Thuốc điều trị COVID cho phụ nữ cho con bú

1.Thuốc gây mê toàn thân và thuốc an thần cho trẻ nhỏ và phụ nữ có thai

 Thuốc gây mê và thuốc an thần cần thiết cho trẻ sơ sinh, trẻ em và phụ nữ mang thai trong trường hợp cần tiến hành phẫu thuật hoặc thủ thuật khác gây đau và stress, đặc biệt trong trường hợp đe dọa tính mạng và không thể trì hoãn phẫu thuật.

Ngoài ra, việc không điều trị giảm đau có thể gây hại cho trẻ và ảnh hưởng đến hệ thần kinh đang phát triển của trẻ. FDA Hoa Kỳ cũng khuyến khích cán bộ y tế báo cáo các biến cố bất lợi ghi nhận được liên quan đến các thuốc này.

Ngày 14/12/2016, Cơ quan Quản lý Thuốc và Thực phẩm Hoa Kỳ (FDA Hoa Kỳ) đã thông báo về việc sử dụng lặp lại hoặc kéo dài thuốc gây mê toàn thân và thuốc an thần khi tiến hành phẫu thuật hoặc thủ thuật ở trẻ dưới 3 tuổi hoặc phụ nữ mang thai ở 3 tháng cuối của thai kỳ có thể ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của trẻ.

Khuyến cáo dành cho CBYT:

Cần đánh giá cân bằng lợi ích - nguy cơ khi sử dụng thuốc gây mê trên trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai, đặc biệt khi tiến hành các thủ thuật can thiệp có thể kéo dài hơn 3 giờ hoặc tiến hành nhiều thủ thuật cho trẻ em dưới 3 tuổi.

2. NSAID: Không sử dụng cho phụ nữ có thai từ tháng thứ 6 của thai kỳ

Các thuốc chống viêm không steroid (NSAID) được sử dụng trong nhiều tình trạng bệnh lý, đặc biệt trong giảm đau, hạ sốt và chống viêm (khớp). Trong đó, có nhiều thuốc được cấp phát không cần đơn và có thể sử dụng để tự điều trị.

Một số lượng lớn phụ nữ có thai vẫn đang dùng NSAID từ tháng thứ 6 của thai kỳ.

Cơ quan Quản lý Dược phẩm Pháp (ANSM) đã nhắc lại chống chỉ định của mọi loại NSAID (như ibuprofen, ketoprofen, diclofenac, …) và kể cả aspirin, thuốc bán theo đơn hoặc không cần đơn (OTC) cho phụ nữ có thai từ tháng thứ 6 của thai kỳ với bất kể thời gian và đường dùng nào của thuốc (đường uống, đường tiêm hay ngoài da). Đặc biệt, chống chỉ định sử dụng các thuốc chứa celecoxib và etoricoxib trong toàn bộ thai kỳ.

Các thuốc này có thể gây ra độc tính cho thai nhi, ngay cả khi chỉ sử dụng 1 liều duy nhất, với nguy cơ tổn thương thận và tim phổi có thể gây tử vong cho thai nhi hoặc trẻ sơ sinh.

Cần có hướng dẫn cụ thể về các liệu pháp thay thế dùng thuốc và không dùng thuốc trong từng giai đoạn của thai kỳ.

Đặc biệt, NSAID chỉ được sử dụng cho đến tháng thứ 5 của thai kỳ khi thật sự cần thiết, với liều thấp nhất có hiệu quả và trong khoảng thời gian ngắn nhất.

Khuyến cáo dành cho CBYT:

Chống chỉ định mọi loại NSAID (như ibuprofen, ketoprofen, diclofenac…) và kể cả aspirin cho phụ nữ có thai từ tháng thứ 6 của thai kỳ.

Chống chỉ định sử dụng các thuốc chứa celecoxib và etoricoxib trong  toàn bộ thai kỳ.

NSAID chỉ được sử dụng cho đến tháng thứ 5 của thai kỳ khi thật sự cần thiết, với liều thấp nhất có hiệu quả và trong khoảng thời gian ngắn nhất.

3. Codein và tramadol trên trẻ em và phụ nữ cho con bú

Năm 2013, FDA mới chỉ giới hạn sử dụng hai hoạt chất này trên trẻ em dưới 18 tuổi với chỉ định giảm đau sau phẫu thuật amydal và sùi vòm họng miệng. Những khuyến cáo mới năm 2017 này tiếp tục giới hạn sử dụng codein và tramadol một cách chặt chẽ hơn, cụ thể như sau:

-  Chống chỉ định codeine trong điều trị ho và tramadol trong điều trị đau ở trẻ em dưới 12 tuổi.

- Chống chỉ định mới trên nhãn tramadol ở trẻ em dưới 18 để điều trị đau sau phẫu thuật amydal hoặc sùi vòm họng.

