Thuốc nam trị ung thư gan

Bác sĩ Nguyễn Triệu Vũ, Trưởng khoa Ung bướu, Bệnh viện Thành phố Thủ Đức, cho biết trong điều trị bệnh ung thư hiện nay, y học cổ truyền không phải là phương pháp điều trị chính. Nếu biết kết hợp, y học cổ truyền sẽ hỗ trợ tốt cho người bệnh.

"Thực tế qua mười mấy năm điều trị rất nhiều bệnh nhân ung thư, tôi chưa từng thấy bệnh nhân nào hết được bệnh ung thư nếu chỉ nhờ vào y học cổ truyền", bác sĩ Vũ nói. "Bệnh nhân nên kết hợp cả y học hiện đại thay vì chỉ chọn một trong hai".

Kết hợp các bài thuốc nam, thuốc bắc, xoa bóp ấn huyệt cho bệnh nhân đang điều trị ung thư sẽ giúp người bệnh mau hồi phục hơn. Người bệnh không nên tin vào những thứ quý hiếm như sừng tê giác do không có hiệu quả điều trị, tốn tiền và vi phạm pháp luật.

Theo bác sĩ Vũ, các nhà khoa học đang nghiên cứu một số hoạt chất trị ung thư được chiết xuất từ cây bình bát (na xiêm), thông đỏ... Quá trình tinh chế rất phức tạp, cần nhiều nguyên liệu, không phải người bệnh ăn cây hay quả bình bát, thông đỏ là sẽ trị được ung thư.

Thuốc nam trị ung thư gan

Trái bình bát. Ảnh: Trái cây vuông tròn

Thực dưỡng hay thanh lọc cơ thể là một cách ăn uống kết hợp vận động, dưỡng sinh. Thực dưỡng đang được "tâng bốc" như cách điều trị nhiều bệnh từ tiểu đường cho đến ung thư, với những lý thuyết cao siêu liên quan đến âm dương, vũ trụ, không có cơ sở khoa học. Đây không phải là phương pháp điều trị bệnh ung thư.

Có trường phái bắt người bệnh chỉ ăn gạo lứt, muối mè (vừng), uống nước lọc, dễ dẫn đến suy kiệt. Chỉ khi nào bệnh nhân cảm thấy thoải mái khi thực hành thực dưỡng và không quá khắc nghiệt, đảm bảo đủ chất như đạm, đường, chất béo... thì có thể kết hợp thực dưỡng với các phương pháp điều trị chính thống.

Một số người lại kiêng đạm và đường để "bỏ đói tế bào ung thư". Đây là điều sai lầm và nguy hiểm, khiến cơ thể suy kiệt. Bỏ đói khối u bằng cách hạn chế tối đa nguồn dinh dưỡng chỉ khiến cơ thể kiệt quệ, sức đề kháng suy yếu, tạo điều kiện cho khối u lan tràn nhanh hơn.

"Khối u giống như chấy rận hoặc cây tầm gửi, sẽ hút cạn sức của người bệnh dù họ có ăn hay không", bác sĩ Vũ khẳng định.

Do đó, đảm bảo dinh dưỡng là yếu tố rất quan trọng trong suốt quá trình điều trị.

Không có chế độ ăn đặc biệt dành cho bệnh nhân ung thư. Do thời gian điều trị thường kéo dài nên người bệnh cần chú ý đảm bảo dinh dưỡng như đạm, đường, chất béo, rau xanh... nhằm đủ sức khỏe chống chọi bệnh. Dinh dưỡng dù không trực tiếp trị bệnh ung thư, nhưng là nền tảng cho sức khỏe, sức đề kháng của bệnh nhân. Nếu người mắc ung thư có kèm theo các bệnh khác như tiểu đường hay suy thận thì có thể thực hiện chế độ ăn tiết chế theo bác sĩ chuyên khoa.

Người bệnh thường nhầm lẫn ung thư với những loại u nhọt bình thường. U nhọt có thể là những ổ áp xe do vi trùng, ký sinh trùng gây ra. Ung thư là một loại khối u ác tính xâm lấn và di căn sang nơi khác. Nhiều trường hợp bị u nhọt sau khi chích lể hoặc đắp thuốc đắp lá lên khối u sẽ làm ổ nhiễm trùng vỡ ra và lành sau đó. Với ung thư, việc chích lể hoặc đắp thuốc đắp lá sẽ làm khối u bị bội nhiễm và lan tràn nhanh hơn.

