố thông tin theo quy định của pháp luật và quy chế của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam;
  • Hỗ trợ các thành viên giao dịch khác theo yêu cầu của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và công ty con trong trường hợp cần thiết;
  • Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật và quy chế của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam

3. Đình chỉ hoạt động giao dịch và hủy bỏ tư cách của thành viên Sở giao dịch

- Đình chỉ hủy bỏ giao dịch của thành viên:

Sở giao dịch chứng khoán đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động giao dịch của thành viên trong các trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 105 Nghị định 155/2020/NĐ-CP như sau:

  • Bị đình chỉ hoạt động môi giới hoặc tự doanh chứng khoán; bị đình chỉ hoạt động lưu ký chứng khoán, bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán;
  • Không khắc phục được tình trạng bị kiểm soát, kiểm soát đặc biệt theo quy định pháp luật;
  • Không đáp ứng điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin, quy trình nghiệp vụ và nhân sự theo quy chế của Sở giao dịch chứng khoán hay điều kiện trở thành thành viên giao dịch đặc biệt và không khắc phục được các điều kiện này sau thời hạn do Sở giao dịch chứng khoán yêu cầu;
  • Tạm ngừng hoạt động môi giới chứng khoán hoặc tự doanh chứng khoán và được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận;
  • Bị thu hồi Giấy chứng nhận thành viên bù trừ mà không có Hợp đồng ủy thác bù trừ, thanh toán với thành viên bù trừ chung (đối với thành viên giao dịch là thành viên bù trừ);
  • Không có Hợp đồng ủy thác bù trừ, thanh toán với thành viên bù trừ chung hoặc Hợp đồng ủy thác bù trừ, thanh toán với thành viên bù trừ chung không còn hiệu lực (đối với thành viên giao dịch không bù trừ);
  • Các trường hợp khác theo quy chế của Sở giao dịch chứng khoán.

- Hủy bỏ bắt buộc tư cách thành viên giao dịch, thành viên giao dịch đặc biệt:

Điều 106 Nghị định này quy định các trường hợp dưới đây thành viên giao dịch, thành viên giao dịch đặc biệt bị hủy bỏ tư cách thành viên bắt buộc, bao gồm:

  • Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày Sở giao dịch chứng khoán có thông báo ngừng giao dịch để hủy bỏ tư cách thành viên tự nguyện, thành viên không hoàn thành các nghĩa vụ theo yêu cầu của Sở giao dịch chứng khoán về việc tự nguyện hủy bỏ tư cách thành viên;
  • Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày Sở giao dịch chứng khoán có quyết định chấp thuận tư cách thành viên mà không triển khai hoạt động giao dịch qua hệ thống giao dịch của Sở giao dịch chứng khoán;
  • Kết thúc thời hạn đình chỉ hoạt động giao dịch chứng khoán mà không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc bị đình chỉ;
  • Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán, Giấy chứng nhận thành viên lưu ký;
  • Các trường hợp khác theo quy chế của Sở giao dịch chứng khoán.

Khi kết thúc thời hạn theo quy định trên, Sở giao dịch chứng khoán ra quyết định hủy bỏ tư cách thành viên giao dịch.

Căn cứ pháp lý:

Luật Chứng khoán 2019

Nghị định 155/2020/NĐ-CP

Thúy Vy

687

Sở giao dịch chứng khoán là nơi giao dịch các tài sản tài chính và là một thị trường mở. Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều sở giao dịch chứng khoán lớn và mỗi trụ sở đều đóng vai trò quan trọng trong việc xác định tình hình tài chính và kinh tế của nền kinh tế. Vậy sở giao dịch chứng khoán là gì, chức năng, vai trò và cơ cấu tổ chức của sở giao dịch chứng khoán ra sao, các bạn hãy cùng FTV đi tìm đáp án qua nội dung bài viết dưới đây nhé.

Thành viên của Sở giao dịch chứng khoán là

Sở giao dịch chứng khoán là gì

Sở giao dịch chứng khoán là gì?

