Thẻ căn cước công dân do cơ quan nào cấp năm 2024

3. Thông tin được mã hóa, lưu trữ trong bộ phận lưu trữ trên thẻ căn cước gồm thông tin về ảnh khuôn mặt, vân tay, mống mắt của công dân, các thông tin quy định từ khoản 1 đến khoản 18 Điều 9, khoản 2 Điều 15 và khoản 2 Điều 22 của Luật này.

4. Bộ trưởng Bộ Công an quy định quy cách, ngôn ngữ khác, hình dáng, kích thước, chất liệu của thẻ căn cước; việc mã hóa thông tin trong bộ phận lưu trữ trên thẻ căn cước; nội dung thể hiện trên thẻ căn cước đối với thông tin về nơi cư trú và trường hợp không có hoặc không thu nhận được đầy đủ thông tin quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.

Thẻ căn cước công dân do cơ quan nào cấp năm 2024

Câu hỏi: Thẻ căn cước có giá trị sử dụng như thế nào?

Trả lời:

Điều 20 Luật Căn cước quy định về giá trị sử dụng của thẻ căn cước như sau:

1. Thẻ căn cước có giá trị chứng minh về căn cước và thông tin khác đã được tích hợp vào thẻ căn cước của người được cấp thẻ để thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công, các giao dịch và hoạt động khác trên lãnh thổ Việt Nam.

2. Thẻ căn cước được sử dụng thay cho giấy tờ xuất nhập cảnh trong trường hợp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước ngoài ký kết điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế cho phép người dân nước ký kết được sử dụng thẻ căn cước thay cho giấy tờ xuất nhập cảnh trên lãnh thổ của nhau.

(Chinhphu.vn) - Luật Căn cước đã bổ sung Điều 30 quy định về giấy chứng nhận căn cước và quản lý về căn cước đối với người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch được cấp giấy chứng nhận căn cước.

Thẻ căn cước công dân do cơ quan nào cấp năm 2024

Câu hỏi: Ai được cấp giấy chứng nhận căn cước?

Trả lời: Giấy chứng nhận căn cước được cấp cho người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch mà đang sinh sống liên tục từ 06 tháng trở lên tại đơn vị hành chính cấp xã hoặc đơn vị hành chính cấp huyện nơi không tổ chức đơn vị hành chính cấp xã.

Câu hỏi: Việc quản lý về căn cước đối với người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch được cấp giấy chứng nhận căn cước gồm những nội dung nào?

Trả lời: Nội dung quản lý về căn cước đối với người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch được cấp giấy chứng nhận căn cước bao gồm:

  1. Thu thập thông tin về căn cước của người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch;
  1. Cập nhật, điều chỉnh, khai thác, sử dụng thông tin về căn cước của người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch đã được thu thập vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước;
  1. Xác lập số định danh cá nhân cho người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch;
  1. Cấp, cấp đổi, cấp lại, thu hồi, giữ, trả lại giấy chứng nhận căn cước.

Câu hỏi: Những thông tin nào được in trên giấy chứng nhận căn cước?

Trả lời: Thông tin được in trên giấy chứng nhận căn cước bao gồm:

  1. Hình Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
  1. Dòng chữ "CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM, Độc lập - Tự do - Hạnh phúc";
  1. Dòng chữ "CHỨNG NHẬN CĂN CƯỚC";
  1. Ảnh khuôn mặt, vân tay;

đ) Số định danh cá nhân;

  1. Họ, chữ đệm và tên;
  1. Ngày, tháng, năm sinh;
  1. Giới tính;
  1. Nơi sinh;
  1. Quê quán;
  1. Dân tộc;
  1. Tôn giáo;
  1. Tình trạng hôn nhân;
  1. Nơi ở hiện tại;
  1. Họ, chữ đệm và tên, quốc tịch của cha, mẹ, vợ, chồng, người đại diện hợp pháp, người giám hộ, người được giám hộ;

Hiện nay, mẹ bà Huyền đã liên hệ từ cấp phường đến cấp quận, nhưng đều được trả lời không thể cấp Thẻ căn cước hay Giấy khai sinh. Bà Huyền hỏi, mẹ bà cần những thủ tục gì để được cấp Căn cước công dân?

Luật sư Trần Văn Toàn, Văn phòng luật sư Khánh Hưng, Đoàn luật sư Hà Nội trả lời vấn đề này như sau:

Theo Điều 18 Nghị định số 137/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước công dân (tình trạng còn hiệu lực), quy định: Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên đã đăng ký thường trú được cấp Thẻ căn cước công dân. Cơ sở để tính tuổi căn cứ vào ngày, tháng, năm sinh của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; trường hợp thông tin về ngày, tháng, năm sinh của người đó chưa có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì căn cứ vào Giấy khai sinh bản chính hoặc Sổ hộ khẩu để xác định ngày, tháng, năm sinh của người đó.