Bác sĩ khuyến cáo, các thông tin quảng cáo hiện nay rất nhiều. Người bệnh nên tìm hiểu kỹ về trình độ, bằng cấp của các "chuyên gia" tự phong trên mạng, các "thần y" lừa đảo, các video "ba đời chữa ung thư" với những nhân vật "chưa chắc có thật và mắc bệnh thật".

Người dân nên đến bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và điều trị đúng mức. Hiện, điều trị ung thư có nhiều tiến bộ, nhiều thuốc mới giúp bệnh nhân kéo dài cuộc sống, ít tác dụng phụ và chi phí hợp lý.

Bệnh nhân nên thường xuyên trao đổi với nhân viên y tế, tham gia các nhóm, câu lạc bộ cùng cảnh ngộ, kiên nhẫn và vững tâm với quá trình điều trị. Các thuốc, phương pháp điều trị hiện đại đều phải trải qua các nghiên cứu nghiêm ngặt với hàng nghìn bệnh nhân và thời gian theo dõi nhiều năm để chứng minh hiệu quả, không nên vì vài trường hợp thất bại mà nản lòng.

Tiếp phóng viên tại nhà riêng, ông Khả không có biểu hiện gì của một người mang căn bệnh hiểm nghèo, mà ngược lại ông tỏ ra nhanh nhẹn, hoạt bát. Ông bắt đầu kể về câu chuyện chữa bệnh ung thư của mình từ 4 năm trước. Sau thời gian dài bị ho, tức ngực, khó thở, ông Khả đến bệnh viện thăm khám và được bác sĩ chẩn đoán bị viêm phế quản và kê đơn điều trị. 

Giữa năm 2010, bệnh viêm phế quản của ông lại tái phát, lúc này ông phải nhập bệnh viện Đa khoa trung ương Quảng Nam (đóng tại Núi Thành) để điều trị. Trong thời gian điều trị tại Bệnh viện, các bác sĩ thấy da ông có biểu hiện vàng bất thường, kèm theo triệu chứng ăn khó tiêu, chướng bụng đầy hơi nên chỉ định ông làm các bước xét nghiệm, chẩn đoán. Kết quả ông bị ung thư biểu mô tế bào gan (viết tắt theo hồ sơ bệnh án là HCC), khối u lúc này có đường kính 6,5 mm. 

Bà Trần Thị Hạnh (SN 1957, vợ ông Khả) cho biết, khi nghe bác sĩ thông báo tình trạng bệnh của chồng, bà rụng rời tay chân. Bởi cả gia đình bà đang lo sốt vó về bệnh tim của cô con gái chưa biết có chữa khỏi được hay không thì lại nhận thêm hung tin chồng bị ung thư. Lúc đầu bà định giấu chồng vì sợ ông suy sụp. Tuy nhiên sau đó bà nghĩ không thể giấu được mãi nên báo cho ông biết, đồng thời động viên ông yên tâm điều trị. Hơn nữa, theo các bác sĩ, khối u của ông mới ở giai đoạn đầu, kích thước còn nhỏ nên khả năng chữa khỏi rất cao. 

Chỉ riêng căn bệnh viêm phế quản đã làm cho ông Khả ho hắng suốt ngày suốt đêm, không ngủ được nên khi đón thêm tin dữ, nhiều đêm ông gần như thức trắng. Ông nghĩ, đã ung thư thì cầm chắc cái chết, có cố chạy chữa thì cũng chỉ kéo dài cuộc sống thêm được vài tháng. Trong khi đó, nhà ông rất nghèo, mẹ già hay đau yếu, cô con gái bị bệnh tim đang cần rất nhiều tiền để phẩu thuật. 

