Thị trường của doanh nghiệp bao gồm những khách hàng nào

Thị trường khách hàng (customer market) là thị trường sản phẩm trong đó giá cả không làm cho cung bằng cầu. Trong thị trường này, các doanh nghiệp quy định và công bố giá sản phẩm của mình, chứ không áp dụng hình thức đấu giá hoặc hình thức tổ chức nào đó để làm cân bằng thị trường. Người mua và người bán khống trao đổi một cách ngẫu nhiên, mà đã tạo lập được mối quan hệ mua bán chắc chắn. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là người mua không muốn tốn kém vì phải tìm người bán cho mỗi lần mua hàng, còn người bán cũng không muốn người mua di mua hàng chỗ khác nên luôn có thái độ thân thiện. Trong điều kiện như vậy, các nhà sản xuất thường áp dụng phương pháp định giá theo thặng số hoặc theo một quy tắc nào đó mà cả người mua và người bán đều cho là hợp lý, nhằm đảm bảo lợi ích cho cả hai bên.

Thị trường các doanh nghiệp (tiếng Anh: Business markets) bao gồm tất cả những tổ chức mua hàng hóa, dịch vụ để sử dụng vào việc sản xuất, để bán, cho thuê hay cung ứng cho người khác.

Thị trường của doanh nghiệp bao gồm những khách hàng nào

Hình minh hoạ (Nguồn: sisinternational)

Khái niệm

Thị trường các doanh nghiệp trong tiếng Anh được gọi là business markets.

Thị trường các doanh nghiệp bao gồm tất cả những tổ chức mua hàng hóa, dịch vụ để sử dụng vào việc sản xuất, để bán, cho thuê hay cung ứng cho người khác.

Đặc điểm

Những ngành chủ yếu hợp thành là nông, lâm, ngư nghiệp, khai khoáng, gia công chế biến, xây dựng, giao thông vận tải, thông tin liên lạc, công cộng, ngân hàng tài chính, bảo hiểm, phân phối, dịch vụ, v.v... 

KhốI lượng mua sắm của thị trường này có qui mô lớn hơn thị trường hàng tiêu dùng, mỗi một doanh nghiệp cần sử dụng nhiều loại hàng hóa dịch vụ khác nhau. 

Thị trường các doanh nghiệp có một số đặc điểm khác với thị trường hàng tiêu dùng là:

- Số lượng người mua ít: Số lượng các doanh nghiệp trên thị trường ít hơn rất nhiều so với số lượng người tiêu dùng. 

Ví dụ công ty cao su Sao vàng bán lốp xe ô tô cho các doanh nghiệp lắp ráp ô tô của Việt Nam với số lượng nhỏ hơn 100 doanh nghiệp.

- Khách hàng có qui mô lớn: Các doanh nghiệp thường có qui mô rất lớn, số lượng mua lớn.

- Quan hệ chặt chẽ giữa người cung ứng và khách hàng: Do có ít nhà cung cấp, ít khách hàng và số lượng mua lớn, nhà cung cấp và khách hàng thường có mối quan hệ chặt chẽ, lâu dài, các lợi ích của họ gắn kết và phụ thuộc lẫn nhau.

- Người mua tập trung theo vùng địa lí: Sự tập trung này xuất phát từ quá trình qui hoạch lãnh thổ gắn với lợi thế của từng vùng. 

Ví dụ như hóa dầu ở Quảng Ngãi, Vũng Tàu, đóng tàu ở Hải Phòng, Quảng Ninh, dịch vụ tài chính, ngân hàng ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, v.v...

- Nhu cầu của thị trường hàng công nghiệp là nhu cầu phái sinh: Nhu cầu này bắt nguồn từ nhu cầu về hàng tiêu dùng và thay đổi phụ thuộc vào sự biến động của nhu cầu hàng tiêu dùng.

- Nhu cầu hàng tư liệu sản xuất không co giãn: Các nhà sản xuất giầy vẫn phải mua đủ số lượng da thuộc ngay cả khi giá tăng, họ chỉ thay đổi lượng đặt hàng khi có vật liệu mới thay thế da thuộc để đóng giầy.

- Nhu cầu biến động mạnh: Nhu cầu hàng tư liệu sản xuất có xu hướng biến động mạnh hơn nhu cầu về hàng hóa tiêu dùng (nguyên lí gia tốc).