Như vậy, điều kiện tiên quyết để được cấp Căn cước công dân là công dân đủ 14 tuổi trở lên đã đăng ký thường trú, đã đăng ký khai sinh, hoặc đã có thông tin về ngày, tháng, năm sinh của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Bà Nguyễn Diệu Huyền phản ánh, mẹ của bà nay đã 50 tuổi nhưng không có giấy tờ tuỳ thân. Theo bà được biết, khi còn nhỏ mẹ bà có giấy khai sinh nhưng bị thất lạc, gia đình ly tán nên sau đó không được cấp Chứng minh nhân dân. Hiện nay do chưa đăng ký thường trú, mất Giấy khai sinh, chưa có thông tin về ngày, tháng, năm sinh của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, nên không đủ điều kiện để cấp Căn cước công dân.

Theo luật sư, để được cấp Căn cước công dân, mẹ của bà Huyền cần thực hiện trình tự, thủ tục sau đây:

- Bước 1: Đề nghị cấp bản sao Giấy khai sinh từ sổ gốc

Công dân đến UBND nơi đã đăng ký khai sinh trước đây đề nghị cấp bản sao Giấy khai sinh từ sổ gốc đăng ký khai sinh. Mẹ của bà Huyền hiện nay 50 tuổi, việc đăng ký khai sinh từ những năm 1972, 1973 có thể được thực hiện tại UBND cấp huyện, hoặc UBND cấp xã nơi sinh. Do đó phải tìm đúng nơi đã đăng ký khai sinh để yêu cầu cấp bản sao Giấy khai sinh từ sổ gốc (do mẹ của bà Huyền không có bản sao giấy tờ, tài liệu có nội dung liên quan đến việc đăng ký khai sinh lại theo quy định nên không thể thực hiện được thủ tục đăng ký lại khai sinh, cấp bản chính Giấy khai sinh đăng ký lại theo quy định tại Điều 24 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP).

- Bước 2: Trường hợp chưa đăng ký thường trú

Điều 4 Nghị định số 62/2021/NĐ-CP ngày 29/6/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều Luật Cư trú (tình trạng còn hiệu lực), quy định người không có nơi thường trú, nơi tạm trú phải khai báo ngay thông tin về cư trú với cơ quan đăng ký cư trú tại nơi ở hiện tại. Trường hợp qua kiểm tra, rà soát, cơ quan đăng ký cư trú phát hiện người thuộc trường hợp phải khai báo thông tin về cư trú thì có trách nhiệm hướng dẫn và yêu cầu công dân đó thực hiện việc khai báo. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày cơ quan đăng ký cư trú yêu cầu công dân khai báo thông tin về cư trú, công dân phải có trách nhiệm đến cơ quan đăng ký cư trú để thực hiện khai báo.

Cơ quan đăng ký cư trú kiểm tra, xác minh thông tin nhân thân của công dân đã khai báo qua trao đổi, lấy thông tin từ cha, mẹ, anh, chị em ruột hoặc người thân thích khác của công dân; trường hợp cần thiết, có văn bản đề nghị cơ quan, tổ chức có liên quan kiểm tra, xác minh và cung cấp thông tin.

Trường hợp qua kiểm tra, xác minh mà xác định thông tin công dân đã khai báo là chưa chính xác thì cơ quan đăng ký cư trú đề nghị công dân đó khai báo lại để kiểm tra, xác minh lại nếu thấy cần thiết. Thời hạn kiểm tra, xác minh lại được tính như thời hạn kiểm tra, xác minh lần đầu.

Sau khi kiểm tra, xác minh mà xác định được người đến khai báo là công dân Việt Nam và thông tin mà công dân đã khai báo là chính xác thì cơ quan đăng ký cư trú thực hiện thủ tục cần thiết để cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư xác lập, cấp số định danh cá nhân cho công dân nếu công dân đó chưa có số định danh cá nhân. Cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm cập nhật thông tin của công dân vào cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo, cấp giấy xác nhận thông tin về cư trú cho công dân.

Nội dung giấy xác nhận thông tin về cư trú bao gồm các thông tin cơ bản về công dân: Họ, chữ đệm và tên, số định danh cá nhân; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; quốc tịch; dân tộc; tôn giáo; quê quán; nơi ở hiện tại; ngày, tháng, năm khai báo cư trú.

Người đã được cấp giấy xác nhận thông tin về cư trú có trách nhiệm đăng ký thường trú hoặc tạm trú ngay khi đủ điều kiện theo quy định của Luật Cư trú; trường hợp vẫn chưa đủ điều kiện đăng ký thường trú, tạm trú nhưng có thay đổi về thông tin nhân thân thì phải khai báo lại với công an cấp xã nơi đã cấp giấy xác nhận để rà soát, cập nhật thông tin về nhân thân lên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu về cư trú.

UBND cấp xã căn cứ vào giấy xác nhận thông tin về cư trú của công dân và thông tin của công dân trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư tiến hành việc cập nhật thông tin về hộ tịch và cấp giấy tờ liên quan đến nhân thân cho công dân theo thẩm quyền.

Trường hợp đủ điều kiện đăng ký thường trú: Theo Khoản 1, Khoản 3, Điều 20 Luật Cư trú 2020, công dân có chỗ ở hợp pháp thuộc quyền sở hữu của mình thì được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp đó. Công dân được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ khi đáp ứng các điều kiện sau:

- Được chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đồng ý cho đăng ký thường trú tại địa điểm thuê, mượn, ở nhờ và được chủ hộ đồng ý nếu đăng ký thường trú vào cùng hộ gia đình đó;

- Bảo đảm điều kiện về diện tích nhà ở tối thiểu do HĐND cấp tỉnh quy định nhưng không thấp hơn 8 m2 sàn/người.

Sau khi đã đáp ứng được điều kiện trên, mẹ bà Huyền có thể nộp hồ sơ đăng ký thường trú đến cơ quan đăng ký cư trú nơi mình cư trú. Hồ sơ cần chuẩn bị gồm:

- Tờ khai thay đổi thông tin cư trú, trong đó ghi rõ ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú của chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp được cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ hoặc người được ủy quyền, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản;

- Hợp đồng cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ hoặc văn bản về việc cho mượn, cho ở nhờ chỗ ở hợp pháp đã được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật;

- Giấy tờ, tài liệu chứng minh đủ diện tích nhà ở để đăng ký thường trú theo quy định.

- Bước 3: Đề nghị cấp Thẻ căn cước công dân

Sau khi hoàn thành 2 bước trên. Được cấp bản sao Giấy khai sinh từ sổ gốc, được cấp giấy xác nhận thông tin về cư trú, hoặc đã đăng ký thường trú, tạm trú, mẹ chị Huyền đủ điều kiện đề nghị cơ quan công an cấp Căn cước công dân gắn chip tại nơi thường trú hoặc tạm trú.

Theo quy định tại Điều 11 và Điều 13 Thông tư số 59/2021/TT-BCA ngày 15/5/2021 của Bộ Công an (tình trạng còn hiệu lực), công dân đến cơ quan công an có thẩm quyền tiếp nhận đề nghị cấp, đổi, cấp lại Thẻ căn cước công dân nơi công dân thường trú, tạm trú để yêu cầu được cấp Thẻ căn cước công dân; thực hiện trình tự, thủ tục cấp Thẻ căn cước công dân.

Nơi thu nhận và trực tiếp tiếp nhận đề nghị cấp, đổi, cấp lại Thẻ căn cước công dân cho những trường hợp cần thiết do thủ trưởng cơ quan quản lý Căn cước công dân Bộ Công an quyết định.

Luật sư Trần Văn Toàn

VPLS Khánh Hưng, Đoàn luật sư Hà Nội

* Thông tin chuyên mục có giá trị tham khảo với người đọc, không dùng làm tài liệu trong tố tụng pháp luật.

Cơ quan cấp Căn cước công dân là gì?

Bộ Công an là cơ quan duy nhất có thẩm quyền cấp thẻ căn cước mà không phân cấp cho công an cấp tỉnh hoặc huyện. Ngày 27.11, Quốc hội đã thông qua luật Căn cước. Luật này có hiệu lực từ ngày 1.7.2024, để thay thế luật Căn cước công dân năm 2024.

Khi nào được cấp thẻ căn cước công dân?

Điều 21 của Luật quy định về độ tuổi cấp đổi thẻ căn cước như sau: 1. Công dân Việt Nam đã được cấp thẻ căn cước phải thực hiện thủ tục cấp đổi thẻ căn cước khi đủ 14 tuổi, 25 tuổi, 40 tuổi và 60 tuổi.

Thẻ căn cước công dân nơi cấp ở đâu?

Căn cứ Điều 11 Thông tư 59/2021/TT-BCA quy định trình tự cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân được thực hiện như sau: (1) Công dân đến cơ quan Công an có thẩm quyền tiếp nhận đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân nơi công dân thường trú, tạm trú để yêu cầu được cấp thẻ Căn cước công dân.

Ngày cấp thẻ căn cước công dân ở đâu?

Trên thẻ CCCD có mã vạch, bạn chỉ cần chú ý phần ngày cấp được đặt ở mặt sau của thẻ, ở góc dưới cùng bên phải, dưới phần đặc điểm nhận dạng.