Nghĩ đến số phận hẩm hiu của mình, ông Khả mất ăn, mất ngủ, người gầy rộc, sút hơn 10 ký chỉ trong vòng vài tuần lễ. Tuy nhiên càng nghĩ, ông càng nhận thấy một điều, mình là trụ cột của gia đình nên dù thế nào cũng phải làm chỗ dựa cho cả nhà. Trong khi người con gái cũng bị bệnh hiểm nghèo, mẹ già cũng bị bệnh thoái hóa cột sống và đau ốm liên miên nên ông không thể đầu hàng một cách dễ dàng được. 

Vậy là ông mày mò tìm hiểu các loại thuốc nam để điều trị căn bệnh của mình. Song song với liệu trình điều trị của bệnh viện, ông Khả tự dùng thêm bài thuốc do ông mày mò “sáng chế” ra, kết quả thật đáng mừng, khối u gan trong cơ thể ông giờ đã không còn.

Thuốc nam trị ung thư gan
Bài thuốc kỳ diệu đã giúp ông Khả từ bệnh nhân ung thư gan giờ khỏe mạnh tham gia lao động sản xuất. 

Bài thuốc của lòng kiên trì

Kể về bài thuốc mà ông đang dùng, ông Khả cho biết, sau khi phát hiện ông bị ung thư gan, bệnh viện đã dùng phương pháp TOCE tiêm hóa chất để tiêu diệt khối u. Trong thời gian điều trị ở bệnh viện, gặp ai ông cũng hỏi về các bài thuốc nam chữa bệnh gan. Không chỉ vậy ông Khả còn sưu tầm các loại sách, báo có chuyên mục thuốc và sức khỏe, hoặc ông hỏi thăm cách chữa trị bệnh của những người đồng cảnh ngộ. Sau một thời gian chịu khó tìm tòi, ông Khả đã tìm ra bài thuốc nam để chữa bệnh cho chính mình. 

Vào tháng 6/2010, bệnh viện tiến hành tiêm hóa chất lần thứ nhất vào khu vực khối u của ông Khả. Đây cũng là thời điểm ông bắt đầu sử dụng thuốc nam. Bài thuốc đầu tiên ông dùng chỉ có 3 vị gồm: cây chó đẻ răng cưa, cây dủ dẻ và cây mật nhân. Đây đều là những vị thuốc thông dụng chữa bệnh gan. 

Sau 2 tháng dùng bài thuốc này, ông đã bớt bị chướng bụng, đầy hơi khó tiêu, tuy nhiên da vẫn còn vàng. Không nản chí, ông Khả tiếp tục mày mò nghiên cứu sách vở đồng thời nhờ người tra tìm giúp các thông tin về điều trị ung thư gan bằng thuốc nam. Cám cảnh người bạn bệnh tật, một người bạn chiến đấu cùng ông ở chiến trường Tây Nam và biên giới phía Bắc đã gửi về cho ông một ít vỏ cây rừng, được gọi là phương thuốc cổ truyền của một dân tộc ở tỉnh Gia Lai. 

Tháng 9/2010, bệnh viện tiếp tục tiêm hóa chất lần thứ hai vào khối u. Lúc này ông Khả đã tìm ra một bài thuốc mới, ngoài 3 vị thuốc đã dùng, ông cho thêm 6 vị nữa, trong đó có cả loại có tác dụng an thần, có loại có tác dụng tạo máu. 

9 vị thuốc nam trong đơn thuốc kỳ diệu của ông Khả đó là cây dủ dẻ, cây chó đẻ răng cưa, cây mật nhân, dây bầu đường (còn gọi dây nhãn lồng), nấm lim xanh, rau má, cây mã đề, quả cây dứa dại và vỏ 1 loài cây do người bạn gửi về. Các loại thuốc trên, ông đem rửa sạch, chặt ra thành từng đoạn nhỏ, phơi khô nấu uống hàng ngày như nước chè, mỗi ngày ông uống hơn 2 lít nước thuốc. 

Hỏi ông việc uống thuốc nam nhiều như vậy có dễ dàng không, ông Khả cho biết, lúc đầu cũng hơi khó uống vì chưa quen, nhưng với quyết tâm thoát khỏi căn bệnh hiểm nghèo, ông cố gắng uống, lâu dần thành quen. Ông nói, “thuốc đắng giã tật mà, giờ tôi uống thuốc này chỉ thấy có vị hơi đắng, chát, uống vào có cảm giác thanh thanh, ngọt ngọt ở cổ họng”. 