Sở giao dịch chứng khoán (Securities Exchange/ Bourse) là nơi để các nhà môi giới chứng khoán gặp gỡ, thoả thuận và mua bán chứng khoán.

Theo cách hiểu thông thường thì sở giao dịch chứng khoán là nơi tập trung các chứng khoán đã được niêm yết và được các thành viên tiến hành giao dịch theo những quy định nhất định. Như vậy, sở giao dịch chứng khoán không trực tiếp tham gia mua bán chứng khoán mà chỉ tạo ra địa điểm, phương tiện để các nhà đầu tư cùng nhau tập trung lại và tiến hành giao dịch chứng khoán.

Chức năng của sở giao dịch chứng khoán là gì? 

1. Phân phối lại nguồn vốn giữa các nhà đầu tư chứng khoán 

Các nhà đầu tư luôn cố gắng đầu tư vào những lĩnh vực mang lại lợi nhuận cao và nhanh chóng rút khỏi những lĩnh vực có lợi nhuận thấp hoặc không có lợi. Sở giao dịch chứng khoán chính là nơi tạo điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư thực hiện mục đích này. Việc cung cấp các thông tin về sự thay đổi lên xuống của giá chứng khoán sẽ giúp các nhà đầu tư có thể dự đoán được những danh mục đầu tư mang lại lợi ích cho họ.

2. Xác định giá thị trường chứng khoán trên thị trường 

Các giao dịch chứng khoản thường xuyên diễn ra trên thị trường chứng khoán và nó tuân theo tính liên tục của quan hệ cung cầu. Trên cơ sở quan hệ cung cầu liên tục, giá chứng khoán được xác định một cách chính xác nhất và ý nghĩa của việc xác định giá này là:

  • Xác định chỉ số chứng khoán (kim chi nam của nền kinh tế), giúp các cơ quan nhà nước có thẩm quyền nắm được tình hình phát triển kinh tế và đưa ra những chính sách phù hợp.
  • Tác động đến quyết định phát phát hành chứng khoán bổ sung của tổ chức phát hành và giúp các những nhà đầu tư đưa ra quyết định đầu tư hay không đầu tư kịp thời, đúng đắn.

3. Tạo tính thanh khoản cao cho các chứng khoán trên thị trường giao dịch

Các chứng khoán được niêm yết và giao dịch trên thị trường chứng khoán có thể được mua hoặc bán lại một cách dễ dàng nên các nhà đầu tư có thể thu hồi vốn nhanh chóng để phục vụ cho nhu cầu bản thân hoặc chuyển hướng đầu tư sang danh mục khác. Những chứng khoán không đủ điều kiện niêm yết và giao sẽ có tính thanh khoản kém hơn.

Thành viên của Sở giao dịch chứng khoán là

Tạo tính thanh khoản cao cho các chứng khoán trên thị trường giao dịch

4. Đem lại nguồn hình thành vốn cho các công ty được niêm yết

Doanh nghiệp được niêm yết trên thị trường chứng khoán nào thì có thể phát hành và bán cổ phiếu trên thị trường chứng khoán đó. Để tham gia vào các giao dịch chứng khoán, các công ty niêm yết cần phải tuân thủ những quy tắc, yêu cầu của thị trường như phải cung cấp các thông tin về hiệu quả kinh doanh, giá cổ phiếu, cổ tức của công ty,….

Các thành viên tham gia thị trường giao dịch được yêu cầu hoạt động trong giới hạn giao dịch cụ thể theo quy định của cơ quan quản lý. Và sở giao dịch chứng khoán sẽ đảm bảo chuyển giao tiền đúng lúc để vệ lợi ích của cả người mua và người bán.

