Thủ khoa đầu ra Đại học Bách khoa Hà Nội

Với điểm tích lũy học tập đạt 9.28/10, Bùi Hoàng Tuấn [sinh năm 1998, Hà Tĩnh] xuất sắc trở thành thủ khoa đầu ra Trường Điện - Điện tử, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2022.

Không chỉ sở hữu thành tích học tập đáng ngưỡng mộ, Hoàng Tuấn còn khiến nhiều người ấn tượng khi thành thạo 3 ngoại ngữ gồm Anh, Thái Lan, Nhật.

Muốn học tốt phải có chiến lược

Chia sẻ về quãng thời gian học tập tại trường, Hoàng Tuấn cho biết: "Trước khi vào Bách Khoa, tôi được nghe các anh chị khóa trước kể rất nhiều về truyền thuyết "tạch môn" của trường. Thay vì lo sợ, tôi đã chuẩn bị tâm lý sẵn sàng và một kế hoạch học tập nghiêm túc để không bị "ngợp" trước khối lượng kiến thức khổng lồ mà mình sắp phải đối mặt".

Tuấn bật mí được 43 điểm A trên tổng 66 môn học. Để đạt thành tích tốt và giữ vững phong độ học tập, cứ đến Chủ nhật, Tuấn lại lên kế hoạch cho tuần mới bằng bảng Excel. Tuấn sắp xếp các khung giờ khoa học theo giờ học trên lớp, cố định lịch học. Thời gian còn lại, nam sinh dành để thu nạp kiến thức đã học trong tuần và thư giãn.

“Đặc biệt, tôi không bao giờ xếp kín lịch bởi cần dành khoảng trống cho các việc đột xuất hoặc đôi lúc tôi cần được nghỉ ngơi”, chàng trai sinh năm 1998 cho hay.

Tuấn cũng tự thiết kế cho mình một phương pháp học tập riêng, đó là phương pháp học 2-1-2 và 1-0-0.

Bùi Hoàng Tuấn thủ khoa đầu ra Trường Điện - Điện tử, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2022. [Ảnh: Nhân vật cung cấp]

Đối với Hoàng Tuấn, phương pháp 2-1-2 dùng để học và ghi nhớ kiến thức lâu dài. Số 2 có nghĩa là khi học kiến thức mới, trong tuần đầu cần ôn lại ít nhất hai lần. Số 1 tiếp theo là trong tuần tới, Tuấn sẽ ôn lại kiến thức đó một lần và số 2 cuối cùng là trong tháng đó phải ôn lại ít nhất hai lần.

Phương pháp thứ hai là 1-0-0, Tuấn dùng để học trong thời gian ngắn hạn, phù hợp cho các môn học cần phải tư duy nhiều.

"Số 1 ở đây là khi xem xong đề bài, hãy đọc luôn đáp án mà không mất thời gian suy nghĩ. Sau đó, xem lại đề bài rồi tự giải mà không nhìn đáp án. Còn số 0 cuối cùng là không nhìn vào đề và đáp án, tự nhớ đề và tự giải đáp", Hoàng Tuấn chia sẻ.

Cũng nhờ phương pháp 2-1-2 và 1-0-0, trong một tuần, Tuấn có thể học thuộc hơn 200 từ mới tiếng Nhật và gần 300 từ mới tiếng Anh.

Ngoài thông thạo tiếng Anh, Nhật, Tuấn còn có thể sử dụng tiếng Thái Lan ở mức cơ bản.

Nhờ chăm chỉ và có kế hoạch học tập cụ thể, Tuấn hiện có trong tay chứng chỉ IELTS 7.5 và chứng chỉ tiếng Nhật JLPT N2.

Con trai Bách khoa không hề "khô khan"

Hoàng Tuấn tự nhận bản thân thuộc tuýp người hướng ngoại, vui vẻ. Tân kỹ sư cho rằng con trai học Bách khoa không hề "khô khan" như mọi người nghĩ. Ngược lại, đa số sinh viên đều rất năng động, tự tin, yêu thích thể thao và các hoạt động văn nghệ, tình nguyện.

Trong những năm học tại đây, Tuấn tích cực trau dồi kỹ năng mềm bằng việc tham gia hoạt động ngoại khóa, Đoàn, Hội. Năm 2020, Tuấn tham gia cuộc thi Mr & Mrs BK - cuộc thi tài năng và sắc đẹp dành cho tất cả sinh viên Bách khoa Hà Nội. Ngoài ra, chàng trai sinh năm 1998 còn ghi tên tại cuộc thi Tiếng hát sinh viên Bách Khoa, Giải chạy sinh viên ngành kỹ thuật mở rộng, Kỳ thi Olympic Vật lý sinh viên toàn quốc, Giải thưởng Sinh viên nghiên cứu khoa học cấp Trường và chương trình “Mùa đông ấm 2020” tại Phú Thọ...

