Tiêm sởi mũi 1 cách mũi 2 bao lâu

Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.

Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Vắc xin kết hợp Sởi - Quai bị - Rubella phổ biến nhất là loại vắc xin MMR II, có khả năng phòng bệnh lên tới 95% đồng thời 3 bệnh thường gặp nguy hiểm. Vắc xin MMR II có thể tiêm cho cả trẻ em từ 1 tuổi và người lớn. Vậy vắc xin Sởi - Quai bị - Rubella  tiêm mấy mũi là đủ, có cần tiêm nhắc lại không?

1. Những điều cần biết về Vắc xin Sởi - Quai bị - Rubella

Vắc xin 3 trong 1 Sởi - Quai bị - Rubella MMR II là loại phổ biến nhất, đã được áp dụng trong chương trình tiêm chủng mở rộng Quốc gia mà bộ Y tế tổ chức. Đây là loại vắc xin sống, giảm độc lực, giúp cơ thể phòng ngừa đồng thời 3 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gồm: Sởi, quai bị và Rubella.

Những bệnh lý này đều có khả năng truyền nhiễm lây lan nhanh, có nguy cơ dẫn tới biến chứng nghiêm trọng, đặc biệt với trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai.

Bệnh sởi

Bệnh sởi thường gây phát ban toàn thân, sốt, ho khan, chảy nước mũi, sưng mí mắt,… Nếu không can thiệp y tế sớm, bệnh có thể gây viêm phổi, động kinh, tổn thương não, nhiễm trùng tai và tử vong. Đặc biệt, nếu phụ nữ mang thai mắc sởi trong thai kì có nguy cơ thai nhi bị dị dạng thai, sảy thai, sinh non, thai chết lưu.

Bệnh quai bị

Quai bị gây triệu chứng điển hình là tình trạng sưng đau vùng mang tai, đau cơ, sốt, khó nhai, đau đầu,… Quai bị diễn tiến có thể gây điếc, viêm màng não, viêm buồng trứng, sưng đau tinh hoàn và dẫn tới vô sinh. Phụ nữ mang thai mắc quai bị trong thai kỳ có thể khiến thai nhi bị dị tật bẩm sinh, sinh non, thai chết lưu.

Rubella rất nguy hiểm với phụ nữ mang thai

Bệnh Rubella

Rubella gây bệnh điển hình với triệu chứng phát ban toàn cơ thể, sốt nhẹ và viêm khớp. Bệnh đặc biệt nguy hiểm với trẻ sơ sinh và phụ nữ mang thai. Nếu phụ nữ mang thai mắc Rubella trong 3 tháng đầu, bác sỹ sẽ cân nhắc việc dừng thai kì vì nguy cơ trẻ dị dạng và chết lưu cao.

Cả 3 căn bệnh truyền nhiễm này đều lây lan nhanh qua đường hô hấp, tạo thành dịch nguy hiểm, nhất là với người chưa từng có miễn dịch trước đó. Do đó, tiêm phòng vắc xin Sởi - Quai bị - Rubella được khuyến cáo nên thực hiện với người dân nhằm phòng bệnh chủ động và hiệu quả.

2. Vắc xin Sởi - Quai bị - Rubella tiêm mấy mũi?

Vắc xin Sởi - Quai bị - Rubella có thể áp dụng cho cả trẻ em và người lớn [trẻ em trên 1 tuổi] chưa được tiêm phòng đầy đủ các mũi tiêm cơ bản hoặc chưa từng tiêm phòng. Với người lớn đã từng mắc cả 3 bệnh Sởi - Quai bị - Rubella thì sẽ kiểm tra miễn dịch để có cần thiết phải tiêm nhắc lại hay không.

Tiêm phòng vắc xin Sởi - Quai bị - Rubella gồm 2 mũi tiêm cơ bản

Với trẻ em

Tiêm tại các thời điểm sau:

  • Mũi tiêm 1: Khi trẻ được 12 - 15 tháng tuổi.

  • Mũi tiêm 2: Khi trẻ được 4 - 6 tuổi [có thể tiêm sớm hơn tùy vào tình trạng của trẻ, nhưng cần đảm bảo cách mũi tiêm thứ nhất ít nhất 28 ngày].