Vai trò của sở giao dịch chứng khoán

  • Huy động vốn cho doanh nghiệp và các dự án công của Chính phủ
  • Kiến tạo môi trường đầu tư an toàn, minh bạch và có tính thanh khoản tốt cho các nhà đầu tư.
  • Đo lường “sức khỏe” của nền kinh tế quốc gia
  • Ban hành các quy chế về giao dịch, niêm yết và công bố thông tin. Khi có bất ổn xảy ra, sở có quyền tạm ngừng, đình chỉ hoặc hủy bỏ giao dịch nhằm bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư, đồng thời bồi thường thiệt hại cho nhà đầu tư nếu nguyên nhân do sở, trung tâm giao dịch chứng khoán gây ra.
  • Là môi trường đầu tư và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư.

>> Tham khảo: Phiên giao dịch chứng khoán là gì? Thời gian các phiên trong ngày

Cơ cấu tổ chức của sở giao dịch chứng khoán

Thành viên của Sở giao dịch chứng khoán là

Cơ cấu tổ chức của sở giao dịch chứng khoán

Đại hội cổ đông

Là cơ quan quyền lực cao nhất và có toàn quyền đưa ra các quyết định liên quan tới hoạt động của sở giao dịch.

Hội đồng quản trị (HĐQT)

Gồm đại diện của các công ty chứng khoán thành viên và một số các đại diện khác như đại diện của Chính phủ, tổ chức niêm yết, nhà kinh doanh, chuyên gia luật và các nhà chuyên môn. HĐQT có các quyền hạn như sau: 

  • Đình chỉ, rút giấy phép thành viên.
  • Chấp nhận, đình chỉ hoặc hủy bỏ niêm yết của chứng khoán.
  • Phê chuẩn kế hoạch, ngân sách hàng năm của sở.
  • Xây dựng, ban hành và sửa đổi các quy chế hoạt động của sở.
  • Giám sát hoạt động của các thành viên trong sở
  • Xử phạt các hành vi vi phạm quy chế hoạt động của sở.
  • Ủy quyền cho tổng giám đốc một số công việc điều hành hoạt động của sở.

Ban giám đốc điều hành

Ban giám đốc gồm tổng giám đốc, các phó tổng giám đốc điều hành và phụ trách các lĩnh vực hoạt động của sở giao dịch chứng khoán. Ban giám đốc có chức năng là trực tiếp điều hành các hoạt động thường ngày của sở, đồng thời giám sát hành vi của các thành viên và dự thảo các quy định, quy chế của sở.

Ban giám đốc hoạt động độc lập và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của HĐQT.

Thành viên của Sở giao dịch chứng khoán là

Ban giám đốc trực tiếp điều hành các hoạt động thường ngày của sở

Bộ phận quản lý giao dịch

Chức năng của bộ phận quản lý giao dịch là:

  • Tổ chức phân tích, báo cáo các hoạt động và diễn biến của thị trường chứng khoán.
  • Duy trì sàn giao dịch và hệ thống trực thuộc sàn giao dịch.
  • Xây dựng, điều chỉnh thời gian giao dịch, biên độ giá và giá tham chiếu.
  • Quản lý các giao dịch chứng khoán trên thị trường.

Bộ phận quản lý niêm yết

  • Xây dựng, điều chỉnh hệ thống các tiêu chuẩn niêm yết chứng khoán.
  • Kiểm tra, chấp nhận hoặc hủy bỏ niêm yết của các chứng khoán.
  • Phân tích báo cáo tài chính của các tổ chức niêm yết.
  • Phân loại niêm yết chứng khoán theo nhóm ngành và xây dựng mã số chứng khoán niêm yết.
  • Đề nghị xử lý theo các hình thức khác nhau đối với các loại chứng khoán vi phạm chế độ niêm yết cũng như vi phạm các quy định khác của sở.
  • Thu phí niêm yết: Phí niêm yết lần đầu, phí quản lý niêm yết hàng năm.

Bộ phận quản lý thành viên

  • Xem xét, chấp nhận, đình chỉ hoặc bãi miễn tư cách thành viên của tổ chức, cá nhân.
  • Phân loại thành viên trong sở
  • Thu, quản lý thu phí thành viên và các quỹ khác theo quy định.
  • Tổ chức phân tích, đánh giá hoạt động của các thành viên.