- Người mua hàng là người chuyên nghiệp: Các cá nhân tham gia mua hàng tư liệu sản xuất thường là những người được đào tạo chuyên nghiệp, có nhiều kinh nghiệm mua.

- Nhiều người có ảnh hưởng đến việc mua tư liệu sản xuất.

(Tài liệu tham khảo: Hành vi mua của khách hàng, Tổ hợp Công nghệ Giáo dục Topica) 

Diệu Nhi

 Để phát triển kinh doanh, tăng doanh số, các doanh nghiệp luôn phải nỗ lực không ngừng. Thị trường luôn biến động không ngừng đòi hỏi các nhà doanh nghiệp phải không ngừng tìm tòi học hỏi, để bắt kịp với những thay đổi của thị trường.

Tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.6568

1. Thị trường là gì?

Thị trường có thể hiểu là nơi mua bán hàng hoá, là nơi gặp gỡ để tiến hành hoạt động mua bán giữa người mua và người bán.

Thị trường có đặc điểm gì?

  • Thị trường là biểu hiện thu gọn của quá trình mà thông qua đó các quyết định của các tổ chức, đơn vị kinh tế về tiêu dùng các mặt hàng nào.
  • Thị trường là sự kết hợp giữa cung và cầu, trong đó những người mua và người bán bình đẳng cùng cạnh tranh. Số lượng người mua và người bán nhiều hay ít phản ánh quy mô của thị trường lớn hay nhỏ.
  • Việc xác định nên mua hay bán bàng hoá và dịch vụ với khối lượng và giá cả bao nhiêu do quan hệ cung cầu quyết định. Ngoài ra, thị trường còn là nơi thực hiện sự kết hợp giữa hai khâu sản xuất và tiêu dùng hàng hoá.

Ngoài ra, luật Dương Gia giới thiệu một số định nghĩa có liên quan.

Maketing là gì?

Marketing là tiếp thị – Một hình thức phổ biến giúp kết nối với khách hàng. Và marketing gồm tất cả những việc cần thực hiện để thu hút khách hàng đến với thương hiệu và duy trì mối quan hệ với họ.

Marketer là gì?

Marketer là những người làm việc trong lĩnh vực marketing, chịu trách nhiệm nghiên cứu, phân tích thị trường và lên chiến lược nhằm cung cấp sản phẩm và dịch vụ có giá trị đến khách hàng tiềm năng.

Nhân viên marketing là gì?

Xem thêm: Trình bày về chiến lược marketing của thương hiệu Coca Cola tại thị trường Việt Nam

Nhân viên Marketing là người thực hiện các kế hoạch thuộc phòng Marketing đề ra, đảm bảo hoạt động Marketing diễn ra trơn tru, đều đặn. Những chiến thuật sáng tạo, mạnh dạn, nhằm quảng bá sản phẩm/dịch vụ và hình ảnh công ty đến người mọi người.

Từ đó, nhân viên marketer có thể gắn kết khách hàng với thương hiệu doanh nghiệp trong mối quan hệ bền chặt lâu dài.

Thị trường: Market

Thị trường tiềm năng: The potentinal market

Thị trường hiện có: The available market

Thị trường hiện có và đủ điều kiện: The qualified available market

Thị trường phục vụ: Served market

2. Ví dụ và vai trò của thị trường trong Marketing:

  • Trong quảng bá, marketing và PR

Xét trên khía cạnh marketing, hiện tại có khách hàng tiềm năng và khách hàng không tiềm năng. Đó là những người có nhu cầu, hoặc không có nhu cầu với sản phẩm, dịch vụ doanh nghiệp.

Xem thêm: Mong muốn là gì? Mong muốn (wants) trong marketing là gì?

Bằng cách phân biệt các loại thị trường khách hàng tiềm năng mà việc marketing trở nên hiệu quả, đem lại khách hàng mới tốt hơn.

Ví dụ: khi sản phẩm của bạn là sản phẩm dành cho người cao tuổi. Nhưng người mua hay ra quyết định mua theo bạn họ là ai? Thực tế, người mua thường là con cháu của những người đó. Cho nên khi thực hiện các chiến dịch Marketing

Bởi nếu xác định sai nhu cầu, xác định sai thị trường, mọi cố gắng marketing sẽ trở nên thất bại.

Bán đúng nơi thì  bạn sẽ thu được thành quả. Nếu sai thị hay chưa đúng thời điểm của market thì bạn sẽ không nhận được gì, thậm chí tốn chi phí và thời gian.

Rõ ràng, nếu không hiểu rõ nhu cầu khách hàng của mình, bạn chẳng thể bán bất cứ điều gì. Những người khách hàng mục tiêu sẽ cảm thấy bị tổn thương nếu bạn chỉ tập trung bán hàng mà không để tâm đến nhu cầu của họ. Người bán hàng giỏi sẽ là người khéo léo khai thác nhu cầu của khách hàng, và cố gắng nhất để đem lại lợi ích cho họ, và cho công ty.

Ví dụ: Có 2 người đều bán bóng đèn cho các hộ trang trại nuôi gà. Nhưng người A đến trước lại không bán được, còn bị chủ trang trại đuổi đi. Người B thì có kết quả vô cùng khác biệt.

Người A: Đến trang trại và giới thiệu mình bán bóng đèn, bóng tốt thế nào, dây chuyển sản xuất ra sao, công nghệ gì,… Nói một hồi, quá ức chế người chủ trang trại đã đuổi đi

Người B: Người này thì khác, anh ta giới thiệu mình đến từ đâu. Hôm nay đến để mua trứng gà và xin phép đi thăm trang trại gà. Nghe bà chủ trang trại kể về loại gà của mình. Căn cứ vào tình trạng chiếu sáng của trang trại để gợi ý mua thêm thiết bị chiếu sáng, giúp gà sinh sản nhiều hơn, lợi nhuận cao hơn. Bà chủ trang trại nghe xong, đặt luôn hợp đồng lớn

Xem thêm: Môi trường marketing vĩ mô là gì? Đặc điểm và phân loại

3. Vai trò của Marketing trong doanh nghiệp:

Hoạt động marketing trong doanh nghiệp rất quan trọng và cần thiết, góp phần giúp tăng doanh thu và thúc đẩy phát triển hoạt động kinh doanh rất hiệu quả. Hầu như doanh nghiệp nào cũng quan tâm đến chiến lược Marketing chính đơn vị của mình nhằm khẳng định vị thế so với đối thủ và phát triển vững mạnh trên thị trường. Dưới đây là một số vai trò chính của marketing trong doanh nghiệp:

Thứ nhất, đối với doanh nghiệp thì markeing chính là phương tiện hữu hiệu nhất giúp doanh nghiệp phát triển

Thị trường hàng hóa, dịch vụ đang có sự cạnh tranh gay gắt kh số lượng các doanh nghiệp đang không ngừng gia tăng và cạnh tranh đưa ra hàng loạt các sản phẩm. Chính vì vậy mà các doanh nghiệp đã cố gắng phát huy những chiến thuật buôn bán để có thể bán được sản phẩm của mình ra thị trường. Và những lúc thế này thì marketing chính là một phần không thể thiếu đối với doanh nghiệp để có thê thu hút được khách háng ử dụng dịch vụ hay sản phẩm. Việc sử dụng marketing sẽ giúp doanh nghiệp hoạch định, sử dụng linh hoạt được những chiến lược đã được thống kế và đưa vào sử dụng giúp đẩy nhanh sản phẩm, dịch vụ đến tay người dùng. Ngoài ra, cạnh tranh với các đối thủ, định được vị thế thương hiệu vững chắc tạo bước ngoặt chiếm lĩnh thị trường trong tương lai.

Thứ hai, giúp tăng doanh thu

Việc sử dụng marketing chính là điều kiện tiên quyết trong hoạt động Marketing để tạo nên lợi thế thu lại lợi nhuận giúp cho doanh nghiệp tồn tại và có chỗ đứng trên thị trường. Đồng thời, không chỉ đạt được những tỷ lệ doanh thu đã hoạch định ra trước đó mà còn giúp cho doanh nghiệp thu được những dòng lợi nhuận cao và tạo điều kiện thuận lợi đưa sản phẩm mới ra với khách hàng, từ đó thu được nhiều lợi nhuận hơn.

Thứ ba, xây dựng và duy trì mối quan hệ giữa doanh nghiệp với khách hàng

Sản phẩm chỉ có đến tay người tiêu dùng khi doanh nghiệp chủ động tìm kiếm cơ hội xuất hiện của sản phẩm, dịch vụ trên thị trường. Các chiến thuật maketing được xây dựng và thực hiện để giúp nâng cao nhận thức thương hiệu của sản phẩm đối với khách hàng, khiến cho họ nhớ đến sản phẩm của doanh nghiệp khi cần mua một hàng hóa nào đó để sử dụng. Bởi tâm lý người tiêu dùng luôn thích và tin tưởng sử dụng những sản phẩm đã được xuất hiện trên thị trường và được người khác sử dụng hơn là những sản phẩm chưa bao giờ nghe đến. Nếu một sản phẩm hay dịch vụ đã gây được thiện cảm với người tiêu dùng thì chắc chắn khả năng người dùng tin tưởng và sử dụng sản phẩm của thương hiệu một cách lâu dài là rất cao. Thậm chí khi doanh nghiệp đó sản xuất ra được loại hàng hóa khác thì với sự tin tưởng  đã có người tiêu dùng sẽ chính là những khách hàng đầu tiên của doanh nghiệp và là một chiến thuật kinh doanh hiệu quả nếu những khách hàng này “tiếp thị thay” doanh nghiệp cho những người xung quanh của họ như bạn bè, người thân, đồng nghiệp…

Marketing giống như một chất keo siêu kết dinh giúp cho mối quan hệ giữa doanh nghiệp và khách hàng ngày càng thân thiết hơn.

Xem thêm: Tiếp thị kỹ thuật số là gì? Chiến lược marketing kỹ thuật số?

Thứ tư, tương tác nhanh và tìm kiếm khách hàng

Cùng với sự phát triển không ngừng của mạng xã hội đã gắn kết rất nhiều khách hàng kết nối với doanh nghiệp một cách nhanh chóng. Tại đây người tiêu dùng có thể chủ động tìm kiếm những loại sản phẩm phù hợp với nhu cầu của bản thân. Chỉ cần một chiếc điện thoại hay một chiếc máy tính kết nối Wifi người tiêu dùng có thể dễ dàng lựa chọn hàng hóa, xem giá và đặt mua một cách nhanh chóng và tiện lợi.

Như vậy, chúng ta có thể thấy marketing chính là một phương tiện cần thiết để doan nghiệp có thể quảng bá sản phẩm hay dịch vụ đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu ngày càng cao của xã hội thì marketing chính là chiếc chìa khóa giúp cho doanh nghiệp đạt được rất nhiều mục tiêu, đề mục đặt ra.

4. Xu hướng Marketing mới nhất hiện nay:

Đại dịch Covid 19 năm 2020 là thách thức của nhiều doanh nghiệp, nhưng cũng mở ra cơ hội để nhiều người thấy được tầm quan trọng của việc kinh doanh trực tuyến. Luật Dương Gia giới thiệu một số xu hướng Marketing mới nhất hiện nay.

  • Quảng cáo trực tiếp nhưng không quảng cáo trên TV
    Ở nước ngoài cụ thể là Hoa Kỳ, Facebook, YouTube và Amazon đều có những seri truyền hình riêng. Netflix vs Hulu có những chương trình độc quyền chỉ có thể xem trên nền tảng của họ. Các dịch vụ truyền hình trực tuyến vẫn giành được giải thưởng Emmy. Vì sự tiện lợi, mọi người đều mong muốn có thể xem video trên thiết bị di động của họ để họ có thể xem mọi lúc, mọi nơi nhất là vào thời gian rãnh của họ. Thế nên, nó sẽ càng phát triển hơn trong những năm tiếp theo. Điều đó có nghĩa là các chương trình truyền hình phải di chuyển sang thế giới kỹ thuật số, và các chủ doanh nghiệp cần hướng đến quảng cáo trên social media, YouTube thay vì quảng cáo ở đài truyền hình địa phương.
    Chưa kể, quảng cáo trên truyền hình còn là hình thức khá tốn kém và không phải doanh nghiệp nào cũng có thể có cơ hội để quảng cáo truyền hình.
  • Content marketing sẽ trở nên phổ biến hơn

Chúng ta vẫn biết, content đóng vai trò không thể thiếu trong một chiến lược marketing nhưng nhiều người không chú trọng nó.

Hiện nay, nhiều người mong muốn tìm hiểu một doanh nghiệp thông qua bài viết hơn một quảng cáo. Thế nên, chúng ta có thể thấy content marketing vẫn là hình thức tiếp thị tiết kiệm nhất so với các loại hình khác. Đây cũng là hình thức có thể tạo được nhiều khách hàng tiềm năng. Các bài đăng trên blog, video, hình ảnh, hay chữ viết là những hình thức khác nhau của content marketing.

Hay gọi là hình thức “Phát sóng trực tiếp” những gì đang xảy ra lúc bấy giờ (gương mặt, cảnh vật, sự kiện,… ) cho người ở khắp mọi nơi trên thế giới thấy qua internet và mọi tương tác đều diễn ra một cách trực tiếp. Sau đây là những mẹo để bạn bắt đầu một video trực tiếp:

Sử dụng video trực tiếp tại sự kiện để những người dùng dù không có mặt vẫn có thể có cái nhìn toàn cảnh về sự kiện.

  • “Khoe” kỳ nghỉ hấp dẫn của bạn hay bí quyết bán hàng.
  • Quảng cáo và cung cấp những ưu đãi độc quyền chỉ dành cho những ai đang theo dõi video của bạn.
  • Sự tăng trưởng của trí tuệ nhân tạo (AI)

Theo thống kê, hiện nay có đến 57% các marketer đã đưa AI vào các chiến lược, chiến thuật để phục vụ cho công việc của mình được thuận tiện dễ dàng hơn.

Xem thêm: Trade marketing là gì? Vai trò, nhiệm vụ và các hình thức Trade Marketing?

AI hiện vẫn tiếp tục được nghiên cứu và đổi mới từng ngày. Là một người làm marketing bạn cần tìm hiểu thậm chí là am hiểu về AI để tận dụng nó vào công việc được tốt nhất. Nếu bạn biết cách áp dụng AI cho công việc của mình, chắc chắn bạn sẽ có nhiều lợi thế hơn so với những người khác.

Vậy AI là gì? Công nghệ công nghệ AI (viết tắt của Artifical Intelligence) hoặc trí thông minh nhân tạo là công nghệ mô phỏng các quá trình suy nghĩ và học tập của con người cho máy móc, đặc biệt là các hệ thống máy tính. Các quá trình này bao gồm việc học tập (thu thập thông tin và các quy tắc sử dụng thông tin), lập luận (sử dụng các quy tắc để đạt được kết luận gần đúng hoặc xác định), và tự sửa lỗi. Các ứng dụng đặc biệt của AI bao gồm các hệ thống chuyên gia, nhận dạng tiếng nói và thị giác máy tính (nhận diện khuôn mặt, vật thể hoặc chữ viết).

Khái niệm về công nghệ AI xuất hiện đầu tiên bởi John McCarthy, một nhà khoa học máy tính Mỹ, vào năm 1956 tại Hội nghị The Dartmouth. Ngày nay, công nghệ AI là một thuật ngữ bao gồm tất cả mọi thứ từ quá trình tự động hoá robot đến người máy thực tế.

  • Xây dựng niềm tin là yếu tố then chốt trong marketing

Tính minh bạch và niềm tin sẽ là những yếu tố hàng đầu khách hàng tìm kiếm ở một doanh nghiệp. Khách hàng ngày càng có xu hướng tìm kiếm hồ sơ doanh nghiệp trên phương tiện truyền thông, họ đọc và nắm bắt mọi đánh giá về doanh nghiệp cũng như những trải nghiệm doanh nghiệp mang lại. Họ sẽ tìm hiểu mọi thứ về doanh nghiệp của bạn thông qua internet trước khi quyết định mua hàng hay sử dụng dịch vụ của bạn.

Mọi người sẽ để lại đánh giá của họ về bạn trên internet. Bạn sẽ nhìn thấy nhiều hành vi minh bạch hơn kể từ năm 2018, vì thế, hãy chú trọng đến việc tăng cường chiến lược marketing đánh giá và cho khách hàng được nhìn thấy những hoạt động đằng sau bề mặt doanh nghiệp và công việc kinh doanh của bạn. Chiến lược marketing của bạn cần nhiều yếu tố con người hơn thay vì chỉ có logo, sản phẩm, dịch vụ.