Trẻ cần tiêm đủ 2 mũi vắc xin cơ bản

Trong những trường hợp đặc biệt, trẻ có thể tiêm phòng vắc xin Sởi - Quai bị - Rubella kết hợp từ khi 9 - 12 tháng tuổi. Tuy nhiên, chỉ tiêm cho trẻ độ tuổi này khi trẻ đang sống trong vùng có dịch mà chưa có miễn dịch kháng bệnh, khi có chỉ đạo của chương trình tiêm chủng mở rộng.

Lúc này, mũi tiêm sớm nhất tiêm khi trẻ được 9 tháng tuổi, mũi thứ 2 vào lúc trẻ 15 - 18 tháng tuổi và mũi tiêm thứ 3 cách mũi tiêm trước từ 3 - 5 năm.

Người lớn

Trẻ em từ 7 tuổi trở lên và người lớn cũng thực hiện tiêm đầy đủ 2 mũi tiêm vắc xin Sởi - Quai bị - Rubella cơ bản. Mũi thứ nhất tiêm vào thời điểm chỉ định, mũi tiêm thứ 2 cách mũi đầu ít nhất 1 tháng. Riêng với phụ nữ độ tuổi sinh đẻ cần hoàn tất mũi tiêm vắc xin Sởi - Quai bị - Rubella cuối cùng trước khi mang thai ít nhất 3 tháng.

3. Một số rủi ro có thể gặp khi tiêm vắc xin Sởi - Quai bị - Rubella

Cũng như bất cứ loại vắc xin, dược phẩm nào thì vắc xin Sởi - Quai bị - Rubella có thể gây ra một số rủi ro sau tiêm, như phản ứng phản vệ hoặc phản ứng dị ứng nghiêm trọng. Khả năng dẫn tới bệnh chứng nguy hiểm hoặc tử vong do sốc phản vệ sau khi tiêm vắc xin Sởi - Quai bị - Rubella rất hiếm.

Vắc xin Sởi - Quai bị - Rubella an toàn với trẻ nhỏ

Tuy nhiên, vắc xin đã được kiểm tra độ an toàn qua nhiều nghiên cứu và lưu hành trên thế giới nhiều năm, do đó bạn cũng có thể yên tâm. So với việc mắc những bệnh lý này thì việc tiêm phòng vắc xin an toàn, chủ động hơn nhiều cho cả trẻ em lẫn người lớn.

Sau tiêm, thường trẻ có phản ứng sốt nhẹ, có thể có phát ban, chán ăn, bỏ bú,… Những tác dụng phụ này sẽ hết sau khoảng 1 - 2 ngày mà không cần can thiệp y tế. Tuy nhiên, các trường hợp đang sốt, nhiễm trùng cấp tính tiến triển thì không nên tiêm mà cần lùi lịch tiêm tới khi sức khỏe đảm bảo.

Để đảm bảo an toàn và ngăn ngừa nguy hiểm do phản ứng phản vệ, dị ứng nghiêm trọng sau khi tiêm vắc xin, trẻ em và người lớn cần ở lại trung tâm tiêm chủng ít nhất 30 phút. Mọi phản ứng bất thường của cơ thể sẽ được xử lý kịp thời ngay tại Trung tâm tiêm chủng. Sau đó, bạn tiếp tục theo dõi trong 24 giờ và kịp thời báo với bác sỹ, nhân viên y tế nếu có bất cứ bất thường nào.

Vắc xin Sởi - Quai bị - Rubella hiện đã được áp dụng trong Chương trình tiêm chủng hàng năm cho trẻ em. Phụ huynh có thể đưa trẻ tới các trung tâm tiêm chủng để tham gia.

Vắc xin Sởi - Quai bị - Rubella trong tiêm chủng mở rộng

Hi vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn đọc giải đáp được thắc mắc vắc xin Sởi - Quai bị - Rubella tiêm mấy mũi và những vấn đề liên quan. Nếu có bất cứ thắc mắc gì, hãy liên hệ với MEDLATEC để được giải đáp từ các bác sỹ hàng đầu trong ngành.