Và cũng trong nhiều năm liền, Tuấn đều đạt danh hiệu Sinh viên 5 tốt cấp Trường, cấp Thành phố và cấp Trung ương.

Hoàng Tuấn luôn nỗ lực trong học tập và tích cực trau dồi kỹ năng mềm bằng việc tham gia hoạt động ngoại khóa, Đoàn, Hội. [Ảnh: Nhân vật cung cấp]

Nhờ tham gia các hoạt động, Hoàng Tuấn biết thêm nhiều điều bổ ích, gặp được nhiều người mới. Tuấn chia sẻ: “Giải thưởng từ các cuộc thi chính là một trong những nguồn động lực giúp tôi tự tin, hoàn thiện bản thân hơn mỗi ngày. Càng đạt được nhiều giải, tôi càng muốn thi thêm, bởi vậy tôi nghĩ mình là người thích thi cử.

Theo tôi, khi còn ngồi trên ghế nhà trường, các bạn sinh viên rất nên tham gia vào những hoạt động ngoại khóa để phát triển kỹ năng mềm, kỹ năng giao tiếp xã hội, mở mang kiến thức và tạo thêm mối quan hệ”.

Khi được yêu cầu dùng 3 từ để mô tả về Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, Tuấn chọn: Đẳng cấp - Tin cậy - Cống hiến.

Được học ngành theo đúng sở thích nên trong quãng đời sinh viên, nam sinh không có gì để tiếc. Hơn thế, Tuấn luôn cảm thấy Bách khoa Hà Nội là một lựa chọn tuyệt vời, cảm thấy bản thân may mắn khi được học tập và rèn luyện trong môi trường đào tạo chuyên nghiệp này.

Chia sẻ về dự định sắp, Hoàng Tuấn cho biết sẽ tiếp tục tích lũy thêm kinh nghiệm chuyên môn và trau dồi năng lực ngoại ngữ. Nam thủ khoa hy vọng bản thân sẽ nắm bắt được cơ hội làm việc tại Nhật Bản trong thời gian sớm nhất.

Hoài Ân

Phạm Đình Dương, 22 tuổi, quê xã miền núi Thọ Bình, huyện Triệu Sơn, Thanh Hóa, là sinh viên chương trình tài năng ngành Điều khiển tự động thuộc Viện Điện, Đại học Bách khoa Hà Nội. Trong lễ tốt nghiệp trực tuyến ngày 5/9, Dương tự hào khi được đại diện cho sinh viên tốt nghiệp năm 2021 phát biểu. Với em, đây là kỷ niệm đẹp để khép lại bốn năm đại học.

Là học sinh giỏi Toán, vào THPT lại học trội các môn Khoa học tự nhiên, Dương yêu thích những thứ liên quan đến công nghệ và kỹ thuật. Năm 2017, ở kỳ thi THPT quốc gia, cậu học sinh trường THPT Triệu Sơn 3 đạt 29,8 điểm tổ hợp A00 [Toán, Lý, Hóa] và 29,5 điểm tổ hợp B00 [Toán, Hóa Sinh].

Thành tích của con trai thừa đỗ vào trường hàng đầu ở mọi lĩnh vực khiến bố mẹ gợi ý Dương học Y vì có nhiều người trong gia đình theo nghề này. Nhưng Dương muốn học ngành nào đó về công nghệ. Tìm hiểu thêm, thấy ngành Công nghệ thông tin "hot" nhưng phải ngồi trước máy tính nhiều, em loại trừ để rồi quyết định chọn ngành Điều khiển tự động của Đại học Bách khoa Hà Nội.

Phạm Đình Dương vừa tốt nghiệp xuất sắc Đại học Bách khoa Hà Nội với điểm trung bình tích luỹ 3.76/4. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Quảng cáo

Bước chân vào đại học với danh hiệu thủ khoa đầu vào, Dương tự tin có thể giành thành tích tốt. Là người cầu toàn, quan niệm bất kỳ môn nào cũng đem lại giá trị nhất định nên ngay từ đầu em đặt mục tiêu lấy điểm tốt ở tất cả môn.

Thế nhưng việc học giỏi có tiếng ở cấp THPT không khiến cuộc đời sinh viên của Dương chỉ toàn màu hồng. Giữa kỳ I năm nhất, em đã nhận cú sốc đầu tiên khi chỉ đạt 5 điểm môn Giải tích và 6 điểm Đại số. "Em luôn đi thi học sinh giỏi Toán từ cấp tiểu học. Lớp 12 còn đạt giải nhất cuộc thi quốc gia giải toán trên máy tính cầm tay. Chưa bao giờ em được dưới 8 điểm môn Toán. Vậy mà ngay kỳ đầu đại học đã dính điểm 5-6", Dương kể.

Những con điểm "chưa từng có" khiến Dương phải xem lại cách học của mình. Em nhận ra vào đại học, chăm chỉ là không đủ, phải rèn lại từ cách học, cách trình bày, làm bài. Thay vì tự học, nam sinh rủ 4 bạn khác trong lớp tạo thành nhóm học tập. Ai mạnh phần nào sẽ giảng cho những bạn còn lại phần đó. Thay đổi này giúp kết quả học tập của em khá dần và đạt được học bổng khuyến khích tài năng của trường trong năm nhất.

Tìm được cách học phù hợp nhưng Dương lại vấp phải vấn đề khác là không cân bằng được việc học và tham gia hoạt động ngoại khóa. Trong khi với em những hoạt động ngoại khoá đặc biệt quan trọng, giúp hoàn thiện suy nghĩ, kỹ năng, cân bằng được cái tôi với mọi người.

Quảng cáo

Dương bảo năm nhất em học nhiều mà phần nào bỏ bê những hoạt động tình nguyện yêu thích. Đến năm hai lại quá tập trung cho tình nguyện để kết quả học tập không được như ý muốn. Phải đến kỳ II năm thứ hai, nam sinh mới tự cân bằng được cuộc sống sinh viên, trên cơ sở ưu tiên việc học.

Hai năm cuối đại học, bên cạnh học ở trường, tham gia các hoạt động, Dương còn đi gia sư cho học sinh THPT, tham gia nghiên cứu khoa học, trở thành thành viên tích cực của Lab nghiên cứu Lý thuyết điều khiển nâng cao của TS Đào Phương Nam. Thầy Nam cho biết Dương đã có bài báo trên tạp chí thuộc danh mục Scopus và hiện tiếp tục nghiên cứu với mục tiêu có bài đăng trên tạp chí ISI nhóm Q1 hoặc Q2 [nhóm chất lượng nhất].

Ngoài nghiên cứu khoa học, thời gian thực tập ở năm cuối cũng giúp Dương học hỏi được nhiều. Em áp dụng được kiến thức cơ sở ngành đã học ở trường vào công việc, phát huy sự tự tin, kỹ năng giao tiếp, giải quyết vấn đề. Sau thời gian thực tập, em được nhận vào làm tại Viện Hàng không Vũ trụ Viettel.

Phạm Đình Dương trong một chuyến tình nguyện thời sinh viên. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Kết quả học tập tốt, nhưng cũng có thời điểm Dương phải suy nghĩ nhiều khi đâu đâu cũng nhắc tới trí tuệ nhân tạo. Nhiều bạn học cùng chuyển học trái ngành khiến em áp lực và tự hỏi xem có nên học trái ngành không. "Khi đó em cũng stress. Nhưng rồi nghĩ bản thân chưa cố gắng hết sức ở lĩnh vực đang theo học. Vậy hãy cứ cố hết sức trước đã. Nếu sau này hứng thú, em vẫn có thể học thêm", Dương nói.

Dù đạt danh hiệu thủ khoa "kép" của ngôi trường danh tiếng khối ngành kỹ thuật, Dương cho rằng bản thân có rất nhiều điểm yếu và thói xấu. Không phải lúc nào cũng chăm học và thích học, nhiều lúc em cũng chán học mà mỗi lúc chán lại chơi nhiều. Dương chơi game online trên điện thoại, đi đá bóng cùng bạn bè đến mức bỏ ôn thi. Nam sinh thừa nhận lười đọc sách.

Những ngày này, ngoài thời gian đi làm, Dương cố gắng cải thiện thói lười đọc. Em mua những cuốn sách mình hứng thú để đọc hàng ngày, tải app đọc và nghe sách tóm tắt để tiếp cận nhiều đầu sách hơn và có thể tranh thủ nghe, đọc khi di chuyển đến nơi làm việc. Dương cũng đã đăng ký học thạc sĩ ở Đại học Bách khoa Hà Nội và ấp ủ mong muốn học sau đại học ở nước ngoài.

Video liên quan

Chủ Đề