- Tránh sử dụng codeine và tramadol ở thiếu niên từ 12 - 18 tuổi bị béo phì hoặc có bệnh lý hô hấp (ngưng thở khi ngủ, hoặc bệnh phổi nghiêm trọng) có thể làm tăng nguy cơ bệnh lý đường thở nghiêm trọng.

- Không nên sử dụng codeine và tramadol  trên phụ nữ đang cho con bú do có thể gây ADR nghiêm trọng cho con, bao gồm buồn ngủ quá mức, khó thở và các bệnh lý đường thở nghiêm trọng khác có thể gây tử vong. 

Cán bộ y tế cần chú ý các chế phẩm đơn thành phần chứa codein và tramadol chỉ được FDA phê duyệt sử dụng trên người lớn.

Ho thường là triệu chứng thứ phát của nhiễm khuẩn, không nghiêm trọng và có thể tự phục hồi nên việc sử dụng các thuốc trị ho có thể không thực sự cần thiết.

Sự buồn ngủ của trẻ bú mẹ khi người mẹ dùng codein/paracetamol cao hơn nhóm dùng paracetamol đơn lẻ.

Cần tư vấn người chăm sóc trẻ cần theo dõi chặt chẽ các dấu hiệu về hô hấp của trẻ khi có phơi nhiễm với codein và tramadol và cần ngừng sử dụng thuốc và đưa ngay trẻ tới cơ sở y tế gần nhất.

Thuốc điều trị COVID cho phụ nữ cho con bú

Bộ Y tế bổ sung hướng dẫn sử dụng thuốc Molnupiravir và Remdesivir trong điều trị COVID-19

Cụ thể, tại bảng Tổng hợp nguyên tắc điều trị người bệnh COVID-19 bổ sung thêm nội dung về thuốc Molnupiravir: Thuốc dùng cho người có triệu chứng nhẹ và trung bình. Người bệnh nhiễm COVID-19 không triệu chứng hoặc mức độ nhẹ có thể điều trị tại nhà hoặc các cơ sở thu dung điều trị COVID-19 tuỳ theo tình hình dịch tại từng địa phương. Có sự theo dõi của nhân viên y tế.

Bộ Y tế bổ sung hướng dẫn sử dụng của 2 loại thuốc kháng virus trong điều trị COVID-19 như sau:

1- Remdesivir được chỉ định trong các trường hợp sau:

 - Người bệnh nội trú, mức độ nhẹ và có ít nhất một yếu tố nguy cơ tiến triển nặng; mức độ trung bình và nặng, khởi phát bệnh chưa quá 10 ngày có suy hô hấp phải thở oxy, thở HFNC, thở máy không xâm nhập

- Nên phối hợp với corticoid (ưu tiên dexamethason).

- Với các trường hợp đã được điều trị bằng remdesivir trước khi thở máy xâm nhập hoặc ECMO thì có thể tiếp tục dùng remdesivir cho đủ liệu trình. Chống chỉ định với tiền sử quá mẫn với bất kỳ thành phần nào trong công thức thuốc.

- Người bệnh có men gan ALT tăng trên 5 lần giới hạn trên của khoảng giá trị bình thường Liều dùng: Người ≥ 12 tuổi và cân nặng > 40kg: Ngày đầu 200mg, những ngày sau 100mg/ngày, truyền tĩnh mạch 1 lần trong 30 – 120 phút.

+ Thời gian điều trị: 5 ngày, nếu không cải thiện về lâm sàng có thể điều trị thêm 5 ngày tiếp.

Lưu ý, trẻ em < 12 tuổi thực hiện theo hướng dẫn chẩn đoán, điều trị COVID-19 ở trẻ em.

- Phụ nữ có thai và nuôi con bằng sữa mẹ: Chưa có dữ liệu đầy đủ. Không khuyến cáo trừ trường hợp lợi ích vượt trội so với nguy cơ.

- Theo dõi người bệnh trong thời gian truyền và trong vòng 1h sau truyền để phát hiện và xử trí kịp thời phản vệ và các phản ứng tiêm truyền (nếu có).

- Theo dõi tăng men gan trong quá trình sử dụng thuốc. Ngưng sử dụng thuốc nếu ALT tăng trên 5 lần giới hạn trên bình thường trong quá trình điều trị.

- Chưa có đủ thông tin khuyến cáo sử dụng thuốc cho người bệnh có mức lọc cầu thận ước tính eGFR < 30mL/phút).

- Thông tin chi tiết thêm về thuốc thực hiện theo tờ hướng dẫn sử dụng thuốc.

2- Thuốc Molnupiravir

- Dùng cho bệnh nhân COVID-19 người lớn từ 18 tuổi trở lên mức độ nhẹ đến trung bình và có ít nhất một yếu tố nguy cơ làm bệnh tiến triển nặng.

- Thuốc sử dụng trong vòng 5 ngày kể từ khi khởi phát các triệu chứng hoặc có kết quả xét nghiệm dương tính. Bệnh nhân cần nhập viện đã được khởi trị molnupiravir trước đó có thể tiếp tục sử dụng thuốc để hoàn thành phác đồ điều trị 5 ngày tùy theo quyết định của bác sĩ điều trị.

Chống chỉ định: Quá mẫn với monulpiravir hay bất kỳ thành phần nào của thuốc

Liều dùng: 800 mg/lần, uống x 2 lần/ngày.

- Thời gian điều trị: 5 ngày

Chú ý: - Không khuyến cáo sử dụng cho phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú, trẻ em dưới 18 tuổi do quan ngại nguy cơ độc tính trên thai nhi, trên xương, sụn của thuốc.

- Phụ nữ có khả năng mang thai, phụ nữ trong độ tuổi sinh sản nên sử dụng biện pháp tránh thai phù hợp và có hiệu quả trong quá trình điều trị và trong vòng 04 ngày sau khi sử dụng liều molnupiravir cuối cùng.

- Phụ nữ cho con bú: không khuyến cáo cho con bú trong thời gian điều trị và trong vòng 04 ngày sau khi sử dụng liều molnupiravir cuối cùng.

- Đối với nam giới trong độ tuổi sinh sản sử dụng biện pháp tránh thai phù hợp và hiệu quả trong thời gian điều trị và ít nhất 3 tháng sau liều monulpiravir cuối cùng.

- Thông tin chi tiết về thuốc thực hiện theo tờ hướng dẫn sử dụng thuốc được Bộ Y tế phê duyệt.


Trong "Hướng dẫn chăm sóc, quản lý tại nhà đối với phụ nữ có thai, bà mẹ cho con bú và trẻ sơ sinh mắc COVID-19" vừa được Bộ Y tế ban hành ngày 28/3, các nhà chuyên môn của cơ quan này lưu ý cách sử dụng thuốc với các nhóm đối tượng này.

Đối với phụ nữ có thai và bà mẹ cho con bú

Bộ Y tế nhấn mạnh không tự ý dùng thuốc kháng virus, kháng sinh, kháng viêm... cho bà mẹ mang thai, cho con bú khi chưa có chỉ định, kê đơn.

Với thuốc hạ sốt: sử dụng khi thân nhiệt trên 38,5°C hoặc đau đầu nhiều, chỉ dùng thuốc hạ sốt loại có chứa Paracetamol đơn thuần (liều lượng như hướng dẫn cho người lớn tại Mục 5.2 của "Hướng dẫn quản lý tại nhà đối với người mắc COVID-19").

Với thuốc điều trị các triệu chứng khác khi cần thiết, Bộ Y tế lưu ý 3 triệu chứng thường gặp gồm:

- Ho: Dùng các phương pháp dân gian như chanh, mật ong, súc miệng bằng dung dịch Natriclorua 0,9%. Các thuốc có thể dùng như thuốc ho có chứa hoạt chất Dextromethorphan, Guaifenesin... hoặc thuốc ho có nguồn gốc thảo dược. Không dùng các loại thuốc chống chỉ định đối với phụ nữ có thai, bà mẹ nuôi con bú;

- Ngạt mũi, chảy mũi: xịt rửa mũi, nhỏ mũi bằng dung dịch Natri Clorua 0,9%;

- Tiêu chảy: bổ sung Oresol, kẽm (10-20 mg/ngày).

Phụ nữ mang thai, bà mẹ cho con bú cần tiếp tục sử dụng thuốc theo đơn ngoại trú nếu có bệnh nền hoặc theo chỉ định của bác sĩ.

Lưu ý quan trọng khi chăm sóc trẻ sơ sinh mắc COVID-19 tại nhà

Nếu trẻ sốt, cần dùng thuốc hạ sốt bằng cách sử dụng khi thân nhiệt trên 38,5°C. Dùng Paracetamol với liều 10­-15 mg/kg/lần (sử dụng đường uống hoặc đặt hậu môn), cách tối thiểu 4 - 6 giờ nếu cần nhắc lại; lưu ý tổng liều thuốc không quá 60 mg/kg/ngày. Nếu trẻ nôn trong vòng 15 phút, có thể cho trẻ uống lại liều thay thế;

Trường hợp trẻ ngạt mũi: Sử dụng dung dịch nước muối sinh lý Natri Clorua 0,9% nhỏ mũi 2-3 giọt mỗi bên mũi khi trẻ có dấu hiệu ngạt mũi và khó ngậm bắt vú. Nên ủ ấm lọ nước muối sinh lý trước khi nhỏ mũi trẻ.

Lưu ý khi chăm sóc tại nhà trẻ sơ sinh mắc COVID-19

- Tuyệt đối không xông hơi cho trẻ sơ sinh dưới bất kỳ hình thức nào;

- Không tự ý dùng thuốc kháng virus, kháng sinh, kháng viêm,... cho trẻ sơ sinh khi chưa có chỉ định, kê đơn;

- Không được xịt rửa mũi cho trẻ sơ sinh.

Thuốc điều trị COVID cho phụ nữ cho con bú
Nóng: Bộ Y tế ban hành Hướng dẫn mới về quản lý F0 tại nhà