Sởi là bệnh do virus gây ra, chúng lây lan rất nhanh nên việc tiêm phòng sởi được mọi người quan tâm hơn bao giờ hết. Vậy, vắc xin sởi tiêm mấy mũi là đủ? Những ai nên tiêm phòng vắc xin sởi và tiêm phòng ở đâu yên tâm nhất? Hãy tham khảo bài viết sau của MEDLATEC để tìm câu trả lời nhé.

1. Một số thông tin chung về bệnh sởi

Sởi thuộc nhóm bệnh lý truyền nhiễm cấp tính gây ra bởi virus Paramyxovirus. Bệnh lây lan qua đường hô hấp do ho, hắt hơi hoặc tiếp xúc gần với người bị nhiễm. Bệnh sởi thường xuất hiện ở trẻ dưới 5 tuổi kèm theo một số triệu chứng như sốt, ho, chảy nước mũi, mắt đỏ, phát ban,…

Virus sởi lây lan rất nhanh trên diện rộng và có khả năng bùng phát thành đại dịch. Bệnh gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm đặc biệt là trẻ nhỏ do hệ miễn dịch còn non yếu. Với các bé cơ địa suy dinh dưỡng, bị mắc các bệnh suy giảm hệ miễn dịch hay bị các vấn đề về tim, phổi thì nguy cơ mắc sởi là rất cao.

Theo các chuyên gia y tế, tuy sởi ít đe dọa đến tính mạng người mắc bệnh nhưng lại dễ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, gồm viêm thanh quản, viêm màng não, khô loét giác mạc, viêm tai giữa, thậm chí là viêm não,… Chính vì vậy, tiêm phòng ngừa sởi là điều hết sức cần thiết để bảo vệ sức khỏe.

Tiêm phòng sởi là biện pháp phòng tránh bệnh hiệu quả và an toàn nhất

2. Tiêm vắc xin sởi mấy mũi là đủ?

Không có loại vắc xin nào có hiệu quả bảo vệ 100% nhưng nếu thực hiện tiêm chủng đầy đủ sẽ giúp hiệu quả phòng bệnh được tối ưu. Trên thế giới hiện có rất nhiều loại vắc xin sởi dưới dạng đơn hoặc kết hợp [gồm sởi - Rubella và Sởi - Quai bị - Rubella].

Nên tiêm vắc xin sởi mấy mũi? Theo chương trình mở rộng của Bộ Y tế, lịch tiêm chủng sởi đúng cách được áp dụng như sau:

+ Mũi 1: Tiêm cho trẻ khi trẻ được 9 tháng tuổi

+ Mũi 2: Tiến hành tiêm mũi thứ 2 khi trẻ được 18 tháng tuổi

Không chỉ với trẻ nhỏ, các bác sĩ cũng khuyến cáo người lớn và trẻ lớn chưa có miễn dịch nên được tiêm chủng vắc xin sởi - quai bị - rubella. Mũi thứ nhất cần cách mũi thứ hai ít nhất 28 ngày.

Đặc biệt, phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ nên chú trọng thực hiện tiêm phòng vắc xin sởi ít nhất là 3 tháng trước khi mang thai. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu tiêm chủng vắc xin sởi rồi mới phát hiện mình có thai thì nên đến ngay cơ sở y tế, bệnh viện, phòng khám uy tín để được tư vấn cần thiết.

Vắc xin sởi - quai bị - rubella được dùng cho cả người lớn và trẻ nhỏ

3. Những đối tượng nào không được tiêm vắc xin sởi?

Vắc xin sởi được chống chỉ định nếu bạn thuộc một trong số những trường hợp dưới đây:

- Người bệnh mẫn cảm với các thành phần của vắc xin;

- Phụ nữ đang trong giai đoạn mang thai hoặc nghi ngờ đang mang thai;

- Trẻ có tình trạng suy giảm chức năng các cơ quan, chẳng hạn như suy hô hấp, suy tuần hoàn, suy thận, suy gan và suy máu.

- Trẻ mắc bệnh bạch cầu cấp, thiếu máu nặng hoặc một số bệnh máu nghiêm trọng khác.