Bộ phận công nghệ thông tin

  • Tổ chức nghiên cứu, lập kế hoạch và triển khai các chương trình phát triển của hệ thống điện toán.
  • Tổ chức quản lý, vận hành hoạt động của hệ thống điện toán.
  • Tổ chức quản lý thông tin thị trường qua mạng Internet, hệ thống điện tử…

Bộ phận tài chính, kế toán

Bộ phận lưu ký chứng khoán thanh toán bù

Ngoài các bộ phận chức năng cơ bản trên, trong cơ cấu tổ chức của sở giao dịch chứng khoán còn có cả khối văn phòng, các tiểu ban hỗ trợ…

Thành viên của Sở giao dịch chứng khoán là

Sở giao dịch chứng khoán ở Việt Nam

Các vấn đề liên quan đến thành viên sở giao dịch chứng khoán

1. Khái niệm

Thành viên sở giao dịch chứng khoán là các tổ chức, cá nhân được chấp nhận là thành viên trực tiếp thực hiện hoạt động giao dịch mua bán chứng khoán tại sở giao dịch chứng khoán.

Tại các nước phát triển như Mỹ, EU, thành viên sở giao dịch chứng khoán bao gồm cả tổ chức và cá nhân (các công ty môi giới chứng khoán, nhà môi giới độc lập, các nhà tạo thị trường…), còn ở một số quốc gia khác thì chỉ chấp nhận thành viên là tổ chức.

2. Điều kiện để trở thành thành viên sở giao dịch chứng khoán

Với các cá nhân:

  • Có chứng chỉ hành nghề môi giới chứng khoán, đồng thời được sở giao dịch chứng khoán chấp thuận và cấp phép hoạt động.
  • Có tư cách đạo đức, sức khoẻ, kiến thức kinh tế, pháp luật và phải trải qua một khoá đào tạo về chứng khoán, thị trường chứng khoán.
  • Có đủ năng lực tài chính: Ký quỹ hoặc được một ngân hàng hay công ty tài chính đứng ra bảo lãnh hoặc có tài sản thế chấp tại một tổ chức tín dụng được chỉ định.

Với tổ chức:

  • Có hồ sơ xin gia nhập vào sở giao dịch chứng khoán và được cấp phép hoạt động.
  • Có cơ sở vật chất kỹ thuật và nhân sự cần thiết để hoạt động.
  • Có vốn điều lệ đạt mức nhất định theo quy định hiện hành.
  • Chấp hành đầy đủ các qui định và điều lệ của sở đưa ra.

3. Quyền hạn và trách nhiệm của thành viên

  • Nếu sở giao dịch chứng khoán được tổ chức theo mô hình công ty cổ phần thì các thành viên có quyền và trách nhiệm tham gia bỏ phiếu quyết định các vấn đề quan trọng của sở giao dịch chứng khoán.
  • Thực hiện trực tiếp các giao dịch mua bán chứng khoán cho khách hàng tại sàn giao dịch của sở.
  • Sử dụng các dịch vụ do sở cung cấp như các trang thiết bị, thông tin…
  • Bầu đại biểu đại diện tham gia HĐQT của sở giao dịch chứng khoán.
  • Đóng lệ phí thành viên và tuân thủ các quy định của sở.

Thành viên của Sở giao dịch chứng khoán là

Thực hiện trực tiếp các giao dịch mua bán chứng khoán cho khách hàng tại sàn giao dịch của sở

Trên đây là một số thông tin quan trọng về sở giao dịch chứng khoán mà chúng tôi muốn chia sẻ đến các bạn. Hy vọng nó đã giúp các bạn giải đáp được các thắc mắc về sở giao dịch chứng khoán là gì, chức năng, vai trò và cơ cấu tổ chức của sở giao dịch chứng khoán. Nếu còn vấn đề cần băn khoăn về sở giao dịch chứng khoán, các bạn hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo số HOTLINE 0983 668 883 để các chuyên gia tài chính của FTV có thể hỗ trợ một cách cụ thể và chi tiết nhất. 

Xem thêm: