Theo em có nên nói dối người khác không vì sao

Là các bậc phụ huynh, hẳn đã có những lần bạn vô cùng giận dữ khi biết con đang nói dối bố mẹ. Chúng ta luôn dạy con rằng nói dối là xấu và con không bao giờ được nói dối với người lớn. Vậy bạn có biết nguyên nhân nào dẫn đến việc trẻ lại nói dối với mình không? Và, quan trọng hơn, bạn đã biết cách để ứng xử để tránh để lại những tổn thương không đáng có và chấm dứt việc nói dối của con hay chưa? Hãy cùngPrudential đi tìm câu trả lời cho vấn đề này nhé!

Trẻ nói dối – nguyên nhân do đâu?

Có một sự thật phũ phàng mà người lớn nên chấp nhận: đó là đa phần nguyên nhân trẻ em nói dối đều xuất phát từ người lớn.

Nguyên nhân lớn nhất trong hành vi nói dối của trẻ chính là sợ bố mẹ thất vọng, hoặc tệ hơn là phạt mình. Do bố mẹ quá kì vọng vào thành tích của trẻ về điểm số, về vị trí trong lớp, ... nên khi không đạt được, trẻ có phản ứng nói dối để bào chữa cho kết quả của mình. Chính bố mẹ đã tạo cho con áp lực tâm lý dẫn đến hành vi nói dối không mong muốn.

Ngoài ra, con trẻ học việc nói dối từ chính người lớn đấy bạn biết không? Những lời nói dối vô hại của bố mẹ và người thân như: Chích nhẹ lắm, không đau con ơi!; Thuốc ngọt lắm!; Con làm tốt, bố mẹ sẽ thưởng (nhưng lại không thưởng)!; ... đã tạo nên tiềm thức về việc nói dối cho trẻ. Bạn nói dối và nói với chính con mình là điều rất không nên. Bé sẽ nghĩ rằng việc nói dối là bình thường, bố mẹ nói dối vẫn không sao, mình cũng thế! Trẻ em ở độ tuổi bắt chước nên mọi hành vi từ người lớn cần được chú ý. Đừng nghĩ sách vở, máy móc, công nghệ làm trẻ hư hỏng, chính hành vi thiếu kiểm soát của người lớn mới tạo tiền lệ xấu cho trẻ.

Bên cạnh đó, trẻ em thường có tâm lý muốn được quan tâm nhiều hơn. Thế nên, trẻ chọn cách nói dối để thu hút sự chú ý của mọi người. Những câu nói mang tính chất mè nheo như “Hôm nay con đau bụng lắm!”; “Đầu con như búa đánh vào ấy mẹ ơi!”,… thường được các bé sử dụng để tránh phải làm điều bé không thích hoặc để được cả nhà quan tâm nhiều hơn.

Và có khi, việc nói dối đơn giản là sản phẩm của trí tưởng tượng mà thôi. Nguyên nhân của việc này là do các nơ-ron thần kinh phát triển mạnh mẽ ở độ tuổi 3-6 tuổi, cộng với việc trẻ thường xuyên tiếp xúc với nhiều câu chuyện hư cấu và viễn tưởng qua phim ảnh, sách báo,... dẫn đến việc tưởng tượng mình là nhân vật hay nghĩ ra những câu chuyện tưởng tượng của riêng mình. Đây cũng là cột mốc đánh dấu sự phát triển trong tư duy và suy nghĩ của trẻ. Điều này có cả mặt lợi và mặt hại của nó. Việc trẻ bịa chuyện mình là hoàng tử, nhà ở Sao Hỏa, bố mẹ là thần tiên… có thể thúc đẩy khả năng sáng tạo của bé sau này. Thế nhưng, phụ huynh cần quan tâm, định hướng trẻ để có thể tự nhận thức chuẩn xác hơn ranh giới của sự thật và các câu chuyện hư cấu. Chưa có nghiên cứu nào cho thấy việc trẻ em thường xuyên nghĩ ra các câu chuyện tưởng tượng sẽ gây ra hoang tưởng, nhưng việc liên tục tưởng tượng kéo dài kèm với không phân biệt đâu là thật-ảo sẽ dễ dẫn đến thói quen nói dối có ý thức nơi trẻ về sau.

Khi trẻ nói dối, bạn sẽ làm gì?

Theo em có nên nói dối người khác không vì sao

Trước khi yêu cầu trẻ trung thực, bạn nên làm gương về điều đó! Tuyệt đối không nói dối khi ở trước mặt con trẻ dù là những lời nói vô thưởng vô phạt.

Quan trọng hơn, bạn nên có hình phạt cho việc nói dối của trẻ vì đó là một lỗi sai và cần có hình thức phù hợp để con ghi nhớ để không lặp lại. Vài hình phạt nhẹ nhàng như: yêu cầu trẻ khoanh tay đứng yên trong góc nhà 15 phút, yêu cầu trẻ chép phạt về lời hứa không được nói dối khoảng 1, 2 trang giấy. Cần xác định rõ hình phạt giúp trẻ nhớ và không tái phạt, không phải hù dọa để trẻ sợ. Bạn cũng đừng quên, hình phạt phải đi kèm với sự giải thích rõ ràng để trẻ thật sự hiểu rõ vấn đề.

Tiếp theo, hãy giả vờ “quên” việc nói dối của trẻ, bố mẹ hay nhắc đến các lỗi sai của trẻ ở những lúc không thích hợp. Với hành vi nói dối, hãy tạm “quên” đi và tuyệt đối không nhắc lại dù bất kì dịp nào. Đừng làm trẻ cảm thấy hành vi của mình là đáng xấu hổ. Trẻ sẽ có cảm giác mình bị chỉ trích. Bạn chỉ nên nhắc đến lỗi lầm của trẻ nếu như trẻ nói dối lần 2. Bạn nên khuyến khích hành vi trung thực của bé bằng cách kể bé nghe nhiều câu chuyện nhỏ về lòng trung thực. Ví dụ như: câu chuyện cậu bé chăn cừu, 3 lần nói dối và bị chó sói ăn thịt hết cừu hay nói dối sẽ không ai chơi với con. Đồng thời, hãy để bé cảm thấy mình được tôn trọng bằng việc thỏa thuận với con hình phạt lần sau nếu như con nói dối. Hãy tập cho bé thói quen chịu trách nhiệm với hành động của mình.

Cuối cùng, đừng tạo quá nhiều áp lực cho con trẻ. Cha mẹ có quá nhiều kì vọng lên con trẻ vô hình chung gây ra áp lực đối với cuộc sống của trẻ. Trẻ muốn bố mẹ vui lòng sẽ có thói quen nói dối. Hãy thật sự thoải mái và để con làm những điều mình muốn. Hãy trò chuyện cùng con dưới vai trò định hướng hơn là ép buộc con phải theo những mong muốn của mình.

Bất kì đứa trẻ nào đều sẽ nói dối ít nhất một lần trong quá trình lớn lên của mình, bố mẹ nên chuẩn bị đầy đủ kĩ năng để cùng con đối mặt với điều đó và giúp con vượt qua thói quen xấu này. Nếu con nói dối quá nhiều lần, việc gặp gỡ bác sĩ tâm lý để hiểu hơn về trẻ là chuyện rất nên làm.

Trong cuộc sống, chúng ta luôn phải đứng trước sự lựa chọn: nói thật hay nói dối? Vì đôi khi sự thật sẽ làm người khác bị tổn thương. Chúng ta hãy tham khảo một vài trường hợp tiêu biểu và cách giải quyết có nên nói dối hay không.

Theo em có nên nói dối người khác không vì sao
1. Nói dối vì lí lịch cá nhân:

Bạn vừa tìm được một công việc lí tưởng nhưng lại xảy ra một vấn đề rắc rối: bạn bị thất nghiệp cả một năm qua và đang cố gắng che giấu sự thật này trong lí lịch của bạn.

Giải pháp: Theo tư vấn nghề nghiệp trên trang web easyjob.net, ít người trong chúng ta có một lí lịch hoàn hảo. Vì vậy, bạn không nên nói dối hay phóng đại trong hồ sơ cá nhân của mình. Thay vào đó, hãy thành thật và đưa ra những đề nghị có thể đạt được trong tương lai đối với nhà tuyển dụng. Trong trường hợp này, nói dối không những trái với đạo đức con người mà còn có thể bị nhà tuyển dụng sa thải.

2. Nói dối trong hoàn cảnh của bản thân:

Một số người, đặc biệt là phụ nữ, luôn được khuyên rằng phải tỏ ra “dễ chịu” và làm cho mọi thành viên trong gia đình cảm thấy hạnh phúc. Họ không dám nói lên sự thật về những suy nghĩ, cảm xúc của mình chỉ vì sợ mất đi không khí đầm ấm của gia đình.

Bạn có nên kể cho người khác nghe những cảm nghĩ của bạn trong hoàn cảnh này? Nếu bạn không nói, có phải bạn đang lừa dối?

Giải pháp: Bell Hooks, tác giả của quyển sách “Mọi điều về tình yêu” có câu: “ Lời nói dối sẽ trở thành một quy tắc được mọi người chấp nhận khi nó được làm đơn giản hơn để nói ra sự thật. Trong thế giới ngày nay chúng ta được dạy sợ hãi sự thật vì tin rằng sự thật sẽ làm tổn thương chúng ta”.

Khi bạn nói ra sự thật, nó có thể gây cho bạn đau đớn. Nhưng nếu bạn nói với một tấm lòng cởi mở và chân thật, bạn sẽ có được cơ hội làm vững chắc hơn mối quan hệ của bạn. Bà Hooks cũng nói: “Nuôi dưỡng tâm hồn của người khác là một điều không dễ dàng gì vì phần quan trọng nhất của cá tính người ấy đã bị che giấu trong bí mật và lời nói dối”.

3. Bác sĩ có nên nói dối bệnh nhân?

Theo bác sĩ James F. Drane (Giáo sư trường Đại học Edinboro Pennsylvania), ngày nay, bệnh nhân có thể bị tổn thương nếu họ không được biết sự thật. Họ sẽ đánh mất niềm tin- một yếu tố quan trọng để lành bệnh. Các bác sĩ và y tá ở một số nước tin rằng không có gì sai khi nói dối bệnh nhân về tình trạng xấu của họ. Dĩ nhiên, thật khó khăn để nói ra sự thật nhưng dựa trên công bằng mà nói, có nhiều lợi ích khi sự thật được phơi bày và những lí do để không nói dối.

“Sự trung thực có tác dụng đối với bệnh nhân. Họ cần biết nó vì họ đang bệnh, dễ bị tổn thương và những câu hỏi của họ cần phải có câu trả lời chân thực”. Bác sĩ Drane nói: “Tuy nhiên, nếu một bệnh nhân đang chán nản, mất trí hay có ý định tự tử, cần phải có sự thận trọng và cân nhắc có nên nói ra sự thật hay không”.

4. Đối với người bạn quen biết qua thư từ:

Trên trang web youthonline.ca có nói, nếu tên bạn là Frank nhưng lại viết thư nói là Pokemon, đó không phải nói dối. Chẳng qua là một ý tưởng tốt và an toàn để dùng tên hiệu thay vì tên thật.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, mỗi người trung bìnhnói dốiít nhất một lần/ngày. Chúng ta nói dối những người xung quanh và nói dối chính bản thân mình. Đến làm trễ vì kẹt xe nhưng thực ra do ngủ quên, deadline trễ không phải vì ốm mà lỡ say xỉn cả tối, ai đó tự lừa dối bản thân rằng mình đã sẵn sàng bước ra khỏi mối tình cũ nhưng thực ra vẫn còn nhiều cảm xúc với người đã bỏ mình.

Sống không nói dối? Được, chúng ta có thể sống không nói dối khi đơn giản là bạn chỉ cần làm điều ngược lại - "không" nói dối. Bạn có thể nói thật hoặc chọn im lặng. Đó là cách để bạn không phá luật "không nói dối" của bản thân. Có rất nhiều cách được chỉ ra để giúp chúng ta không nói dối. Tôi tin rằng những cách đó đều hiệu quả. Nhưng thử nghĩ xem, bạn có ngăn được những lời nói dối nội tại?

Chúng ta có thể dặn bản thân không được nói dối người khác nhưng sẽ nói dối bản thân đôi lúc. Những lời nói dối nội tại không thể bị lấp liếm hay giữ "im lặng" khi đó là từng dòng suy nghĩ đang chảy trong bạn.

Tôi tin rằng, chúng ta có thể không nói dối người khác về mặt lý thuyết nhưng cuộc sống sẽ phức tạp và khó khăn hơn rất nhiều, trong một xã hội cộng đồng đa chiều như hiện tại. Nói dối là một phần của cuộc sống và không phải mọi lời nói dối đều là những điều tồi tệ.

***

Sẽ có nhiều người ngạc nhiên khi biết rằng, nói dối là một điều mà chúng ta đa phần đều giỏi. Khả năng nói dối quan trọng với con người cũng như niềm tin vào những người khác - nhưng nực cười thay rằng điều đó khiến chúng ta khá tệ trong việc phát hiện lời nói dối.

Vì sao chúng ta không thể không nói dối?

Nói dối là một phần quan trọng của ngôn ngữ và khả năng tư duy. Trên thực tế, một trong những điều quan trọng mà trí tuệ nhân tạo cần để tới gần hơn với con người là học được khả năng tự nói dối để "hiểu" hơn cuộc sống của con người. Nói dối ra đời không lâu sau sự phát triển của ngôn ngữ. Người ta coi nói dối là khả năng chi phối người khác mà không cần sử dụng đến bạo lực. Đây được coi là chiến lược quan trọng trong quá trình tiến hóa của loài người để cạnh tranh và sinh sản, cũng giống như cách các loài động vật ngụy trang trong thiên nhiên.

Theo em có nên nói dối người khác không vì sao

Chúng ta sống trong một xã hội tiêu chuẩn kép khi người lớn dạy trẻ nhỏ không nói dối nhưng họ lại nói dối nhau và nói dối với chính trẻ nhỏ.

Chúng ta không thể không nói dối vì sống trong một cộng đồng lớn và nói dối có tính lây lan. Nhìn những người nói dối không bị trừng phạt hay lên án, người ta có động lực hơn để nói dối vì ở sơ khởi của nhận thức, ta thấy rằng nói dối mang đến cho nhiều người lợi ích lớn.

Chúng ta nói dối để bảo vệ bản thân. Không phải ai cũng đủ tự tin để nói rằng tôi là người đồng tính công khai nếu không muốn bị ném đá tới chết ở nhiều nước. Có những niềm tin cuộc sống, danh tính cá nhân, sở thích hay các đặc điểm khiến chúng ta gặp nguy hiểm nếu nói thật và chúng ta thấy cái gì của nói thật là sự đánh đổi quá lớn.

Theo em có nên nói dối người khác không vì sao

Sống trong một thế giới toàn những lời nói thật đồng nghĩa với việc bạn sẽ nhận được những phản hồi thẳng thắn, đôi khi là phũ phàng hơn - trong cách bạn ăn mặc, nói chuyện thậm chí là hôn. Bạn nhận ra rằng đối phương không quá tập trung vào câu chuyện, bạn chẳng quan trọng lắm trong mắt nhiều người, trình độ cũng không được đánh giá cao và đôi khi, người yêu bạn cũng không yêu bạn tới vậy. Chúng ta nói rằng những lời góp ý thẳng thắn và chân thành sẽ là động lực để mỗi người phát triển nhưng đó là khi bạn biết người ta vẫn sẽ không nói hết những gì trong đầu họ với bạn. Bạn có nghĩ mọi người sẽ có nhiều vấn đề tâm lý hơn trong một thế giới không có lời nói dối khi một ngày ai đó phải nghe không biết bao lần: "Mày mập thế?", "Mày gầy thế?", "Dạo này trông béo vậy".

Người ta có thể nói rằng đó là sự thật và phải chấp nhận sự thật, đấy là khi người ta chưa từng bị nói vào mặt những lời phũ phàng vậy. Đôi khi, tôi thấy thở phào khi ai đó "nói dối" rằng tôi không quá tệ đến như vậy. Chúng ta không thể không nói dối vì cũng nghĩ rằng nó sẽ tốt hơn cho người khác, những lời nói dối sẽ giúp ai đó không tự ti về bản thân, lạc quan hơn, tìm được một bước ngoặt mới trong cuộc sống hay tránh rơi vào các vấn đề tâm lý.

Theo em có nên nói dối người khác không vì sao

Bạn có nhớ hồi nhỏ khi cầm bức tranh mới vẽ đến cho bố mẹ, thay vì nói "Trông nguệch ngoạc xấu thế!" thì bố mẹ đã khen "Con vẽ đẹp quá!" không? Chúng ta đã lắng nghe những lời nói dối vô hại kể từ ngày còn nhỏ là vậy.

Chúng ta nói dối vì chúng ta coi trọng mối quan hệ hơn sự thật; ở cả những mối quan hệ cá nhân và tầm vĩ mô hơn. Các mối quan hệ ngoại giao và quốc tế sẽ chao đảo nếu người ta chỉ nói thật với nhau.

Nói dối sẽ luôn tồn tại vì nếu không có nói dối cũng sẽ không có khái niệm nói thật. Phải biết được đâu là những lời nói dối, người ta mới biết như thế nào là sự thật. Chúng ta nói dối để biết trân trọng sự thật hơn, để hiểu giá trị của sự thật và kiến tạo những giá trị đạo đức khác của con người.

Trẻ nhỏ nói dối một cách vô thức để học về ranh giới, trẻ vị thanh niên nói dối để tách bản thân ra khỏi sự kiểm soát của bố mẹ, người trưởng thành nói dối trong công việc, hẹn hò, gia đình, những quảng cáo trên truyền thông nói dối về công dụng của sản phẩm, chẳng có gì diệt sạch được 100% vi khuẩn hay trắng răng chỉ sau vài tuần… Xã hội được dựng lên từ những lời nói thật, cùng với những lời nói dối. Và bạn có thể nhẩm xem, mình nói những câu nói dối kinh điển này thường xuyên tới mức nào?

Tôi ổn mà, không sao đâu.

Kẹt xe quá, tới trễ xíu nhé!

Mặc cái đó đẹp quá nha!

Uống một chén thôi đấy!

Điện thoại tao hết pin.

Tao không thể có cách nào liên lạc mày được!

Anh không nhận được tin nhắn.

Tao gọi lại mày liền!

Không đắt lắm đâu.

Tao đang trên đường rồi.

Tôi vô tội!

Em không biết nó ở đâu cả.

Anh sẽ luôn yêu em!

Khi ai đó hỏi tôi rằng chúng ta có thể sống không nói dối không, tôi nhớ lại mỗi buổi tối ba tôi đi làm về. Ba tôi là bác sĩ, một người luôn nói với tôi về đạo đức khi thấm nhuần lời thề danh dự ngành Y Hippocrates. Nhưng đó là những buổi tối ba mệt nhoài, thất vọng, thở dài, bỏ ăn… vì đã lỡ nói dối một người bệnh, một người nhà bệnh nhân, rằng bệnh tình họ đang chuyển biến tích cực nên cứ lạc quan, rằng "Đừng lo, ngày mai anh sẽ thấy đỡ hơn nhiều", rằng "Anh ấy đã ra đi thanh thản" thay vì vật lộn trên giường bệnh sau tai nạn thảm khốc.

***

Tôi nghĩ ba đã làm tốt nhất có thể và đó là những lời nói dối có thể đa phần bệnh nhân, người nhà bệnh nhân đều cần.

Chúng ta, trên thực tế, khó có thể sống mà không nói dối.

Nhưng ở tận cùng của sự thật phũ phàng đó, rằng chúng ta gần như không thể sống mà không nói dối, tôi vẫn tin vào giá trị của sự thật. Bạn không thể ngừng nói dối không có nghĩa rằng để nói dối lấn át cuộc sống. Rõ ràng, chúng ta đang nói dối nhiều hơn cần thiết và đa phần lý do đều là sự bao biện khi có nhiều cách giải quyết không cần viện dẫn đến lời nói dối. Chúng ta đã quen với sự dễ dàng của những lời nói dối để gạt đi lời nói thật.

Theo em có nên nói dối người khác không vì sao

Thay vì nói dối mọi lúc, chúng ta có thể lựa chọn nói thật trong vài tình huống để hiểu nhau hơn. Thay vì nói dối, hãy nói thật để thấy yên bình, không phải nơm nớp lo sợ rằng ai đó sẽ phát hiện ra lời nói dối của mình thì sao. Tôn trọng sự thật là tôn trọng niềm tin của người khác. Nếu thế giới 100% sự thật chỉ là một ảo tưởng, hãy cứ cố gắng đẩy nó tới 90% hay nhiều hơn thế, tôi nghĩ rằng bạn sẽ thấy được cả ý nghĩa của sự thật và lời nói dối.

Hôm nay là ngày 01/04 - Quốc tế nói dối. Tôi tin rằng người ta có lý do để chỉ chọn một ngày làm ngày nói dối với niềm tin rằng, hãy để 364 ngày còn lại là những ngày nói thật. Chúng ta có thể không thể thiếu những lời nói dối trong cuộc sống nhưng hãy chỉ coi nó như một dư vị hay món tráng miệng trong một bàn tiệc, đừng để nó thành món chính dọn ra trong đời mỗi người.

Theo em có nên nói dối người khác không vì sao