- Trẻ mắc một số bệnh cấp tính, nhất là bệnh nhiễm trùng;

- Người có tiền sử sốc, quá mẫn cảm hoặc có phản ứng nghiêm trọng sau khi tiêm vắc xin sởi như sốt cao trên 39 độ kèm co giật hoặc xuất hiện triệu chứng tím tái, khó thở,…

- Người suy giảm hệ miễn dịch nghiêm trọng hoặc mắc bệnh AIDS;

- Người mắc bệnh lao tiến triển chưa được điều trị;

- Trẻ đang hoặc mới kết thúc liều điều trị corticoid [có thể uống hoặc tiêm] trong vòng 14 ngày cũng được chống chỉ định tiêm vắc xin sởi hoặc sởi - quai bị - rubella.

- Trẻ đang sử dụng các sản phẩm globulin miễn dịch hoặc truyền máu, huyết tương trong khoảng 3 tháng [ngoại trừ những trường hợp điều trị viêm gan B].

- Ngoài ra, vắc xin sởi còn được chống chỉ định với những trẻ có thân nhiệt trên 37.5 độ C.

4. Những lưu ý khi đưa trẻ đi tiêm vắc xin sởi và theo dõi sau tiêm phụ huynh cần biết

Trước khi cho bé đi tiêm, các bậc phụ huynh nên cho trẻ ăn uống đầy đủ. Chủ động thông báo thật chính xác cho bác sĩ tình trạng sức khỏe hiện đại của bé, bệnh sử hoặc các phản ứng, dị ứng đặc biệt nếu có trong những lần tiêm chủng trước đó.

Sau khi tiêm, cha mẹ nên cho trẻ ở lại điểm tiêm 30 phút để bác sĩ có thể dễ dàng theo dõi tình hình và kịp thời xử lý khi bé có những dấu hiệu bất thường, tránh những biến chứng không may về sau.

Cần theo dõi bé trong vòng 1 ngày sau khi tiêm

Trong vòng 24 giờ đồng hồ sau khi tiêm, các phụ huynh nên tiếp tục chăm sóc và theo dõi tình trạng sức khỏe của con tại nhà. Khi phát hiện những triệu chứng bất thường như sốt cao, khó thở, nổi mề đay,… thì ngay lập tức đưa trẻ đến cơ sở y tế, bệnh viện gần nhất để được kiểm tra và điều trị kịp thời.

5. Tại sao nên lựa chọn dịch vụ tiêm phòng vắc xin sởi tại MEDLATEC?

Nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân về tiêm chủng phòng bệnh sởi cũng như một số bệnh truyền nhiễm khác như cúm, uốn ván, viêm gan siêu vi B, ung thư cổ tử cung,… Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC đã tiến hành triển khai dịch vụ tiêm chủng, phục vụ mọi người dân vào giờ hành chính tất cả các ngày trong tuần, kể cả thứ 7, chủ nhật.

Ngoài ra, khách hàng đến với MEDLATEC còn được:

- Thực hiện khám sàng lọc cho người được tiêm theo quy định.

- Tư vấn nhiệt tính, miễn phí về một số tác dụng, lợi ích của việc sử dụng vắc xin cũng như một số phản ứng có thể xảy ra sau tiêm.

- Đáp ứng nhanh chóng, chính xác các xét nghiệm chẩn đoán trước khi tiêm nhờ trang thiết bị hiện đại, cơ sở vật chất đầy đủ, hệ thống xét nghiệm hàng đầu nước ta.

MEDLATEC - địa chỉ tiêm chủng vắc xin sởi đáng tin cậy

Rất hy vọng với những thông tin bổ ích từ những bác sĩ là chuyên gia hàng đầu tại MEDLATEC cung cấp trong bài viết hôm nay sẽ giúp cho bạn đọc có những kiến thức cần thiết trong việc tiêm phòng sởi, nhất là biết được vắc xin sởi tiêm mấy mũi là đủ. Để được tư vấn tiêm chủng vắc xin sởi tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, xin vui lòng liên hệ trực tiếp cho chúng tôi.

Video liên quan

Chủ Đề