Ba tháng sau lần điều trị hóa chất lần thứ 2, ông Khả đến bệnh viện để kiểm tra lại khối u. Kết quả làm ông Khả và các bác sĩ mừng vô kể, khối u đã tiêu tan hết. Kể từ đó, cứ 6 tháng một lần, ông Khả lại đến bệnh viện để kiểm tra lại khối u, lần nào bác sĩ cũng báo kết quả rất tốt, khối u đã biến mất hoàn toàn. Hiện tại ông Khả rất khỏe mạnh, hệ tiêu hóa hoạt động rất tốt. 

Thuốc nam trị ung thư gan

Ngoài điều trị Đông-Tây y kết hợp, ông Khả còn ngồi thiền.

Giữa năm 2012, nghe lời khuyên của một người em trai (là bác sĩ ở Viện nghiên cứu sốt rét), ông Khả vào huyện Phù Cát (Bình Định) học một khóa “thiền để chữa bệnh” trong thời gian 1 tuần. Từ đó đến nay, mỗi ngày ông đều đặn ngồi thiền trong vòng 90 phút, vào lúc sáng sớm mới ngủ dậy hoặc buổi tối lúc chuẩn bị đi ngủ. Sau một thời gian dài kiên trì uống thuốc nam và tĩnh tâm bằng phương pháp thiền, sức khỏe ông Khả giờ đã ổn định, ông có thể đi làm đồng hoặc chăm sóc đàn gà, đàn thỏ nuôi bên nhà.

Trong các vị thuốc ông Khả sử dụng 4 năm nay, khó tìm nhất và cũng là đắt tiền nhất hiện nay là nấm lim xanh. Còn các vị thuốc khác, bản thân ông Khả cùng vợ con hay nhờ người thân tìm kiếm trong địa bàn tỉnh Quảng Nam hoặc tỉnh lân cận Quảng Ngãi. Gần đây, nghe chuyện ông dùng thuốc nam chữa được ung thư, nhiều người đã tìm đến học kinh nghiệm, ông Khả nhiệt tình chia sẻ, hướng dẫn cách chế biến, sử dụng.

Sự hiệu nghiệm của Đông - Tây y kết hợp

Theo giáo sư Nguyễn Chấn Hùng – một nhà nghiên cứu hàng đầu Việt Nam về ung thư, bệnh ung thư nếu phát hiện sớm thì khả năng chữa khỏi rất cao. Thế nhưng cứ nghe ung thư nhiều người lại nghĩ đó là “án tử”, rồi chán nản, bi quan, không tích cực điều trị, cuối cùng chết vì “tâm bệnh”. 

Hiện nay y học đã phát triển vượt bậc, nhiều bệnh viện tuyến tỉnh có đủ khả năng tầm soát ung thư, phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm. Nhiều loại bệnh ung thư nếu được chẩn đoán phát hiện kịp thời, điều trị tích cực có thể khỏi hẳn nên bệnh nhân cần phải lạc quan và tuân thủ các phác đồ điều trị của bệnh viện.  

Theo bác sĩ Trần Văn Sáng, Hội y học cổ truyền quận Gò Vấp (TP. Hồ Chí Minh), hiện nay có một số bài thuốc Đông y có khả năng hỗ trợ điều trị bệnh ung thư. Các bệnh nhân đang điều trị ung thư bằng phương pháp xạ trị, hóa trị luôn cảm thấy mệt mỏi do lượng hồng cầu bị tiêu hao nhiều sau mỗi lần trị liệu. 

Các bài thuốc Đông y thường có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, bồi bổ sức khỏe, hoặc có thể tác dụng tăng lượng hồng cầu nên làm cho cơ thể dễ chịu. Tuy nhiên người bệnh cần lưu ý, thuốc Đông y chỉ là hỗ trợ điều trị, chứ không thể là phương thuốc chính để chữa ung thư. Vì vậy không nên chủ quan, chỉ dựa vào các bài thuốc nam chưa được kiểm chứng hiệu quả, mà cần đến bệnh viện để được điều trị tích cực.